
Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới – Bài 1: Khái quát về dạy - học lâm sàng và nội dung chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới và người hướng dẫn
lượt xem 0
download

Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới – Bài 1: Khái quát về dạy - học lâm sàng và nội dung chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới và người hướng dẫn. Bài này nhằm giúp học viên có thể phân tích được tầm quan trọng của dạy - học lâm sàng và các chiến lược dạy - học lâm sàng hiệu quả cho điều dưỡng viên mới; phân tích được các nội dung chính trong chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới – Bài 1: Khái quát về dạy - học lâm sàng và nội dung chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới và người hướng dẫn
- KHÁI QUÁT VỀ DẠY- HỌC LÂM SÀNG VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI VÀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN MỤC TIÊU 1. Phân tích được tầm quan trọng của dạy - học lâm sàng và các chiến lược dạy - học lâm sàng hiệu quả cho điều dưỡng viên mới. 2. Phân tích được các nội dung chính trong chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. 3. Thảo luận để đưa ra được cách giảng dạy các nội dung chính trong tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. 4. Thảo luận về cách thức triển khai thực hiện kế hoạch khóa học đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới phù hợp với điều kiện tại cơ sở. 5. Phân tích được các nội dung chính trong chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. NỘI DUNG 1. KHÁI QUÁT DẠY-HỌC LÂM SÀNG Dạy - học lâm sàng là nội dung chính trong chương trình đào tạo thực hành cho điều dưỡng viên mới. Hiệu quả dạy-học lâm sàng không chỉ tác động tới chất lượng đào tạo mà còn ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc, điều trị cũng như văn hóa nghề nghiệp của điều dưỡng viên mới. Rất nhiều sinh viên y khoa, sinh viên điều dưỡng và điều dưỡng viên mới sử dụng những kinh nghiệm và ấn tượng có được trong thời gian thực hành lâm sàng để làm mô hinh mẫu cho bản thân trong quá trình hành nghề sau này. Do vậy, người hướng dẫn lâm sàng có vai trò rất quan trọng không chỉ trong chăm sóc, điều trị cho người bệnh mà còn định hướng văn hóa ứng xử của điều dưỡng viên mới phù hợp với với mong đợi của người bệnh và xã hội. Việc dạy-học lâm sàng có nhiều thách thức, do người hướng dẫn lâm sàng vừa phải đảm nhiệm vai trò kép, vừa chăm sóc, điều trị cho người bệnh vừa hướng dẫn cho điều dưỡng viên mới và học sinh, sinh viên. Do đó, để việc dạy-học lâm sàng có
- hiệu quả đòi hỏi người hướng dẫn cần áp dụng các chiến lược trong dạy học lâm sàng một cách có hiệu quả. Dạy-học lý luận lâm sàng: suy luận lâm sàng là quá trình đưa ra các quyết định chăm sóc phù hợp với mỗi người bệnh. Người hướng dẫn lâm sàng phải kết hợp sử dụng các kinh nghiệm nghề nghiệp của mình với những thực hành tốt nhất có bằng chứng khoa học để hướng dẫn sinh viên. Sinh viên điều dưỡng cần phải làm quen với quá trình thăm khám, quan sát, theo dõi, thu thập thông tin toàn diện từ mỗi người bệnh dựa trên các bước quy trình điều dưỡng để đưa ra quyết định kế hoạch chăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm mang tính duy nhất của mỗi người bệnh. Dạy-học các kỹ năng thực hành lâm sàng: người hướng dẫn lâm sàng cần dựa vào chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng viên, dựa vào kết quả đầu ra mong đợi của chương trình đào tạo điều dưỡng viên mới tốt nghiệp để chia nhỏ chuẩn năng lực thành các năng lực thành phần và đặt ra mục tiêu cần đạt được cho điều dưỡng viên mới cho mỗi giai đoạn của quá trình đào tạo thực hành lâm sàng. Việc hướng dẫn thực hành các quy trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh cần dựa vào các quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế đã ban hành để có cơ sở pháp lý và cập nhật các hướng dẫn mới nhất về tiến bộ trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng. Dạy-học kỹ năng phản hồi thông tin hiệu quả trong nhóm chăm sóc: