
Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới – Bài 2: Các kỹ năng cần có của người hướng dẫn
lượt xem 1
download

Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới – Bài 2: Các kỹ năng cần có của người hướng dẫn. Bài này nhằm giúp học viên có thể phân tích được 5 vai trò của người hướng dẫn thực hành lâm sàng; trình bày được 5 kỹ năng thiết yếu của người hướng dẫn lâm sàng; thảo luận đưa ra được hình mẫu người hướng dẫn lý tưởng trong đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới – Bài 2: Các kỹ năng cần có của người hướng dẫn
- CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN MỤC TIÊU 1. Phân tích được 5 vai trò của người hướng dẫn thực hành lâm sàng. 2. Trình bày được 5 kỹ năng thiết yếu của người hướng dẫn lâm sàng. 3. Thảo luận đưa ra được hình mẫu người hướng dẫn lý tưởng trong đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. NỘI DUNG Người hướng dẫn lâm sàng phải thực hiện vai trò kép, vừa là người hướng dẫn lâm sàng vừa là điều dưỡng viên chuyên nghiệp. Do đó vai trò và các các kỹ năng cần có của người hướng dẫn lâm sàng bao gồm các kỹ năng của người dạy-học lý thuyết và thực hành lâm sàng cũng như kỹ năng của người điều dưỡng chuyên nghiệp hành nghề chăm sóc người bệnh và khách hàng. 1. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG Trong công tác hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới, việc tích hợp kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học được trước đó (trong trường, thực tế…) là rất quan trọng để giúp điều dưỡng viên mới nâng cao năng lực thực hành nghề điều dưỡng. Do đó, không giới hạn năng lực người hướng dẫn. Người hướng dẫn rất cần những năng lực cơ bản, chuẩn mực với tư cách là khuôn mẫu, thực hành chăm sóc, hỗ trợ sao cho điều dưỡng viên mới có thể chủ động học tập từng bước. Hơn nữa ngoài năng lực chung, người hướng dẫn cần nhận thức rõ vai trò trách nhiệm theo yêu cầu tương ứng với từng vị trí. Người hướng dẫn thực hành lâm sàng phải là người gần gũi thân cận nhất với điều dưỡng viên mới và có khả năng dìu dắt sao cho điều dưỡng viên mới trưởng thành hơn mỗi ngày. Người hướng dẫn thực hành lâm sàng có vai trò chung như sau: 1.1. Hướng dẫn, hỗ trợ người học Người hướng dẫn phải là một mô hình mẫu để người học noi theo. Người hướng dẫn lâm sàng cần kết nối giữa những điều dưỡng viên mới và kết nối người điều dưỡng viên mới với những người khác trong quá trình học tập. Đảm bảo sự thân thiện, công bằng và phát huy tính chủ động của điều dưỡng viên mới trong thực hành lâm sàng. Người hướng dẫn cần chủ động trao đổi với người học về mục tiêu, kết quả mong chờ và lập kế hoạch cụ thể cho từng cá nhân người học để đạt được mục tiêu và kết quả mong chờ đã đề ra.
