intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

122
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương trình hành động có mục tiêu cụ thể nhằm hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Đà Nẵng trong những giá trị chung của văn hóa, con người Việt Nam; Từng bước hoàn thiện thể chế, hệ thống thiết chế văn hóa của thành phố; Thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa trung tâm thành phố với vùng nông thôn, miền núi, vùng ven, giữa các tầng lớp nhân dân thành phố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (Khóa XI) “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Thay bản đã gửi<br /> <br /> THÀNH UỶ ĐÀ NẴNG<br /> <br /> ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM<br /> <br /> *<br /> Số 36-CTr/TU<br /> <br /> Đà Nẵng, ngày 13 tháng 8 năm 2014<br /> <br /> CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG<br /> thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI)<br /> “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam<br /> đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”<br /> Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) đã ban<br /> hành Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09-6-2014 “Về xây dựng và phát triển văn<br /> hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” (sau<br /> đây gọi tắt là Nghị quyết số 33-NQ/TW).<br /> Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, Ban Chấp hành Đảng<br /> bộ thành phố ban hành Chương trình hành động như sau:<br /> I- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO<br /> 1- Tiếp tục khẳng định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục<br /> tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng<br /> với kinh tế, chính trị, xã hội; đầu tư cho văn hóa là đầu tư phát triển bền vững.<br /> 2- Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc<br /> dân tộc, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; là sự nghiệp<br /> của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo,<br /> đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng.<br /> 3- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng<br /> con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hoá, coi trọng xây dựng<br /> con người có nhân cách, có lối sống đẹp.<br /> 4- Xây dựng đồng bộ môi trường văn hoá, trong đó chú trọng vai trò của<br /> gia đình, nhà trường, cộng đồng. Phát triển hài hoà giữa kinh tế và văn hoá; cần<br /> chú ý đầy đủ yếu tố văn hoá và con người trong phát triển kinh tế.<br /> 5- Trong chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, coi trọng phối hợp<br /> đồng bộ hoạt động giữa các ngành, các cấp về văn hóa trong chính trị, văn hóa<br /> trong kinh tế và văn hóa trong giáo dục.<br /> II- MỤC TIÊU<br /> 1- Mục tiêu chung<br /> Xây dựng văn hóa, con người Đà Nẵng phát triển toàn diện, hướng đến<br /> chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.<br /> Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh<br /> nội sinh quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững thành phố, góp phần xây<br /> dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,<br /> công bằng, văn minh.<br /> 2- Mục tiêu cụ thể<br /> - Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Đà Nẵng trong<br /> những giá trị chung của văn hóa, con người Việt Nam.<br /> <br /> 2<br /> - Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với đặc trưng của<br /> thành phố trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ<br /> nghĩa và hội nhập quốc tế.<br /> - Từng bước hoàn thiện thể chế, hệ thống thiết chế văn hóa của thành phố;<br /> thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa trung tâm thành phố với vùng<br /> nông thôn, miền núi, vùng ven, giữa các tầng lớp nhân dân thành phố.<br /> III- NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU<br /> 1- Xây dựng con người Đà Nẵng phát triển toàn diện theo những đức<br /> tính tiêu biểu của con người Việt Nam<br /> - Xây dựng con người Đà Nẵng phát triển toàn diện, trở thành người dân<br /> đô thị kiểu mẫu, ngày càng hoàn thiện về nhân cách, có lối sống đẹp là nhiệm vụ<br /> hàng đầu, thường xuyên, cấp bách, lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và phát<br /> triển văn hóa thành phố.