CHƯƠNG VI: LẠM PHÁT
lượt xem 65
download
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian. Mức giá chung của nền kinh tế có thể được nhìn nhận theo hai cách. Chúng ta coi mức giá là giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ. Khi mức giá tăng mọi người phải trả nhiều tiền hơn cho những hàng hóa và dịcu vụ mà họ mua. Chúng ta cũng có thể coi mức giá cũng là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG VI: LẠM PHÁT
- CHƯƠNG VI LẠM PHÁT 1. KHÁI NIỆM, ĐO LƯỜNG VÀ PHÂN LOẠI LẠM PHÁT 1.1. Khái Niệm. Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định. Giảm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế giảm xuống trong một khoảng thời gian. Tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ thay đổi của mức giá chung và được tính: 1.2. Đo lường lạm phát. Mức giá chung của nền kinh tế có thể được nhìn nhận theo hai cách. Chúng ta coi mức giá là giá của một giỏ hàng hóa và dịch vụ. Khi mức giá tăng mọi người phải trả nhiều tiền hơn cho những hàng hóa và dịcu vụ mà họ mua. Chúng ta cũng có thể coi mức giá cũng là giá trị của tiền. Sự gia tăng mức giá có nghĩa là giá trị của tiền giảm bởi vì mỗi đồng tiền bỏ ra lúc này mua được ít hàng hóa hơn trước. Mức giá chung được tính bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số điều chỉnh GDP. 1.3. Phân loại lạm phát. Lạm phát thể hiện những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Chúng được phân thành ba cấp: Lạm phát vừa phải, Lạm phát phi mã và siêu lạm phát. - Lạm phát vừa phải: được đặc trưng bằng giá cả tăng chậm và có thể dự đoán được. Tỷ lệ lạm phát hàng năm là một chữ số . Khi giá tương đối ổn định, mọi người tin tưởng vào đồng tiền, họ sẵn sàng giữ tiền vì nó hầu như giữ nguyên giá trị trong vòng một tháng hay một năm. Mọi người sẳn sàng làm những hợp đồng dài hạn theo giá trị tính bằng tiền vì họ tin rằng giá trị và chi phí của họ mua và bán sẽ không chệch đi quá xa. - Lạm phát phi mã: tỷ lệ tăng giá trên 10% đến < 100% được gọi là lạm phát 2 hoặc 3 con số. Đồng tiền mất giá nhiều, lãi suất thực tế thường âm, không ai muốn giữ tiền mặt mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cần thiết cho việc thanh toán hằng ngày. Mọi người thích giữ hàng hóa, vàng hay ngoại tệ. Thị trường tài chính không ổn định ( do vốn chạy ra nước ngoài). - Siêu lạm phát : tỷ lệ tăng giá khoảng trên 1000% /năm. Đồng tiền gần như mất giá hoàn toàn. Các giao dịch diễn ra trên cơ sở hàng đổi hàng tiền không còn làm được chức năng trao đổi. Nền tài chính khủng hoảng (siêu lạm phát đã từng xảy ra ở Đức 1923 với tỷ lệ 10.000.000.000% và xảy ra ở Bolivia 1985 với 50.000%/năm).
- Lạm phát do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Phân loại theo nguyên nhân của lạm phát chúng ta có các loại sau: - Lạm phát do cầu kéo: Là loại lạm phát xảy ra do tổng cầu tăng lên, đặc biệt khi sản lượng đã đạt đến mức sản lượng tiềm năng điều này được thể hiện bởi sự dịch chuyển sang phải của tổng cầu (trong mô hình AD- AS). Để khắc phục, chính phủ phải thực hiện các biện pháp thắt chặt chi tiêu, tăng thuế hoặc giảm cung tiền. Hình 6.1 : lạm phát do cầu kéo Chúng ta bắt đầu với trạng thái cân bằng ban đầu trong dài hạn, tại đó đường LAS cắt đường SAS và AD0 ở mức giá P0. Sự gia tăng tổng cầu từ AD0 đến AD1 làm mức giá tăng từ P0 lên P1 và GDP thực tăng từ Yp đến Y1. - Lạm phát do chi phí đẩy: là loại lạm phát xảy ra do cú sốc cung bất lợi, ví dụ do giá cả các yếu tố đầu vào tăng. Trong nền kinh tế, giá cả sẽ tăng đồng thời thất nghiệp cao do các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.. Do vậy nó còn được gọi là lạm phát đình trệ. Hình 6.2: Lạm phát do chi phí đẩy - Lạm phát dự kiến hay còn gọi là lạm phát ì: Là loại lạm phát xảy ra do mọi người đã dự tính trước. khi đó, giá cả trong nền kinh tế tăng theo quán tính. Trong trường hợp này cả đường AS và AD đều dịch chuyển dần lên phía trên với cùng một tốc độ, giá cả sẽ tăng nhưng sản lượng và việclàm không đổi.