- Người hướng dẫn phải luôn luôn đồng hành với điều dưỡng viên mới để theo dõi, giúp đỡ, đặt câu hỏi, cho phép người học được quyền chăm sóc người bệnh. Người hướng dẫn phải luôn luôn khuyến khích, động viên người học kịp thời: “đúng rồi đó”, “cứ tiếp tục đi”. Đưa ra nhận xét phản hồi ngay khi cần. Người hướng dẫn cần cho phép và trao quyền để người học thể hiện vai trò, thái độ và hiểu biết về nghề nghiệp cùng các nhân viên y tế khác. 1.2. Đánh giá năng lực thực hành của người học Người hướng dẫn sử dụng các công cụ để lượng giá người học trong quá trình học tập nhằm hỗ trợ người học hình thành năng lực thực hành lâm sàng. Trong quá trình đào tạo, người hướng dẫn cần thảo luận với điều dưỡng viên mới về việc tự lượng giá kiến thức và thực hành của điều dưỡng viên mới. Thông qua việc đánh giá người hướng dẫn sẽ xác định được mặt mạnh, mặt yếu của người học. Tuy nhiên việc đánh giá cần đảm bảo tính chính xác, minh bạch và đưa ra nhận xét phản hồi phù hợp tới người học. Người hướng dẫn cần phải xác định việc đánh giá người học như một hoạt động học tập để hỗ trợ người học hoàn thiện được năng lực của mình. 1.3. Làm hình mẫu trong việc ra quyết định, giải quyết vấn đề và quản lý lãnh đạo Người hướng dẫn với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp của mình để xử lý công việc được giao đồng thời hỗ trợ điều dưỡng viên mới trong việc ra quyết định, chứng tỏ trách nhiệm cũng như các căn cứ của việc đưa ra các quyết định đó. Người hướng dẫn cần thể hiện năng lực của mình trong việc giải quyết các vấn đề liên quan và hỗ trợ điều dưỡng viên mới giải quyết các vấn đề đó. Người hướng dẫn cần chỉ đạo và lãnh đạo điều dưỡng viên mới trong thực hiện công việc, đồng thời cũng hỗ trợ và giúp đỡ người bệnh; thể hiện và phát huy khả năng lãnh đạo công việc trong nhóm người học hoặc trong hướng dẫn chăm sóc cho người bệnh. Người hướng dẫn cần thể hiện năng lực chuyên môn và kiến thức rộng rãi của mình trong thực hành lâm sàng và là hình mẫu đối với điều dưỡng viên mới trong việc cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. 1.4. Điều chỉnh môi trường học tập Người hướng dẫn cần phổ biến mục tiêu đào tạo điều dưỡng viên mới đến tất cả các nhân viên khác trong khoa/cơ sở y tế để mọi người đều hiểu về chương trình và hỗ trợ điều đưỡng viên mới hoàn thiện được kỹ năng của mình. 1.5. Xây dựng môi trường văn hóa trong đào tạo lâm sàng Trong đào tạo thực hành lâm sàng, không chỉ có người hướng dẫn trực tiếp hướng dẫn điều dưỡng viên mới tại khoa phòng, mà tất cả các nhân viên tại khoa và cơ sở y tế cũng tham gia vào quá trình đào tạo điều dưỡng viên mới.
- Người hướng dẫn lâm sàng không chỉ là hình mẫu để điều dưỡng viên mới cảm nhận được tầm quan trọng của công việc chăm sóc và sự tự hào đối với nghề điều dưỡng. Người hướng dẫn cần thiết lập mối quan hệ thân thiện, tôn trọng người bệnh và xây dựng môi trường hỗ trợ điều dưỡng viên mới cũng như tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa những người có liên quan để thúc đẩy động cơ học tập của điều dưỡng viên mới. 2. KỸ NĂNG NĂNG CHUYÊN MÔN 2.1. Thực hiện Quy trình điều dưỡng và các kỹ thuật chăm sóc người bệnh Quy trình điều dưỡng một phương pháp tổng hợp nhằm giúp người điều dưỡng và người bệnh xác định được nhu cầu cần chăm sóc, lên kế hoạch và thực hiện chăm sóc cũng như là đánh giá kết quả chăm sóc. Các bước trong quy trình điều dưỡng đều liên hệ với nhau và khi thực hiện quy trình điều dưỡng, người điều dưỡng luôn lấy người bệnh làm trung tâm. Quy trình Điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo một kế hoạch đã được định trước, trực tiếp hướng tới một kết quả chăm sóc riêng biệt. Quy