<br /> - Con người Đà Nẵng mà chúng ta phấn đấu xây dựng là con người Việt<br /> Nam yêu nước, có bản lĩnh vững vàng, năng động, sáng tạo, có ý thức cộng<br /> đồng và tinh thần hợp tác; có ý thức tự trọng, tự cường, thượng tôn pháp luật;<br /> hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử của địa phương, của dân tộc; kế thừa<br /> và phát huy văn hóa đất Quảng, văn hóa Việt Nam, kết hợp với tiếp thu có chọn<br /> lọc tinh hoa văn hóa nhân loại; gắn bó sắt son với sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và<br /> phát triển thành phố.<br /> - Tạo điều kiện thuận lợi để văn học, nghệ thuật phát huy vai trò bồi<br /> dưỡng tâm hồn, tình cảm, định hướng giáo dục nhân cách, tư tưởng, đạo đức,<br /> thẩm mỹ cho các tầng lớp nhân dân thành phố.<br /> - Phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng, đa dạng hóa các câu<br /> lạc bộ thể dục thể thao để đào tạo và xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác<br /> viên thể dục thể thao; nâng cao chất lượng hoạt động thể dục thể thao trong cán<br /> bộ, công nhân, viên chức, lực lượng vũ trang, người lao động để nâng cao thể<br /> lực, tầm vóc người Đà Nẵng.<br /> - Phát huy truyền thống “trung dũng, kiên cường” trong đấu tranh cách<br /> mạng và truyền thống cần cù lao động, hiếu học, ý chí vươn lên, dám nghĩ, dám<br /> làm trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển thành phố.<br /> - Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các<br /> quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực, làm tha hoá con người.<br /> 2- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nếp sống văn minh đô<br /> thị phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa<br /> - Môi trường văn hóa phải được phát triển hài hòa giữa môi trường tự<br /> nhiên và môi trường xã hội. Đi đôi với xây dựng môi trường tự nhiên “sáng xanh - sạch - đẹp”, phải xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, kỷ cương, mang<br /> đậm tính nhân văn, tạo tiền đề cho việc hoàn thiện nhân cách và các chuẩn mực<br /> về đạo đức, lối sống.<br /> - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng nếp sống văn hóa - văn<br /> minh đô thị” lồng ghép với nâng cao chất lượng Phong trào “Toàn dân đoàn kết<br /> <br /> 3<br /> xây dựng đời sống văn hóa”; gắn các hoạt động văn hóa với xây dựng nông thôn<br /> mới, đô thị văn minh, cộng đồng bền vững.<br /> - Phát huy tác dụng và nhân rộng các điển hình, mô hình văn hóa, văn<br /> minh đô thị, làm lành mạnh các quan hệ cộng đồng từ trong gia đình ra ngoài xã<br /> hội. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng,<br /> tiến bộ, hạnh phúc; ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo.<br /> - Tiếp tục thực hiện Chương trình thành phố “5 không”, thành phố “3<br /> có”, Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 10-8-2009 về “Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối<br /> hợp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu<br /> niên hư vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”; Chỉ thị số 25CT/TU ngày 20-10-2009 về “Phòng chống bạo lực gia đình trên địa bàn thành<br /> phố Đà Nẵng”, thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội.<br /> - Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về giáo dục đào tạo,<br /> chuyển giáo dục chủ yếu từ truyền thụ kiến thức sang tập trung phát triển nhân<br /> cách, năng lực ngay từ giáo dục mầm non và xây dựng hệ thống giáo dục mở<br /> gắn với xây dựng xã hội học tập vì mục tiêu phát triển toàn diện con người; xây<br /> dựng mỗi trường học thực sự là một trung tâm văn hóa, giáo dục, rèn luyện con<br /> người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống.<br /> - Phát huy hiệu quả việc giáo dục truyền thống cho nhân dân, đặc biệt là<br /> cho thế hệ trẻ. Đưa vào giảng dạy trong nhà trường các chuyên đề về lịch sử,<br /> văn hóa, nghệ thuật truyền thống của địa phương. Khai thác giá trị của các di sản<br /> văn hóa phục vụ công tác giáo dục truyền thống, góp phần thiết thực vào việc<br /> phát triển kinh tế - xã hội.