Phản hồi thông tin hiệu quả là một trong những phương pháp dạy-học lâm sàng rất quan trọng giúp điều dưỡng viên mới cải thiện kỹ năng của họ thông qua nhận xét đánh giá của người hướng dẫn và đồng nghiệp. Thông qua phản hồi hiệu quả, điều dưỡng viên mới hiểu được những điểm mạnh và hạn chế của bản thân. Việc cải thiện các kỹ năng lâm sàng của điều dưỡng viên mới chỉ được phát triển tốt nhất thông qua phản hồi từ người hướng dẫn, đồng nghiệp, đặc biệt là học tập từ những thành công và thất bại trong qúa trình thực hành lâm sàng. Dạy-học văn hóa nghề nghiệp và ứng xử thân thiện với người bệnh: Điều dưỡng viên mới không chỉ học thực hành chăm sóc người bệnh, thực hành các kỹ thuật điều dưỡng mà còn thực hành giao tiếp với người bệnh theo chuẩn đạo đức điều dưỡng viên Việt Nam do Hội Điều dưỡng ban hành. Những phản hồi của người bệnh và cộng đồng về cả những mặt tích cực cũng như hạn chế về phong cách, thái độ, văn hóa phục vụ của cán bộ y tế cần được người hướng dẫn lâm sàng quan tâm để định hướng cho Điều dưỡng viên mới, tạo năng lực cho điều dưỡng viên mới ra các quyết định phù với đạo đức nghề nghiệp. 2. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI 2.1. Tầm quan trọng của dạy-học lâm sàng cho điều dưỡng viên mới Điều dưỡng là một nghề, một ngành học đa khoa, có nhiều chuyên khoa, nhiều trình độ đào tạo, từ trung cấp, cao đẳng, đại học đến sau đại học. Ở các nước phát triển, điều dưỡng viên sau khi hoàn thành Chương trình đào tạo sẽ đăng
- ký dự thi quốc gia để được cấp Chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề cơ bản thường có hai loại: Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng (Registered Nurses) với thời gian đào tạo từ 3 năm trở lên và Chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng thực hành (Licensed Practical Nurse-LPN) với thời gian đào tạo dưới 2 năm. Ở nước ta, hằng năm có trên 30 ngàn điều dưỡng viên mới tốt nghiệp từ các trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Để điều dưỡng có thể phát huy tính chuyên nghiệp trong thực hành nghề nghiệp thì việc đảm bảo năng lực chuyên môn phù hợp là điều không thể thiếu. Năng lực chuyên môn là năng lực nền móng được hình thành và nuôi dưỡng trong quá trình đào tạo tại trường và phải được học tập nghiên cứu thường xuyên sau này. Chính vì vậy, cùng với việc bản thân người điều dưỡng tự nỗ lực, cần có hoạt động đào tạo để hỗ trợ người điều dưỡng duy trì và nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn của mình. Đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới nhằm hình thành, củng cố nền tảng thực hành chăm sóc, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo dựng bậc thang đầu tiên trong học tập suốt đời. Điều dưỡng viên mới tham gia khóa đào tạo thực hành lâm sàng, ngoài việc đảm bảo năng lực thực hành lâm sàng, thì việc nâng cao tinh thần trách nhiệm với xã hội và rèn luyện thái độ đúng mực của một điều dưỡng cũng rất quan trọng. Năm thứ 6 Năm thứ 3 - năm thứ 5 Năm thứ 2 Năm thứ 1 Trường Đào tạo đào tạo 9 tháng Chứng chỉ Hình 1. Quá trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
- 2.2. Chương trình đào tạo Chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo điều dưỡng từ Trung cấp trở lên nhưng chưa được cấp chứng chỉ hành nghề điều dưỡng (theo Luật Khám bệnh, Chữa bệnh 2009). Những điều dưỡng này sẽ được đào tạo trong thời gian 9 tháng tại bệnh viện đủ điều kiện. Khác với các chương trình giảng dạy cho điều dưỡng trước đây, chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới tập trung vào việc nâng cao năng lực thực hành lâm sàng cho nhóm đối tượng này nhằm giúp họ có khả năng thực hiện các kỹ thuật chuyên môn phức tạp và đáp ứng nhu cầu của người bệnh đồng thời cung cấp dịch vụ chăm sóc an toàn cho người bệnh. Để đáp ứng yêu cầu này của chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới, người hướng dẫn điều dưỡng viên mới cần có năng lực trong các lĩnh vực như quy trình điều dưỡng, an toàn người bệnh và phòng ngừa chuẩn và giáo dục sức khỏe cho người bệnh. Các nội