trình điều dưỡng giúp cho người điều dưỡng thực hiện các hành động sau đây: Thu thập đầu đủ thông tin của người bệnh (nhận định) Xác định rõ ràng các điểm mạnh và những vấn đề mà người bệnh đang gặp phải (chẩn đoán điều dưỡng). Xây dựng một kế hoạch chăm sóc toàn diện cho một cá nhân cụ thể để đạt được mục tiêu và các kết quả mong đợi. Các can thiệp điều dưỡng nhằm hỗ trợ người bệnh đạt được các mục tiêu và kết quả mong chờ đó (lập kế hoạch thực hiện). Thực hiện kế hoạch chăm sóc (thực hiện kế hoạch) Đánh giá hiệu quả của kế hoạch chăm sóc đối với việc đạt được mục tiêu đề ra. Trong mỗi bước của quy trình điều dưỡng, người điều dưỡng và người bệnh phải luôn cùng nhau thực hiện. Quy trình chăm sóc ở Việt Nam ta tiến hành 5 bước, đó là: 1. Nhận định: Xác định các vấn đề về sức khỏe của người bệnh 2. Chẩn đoán điều dưỡng: Vấn đề cần chăm sóc và lý do 3. Lập kế hoạch chăm sóc: Xây dựng kế hoạch để giải quyết các vấn đề của người bệnh 4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc: Thực hiện các biện pháp hỗ trợ & giúp đỡ để giải quyết các vấn đề của NB. 5. Đánh giá: Xác định hiệu quả của các can thiệp chăm sóc
- Xác định hiệu quả của các can thiệp chăm sóc Hình 2. Quy trình điều dưỡng Người hướng dẫn lâm sàng cần phải làm quen với quá trình thăm khám, quan sát, theo dõi, thu thập thông tin toàn diện từ mỗi người bệnh dựa trên các bước quy trình điều dưỡng để đưa ra quyết định kế hoạch chăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm mang tính duy nhất của mỗi người bệnh. Đối với việc thực hiện các quy trình kỹ thuật chuyên môn, người hướng dẫn cần dựa vào các quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế đã ban hành để có cơ sở pháp lý và cập nhật các hướng dẫn mới nhất về tiến bộ trong lĩnh vực chăm sóc điều dưỡng. Trong quá trình dạy-học lâm sàng người hướng dẫn cần nêu tấm gương về tuân thủ các quy trình kỹ thuật và thực hànhh đúng phạm vi hoạt động chuyên môn được cho phép. 2.2. Bảo đảm an toàn người bệnh và kiểm soát nhiễm khuẩn 2.2.1 Bảo đảm an toàn người bệnh − Mục tiêu an toàn người bệnh theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) là làm giảm tối thiểu nguy cơ gây tổn hại liên quan đến chăm sóc y tế. − Chương 2 Điều 7 Thông tư 19/2013/ về Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong các bệnh viện quy định: 1. Thiết lập chương trình và xây dựng các quy định cụ thể bảo đảm an toàn người bệnh và nhân viên y tế với các nội dung chủ yếu sau: a) Xác định chính xác người bệnh, tránh nhầm lẫn khi cung cấp dịch vụ; b) An toàn phẫu thuật, thủ thuật; c) An toàn trong sử dụng thuốc; d) Phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện;
- e) Phòng ngừa rủi ro, sai sót do trao đổi, truyền đạt thông tin sai lệch giữa nhân viên y tế; f) Phòng ngừa người bệnh bị ngã; g) An toàn trong sử dụng trang thiết bị y tế. 2. Bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người bệnh, khách thăm và nhân viên y tế; tránh tai nạn, rủi ro, phơi nhiễm nghề nghiệp. 3. Thiết lập hệ thống thu thập, báo cáo sai sót chuyên môn, sự cố y khoa tại các khoa lâm sàng và toàn bệnh viện, bao gồm báo cáo bắt buộc và tự nguyện. 4. Xây dựng quy trình đánh giá sai sót chuyên môn, sự cố y khoa để xác định nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan của nhân viên y tế; đánh giá các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. 