<br /> - Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hoá tôn giáo, tín ngưỡng;<br /> hướng dẫn, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo pháp luật.<br /> Khuyến khích các hoạt động tôn giáo gắn bó với dân tộc, hướng thiện, nhân đạo,<br /> nhân văn, tiến bộ, “sống tốt đời, đẹp đạo”. Khuyến khích các hoạt động “đền ơn<br /> đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, nhân đạo, từ thiện.<br /> - Mở rộng xã hội hóa các hoạt động văn hóa, tạo điều kiện để nhân dân tổ<br /> chức các hoạt động văn hóa mang tính cộng đồng.<br /> 3- Chăm lo xây dựng văn hóa trong chính trị, văn hóa trong kinh tế<br /> - Thường xuyên chăm lo xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững<br /> mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có đạo đức trong sáng,<br /> tận tụy, trách nhiệm, là công bộc của dân. Chăm lo xây dựng Đảng về chính trị,<br /> tư tưởng, tổ chức, về văn hóa, đạo đức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới; chú<br /> trọng thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về “Một số vấn đề cấp bách<br /> về xây dựng Đảng hiện nay”, Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khoá XI)<br /> về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí<br /> Minh” và Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 06-11-2013 của Ban Thường vụ Thành uỷ<br /> về “5 xây, 3 chống”.<br /> - Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế, lấy con người<br /> làm trung tâm trong các chương trình kinh tế - xã hội. Đổi mới cách thức đầu tư<br /> cho văn hóa. Tạo môi trường pháp lý, thị trường sản phẩm văn hoá minh bạch,<br /> tiến bộ để các doanh nghiệp tham gia xây dựng, phát triển văn hóa. Xây dựng<br /> <br /> 4<br /> văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, thượng tôn pháp luật, giữ gìn chữ<br /> tín, cạnh tranh lành mạnh, vì sự phát triển bền vững và bảo vệ Tổ quốc.<br /> 4- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động văn hóa<br /> - Huy động sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các<br /> giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể trên địa bàn thành phố; gắn việc bảo tồn,<br /> phát huy di tích văn hoá với giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế - xã hội.<br /> Tiếp tục lập hồ sơ đề nghị xếp hạng các di tích của thành phố và vận động nhân<br /> dân cùng Nhà nước tham gia bảo vệ, tôn tạo và chống xuống cấp các di tích. Quy<br /> hoạch lại mạng lưới các bảo tàng, di tích, nhà truyền thống của thành phố, đẩy<br /> mạnh công tác nghiên cứu khoa học về di sản văn hóa, phong tục, nếp sống, lễ hội.<br /> - Xây dựng hoàn chỉnh các thiết chế văn hóa cơ sở. Nâng cao chất lượng,<br /> hiệu quả hoạt động của các trung tâm văn hóa - thể thao quận, huyện, các khu<br /> vui chơi giải trí phường, xã.<br /> - Phát động sâu rộng phong trào sáng tác văn học, nghệ thuật, tạo điều<br /> kiện cho sự tìm tòi, sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ để có nhiều tác phẩm có<br /> giá trị tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thực, sinh động, sâu sắc đời sống,<br /> lịch sử dân tộc, công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển thành phố. Khuyến<br /> khích văn nghệ sĩ có những công trình nghiên cứu, lý luận phê bình gắn với thực<br /> tiễn văn học, nghệ thuật của thành phố. Nâng cao hiệu quả của các trại sáng tác<br /> văn học, nghệ thuật, đặc biệt là trại sáng tác văn học, nghệ thuật thiếu nhi hằng<br /> năm nhằm kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, phát triển các tài năng trẻ.<br /> - Đổi mới phương thức hoạt động của các hội chuyên ngành thuộc Liên<br /> hiệp các Hội văn học - nghệ thuật thành phố nhằm tập hợp, tạo điều kiện để văn<br /> nghệ sĩ hoạt động tích cực, hiệu quả. Khuyến khích, tạo điều kiện để người dân<br /> sáng tạo, trao truyền và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.<br /> - Nâng cao hơn nữa chất lượng tuyên truyền của các báo, đài, tạp chí của<br /> thành phố, nhất là báo Đà Nẵng, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng, báo<br /> Công an Đà Nẵng, tạp chí Non Nước. Tăng cường đầu tư và chuyển đổi mô hình<br /> Nhà Xuất bản Đà Nẵng để hoạt động có hiệu quả và phù hợp hơn với thực tiễn.