dung trong chương trình được xây dựng dựa theo các văn bản pháp luật dưới đây: 2.2.1. Giới thiệu các văn bản hiện hành liên quan đến hành nghề điều dưỡng Luật Số 40/2009/QH12 - Luật Khám bệnh, chữa bệnh gồm 9 chương và 91 điều, trong đó tại Mục 1, chương 2 đã quy định rõ người bệnh có những quyền sau: Quyền được khám bệnh, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe trong khám bệnh, chữa bệnh Quyền được lựa chọn trong khám bệnh, chữa bệnh Quyền được cung cấp thông tin về hồ sơ bệnh án và chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Quyền được từ chối chữa bệnh và ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh Quyền của người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Nghị Định 109/2016/ND - CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép họat động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Nghị định gồm 5 chương và 51 điều, trong đó tại Mục 1, chương II quy định về hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề đã chỉ rõ các trường hợp cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề và thủ tục cấp, cấp lại và quản lý chứng chỉ hành nghề. Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07 tháng 10 năm 2015 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật
- viên. Thông tư gồm 4 chương và 16 điều, trong đó điều 4, 5, 6 chương 2 quy định rõ về nhiệm vụ, chức năng, tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng và tiêu chuẩn năng lực chuyên môn nghiệm vụ, nghiệp vụ của điều dưỡng hạng II, III, IV (Điều dưỡng trình độ sau đại học, điều dưỡng trình độ đại học và điều dưỡng có trình độ cao đẳng, trung cấp trở lên). Tại thông tư này nhiệm vụ của các điều dưỡng viên phân cấp theo trình độ trong các lĩnh vực sau: Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế Sơ cứu, cấp cứu Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp Thông tư số 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. Thông tư gồm 5 chương và 32 điều, trong đó quy định rõ 12 nhiệm vụ chuyên môn của người điều dưỡng chăm sóc đó là: Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe Chăm sóc về tinh thần Chăm sóc vệ sinh cá nhân Chăm sóc dinh dưỡng Chăm sóc phục hồi chức năng Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật Dùng thuốc và theo dõi dùng thuốc cho người bệnh Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng Theo dõi, đánh giá người bệnh Bảo đảm an toàn và phòng ngừa sai sót chuyên môn kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh. Ghi chép hồ sơ bệnh án Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09 tháng 8 năm 2013 của Bộ Y tế Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế. Thông tư gồm 4 chương và 21 điều, trong chương 2 của Thông tư này quy định rõ về trách nhiệm, thời gian, hình thức, chương trình, tài liệu, giảng viên đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. Chương 3 quy định về Tổ chức quản lý đào tạo liên tục.
- Quyết định số 20/2012/QĐ-HĐD ngày tháng năm 2012 của Hội Điều dưỡng Việt Nam ban hành Tiêu chuẩn đạo đức của điều dưỡng Việt Nam. Chuẩn đạo đức của điều dưỡng Việt Nam gồm 8 nội dung với 30 tiêu chuẩn đạo đức. Tiêu chuẩn đạo đức của điều dưỡng Việt Nam nhằm mục đích để giáo dục đạo đức cho điều dưỡng, sinh viên điều dưỡng về đạo đức nghề nghiệp, đồng thời dùng để đánh giá và công khai với người bệnh. Trong quá trình dạy-học, người hướng dẫn cần cập nhật thêm các quy định nếu các quy định nêu trên đã được thay thế hoặc bãi bỏ bởi các quy định hiện hành của cơ quan quản lý thì cần thay thế bằng các quy định mới cho cho phù hợp. 2.2.2. Chuẩn năng lực điều dưỡng Việt Nam Bộ Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam được cấu trúc theo khuôn mẫu chung của điều dưỡng khu vực châu Á Thái Bình Dương và ASEAN để đáp ứng yêu cầu của khu vực, và dễ so sánh với chuẩn năng lực điều dưỡng các nước. Tài liệu Chuẩn năng lực cơ bản Điều dưỡng Việt Nam được cấu trúc thành 03 lĩnh vực, 25 tiêu chuẩn và 110 tiêu chí. Trong đó 03 lĩnh vực là: Năng lực thực hành lâm sàng gồm 15 tiêu chuẩn; Năng lực quản lý và phát triển nghề nghiệp gồm 8 tiêu chuẩn và năng lực pháp luật và đạo đức nghề nghiệp gồm 2 tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chuẩn thể hiện 1 phần của lĩnh vực và bao hàm 1 nhiệm vụ của người điều dưỡng. Mỗi tiêu chí là một thành phần của tiêu chuẩn. Một tiêu chí có thể áp dụng chung cho các tiêu chuẩn và các lĩnh vực. Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam được biên soạn công phu, tham khảo nhiều tài liệu có giá trị. Chuẩn năng lực cơ bản Điều dưỡng Việt Nam đã được bộ trưởng Bộ Y tế ký duyệt và ban hành tại quyết định số 1352/QĐ - BYT ngày 24 tháng 4 năm 2012. Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam được sử dụng làm cơ sở cho việc xây dựng chuẩn đầu ra cho các Chương trình đào tạo Điều dưỡng ở Việt Nam. Việc giảng dạy cho các đối tượng đào tạo điều dưỡng hình thành được năng lực và đáp ứng chuẩn năng lực cơ bản Điều dưỡng Việt Nam là rất quan trọng. Trong chương trình đào tạo thực hành cho điều dưỡng viên mới này, chuẩn năng lực cơ bản Điều dưỡng Việt Nam được sử dụng để làm tiêu chí đánh đánh giá cho kết quả đào tạo và xác định năng lực thực hành sau đào tạo của điều dưỡng viên mới. 2.3. Yêu cầu năng lực đầu ra của điều dưỡng viên mới 1. Năng lực chuyên môn: Chăm sóc người bệnh và thực hành kỹ thuật cơ bản trên người bệnh đảm bào an toàn, dựa trên bằng chứng. 2. Thực hiện đầy đủ và hiệu quả các quy định về an toàn và kiểm soát nhiễm khuẩn khi chăm sóc người bệnh.
- 3. Thực hành giao tiếp, tư vấn, giáo dục sức khỏe với người bệnh, gia đình người bệnh; giao tiếp với đồng nghiệp, cấp trên phù hợp và hiệu quả; Có khả năng làm việc nhóm. 4. Năng lực quản lý và cải tiến chất lượng chăm sóc: Tham gia cải tiến, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thuộc lĩnh vực chăm sóc được phân công. 5. Tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật và chuẩn đạo đức nghề nghiệp của điều dưỡng viên trong quá trình thực hành lâm sàng và hành nghề. 2.4. Mục tiêu chung của chương trình đào tạo Chương trình được xây dựng với mục tiêu giúp điều dưỡng viên mới có khả năng thực hành chăm sóc người bệnh một cách chủ động, an toàn, hiệu quả tại các cơ sở y tế. 2.5. Chương trình đào tạo 2.5.1. Chương trình tổng thể Chương trình đào tạo điều dưỡng viên mới gồm có 3 khối kiến thức: (1) Định hướng, pháp luật và đạo đức nghề nghiệp; (2) Nội dung chuyên môn và (3) Ôn tập, tự học và kiểm tra đánh giá được thực hiện trong 36 tuần, còn lại là số giờ dành cho tự học và kiểm tra đánh giá. TT Nội dung Tổng số tiết 1 Lý thuyết và thực hành trên lớp (OFF-JT) 76 2 Học thực hành tại khoa lâm sàng (OJT) 1.324 3 Ôn tập, tự học, kiểm tra đánh giá 120 Tổng 1.520 2.5.2. Chương trình chi tiết (mỗi tiết học 50 phút) Số tiết LT và Tên bài TH trên lớp 1. Định hướng và các quy định về hành nghề điều dưỡng Bài 1: Giới thiệu tổ chức, quy định của bệnh viện tổ chức đào tạo; Chương trình đào 2 tạo, phương pháp học thực hành lâm sàng đối với điều dưỡng viên mới Bài 2: Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam. 2 Bài 3: Áp dụng Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của Điều dưỡng viên Việt Nam vào thực 2 hành chăm sóc người bệnh Bài 4: Các Quy định liên quan tới hành nghề Điều dưỡng và chăm sóc người bệnh 4 2. An toàn người bệnh Bài 5: Áp dụng Phòng ngừa chuẩn trong chăm sóc người bệnh 8 Bài 6: Phòng ngừa sự cố y khoa liên quan đến chăm sóc người bệnh 8
- 3. Kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và chăm sóc người bệnh Bài 7: Chăm sóc giảm đau 2 Bài 8: Áp dụng Quy trình điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh 4 Bài 9: Đón tiếp người bệnh, chuyển viện, xuất viện 0 Bài 10: Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 0 Bài 11: Lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm (máu, đờm, phân, nước tiểu) 0 Bài 12: Hỗ trợ vệ sinh cho người bệnh 0 Bài 13: Hỗ trợ người bệnh di chuyển 0 Bài 14: Hỗ trợ người bệnh ăn uống 0 Bài 15: Thực hành dùng thuốc cho người bệnh 0 Bài 16: Kỹ thuật truyền dịch, truyền máu 0 Bài 17: Theo