5. Xử lý sai sót chuyên môn, sự cố y khoa và có các hành động khắc phục đối với nguyên nhân gốc, nguyên nhân có tính hệ thống và nguyên nhân chủ quan để giảm thiểu sai sót, sự cố và phòng ngừa rủi ro. − Người hướng dẫn cần nắm bắt cụ thể điều dưỡng viên mới hiểu đến đâu, có thể làm được đến đâu, đồng thời việc xây dựng một bầu không khí và môi trường thân thiện sao cho điều dưỡng viên mới có thể dễ dàng hỏi và tham khảo ý kiến. − Điều dưỡng viên mới là những người chưa có kinh nghiệm lâm sàng dễ gây ra sai sót gồm có: (1) Thiếu kiến thức (kinh nghiệm không đủ), (2) Không tuân thủ quy trình, (3) Làm theo suy nghĩ, (4) Tách rời giữa “mục tiêu và bằng chứng” với “hành động (thực hiện)”, (5) Thiếu nhận thức về sự nguy hiểm, (6) Không thể (không) báo cáo và tư vấn. − Người hướng dẫn cần kiểm tra bộ công cụ đánh giá và kiểm tra xem điều dưỡng viên mới học được kiến thức và kỹ thuật đến mức độ nào tại thời điểm bắt đầu đào tạo và tại mỗi mốc thời điểm tiến hành đánh giá, đồng thời phải biết được mục tiêu cần đạt khi kết thúc đào tạo thực hành lâm sàng. 2.2.2. Kiểm soát nhiễm khuẩn Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) “Nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là những nhiễm khuẩn mắc phải trong thời gian người bệnh điều trị tại bệnh viện và nhiễm khuẩn này không không hiện diện hoặc cũng như không nằm trong giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. NKBV thường xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh nhập viện”. Nhiễm khuẩn liên quan đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) không chỉ là chỉ số chất lượng chuyên môn, mà còn là chỉ số an toàn của người bệnh, chỉ số đánh giá sự tuân thủ về thực hành của nhân viên y tế, chỉ số đánh giá hiệu lực của công tác quản lý và là một chỉ số rất nhạy cảm đối với người bệnh và xã hội.
- Thông tư 16/2018/TT-BYT ban hành về Quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh đã đưa ra một số quy định nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về kiểm soát nhiễm khuẩn như sau: * Vệ sinh tay Tổ chức thực hiện các quy định về vệ sinh tay, trang bị sẵn có phương tiện, hóa chất vệ sinh tay cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh, khách thăm tại các vị trí khám bệnh, điều trị, chăm sóc người bệnh và nơi có nhiều người tiếp xúc. Kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc tuân thủ các quy định về vệ sinh tay của nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm. * Phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa dựa theo đường lây truyền Tổ chức thực hiện các quy định về phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm. Thực hiện các biện pháp cách ly phòng ngừa phù hợp đối với người mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm và người bệnh nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc kháng sinh. Hướng dẫn, nhắc nhở nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm phải tuân thủ các biện pháp phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi khám bệnh, điều trị và chăm sóc người bệnh. Kiểm tra việc tuân thủ phòng ngừa chuẩn, phòng ngừa dựa theo đường lây truyền và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm. * Quản lý và xử lý thiết bị, dụng cụ y tế Thực hiện quản lý, xử lý dụng cụ y tế tập trung, kiểm soát việc xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tái sử dụng bảo đảm an toàn, chất lượng. Bảo quản thiết bị, dụng cụ y tế sau xử lý bảo đảm vô khuẩn trước khi sử dụng cho người bệnh. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về quản lý, xử lý thiết bị, dụng cụ y tế tại các khoa, phòng. * Quản lý và xử lý đồ vải y tế Cung cấp đồ vải cho người bệnh, nhân viên y tế hằng ngày và khi cần. Xử lý đồ vải tập trung tại khu giặt là. Đồ vải nhiễm khuẩn, đồ vải có máu, dịch tiết sinh học phải được xử lý riêng bảo đảm an toàn. Bảo quản đồ vải sau xử lý trong tủ, kệ bảo đảm sạch, vô khuẩn và được vận chuyển riêng bằng phương tiện chuyên dụng.