<br /> Phối hợp và phát huy năng lực của các cơ quan báo chí của Trung ương và địa<br /> phương khác đóng trên địa bàn nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị tư tưởng, phát<br /> triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố. Công tác thông tin, truyền thông phải<br /> quan tâm hàng đầu việc xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống cho công chúng.<br /> Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí, xuất bản, phát<br /> thanh - truyền hình, thông tin điện tử; chú ý các loại hình thông tin mạng Internet<br /> để định hướng tư tưởng và thẩm mỹ cho nhân dân, nhất là thanh niên, thiếu niên.<br /> 5- Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị<br /> trường văn hóa<br /> - Phát triển sản phẩm văn hóa, khai thác, phát huy tiềm năng và giá trị văn<br /> hóa đặc sắc của thành phố để góp phần phát triển kinh tế Đà Nẵng. Duy trì và<br /> nâng cao chất lượng các sự kiện: Lễ hội pháo hoa quốc tế, Lễ hội Quán thế âm;<br /> các điểm tham quan: Bảo tàng điêu khắc Chăm, Công viên văn hóa lịch sử Ngũ<br /> Hành Sơn, khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, sản phẩm đá mỹ nghệ Non Nước; xây<br /> <br /> 5<br /> dựng các sự kiện và sản phẩm này thành thương hiệu văn hóa - du lịch đặc sắc<br /> của thành phố, quảng bá trong nước và quốc tế.<br /> - Có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và<br /> công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hóa. Tạo thuận lợi cho<br /> các doanh nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã<br /> hội để phát triển.<br /> - Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong thực thi các quy định<br /> của pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan khác.<br /> 6- Chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa<br /> nhân loại<br /> - Chủ động mở rộng hợp tác giao lưu văn hóa với các nước, các khu vực,<br /> thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại, làm tốt việc giới thiệu văn<br /> hóa Đà Nẵng, Việt Nam với bạn bè trong nước và quốc tế; đồng thời tiếp nhận<br /> có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới, hoàn thiện bản sắc văn hoá Đà Nẵng, làm<br /> phong phú thêm văn hoá dân tộc; hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực,<br /> mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.<br /> - Khuyến khích, tạo điều kiện để văn nghệ sĩ người Đà Nẵng đang sinh<br /> sống, hoạt động ở nước ngoài về tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật do<br /> thành phố tổ chức cũng như phối hợp đưa các chương trình nghệ thuật của thành<br /> phố ra nước ngoài trình diễn.<br /> - Tổ chức tốt các hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại như tuần lễ phim,<br /> ngày văn hóa… của các nước trên địa bàn thành phố.<br /> IV- GIẢI PHÁP CHỦ YẾU<br /> 1- Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực<br /> văn hóa<br /> - Các cấp uỷ, tổ chức đảng tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao<br /> nhận thức trong Đảng, trong hệ thống chính trị và xã hội về vị trí, vai trò của sự<br /> nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá, con người Đà Nẵng. Mỗi cán bộ, đảng<br /> viên nêu cao vai trò gương mẫu, động viên, tổ chức nhân dân thực hiện thắng lợi<br /> Nghị quyết số 33-NQ/TW.<br /> - Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ đảng theo hướng vừa bảo<br /> đảm cho văn hóa, văn học, nghệ thuật, báo chí, xuất bản phát triển đúng định<br /> hướng chính trị, tư tưởng của Đảng, vừa bảo đảm quyền tự do, dân chủ cá nhân<br /> trong sáng tạo trên cơ sở phát huy tính tự giác cao với mục đích đúng đắn.<br /> - Xây dựng văn hoá từ trong Đảng, mà nội dung quan trọng là học tập và<br /> làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.<br /> - Củng cố, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan làm<br /> công tác tham mưu cho các cấp uỷ Đảng về vấn đề văn hóa, văn nghệ, báo chí,<br /> xuất bản.<br /> - Trong quá trình tổ chức thực hiện, các cấp uỷ đảng phải phân công cấp<br /> uỷ lãnh đạo, tăng cường kiểm tra, tổng kết, nhân rộng những điển hình tốt và<br /> uốn nắn kịp thời những sai sót, đẩy lùi tiêu cực xã hội.<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2