dõi lượng dịch vào ra 0 Bài 18: Kỹ thuật chăm sóc vết thương và ống dẫn lưu 2 Bài 19: Dự phòng và chăm sóc loét tỳ đè cho người bệnh 2 Bài 20: Chăm sóc bài tiết 2 4. Quản lý chăm sóc người bệnh Bài 21: Quy định về ghi chép quản lý hồ sơ bệnh án và các biểu mẫu chăm sóc 2 Bài 22: Sử dụng và quản lý các máy y tế: Monitor, máy truyền dịch, máy bơm tiêm 2 điện, máy điện tim Bài 23: Quản lý thuốc và vật tư tiêu hao y tế 2 5. Sơ cứu cấp cứu Bài 24: Đánh giá người bệnh hôn mê dựa vào thang điểm Glasgow 0 Bài 25: Kỹ thuật hỗ trợ hô hấp và quản lý đường thở 4 Bài 26: Cấp cứu ngừng tuần hoàn cơ bản 4 Bài 27: Phòng và xử trí phản vệ 4 6. Giao tiếp, tư vấn và làm việc nhóm Bài 28: Kỹ năng giao tiếp trong chăm sóc người bệnh 8 Bài 29: Kỹ năng truyền thông tư vấn giáo dục sức khỏe 8 Bài 30: Kỹ năng làm việc nhóm trong chăm sóc y tế 4 2.5.3. Thực hiện đào tạo lâm sàng cho điều dưỡng viên mới Mỗi khóa đào tạo tùy thuộc vào hệ thống đào tạo của bệnh viện, trong đó phải có đủ người hướng dẫn, số khoa lâm sàng/giường bệnh, cơ sở vật chất,…với số lượng học viên/lớp: không quá 30 học viên. Quá trình thực hành lâm sàng của điều dưỡng viên mới sẽ được chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu (tháng thứ 1-3), giai đoạn giữa (tháng thứ 4-6), giai đoạn cuối (tháng thứ 7-9). Mỗi điều dưỡng viên
- mới phải thực hành lâm sàng đủ các nội dung trong chương trình đào tạo tại các khoa lâm sàng. Việc học luân khoa phải phù hợp với điều kiện thực tế của bệnh viện; khuyến khích học luân khoa để học viên được học nhiều hơn các kỹ năng và tình huống lâm sàng. Tại mỗi khoa lâm sàng, người phụ trách đào tạo cần phân công người hướng dẫn thường xuyên hỗ trợ, khuyến khích động viên để điều dưỡng viên mới tự tin và hăng say học tập. Điều dưỡng viên mới thực tập tại các khoa lâm sàng, được phân công theo nhóm làm việc cùng với nhân viên trong khoa, tham gia thường trực ngoài giờ cùng người hướng dẫn. 2.6. Đánh giá và cấp giấy xác nhận quá trình thực hành Điều kiện được tham gia đánh giá: Tham gia 100% số tiết thực hành và tối thiểu 80% số tiết lý thuyết; Hoàn thành các bài tập nghiên cứu ca bệnh. Các hình thức đánh giá: Dựa vào Bảng theo dõi học tập, đánh giá mức độ đạt dựa theo chuẩn năng lực, câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Học viên sau khi tham gia khóa học, được bệnh viện đánh giá hoàn thành chương trình đào tạo, sẽ được cấp Giấy xác nhận quá trình thực hành theo quy định. 3. NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG ĐÀO TẠO NGƯỜI HƯỚNG DẪN 3.1. Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng Là chương trình nhằm đào tạo các điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế để đảm nhiệm việc hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên. Chương trình hỗ trợ người học về các phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá và các kỹ năng hỗ trợ người học đặc biệt là các kỹ năng cần thiết trong giảng dạy thực hành lâm sàng cho người điều dưỡng. Những người tham gia trong chương trình này là những điều dưỡng có trình độ đào tạo từ cao đẳng điều dưỡng trở lên, có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực chuyên môn tham gia hướng dẫn điều dưỡng viên mới, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm lâm sàng và thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng và được đơn vị lựa chọn cử đi học và phân công hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. 3.2. Đầu ra cần đạt sau đào tạo Học viên tham dự khóa học là những người đã có kinh nghiệm chuyên môn và kỹ năng lâm sàng, do đó khóa học sẽ trọng tâm vào việc bổ sung các năng lực thiết yếu của người hướng dẫn để học viên đạt được các kết quả đầu ra dưới đây: 1. Xây dựng được kế hoạch bài giảng lâm sàng và thực hiện giảng cho điều dưỡng viên mới theo kế hoạch bài giảng và kế hoạch của bệnh viện; 2. Hướng dẫn và hỗ trợ thực hành cho điều dưỡng viên mới; 3. Áp dụng được một số phương pháp dạy học tích cực, thực hành dựa vào bằng chứng, lượng giá đánh giá phù hợp với nội dung và đối tượng giảng dạy.