- Kiểm soát chất lượng và thường xuyên kiểm tra, giám sát, quy trình xử lý đồ vải. Nhân viên quản lý, xử lý đồ vải phải có kiến thức chuyên môn về xử lý đồ vải y tế. Bố trí nơi giặt, sấy hoặc phơi đồ vải tập trung cho người nhà người bệnh. * Quản lý chất thải y tế Thực hiện quản lý chất thải y tế theo quy định của pháp luật. Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ thực hành quản lý chất thải, bảo đảm chất thải được phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý an toàn theo đúng quy định của pháp luật. Người hướng dẫn cần nắm được các quy định của Bộ Y tế để hướng dẫn điều dưỡng viên mới thực hiện đúng theo các uy định hiện hành. Đồng thời, người hướng dẫn lâm sàng cần nêu tấm gương về thực hành các biện pháp phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn để điều dưỡng viên mới noi theo. 2.3. KỸ NĂNG GIAO TIẾP − Giao tiếp là sự trao đổi giữa người với ngừời thông qua lời nói, chữ viết hoặc cử chỉ, điệu bộ. Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa cá thể này và cá thể khác trong cộng đồng xã hội. Cộng đồng không có giao tiếp chỉ là một quần thể không có tính chất xã hội. −Trong nghề y giao tiếp xảy ra giữa thầy thuốc với nhau, thầy thuốc với người bệnh … việc giao tiếp giữa thầy thuốc, cán bộ y tế và người bệnh cần được quan tâm đặc biệt vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh có hiệu quả hơn. −Giao tiếp giữa người bệnh với nhân viên y tế: Trong chăm sóc, điều dưỡng thực hiện giao tiếp với người bệnh ngoài việc thu thập thông tin để nhận định chính xác tình trạng người bệnh, còn là việc nhận biết cảm giác của người bệnh và gia đình, chia sẻ những đau khổ và hiểu biết lẫn nhau. Điều quan trọng đối với điều dưỡng là đối diện chân thành với người bệnh, tiếp thu thông điệp do người bệnh và người nhà đưa ra, đồng thời phản hồi, chứ không chỉ đơn giản là hội thoại qua lại với người bệnh. Giao tiếp là để xây dựng một mối quan hệ tin cậy với người bệnh và gia đình họ, làm giảm lo lắng cho họ. Giao tiếp giữa nhân viên y tế với nhân viên y tế: Việc giao tiếp giữa các nhân viên y tế thường trong tình trạng khẩn cấp, do vậy việc truyền đạt cần chính xác, kịp thời chỉ một chút sai sót trong giao tiếp có thể là nguyên nhân quan trọng trong sai sót y khoa. Lỗi giao tiếp gồm những trường hợp như truyền đạt nhầm (truyền đạt sai thông tin, truyền đạt thông tin không rõ ràng, hiểu sai thông tin truyền đạt) và không truyền đạt thông tin đó.Ví dụ: truyền đạt sai tên thuốc,Truyền đạt không rõ ràng: 1mg và 1ml hoặc rút sonde dạ dày thành đút (đặt) sonde dạ dày.
- − Để cung cấp dịch vụ y tế an toàn, cần hiểu về các lỗi thường xuyên xảy trong giao tiếp để phòng tránh phát sinh, đồng thời cần tránh xảy ra sai sót thông qua giao tiếp. 2.4. KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM − Làm việc theo nhóm trong lĩnh vực y tế là một nội dung quan trọng để cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế phù hợp chính xác với tình hình của người bệnh. Người hướng dẫn lâm sàng phải nêu tấm gương về chia sẻ thông tin, phối hợp và hỗ trợ công việc với các thành viên trong nhóm. Mặt khác, phần lớn các vụ sai sót y khoa gây ra do lỗi giao tiếp mà nguyên nhân do thiếu tinh thần làm việc nhóm. Làm việc theo nhóm hiệu quả sẽ loại bỏ được các lỗi giao tiếp. Trong làm việc nhóm phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Tạo sự đồng thuận Thiết lập các mối quan hệ với các thành viên Khuyến khích tư duy sáng tạo Khuyến khích ý kiến mới Ủy nhiệm trong nhóm Khuyến khích mọi người phát biểu Chia sẻ trách nhiệm Linh hoạt Một số tiêu chuẩn tự đánh giá cá nhân làm việc theo nhóm: Lòng tin: Bạn có tin tưởng vào khả năng hoàn thành công việc của đồng nghiệp không? Bình tĩnh: Trong thời gian vô cùng gấp rút, bạn có khả năng giải quyết tình huống một cách bình tĩnh không? Tôn trọng: Ý kiến của đồng nghiệp có được bạn quan tâm không? Bạn có rút ra được những ý tưởng của bản thân từ những ý kiến đó? Hợp tác: Khả năng hoà nhập của bạn như thế nào với đồng nghiệp từ nhiều lĩnh vực, năng lực, thậm chí quốc tịch khác nhau? Tổ chức: Bàn làm việc của bạn có gọn gàng không? Bạn có làm việc theo kế hoạch đã vạch ra? Khả năng làm việc dưới áp lực: Bạn có phát huy được tốt nhất khả năng khi làm việc dưới áp lực không? Khả năng giao tiếp: Bạn thích tiếp xúc với nhiều người? Bạn luôn luôn thu hút được sự chú ý của mọi người trong mọi câu chuyện? 2.5. KỸ NĂNG TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE − Tư vấn là quá trình giúp đỡ người bệnh nhận biết và đương đầu với những căng thẳng về tâm lý, tác động của bệnh tật; hoặc những vấn đề của gia đình, xã hội
- liên quan tới người bệnh. Người điều dưỡng tập trung khuyến khích người bệnh xây dựng ý thức tự kiểm soát. Tư vấn có thể thực hiện với cá thể người bệnh hoặc nhóm người, việc tư vấn không nhất thiết phải theo khuôn mẫu hay quy trình, thường là lồng ghép trong quá trình điều dưỡng thực hiện chăm sóc người bệnh. Để việc tư vấn sức khoẻ phù hợp và hiệu quả, đòi hỏi người điều dưỡng phải có kỹ năng nhận định, phân tích tình hình, tổng hợp thông tin, lựa chọn nội dung và phương pháp tư vấn phù hợp, đánh giá quá trình tiến triển của người bệnh sau khi đã được tư vấn. Chăm sóc sức khoẻ hiện nay chú trọng nhiều tới việc nâng cao và duy trì sức khỏe hơn là chỉ chữa bệnh thuần túy. Vì vậy, người bệnh và gia đình cần có thêm kiến thức và kỹ năng tối thiểu để tự theo dõi và chăm sóc nhằm rút ngắn ngày nằm viện, giúp người bệnh tự theo dõi và chăm sóc khi xuất viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dự án Tăng cường hệ thống đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới tốt nghiệp tại Việt Nam, 2018. Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới (tài liệu thí điểm), Bộ Y tế. 2. Thông tư số: 22/2013/TT-BYT ngày 9/8/2013 về hướng dẫn đào tạo liên tục cho cán bộ Y tế. 3. Thông tư số 11/2019/TT-BYT ngày 17 tháng 6 năm 2019 về bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành khối ngành sức khỏe. 4. Bộ Y tế, 2020 tài liệu bồi dưỡng phương pháp dạy-học lâm sàng cho người giảng dạy thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe.