- Hình 6.3: Lạm phát dự kiến. 2. LẠM PHÁT VÀ TIỀN TỆ. Các nhà kinh tế cho rằng lạm phát về cơ bản là hiện tựong tiền tệ, chúng ta bắt đầu nghiên cứu lạm phát bằng cách phát triển lý thuyết số lượng tiền tệ. Hiện nay, hầu hết các nhà kinh tế đều dựa vào nó để lý giải các yếu tố quyết định mức giá và tỷ lệ lạm phát trong dài hạn. 2.1. Mức giá và giá trị của tiền. Lạm phát là hiện tượng của toàn bộ nền kinh tế, trước hết là nó có quan hệ đến giá trị của phương tiện trao đổi trong nền kinh tế. Giả sử P là mức giá chung. Khi đó P cho biết số tiền cần thiết để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ. Hay nói cách khác lượng hàng hoá và dịch vụ chúng ta có thể mua môt đồng là 1/P. Điều này hàm ý P là giá cả dịch vụ tính bằng đơn vị tiền tệ, còn 1/P là giá cả của tiền được tính bằng số đơn vị hàng hóa và dịch vụ. Do vậy, khi mức giá chung tăng lên thì giá trị của tiền sẽ giảm xuống. Xét nhu cầu về tiền, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ, nhưng một trong những biến quan trọng là mức giá bình quân trong nền kinh tế. Mọi người nắm giữ tiền vì tiền là phương tiện trao đổi. Không giống như các tài sản khác, chẳng hạn trái phiếu và cổ phiếu, mọi người có thể sử dụng trực tiếp tiền để mua hàng hoá và dịch vụ. Việc mọi người quyết định giữ bao nhiêu tiền phụ thuộc vào giá hàng hoá và dịch vụ mà họ cần mua. Giá cả càng cao, họ càng cần nhiều tiền cho mỗi giao dịch và mọi người quyết định nắm giữ càng nhiều tiền trong ví và tài khoản séc.Vậy là mức giá cao hơn (giá trị của tiền thấp hơn), làm tăng lượng cầu tiền. Nếu mức giá cao hơn mức cân bằng (Mức giá mà tại đó cung tiền tệ bằng cầu tiền tệ), mọi người muốn nắm giữ nhiều tiền hơn khối lượng tiền mà Ngân hàng Trung Ương tạo ra, do đó mức giá phải giảm để cân bằng cung và cầu tiền. Nếu mức giá thấp hơn mức giá cân bằng, mọi người sẽ muốn giữ tiền ít hơn lượng tiền Ngân hàng Trung ương tạo ra và do đó giá cả phải tăng lên để cân bằng cung cầu. Tại mức giá cân bằng, lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ bằng lượng tiền mà Ngân hàng Trung ương cung ứng. 2.2. Tác động của việc bơm thêm tiền.
- Bây giờ chúng ta xem xét ảnh hưởng của chính sách tiền tệ. Giả sử lúc ban đầu nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng và sau đó Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền bằng cách mua trái phiếu chính phủ từ công chúng thông qua nghiệp vụ thị trường mở. Hình 6.4 Sự gia tăng trong cung ứng tiền tệ Việc bơm thêm tiền vào làm đường cung tiền dịch chuyển từ MS1 đến MS2 và trạng thái cân bằng chuyển từ A sang B. Kết quả là giá trị của tiền giảm từ 1/P1 đến 1/P2 và mức giá cân bằng tăng từ P1 lên P2 . Nói cách khác sự gia tăng cung ứng tiền làm cho lượng tiền trong nền kinh tế nhiều hơn và mức giá sẽ tăng và điều này làm cho mỗi đồng tiền có giá trị thấp hơn trước. Nhưng nền kinh tế chuyển từ điểm cân bằng cũ A sang điểm cân bằng mới B như thế nào? Việc trả lời thấu đáo cho câu hỏi này đòi hỏi chúng ta phải hiểu được những biến động ngắn hạn trong nền kinh tế. Ảnh hưởng ngay lập tức của việc bơm thêm tiền là tạo ra mức dư cung về tiền. Trước khi tiền được bơm vào, nền kinh tế nằm trong trạng thái cân bằng tại điểm A trong hình 6.4. Tại mức giá hiện hành, mọi người có lượng tiền đúng bằng số tiền mà họ muốn. Nhưng sau khi bơm thêm tiền (ví dụ cho máy bay trực thăng thả số tiền mới xuống và mọi người nhặt chúng), mỗi người có một lượng tiền lớn hơn số tiền mà họ muốn. Tại mức giá hiện hành, lượng cung tiền giờ đây vượt quá lượng cầu. Mọi người tìm cách thoát khỏi lượng cung tiền dôi ra bằng nhiều cách khác nhau. Họ có thể mua hàng hóa và dịch vụ hoặc cho vay bằng cách mua trái phiếu hoặc gửi vào tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng. Các khoản cho vay cuối cùng sẽ cho phép những người khác mua hàng hóa và dịch vụ. Dù bằng cách nào đi nữa, thì việc bơm thêm tiền cũng làm tăng nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, năng lực cung ứng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế không thay đổi. Như chúng ta đã thấy, mức sản xuất của nền kinh tế phụ thuộc vào lao động, tư bản hiện vật, vốn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên và kiến thức công nghệ. Không có yếu tố nào trong những yếu tố trên thay đổi khi cung ứng tiền tệ tăng. Do vậy, việc nhu cầu lớn hơn về hàng hóa và dịch vụ làm cho giá của chúng tăng. Sự gia tăng trong mức giá đến lượt nó lại làm tăng lượng cầu về tiền vì mọi người phải dùng nhiều tiền hơn cho mỗi giao dịch. Có thể nền kinh tế sẽ đạt tới điểm cân bằng mới (điểm B trong hình 6.4) mà tại đó lượng cầu về tiền lại bằng lượng cung