- 3.3. Mục tiêu đào tạo Chương trình này được xây dựng nhằm đào tạo các điều dưỡng viên tại các cơ sở y tế để đảm nhiệm việc hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới theo hướng tiếp cận chuẩn năng lực. * Về kiến thức Phân tích được các nội dung chính trong chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. Phân tích được vai trò của người hướng dẫn thực hành lâm sàng đối với điều dưỡng viên mới. Trình bày được các kỹ năng cần có của người hướng dẫn. Phân tích được đặc điểm học tập và phương pháp học tập của người trưởng thành. Nhận dạng được những đặc điểm của phương pháp đào tạo dựa trên năng lực và phương pháp giảng dạy lâm sàng phù hợp với điều dưỡng viên mới. Phân biệt được phương pháp đánh giá và lượng giá áp dụng trong chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. * Về kỹ năng Triển khai được kế hoạch đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới hiệu quả. Lập và thực hiện được kế hoạch bài giảng lâm sàng trên tình huống giả định/người bệnh cụ thể. Áp dụng được các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học điều dưỡng viên mới một cách hiệu quả. Áp dụng được phương pháp dạy học lâm sàng có sự tham gia và không có sự tham gia của người bệnh. Sử dụng được các phương pháp đánh giá và lượng giá thích hợp để đánh giá điều dưỡng viên mới. Sử dụng được kỹ năng hỗ trợ và kỹ năng phản hồi tích cực trong hướng dẫn cho điều dưỡng viên mới theo mục tiêu, nhu cầu người học và khích lệ để giúp điều dưỡng viên mới tự lập. * Về thái độ Thể hiện được sự quan tâm, sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm nghề nghiệp cho điều dưỡng viên mới. Là tấm gương mẫu mực về chăm sóc và phục vụ người bệnh để điều dưỡng viên mới học tập. 3.4. Chương trình chi tiết Thời gian đào tạo: Đào tạo trong 5 ngày (8 tiết/ngày).
- Chương trình chi tiết STT Nội dung Số tiết 0 Khai giảng, lượng giá trước-sau, bế giảng, phát chứng chỉ 2 1 Khái quát dạy học lâm sàng và nội dung chương trình đào tạo điều dưỡng viên mới 6 và người hướng dẫn 2 Các kỹ năng cần có của người hướng dẫn 2 3 Phương pháp dạy học trong đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới 8 4 Phương pháp dạy học lâm sàng có sự tham gia và không có sự tham gia của người 2 bệnh 5 Phương pháp lượng giá - đánh giá trong đào tạo thực hành lâm sàng cho điều 8 dưỡng viên mới 6 Kế hoạch bài giảng - thực hiện và đánh giá bài giảng 12 Tổng 40 3.5. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình, tổ chức lượng giá và cấp chứng chỉ Bệnh viện tổ chức mỗi lớp học không quá 30 học viên. Học viên và giảng viên phải đảm bảo các tiêu chí của chương trình. Học viên sẽ được lượng giá đầu kỳ, quá trình và cuối khóa học. * Điều kiện được cấp chứng chỉ: Học viên sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo khi đạt các tiêu chí sau: Tham gia tối thiểu 80% số tiết theo chương trình khóa học; Sau khi học xong phần lý thuyết bài thứ 6, mỗi học viên hoàn thành ít nhất một kế hoạch bài giảng hoặc trình bày một nội dung giảng dạy trên lớp và được giảng viên đánh giá ở mức đạt trở lên; Đạt yêu cầu của các bài lượng giá quá trình và lượng giá cuối khóa (thang điểm 10). Vì lý do nào đó người học chưa hoàn thành toàn bộ chương trình (chưa được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo), có thể tiếp tục học bổ sung cùng với các khóa đào tạo tiếp theo, song thời gian không quá 36 tháng tính từ ngày khai giảng của khóa đào tạo đầu tiên mà người học tham dự. * Tên chứng chỉ “Hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới”.