- BÀI THỰC HÀNH HÌNH MẪU NGƯỜI HƯỚNG DẪN MỤC TIÊU Thảo luận đưa ra được hình mẫu người hướng dẫn lý tưởng trong đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới. NỘI DUNG 1. VIẾT VỀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN TRONG QUÁ KHỨ VÀ MONG MUỐN VỀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN 1.1. Nội dung Yêu cầu từng học viên ghi lại những kỷ niệm vui, buồn về người hướng dẫn khi còn là điều dưỡng viên mới và những mong muốn của mình khi trở thành người hướng dẫn. Hãy viết tự do những điều mình nghĩ tới Viết một câu chuyện trong 2 dòng về kỷ niệm hoặc mong muốn của mình về người hướng dẫn. 1.2. Phương pháp Mỗi học viên sẽ được phát 03 loại thẻ với hai màu khác nhau (màu xanh, màu đỏ và màu hồng). Học viên được yêu cầu hãy viết tóm tắt về các kỷ niệm liên quan đến người hướng dẫn lâm sàng/người hỗ trợ thực hành khi còn là điều dưỡng viên mới, cụ thể: Màu đỏ: ghi những kỷ niệm buồn Ví dụ: Người hướng dẫn lúc nào trông cũng bận rộn, nhiều lúc khó khăn muốn tư vấn nhưng không xin ý kiến tư vấn được. (Ví dụ chú thích 1 dòng) Bị mắng trước bệnh nhân (Ví dụ chú thích 1 dòng) (Quy tắc) Tổng hợp ngắn gọn Được khen đã làm được Nội dung viết cụ thể sao cho dễ hiểu
- Màu hồng: ghi những kỷ niệm vui Ví dụ: Được người hướng dẫn hỗ trợ trong chăm sóc người bệnh và chỉ bảo trong khi thực hiện các kỹ thuật khó. Người hướng dẫn luôn tạo điều kiện cho được thực hiện chăm sóc người bệnh với sự giám sát của người hướng dẫn. Màu xanh: ghi những mong chờ khi trở thành người hướng dẫn Ví dụ: Luôn vui vẻ khi là người hướng dẫn của điều dưỡng viên mới. 2. THẢO LUẬN VỀ HÌNH MẪU CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH LÂM SÀNG CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN MỚI 2.1. Nội dung Thảo luận nhóm về những điều mà người hướng dẫn cần hướng tới và những điều người hướng dẫn nên tránh. 2.2. Phương pháp Giảng viên chia lớp học thành các nhóm (mỗi nhóm 3-5 người) Các nhóm tiến hành thảo luận để đưa ra những điều mà người hướng dẫn cần hướng tới và những điều người hướng dẫn nên tránh. Các nhóm cử nhóm trưởng, thư ký và ghi kết quả vào A0 Các nhóm trình bày kết quả sau thảo luận, các thành viên khác và giảng viên góp ý, nhận xét. (Ví dụ thẻ tiêu đề) Duyệt Thẻ tiêu đề Thẻ tiêu đề

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chương trình Đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 1: Tổng quan về Chương trình Đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định)
32 p |
14 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài Mở đầu: Giới thiệu Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
13 p |
1 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 2: Tổng quan về chương trình và tài liệu đào tạo lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
49 p |
2 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 1: Tổng quan đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
15 p |
1 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 2: Tổng quan về chương trình và tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
30 p |
2 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 1: Tổng quan về chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
19 p |
4 |
1
-
Bài giảng Chương trình Đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 4: Phương pháp lượng giá - đánh giá trong đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định)
51 p |
5 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo Người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho Điều dưỡng viên mới - Bài 2: Tổng quan về chương trình và tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
33 p |
1 |
1
-
Bài giảng Chương trình đào tạo Người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho Điều dưỡng viên mới - Bài 1: Tổng quan về chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
21 p |
1 |
1
-
Bài giảng Chương trình Đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài mở đầu: Giới thiệu mục tiêu và kế hoạch thực hiện khóa học (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định)
14 p |
3 |
1
-
Bài giảng Chương trình Đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 2: Tổng quan về chương trình và tài liệu đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định)
54 p |
7 |
1
-
Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới – Bài 4: Phương pháp dạy học lâm sàng có sự tham gia và không có sự tham gia của người bệnh
9 p |
3 |
0
-
Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới – Bài 3: Phương pháp dạy học trong đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
23 p |
3 |
0
-
Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới – Bài 1: Khái quát về dạy - học lâm sàng và nội dung chương trình đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới và người hướng dẫn
15 p |
2 |
0
-
Bài giảng Chương trình đào tạo Người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho Điều dưỡng viên mới - Bài 4: Phương pháp lượng giá - đánh giá trong đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
45 p |
2 |
0
-
Bài giảng Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng mới - Bài 5: Kế hoạch đào tạo thực hành lâm sàng hàng năm cho điều dưỡng viên mới
16 p |
1 |
0
-
Chương trình đào tạo người hướng dẫn thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới – Bài 5: Phương pháp lượng giá - đánh giá trong đào tạo thực hành lâm sàng cho điều dưỡng viên mới
29 p |
1 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