- về tiền. Theo cách này, mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ điều chỉnh để cân bằng cung và cầu về tiền. 2.3.Tốc độ lưu thông và phương trình số lượng tiền tệ. Tốc độ lưu thông tiền tệ cho ta biết một đồng tiền được sử dụng bao nhiêu lần một năm. Để tính tốc độ lưu thông tiền tệ, chúng ta lấy giá trị danh nghĩa của sản lượng (GDP danh nghĩa) chia cho lượng tiền. Nếu P là mức giá (Chỉ số điều chỉnh GDP), Y là sản lượng (GDP thực tế), và M là lượng tiền, thì tốc độ lưu thông tiền tệ bằng: V=(PxY)/M Phương trình này có thể viết lại M.V=P.Y Phương trình này cho thấy lượng tiền (M) nhân với tốc độ lưu thông tiền tệ (V) bằng giá hàng hoá (P) nhân với sản lượng (Y). Nó được gọi là phương trình số lượng, bởi vì nó phản ánh mối quan hệ giữa số lượng tiền (M) và giá trị sản lượng danh nghĩa (P.Y). Phương trình số lượng cho thấy sự gia tăng số lượng tiền trong nền kinh tế phải biểu hiện một trong ba biến số khác: mức giá phải tăng, sản lượng phải tăng, hoặc tốc độ lưu thông tiền tệ phải giảm. Do đó, trong nhiều trường hợp tốc độ lưu thông tiền tuơng đối ổn định. Bây giờ chúng ta có thể lý giải mức giá cân bằng và tỷ lệ lạm phát. 1. Tốc độ lưu thông tiền tệ tương đối ổn định. 2. Vì tốc độ lưu thông tiền tệ tương đối ổn định, nên khi Ngân Hàng trung ương thay đổi khối lượng tiền tệ ( M), nó gây ra sự thay đổi tương ứng trong giá trị sản lượng danh nghĩa (P.Y). 3. Những thay đổi trong cung ứng tiền tệ ảnh hưởng tới các biến danh nghĩa, nhưng không ảnh hưởng tới các biến thực tế, khi ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền tệ, giá cả sẽ tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và tất cả các giá trị khác tính bằng tiền cũng tăng. Các biến thực tế như sản lượng, việc làm, tiền lương thực tế không đổi. Do đó tiền được gọi là có tính trung lập. 4. Sản lượng hàng hoá và dịch vụ của nền kinh tế (Y) được xác định bởi các nhân tố sản xuất (lao động, tư bản hiện vật, vốn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên) và trình độ công nghệ hiện tại. Khi Ngân hàng Trung ương thay đổi khối lượng tiền tệ (M) và gây ra những thay đổi tương ứng trong giá trị sản lượng danh nghĩa ( P.Y ), thì sự thay đổi này phản ánh lại trong sự thay đổi của mức giá (P). 5. Do vậy, khi Ngân hàng Trung ương tăng cung ứng tiền một cách nhanh chóng thì lạm phát cao. Năm bước này là bản chất của lý thuyết số lượng tiền tệ. Hiệu ứng FISHER Ngoài tiền tệ và lạm phát ra thì lãi suất là một biến quan trọng mà các nhà kinh tế quan tâm vì nó gắn nền kinh tế hiện tại và tương lai với nhau thông qua ảnh hưởng của nó đối với tiết kiệm và đầu tư.
- Chúng ta cần phân biệt lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế. Lãi suất danh nghĩa là lãi suất mà ngân hàng thông báo cho khách hàng. Còn lãi suất thực tế là lãi suất sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của lạm phát. Lãi suất thực tế = Lãi suất danh nghĩa - Tỷ lệ lạm phát. Hay chúng ta có thể viết lại: Lãi suất danh nghĩa = Lãi suất thực tế + Tỷ lệ lạm phát. Mỗi thành tố trong vế phải của phương trình trên chịu tác động của các lực lượng kinh tế khác nhau. Lãi suất thực tế được quyết định bởi cung và cầu vốn vay. Theo lý thuết số lượng tiền tệ thì tốc độ cung ứng tiền tăng quyết định tỷ lệ lạm phát. Trong dài hạn, khi tiền có tính trung lập, sự thay đổi của cung ứng tiền không có ảnh hưởng gì đến lãi suất thực tế cũng như các biến thực tế khác. Vì lãi suất thực tế không thay đổi nên lãi suất danh nghĩa phải điều chỉnh theo tỷ lệ một - một với sự thay đổi của lạm phát. Do vậy, khi Ngân hàng Trung ương tăng cung ứng tiền tệ, thì cả lạm phát và lãi suất danh nghĩa đều tăng. Sự điều chỉnh này của lãi suất danh nghĩa theo lạm phát được gọi là hiệu ứng FISHER. Theo tên của nhà kinh tế đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. 3. TÁC HẠI CỦA LẠM PHÁT. - Chi phí mòn giày: vì lạm phát làm xói mòn giá trị thực tế của số tiền mà chúng ta nắm giữ nên để tránh sự mất giá của đồng tiền mọi người sẽ giữ ít tiền trong ví của mình hơn và một trong những cách để thực hiện điều đó là đến ngân hàng thường xuyên hơn, tức là giữ tài sản dưới dạng tiền gửi ngân hàng. Chi phí bỏ ra để giảm lượng tiền nắm giữ được gọi là chi phí mòn giày của lạm phát. Vì chúng ta phải đến ngân hàng thường xuyên hơn nên giày của chúng ta mòn nhanh hơn, bên cạnh đó chúng ta phải mất đi thời gian và sự tiện lợi để nắm giữ ít tiền hơn – cái mà chúng ta không phải trả khi không có lạm phát. Chi phí mòn giày tương đối nhỏ đối với các quốc gia có lạm phát vừa phải. Chi phí mòn giày rất lớn đối với các quốc gia siêu lạm phát. - Chi phí thực đơn: hầu hết các doanh nghiệp không thay đổi giá hằng ngày, mà thường thông báo giá và giữ ổn định trong khoảng thời gian vài tuần, vài tháng, năm. Các doanh nghiệp không thường xuyên thay đổi giá cả bởi vì họ phải chịu chi phí cho việc thay đổi giá. Chi phí cho việc thay đổi giá gọi là chi phí thực đơn, một thuật ngữ rút ra từ chi phí in thực đơn mới của các nhà hàng. Chi phí thực đơn bao gồm chi phí quyết định giá mới, chi phí in bảng giá và catalô mới, chi phí gửi bảng giá và catalô mới cho đối tác và khách hàng, chi phí quảng cáo giá mới và thậm chí cả chi phí giải thích cho khách hàng tại sao có sự thay đổi giá. Lạm phát làm tăng chi phí thực đơn mà doanh nghiệp phải chịu. Khi lạm phát cao, chi phí doanh nghiệp tăng rất nhanh do sự thay đổi giá nhiều lần trong kỳ. - Sự biến động của giá tương đối và phân bổ sai nguồn lực: các nền kinh tế thị trường thường dựa vào giá tương đối để phân bổ nguồn lực. Người tiêu dùng quyết định mua một thứ hàng hoá bằng cách so sánh chất lượng và giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Thông qua những quyết định này, họ quyết định phân bổ các nhân tố sản xuất khan hiếm cho các ngành và doanh nghiệp. Khi lạm phát càng