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế, 2011. Thông tư 07/2011/TT-BYT ngày 26 tháng 01 năm 2011 về Hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, Bộ Y tế. 2. Lương Ngọc Khuê và Phạm Đức Mục, 2014. Tài liệu đào tạo An toàn người bệnh, Bộ Y tế. 3. Lương Ngọc Khuê và Phạm Đức Mục, 2012. Tài liệu đào tạo phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn, Bộ Y tế. 4. Quốc Hội Việt Nam, 2009. Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009. 5. Chính phủ, 2016. Nghị định 109/2016/ND-CP ngày 01/07/2016 Quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. 6. Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 07/10/2015 của Bộ Nội vụ-Bộ Y tế về Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. 7. Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 về hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ Y tế. 8. Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam theo Quy định số 1352/QĐ-BYT ngày 21/4/2012. 9. Đỗ Đình Xuân và Trần Thị Thuận, 2010. Kỹ thuật điều dưỡng, Nhà xuất bản Y học. 10. Dự án Tăng cường hệ thống đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới tốt nghiệp tại Việt Nam, 2018. Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới (tài liệu thí điểm), Bộ Y tế. 11. Thông tư số: 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 về hướng dẫn việc đào tạo liên tục cho cán bộ Y tế. 12. Bộ Y tế, Thông tư 11/2019/TT-BYT ngày 17/6/2019 quy định về bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe. 13. Bộ Y tế, 2020 tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe. 14. John A.dent; Ronald M.Harden. Hướng dẫn thực hành cho giảng viên y khoa (bản dịch tiếng Việt), Dự án Việt Nam-Hà Lan, 2005.
- BÀI THỰC HÀNH THẢO LUẬN VỀ CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI MỤC TIÊU 1. Thảo luận đưa ra được các nội dung chính cần trọng tâm trong chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. 2. Thảo luận đưa ra phương pháp dạy và học một số nội dung chính trong tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới hiệu quả. 3. Thảo luận về cách thức triển khai thực hiện kế hoạch khóa học đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới phù hợp với điều kiện tại cơ sở. NỘI DUNG 1. GIỚI THIỆU VỀ NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI Giảng viên tóm tắt yêu cầu đầu ra, mục tiêu, chương trình đào tạo, hình thức lượng giá/đánh giá và cấp chứng chỉ cho người học trong chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. Giảng viên tóm tắt về các nội dung liên quan đến các văn bản pháp quy trong lĩnh vực chăm sóc và một số nội dung chuyên môn trong tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. Giảng viên cung cấp và giới thiệu biểu mẫu về kế hoạch thực hành lâm sàng được xây dựng theo các giai đoạn thực hành của điều dưỡng viên mới và dựa trên điều kiện thực tế tại bệnh viện (phụ lục hoặc sử dụng bản kế hoạch hiện có của bệnh viện). 2. TIẾN HÀNH THẢO LUẬN 1. Giảng viên chia lớp học thành các nhóm (mỗi nhóm 3-5 người) 2. Các nhóm lần lượt tiến hành thảo luận về các chủ đề sau: Chủ đề 1: Những điểm quan trọng trong chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới? Chủ đề 2: Cách hướng dẫn người học đọc và tìm kiếm các thông tin trong các văn bản pháp quy? Sử dụng các nội dung trong văn bản pháp quy vào thực hành nghề nghiệp?
- Phương pháp giảng bài quy trình điều dưỡng hiệu quả? Cách hướng dẫn người học sử dụng quy trình điều dưỡng trong thực tế chăm sóc người bệnh? (đọc thêm nội dung chi tiết về quy trình điều dưỡng trong tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới). Các vấn đề thường gặp ở người học khi áp dụng quy trình điều dưỡng vào thực hành chăm sóc? Cách gải quyết các vấn đề đó cho người học? Những lưu ý khi sử dụng tình huống trong giảng dạy về các nội dung an toàn người bệnh, kiểm soát nhiễm khuẩn, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm (sử dụng các tình huống trong tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới). Các lỗi/sai sót điều dưỡng mới thường mắc trong thực hành lâm sàng liên quan đến các nội dung trên? Cách giải quyết khi người học mắc các lỗi/sai sót đó? Chủ đề 3: Các khó khăn có thể gặp trong việc triển khai kế hoạch khóa đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới? Cách khắc phục các khó khăn đó? 3. Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký và ghi kết quả vào giấy A0 4. Các nhóm tiến hành thảo luận trong khoảng 30 - 60 phút/chủ đề. 5. Các nhóm trình bày kết quả sau thảo luận trong thời gian 10 phút/nhóm, các thành viên khác và giảng viên góp ý, trao đổi và kết luận.