- cao thì sự thay đổi tự động trong giá tương đối càng lớn, các quyết định của khách hàng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một cách có hiệu quả. - Những biến dạng của Thuế do lạm phát gây ra: các nhà lập pháp thường không tính đến lạm phát khi soạn thảo các luật thuế. Các nhà kinh tế đã nghiên cứu các luật thuế và kết luận rằng lạm phát có xu hướng làm tăng gánh nặng thuế đánh vào các khoản thu nhập kiếm được từ tiết kiệm. Thuế thu nhập đánh vào lãi suất danh nghĩa thu được từ những khoản tiết kiệm, mặc dù một phần lãi suất danh nghĩa chỉ đơn thuần bù lạm phát. Để xem xét tác động của lạm phát, chúng ta chú ý đến ví dụ bằng số sau: Nền kinh tế Nền kinh tế 1 2 (giá ổn (lạm phát) định) Lãi suất thực tế Tỷ lệ lạm phát 4% 4% Lãi suất danh nghĩa (Lãi suất thực tế + tỷ lệ lạm phát) 0 8 Lãi suất giảm do thuế suất 25% (0.25 x lãi suất danh 4 12 nghĩa) 1 3 Lãi suất danh nghĩa sau thuế (0.75x lãi suất danh nghĩa) 3 9 Lãi suất thực tế sau thuế (lãi suất d.nghĩa sau thuế x tỷ 3 1 lệ lạm phát) Khi lạm phát bằng 0, mức thuế 25% đánh vào thu nhập từ lãi suất làm giảm lãi suất thực tế từ 4 xuống 3 phần trăm. Khi lạm phát bằng 8, mức thuế như vậy làm giảm lãi suất thực tế từ 4 xuống 1 phần trăm. Những tác động của lạm phát làm thay đổi thuế, nên lạm phát càng cao thì càng có xu hướng làm giảm động cơ tiết kiệm của mọi người. Mà tiết kiệm trong nền kinh tế chính là nguồn của đầu tư và đầu tư chính là bộ phận tăng trưởng của nền kinh tế trong dài hạn. Vì vậy, khi lạm phát làm tăng gánh nặng thuế đánh vào các khoản tiết kiệm, nó có xu hướng làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. - Nhầm lẫn và bất tiện: các nhà kế toán phản ánh sai các khoản thu nhập của doanh nghiệp khi giá cả tăng thường xuyên. Vì lạm phát làm cho đồng tiền có giá trị thực tế không giống nhau vào các thời điểm khác nhau, nên việc tính toán lợi nhuận của công ty - phần chênh lệch giữa các khoản thu và chi phí - sẽ phức tạp hơn khi nền kinh tế có lạm phát. Do vậy, trong chừng mực nào đó, lạm phát làm cho các nhà đầu tư khó phân biệt giữa các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và do vậy cản trở thị trường tài chính trong việc phân bổ các khoản tiết kiệm của nền kinh tế cho các loại đầu tư khác nhau.
- - Tác hại đặc biệt của lạm phát không dự kiến: tái phân phối của cải một cách tuỳ tiện. Lạm phát bất ngờ phân phối lại của cải giữa các thành viên trong xã hội không theo công lao và nhu cầu của họ. Sự phân phối này xảy ra vì trong nền kinh tế có rất nhiều khoản vay được tính bằng đơn vị tính toán là tiền. Khi giá cả thay đổi không đoán trước được nó sẽ phân phối lại của cải giữa người đi vay và người cho vay. Nếu lạm phát có thể dự đoán trước được thì người đi vay và người cho vay đã tính đến lạm phát khi đưa ra lãi suất danh nghĩa. 4. SỰ ĐÁNH ĐỔI NGẮN HẠN GIỮA THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT. Hai chỉ báo về tình hình kinh tế được theo dõi chặt chẽ là lạm phát và thất nghiệp. Khi hàng tháng Cục thống kê công bố số liệu về những biến số này, các nhà hoạch định chính sách sốt ruột chờ đón bản tin thời sự. Một số nhà bình luận đã ghép tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp lại với nhau để tạo ra chỉ số khốn cùng với mục đích phản ánh sự lành mạnh của nền kinh tế. Hai đại lượng phản ánh tình hình kinh tế này gắn bó với nhau như thế nào? Chúng ta đã bàn về các yếu tố dài hạn quyết định lạm phát và thất nghiệp. Chúng ta đã thấy tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên phụ thuộc vào nhiều thuộc tính của thị trường lao động: chẳng hạn luật tiền lương tối thiểu, sức mạnh thị trường của công đoàn, vai trò của tiền lương hiệu quả và hiệu quả của việc tìm việc làm. Ngược lại, tỷ lệ lạm phát phụ thuộc trước hết vào sự gia tăng cung tiền, do Ngân hàng Trung ương kiểm soát. Do đó trong dài hạn, lạm phát và thất nghiệp không có quan hệ nhiều với nhau. Trong ngắn hạn, chính điều ngược lại mới đúng. Một trong mười nguyên lý của nền kinh tế học là: xã hội đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Nếu các nhà hoạch định chính sách tiền tệ mở rộng tổng cầu và chuyển nền kinh tế lên phía trên đường tổng cung ngắn hạn, họ có thể tạm thời cắt giảm thất nghiệp, nhưng cái giá phải trả là lạm phát cao hơn. Nếu các nhà hoạch định chính sách hạn chế tổng cầu và chuyển nền kinh tế xuống phía dưới đường tổng cung ngắn hạn, họ có thể cắt giảm lạm phát, nhưng phải trả giá là thất nghiệp tạm thời cao hơn. Trong phần này, chúng ta xem xét sự đánh đổi này một cách chi tiết. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp là chủ đề thu hút sự chú ý của một số nhà kinh tế quan trọng nhất trong nữa cuối thế kỷ 20. Cách tốt nhất để hiểu mối quan hệ này là xem xét sự tiến triển của tư tưởng về nó theo thời gian. Như chúng ta sẽ thấy, lịch sử của tư tưởng về lạm phát và thất nghiệp từ năm 1950 gắn bó chặt chẽ với lịch sử của nền kinh tế. Hai lịch sử này cho thấy vì sao đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp tồn tại trong ngắn hạn, vì sao nó không tồn tại trong dài hạn và nó làm nảy sinh những vấn đề gì cho các nhà hoạch định chính sách kinh tế. 4.1. Đường Phillips. Mối quan hệ ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp thường được gọi là đường Phillips. Chúng ta bắt đầu câu chuyện bằng việc phát hiện ra đường Phillips. 4.1.1. Nguồn gốc của đường Phillips. Vào năm 1958, A.W. Phillips cho đăng một bài báo trong tờ tạp chí Kinh tế học của Anh. Bài báo này đã làm cho ông trở nên nổi tiếng. Nó mang tiêu đề “mối quan hệ giữa thất nghiệp và tỷ lệ thay đổi tiền lương danh nghĩa ở Anh, 1861-1957”. Trong