- PHỤ LỤC 1 KẾ HOẠCH KHÓA ĐÀO TẠO THỰC HÀNH LÂM SÀNG Giai đoạn Giai đoạn thực hiện Nội dung Giai đoạn I (3 tháng đầu) Giai đoạn II (tháng thứ 4 đến thứ 6) Giai đoạn III (tháng thứ 7 đến 9) Giới thiệu Định hướng chương trình KH đào tạo… Văn bản quy - Chuẩn NL Quy trình Tư vấn giáo phạm pháp cơ bản ĐD, ĐD An dục sức luật liên quan Chuẩn đạo toàn NB khỏe Lý thuyết bổ trợ tới hành nghề đức ĐD và KSNK và CSNB. - Kỹ năng giao tiếp ứng xử Thực hành CSNB và Chăm sóc người bệnh và thực hành các kỹ - Từng bước mở rộng phạm vi chăm sóc, - Áp dụng kiến thức, kỹ năng lâm sàng các kỹ thuật điều thuật điều dưỡng cơ bản dưới sự hỗ trợ của thực hành một số kỹ thuật khó hơn, an vào nhận định, thực hiện CS, tiên dưỡng cơ bản tại một người hướng dẫn. toàn người bệnh với sự hỗ trợ/giám sát lượng sự thay đổi tình trạng sức khỏe khoa hoặc luân khoa. của người hướng dẫn. NB - Có năng lực chăm sóc. - Thực hành kỹ năng hướng dẫn, giáo- Thực hành kỹ năng hướng dẫn, giáo dục sức khỏe và tư vấn cho NB/GĐNB.dục sức khỏe và tư vấn cho NB/GĐNB. Hoàn thành Áp dụng QTĐD để lập và Nghiên cứu ca bệnh Thực hiện nghiên cứu ca bệnh các nghiên thực hiện KHCS cứu ca bệnh Mức độ đạt Đánh giá Đánh giá chuẩn năng Đánh giá Đánh giá sau 9 tháng sau 3 Đánh lực cơ bản trước khi học sau 6 tháng (đánh giá tháng giá của ĐVVN cuối khóa) Học viên tự đánh giá, người hướng dẫn đánh giá: Sử dụng bảng đánh giá NL theo chuẩn năng lực cơ bản của ĐDVN Hoàn thành ít nhất 5 bài tập nghiên cứu ca bệnh áp dụng quy trình điều dưỡng vào thực tế CSNB, bao gồm nội dung tư vấn và giáo dục sức khỏe

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chương trình Đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 1: Tổng quan về Chương trình Đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định)
32 p |
14 |
1
-
Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới – Bài 2: Các kỹ năng cần có của người hướng dẫn
11 p |
2 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài Mở đầu: Giới thiệu Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
13 p |
1 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 2: Tổng quan về chương trình và tài liệu đào tạo lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
49 p |
2 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 1: Tổng quan đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
15 p |
1 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 2: Tổng quan về chương trình và tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
30 p |
2 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 1: Tổng quan về chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
19 p |
4 |
1
-
Bài giảng Chương trình Đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 4: Phương pháp lượng giá - đánh giá trong đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định)
51 p |
5 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo Người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho Điều dưỡng viên mới - Bài 2: Tổng quan về chương trình và tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
33 p |
1 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo Người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho Điều dưỡng viên mới - Bài 1: Tổng quan về chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
21 p |
1 |
1
-
Bài giảng Chương trình Đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài mở đầu: Giới thiệu mục tiêu và kế hoạch thực hiện khóa học (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định)
14 p |
3 |
1
-
Bài giảng Chương trình Đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 2: Tổng quan về chương trình và tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định)
54 p |
7 |
1
-
Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới – Bài 4: Phương pháp dạy học lâm sàng có sự tham gia và không có sự tham gia của người bệnh
9 p |
3 |
0
-
Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới – Bài 3: Phương pháp dạy học trong đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
23 p |
3 |
0
-
Bài giảng Chương trình đào tạo Người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho Điều dưỡng viên mới - Bài 4: Phương pháp lượng giá - đánh giá trong đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
45 p |
2 |
0
-
Bài giảng Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 5: Kế hoạch đào tạo thực hành lâm sàng hàng năm cho điều dưỡng viên mới
16 p |
1 |
0
-
Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới – Bài 5: Phương pháp lượng giá - đánh giá trong đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
29 p |
1 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