- bài báo đó, Phillips chỉ ra mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát. Nghĩa là, Phillips đã chỉ ra rằng những năm có thất nghiệp thấp thường có lạm phát cao hơn, còn những năm có thất nghiệp cao thường có lạm phát thấp (Phillips phân tích lạm phát của tiền lương danh nghĩa, chứ không phải lạm phát giá cả, nhưng đối với mục đích của chúng ta, sự phân biệt đó không quan trọng. Hai chỉ tiêu về lạm phát này thường thay đổi cùng chiều với nhau). Phillips đã kết luận rằng hai biến kinh tế vĩ mô quan trọng – lạm phát và thất nghiệp - kết nối với nhau theo cách mà trước đây mà các nhà kinh tế chưa phát hiện ra. Mặc dù phát hiện của Phillips dựa vào số liệu của nước Anh, nhưng các nhà nghiên cứu đã nhanh chóng mở rộng phát hiện của ông sang các nước khác. Hai năm sau khi Phillips xuất bản cuốn sách của mình, các nhà kinh tế Paul Samuelson và Robert Solow đã xuất bản một bài báo trong tờ Tạp chí kinh tế Mỹ dưới tiêu đề “các phân tích về chính sách chống lạm phát”, trong đó họ đã nghĩ ra mối tương quan nghịch tương tự giữa lạm phát và thất nghiệp dựa trên số liệu của Mỹ. Họ lập luận rằng mối quan hệ tương quan này nảy sinh là vì thất nghiệp thấp gắn với tổng cầu cao, tạo áp lực đẩy tiền lương và giá cả tăng lên trong toàn bộ nền kinh tế. Samuelson và Solow đã gọi mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp là đường Phillips. Hình 6.5 nêu ra một ví dụ về đường Phillips giống như đường được Samuelson và Solow tìm ra. Hình 6.5 Đường Phillips. Đường Phillips minh họa cho mối quan hệ nghịch giữa tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp. Tại điểm A, lạm phát và thất nghiệp cao. Tại điểm B, lạm phát cao trong khi thất nghiệp thấp. Như tên bài báo của họ cho thấy, Samuelson và Solow quan tâm đến đường Phillips vì họ tin rằng nó đem lại những bài học quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách. Đặc biệt, họ gợi ý rằng đường Phillips cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách một thực đơn về các kết cục kinh tế có thể xảy ra. Bằng thay đổi chính sách tiền tệ và tài khoản để tác động vào tổng cầu, các nhà hoạch định chính sách có thể chọn một điểm bất kỳ trên đường này. Điểm A có thất nghiệp cao và lạm phát thấp. Điểm B có thất nghiệp thấp và lạm phát cao. Các nhà hoạch dịnh chính sách có thể muốn thấy cả thất nghiệp và lạm phát đều thấp, nhưng số liệu lịch sử được tóm tắt bằng đường Phillips chỉ ra rằng một kết hợp như vậy không thể xảy ra. Theo
- Samuelson và Solow, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp, đường Phillips minh hoạ cho sự đánh đổi đó. 4.1.2. Tổng cầu, tổng cung và đường Phillips. Mô hình tổng cầu và tổng cung đem lại một cách giải thích dễ dàng về các kết cục có thể xảy ra mà đường Phillips mô tả. Đường Phillips chỉ ra các kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp nảy sinh trong ngắn hạn khi sự dịch chuyển của đường tổng cầu làm cho nền kinh tế di chuyển dọc theo đường tổng cung ngắn hạn. Như chúng ta biết, sự gia tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ dẫn đến sản lượng và mức giá cao hơn trong ngắn hạn. Sản lượng nhiều hơn hàm ý việc làm nhiều hơn và như vậy tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn. Ngoài ra, cho dù mức giá năm trước là bao nhiêu, thì mức giá trong năm hiện tại càng cao cũng làm cho tỷ lệ lạm phát càng cao. Như vậy, sự dịch chuyển của đường tổng cầu đẩy lạm phát và thất nghiệp theo các hướng ngược nhau trong ngắn hạn - tức mối quan hệ được minh hoạ bằng đường Phillips. Để hiểu rõ hơn tại sao lại như vậy, chúng ta hãy xem xét một ví dụ. Để giữ cho con số đơn giản, chúng ta hãy hình dung ra rằng mức giá (ví dụ tính bằng chỉ số tiêu dùng) bằng 100 trong năm 2000. Hình 6.6 chỉ ra mức sản lượng có khả năng xảy ra trong năm 2001. Phần (a) nêu ra hai kết cục được xác định bằng mô hình tổng cầu và tổng cung. Phần (b) vẫn minh hoạ cho hai kết cục đó, nhưng bằng đường Phillips. Trong phần (a), chúng ta có thể thấy các hàm đối với sản lượng và mức giá trong năm 2001. Nếu tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ tương đối thấp, nền kinh tế đi đến kết cục A. Nó tạo ra sản lượng 7500 và mức giá là 102. Ngược lại nếu tổng cầu tương đối cao nền kinh tế đi đến kết cục B. Sản lượng là 8000 và mức giá bằng 106. Như vậy, mức tổng cầu cao hơn chuyển nền kinh tế đến điểm cân bằng có sản lượng và mức giá cao hơn. (a) Mô hình tổng cầu và tổng cung.
- Hình 6.6. Đường Phillips có quan hệ với mô hình tổng cầu và tổng cung như thế nào. Trong phần (b), chúng ta có thể thấy những kết cục này có hàm ý gì đối với thất nghiệp và lạm phát. Bởi vì doanh nghiệp cần nhiều công nhân hơn khi tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn, nên thất nghiệp thấp hơn ở kết cục B so với kết cục A. Trong ví dụ này, khi sản lượng tăng từ 7500 lên 8000, thất nghiệp giảm từ 7% xuống 4%. Hơn nữa, do mức giá cao hơn ở kết cục B so với kết cục A, nên tỷ lệ lạm phát (phần trăm thay đổi trong mức giá so với năm trước) cũng cao hơn. Cụ thể, do mức giá là 100 trong năm 2000, kết cục A có tỷ lệ lạm phát 2% và kết cục B có tỷ lệ lạm phát 6%. Như vậy, chúng ta có thể so sánh hai kết cục có thể xảy ra của nền kinh tế cả về sản lượng và mức giá (khi dùng mô hình tổng cầu và tổng cung) hoặc về thất nghiệp và lạm phát (khi sử dụng đường Phillips). Như chúng ta đã thấy trong chương trước, chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu. Do đó, chính sách tiền tệ và tài khoá có thể làm dịch chuyển nền kinh tế dọc theo đường Phillips. Chính sách tăng cung tiền, tăng chi tiêu chính phủ, cắt giảm thuế làm mở rộng tổng cầu và nền kinh tế dịch chuyển đến các điểm trên đường Phillips có thất nghiệp thấp hơn và lạm phát cao hơn. Chính sách cắt giảm cung tiền, cắt giảm chi tiêu chính phủ, hoặc tăng thuế làm thu hẹp tổng cầu và nền kinh tế dịch chuyển tới điểm trên đường Phillips có thất nghiệp cao hơn và lạm phát thấp hơn. Dựa trên nhận thức này, đường Phillips đưa ra cho các nhà hoạch định chính sách một thực đơn về kết hợp giữa lạm phát và thất nghiệp.
- 4.2. Sự dịch chuyển của đường Phillips. Đường Phillips dường như đã đưa ra cho các nhà hoạch định chính sách một thực đơn về các kết cục có thể xảy ra đối với lạm phát và thất nghiệp. Nhưng thực đơn này có vững chắc theo thời gian không? Đường Phillips có phải là mối quan hệ mà các nhà hoạch định chính sách tin cậy được không? Các nhà kinh tế đặt ra những câu hỏi này vào cuối những năm 1960, ngay sau khi Samuelson và Solow đưa đường Phillips vào cuộc tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô. 4.2.1. Đường Phillips dài hạn. Vào năm 1968, nhà kinh tế học Milton Friedmen lập luận rằng một việc mà chính sách tiền tệ không thể làm được, trừ trong thời gian ngắn, là chọn một kết hợp lạm phát và thất nghiệp trên đường Phillips. Cũng vào khoảng thời gian này, một nền kinh tế đánh đổi dài giữa lạm phát và thất nghiệp. Friedman và Phelps đưa ra các kết luận của họ dựa trên các nguyên lý cổ điển của kinh tế họ vĩ mô. Hãy nhớ lại rằng lý thuyết cổ điển nhấn mạnh rằng sự gia tăng cung tiền là yếu tố trước hết quyết định lạm phát. Nhưng lý thuyết cổ điển cũng tuyên bố rằng sự gia tăng cung tiền không có tác động thực tế - nó chỉ làm thay đổi giá cả và thu nhập danh nghĩa với tỷ lệ tương ứng. Cụ thể, sự gia tăng cung tiền không ảnh hưởng đến các yếu tố quyết định tỷ lệ thất nghiệp của nền kinh tế, chẳng hạn sức mạnh thị trường của công đoàn, vai trò của tiền lương hiệu quả, hoặc quá trình tìm kiếm việc làm. Friedman và Phelps kết luận rằng không có lý do gì để nghĩ rằng tỷ lệ lạm phát gắn với tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn. Cơ quan hữu trách về tiền tệ kiểm soát các đại lượng danh nghĩa - trực tiếp là khối lượng các khoản nợ của bản thân nó (tiền mặt cộng với dự trữ của ngân hàng). Về nguyên tắc, nó có thể sử dụng quyền kiểm soát này để cố định một đại lượng danh nghĩa – như tỷ lệ hối đoái, mức giá, thu nhập quốc dân danh nghĩa, khối lượng tiền tệ theo một định nghĩa nào đó - hoặc cố định sự thay đổi của một đại lượng danh nghĩa – như tỷ lệ lạm phát hay giảm phát, tỷ lệ tăng trưởng hoặc suy giảm của thu nhập quốc dân danh nghĩa, tỷ lệ tăng của khối lượng tiền tệ. Nó không thể sử dụng quyền kiểm soát của mình đối với các đại lượng danh nghĩa để cố định các đại lượng thực tế - như lãi suất thực tế, tỷ lệ thất nghiệp, thu nhập quốc dân thực tế khối lượng tiền tệ thực tế, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập quốc dân thực tế hoặc tỷ lệ tăng trưởng của khối lượng tiền tệ thực tế. Các quan điểm này có những hàm ý quan trọng đối với đường Phillips. Cụ thể, chúng hàm ý rằng các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với đường Phillips dài hạn thẳng đứng như trong hình 6.7. Nếu NHTƯ tăng cung tiền chậm chạp, tỷ lệ lạm phát sẽ thấp và nền kinh tế tự tìm đến điểm A. Nếu NHTƯ tăng cung tiền nhanh chóng, tỷ lệ lạm phát cao và nền kinh tế tự tìm đến điểm B. Trong cả hai trường hợp, tỷ lệ thất nghiệp có khuynh hướng tìm đến mức bình thường của nó được gọi là tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Đường Phillips dài hạn thẳng đứng minh hoạ cho kết luận rằng thất nghiệp không phụ thuộc vào tỷ lệ tăng tiền và lạm phát trong dài hạn. Về thực chất, đường Phillips dài hạn thẳng đứng là một cách biểu thị quan điểm cổ điển về tính trung lập của tiền (cung tiền chỉ làm thay đổi các biến danh nghĩa không
- làm thay đổi các biến thực, như bạn đã được biểu thị bằng đường tổng cung dài hạn thẳng đứng). Đường Phillips dài hạn thẳng đứng và đường tổng cung dài hạn thẳng đứng là hai mặt của cùng một vấn đề. Trong phần (a) của hình 6.8 sự gia tăng cung tiền làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, từ AD1 đến AD2. Kết quả của sự dịch chuyển này là trạng thái cân bằng dài hạn chuyển từ điểm A đến điểm B. Mức giá tăng từ P1 đến P2, nhưng vì đường tổng cung thẳng đứng, nên sản lượng vẫn ở mức như cũ. Trong phần (b) hình 6.8, sự gia tăng nhanh hơn trong cung tiền làm tăng tỷ lệ lạm phát bằng cách chuyển nền kinh tế từ điểm A đến điểm B. Nhưng vì đường Phillips thẳng đứng, nên tỷ lệ thất nghiệp tại hai điểm này bằng nhau. Như vậy, cả đường tổng cung dài hạn thẳng đứng và đường Phillips dài hạn thẳng đứng đều hàm ý rằng chính sách tiền tệ tác động tới các biến thực tế (sản lượng và thất nghiệp). Cho dù NHTƯ theo đuổi chính sách tiền tệ nào, thì sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp trong dài hạn vẫn ở mức tự nhiên của chúng. Hình 6.7. Đường Phillips dài hạn. Theo Friedman và Phelps, không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn. Sự gia tăng cung tiền quyết định tỷ lệ lạm phát. Cho dù lạm phát là bao nhiêu, thì tỷ lệ thất nghiệp vẫn bị hút về tỷ lệ tự nhiên của nó. Kết quả là đường Phillips dài hạn thẳng đứng. Khái niệm tự nhiên hàm ý gì khi được dùng để chỉ tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên? Friedman và Phelps sử dụng tính từ này để mô tả tỷ lệ thất nghiệp mà nền kinh tế có xu hướng bị hút tới trong dài hạn. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không nhất thiết phải là tỷ lệ thất nghiệp mà xã hội mong muốn. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không phải không thay đổi theo thời gian. Ví dụ, giả sử rằng một công đoàn mới thành lập sử dụng sức mạnh thị trường của công nhân bị dôi ra, do đó tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cao hơn. Thất nghiệp này là “tự nhiên” không phải nó tốt, mà bởi vì nó nằm ngoài ảnh hưởng của chính sách tiền tệ. Sự gia tăng cung tiền nhanh hơn không làm giảm được sức mạnh thị trường của công đoàn hoặc tỷ lệ thất nghiệp mà chỉ dẫn đến lạm phát cao hơn. Mặc dù chính sách tiền tệ không thể tác động đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, song chính sách khác lại có thể làm điều đó. Để giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, các nhà hoạch định chính sách cần tìm ra chính sách cải thiện hoạt động của thị trường lao động. Như chúng ta đã biết các chính sách khác nhau đối với thị trường: luật tiền
- lương tối thiểu, luật thương lượng tập thể, bảo hiểm thất nghiệp và chương trình đào tạo làm giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên sẽ làm dịch chuyển đường Phillips dài hạn sang trái. Ngoài ra, vì thất nghiệp thấp hơn hàm ý có nhiều công nhân hơn đang sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ, nên lượng cung về hàng hóa và dịch vụ lớn hơn ở bất kỳ mức giá đã cho nào và đường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải. Nền kinh tế khi đó được hưởng mức thất nghiệp thấp hơn và sản lượng cao hơn, cho dù tỷ lệ tăng tiền và lạm phát là bao nhiêu. Hình 6.8. Đường Phillips dài hạn gắn với mô hình tổng cầu và tổng cung như thế nào. Phần (a) chỉ ra mô hình tổng cầu và tổng cung vời đường tổng cung thẳng đứng. Khi chính sách tiền tệ mở rộng làm dịch đường tổng cầu sang phải từ AD1 tới AD2 , trạng thái cân bằng chuyển từ điểm A tới điểm B. Mức giá tăng từ P1 lên P2 , trong khi sản lượng vẫn như cũ. Phần (b) vẽ đường Phillips dài hạn thẳng đứng tại tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên. Chính sách tiền tệ mở rộng chuyển nền kinh tế từ mức lạm phát thấp (điểm A) tới mức lạm phát cao hơn (điểm B), nhưng không làm thay đổi tỷ lệ thất nghiệp. 4.2.2. Kỳ vọng và đường Phillips ngắn hạn. Ban đầu, việc phủ nhận sự đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp của Friedman và Phelps dường như không có sức thuyết phục. Lập luận của họ dựa trên yêu cầu biện minh cho lý thuyết. Ngược lại, mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp do Phillips, Samuelson và Solow nêu ra dựa trên số liệu thực nghiệm. Tại sao người ta phải tin rằng các nhà hoạch định chính sách đối mặt với đường Phillips thẳng đứng, trong khi nền kinh tế chứng tỏ rằng nó tuân theo đường Phillips dốc xuống? Những phát hiện của Phillips, Samuelson và Solow có đưa chúng ta tới chỗ bác bỏ kết luận cổ điển về tính trung lập của tiền không? Friedman và Phelps ý thức rõ về những vần đề này và họ đã đưa ra một cách để dung hoà lý thuyết kinh tế vĩ mô cổ điển với phát hiện của đường Phillips dốc xuống được thiết lập từ số liệu của Anh và Mỹ. Họ quả quyết rằng mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp đùng trong ngắn hạn, nhưng các nhà hoạch định chính sách không thể sử dụng nó trong dài hạn. Nói cách khác, các nhà hoạch định chính sách có thể theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng để đạt được mức thất nghiệp thấp hơn trong một thời gian, nhưng cuối cùng thất nghiệp sẽ trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó và chính sách tiền tệ mở rộng hơn chỉ dẫn tới lạm phát cao hơn.
- Friedman và Phelps giải thích sự khác nhau giữa đường tổng cung ngắn hạn và dài hạn. Như bạn đã biết, đường tổng cung dốc lên hàm ý sự gia mức giá làm tăng lượng hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng. Ngược lại, đường tổng cung dài hạn thẳng đứng hàm ý mức giá không ảnh hưởng tới lượng cung trong dài hạn. Ba lý thuyết để lý giải độ dốc dương của đường tổng cung ngắn hạn: nhận thức sai lầm về giá tương đối, tiền lương cứng nhắc và giá cả cứng nhắc. Do nhận thức, tiền lương và giá cả điều chỉnh theo thời gian để đáp lại sự thay đổi trong điều kiện kinh tế, nên mối quan hệ thuận giữa mức giá và lượng cung đúng trong ngắn hạn, nhưng không đúng trong dài hạn. Friedman và Phelps áp dụng chính lô gích này vào đường Phillips. Cũng như đường tổng cung dốc lên chỉ đúng trong ngắn hạn, mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp cũng chỉ đúng trong ngắn hạn. Và vì đường tổng cung dài hạn thẳng đứng, nên đường Phillips dài hạn cũng thẳng đứng. Để giúp cho việc giải thích mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp, Friedman và Phelps đưa một biến mới vào phân tích: lạm phát dự kiến. Lạm phát dự kiến phản ánh quy mô thay đổi của mức giá chung mà mọi người dự kiến. Mức giá dự kiến tác động tới nhận thức của mọi người về giá tương đối, tiền lương và giá cả mà họ quy định. Kết quả là, lạm phát dự kiến là một yếu tố quyết định vị trí của đường tổng cung ngắn hạn. Trong ngắn hạn, NHTƯ có thể coi lạm phát dự kiến (và cả đường tổng cung ngắn hạn) là cho trước. Khi cung ứng tiền tệ thay đổi, đường tổng cung ngắn hạn, những thay đổi về tiền tệ dẫn đến các biến động không dự kiến trong sản lượng, giá cả, thất nghiệp và lạm phát. Bằng cách này, Friedman và Phelps đã giải thích được đường Phillips mà Phillips, Samuelson và Solow nêu ra. Song khả năng của NHTƯ trong việc tạo ra lạm phát không dự kiến bằng cách tăng cung tiền chỉ tồn tại trong ngắn hạn. Trong dài hạn, mọi người dự kiến mức lạm phát mà NHTƯ quyết định tạo ra. Do nhận thức, tiền lương và giá cuối cùng sẽ điều chỉnh để đáp lại tỷ lệ lạm phát, nên đường tổng cung dài hạn thẳng đứng. Trong trường hợp này, sự thay đổi của tổng cầu, chẳng hạn do sự thay đổi của cung tiền, không ảnh hưởng tới sản lượng hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, Friedman và Phelps kết luận rằng thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó trong dài hạn. Phân tích của Friedman và Phelps có thể tổng kết bằng phương trình dưới đây. Tỷ lệ thất nghiệp = tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên – a (lạm phát thực tế - lạm phát dự kiến) Phương trình này gắn tỷ lệ thất nghiệp với tỷ lệ thất nghiệp ngắn hạn, lạm phát thực tế với lạm phát dự kiến. Trong ngắn hạn, lạm phát dự kiến không thay đổi. Vì vậy, lạm phát thực tế cao hơn gắn với thất nghiệp thấp hơn. (Mức độ phản ứng của thất nghiệp đối với lạm phát không dự kiến là do a quyết định và độ dốc của đường tổng cung ngắn hạn quyết định độ lớn của a). Tuy nhiên trong dài hạn, mọi người bắt đầu dự kiến NHTƯ sẽ tạo ra mức lạm phát nào. Bởi vậy, lạm phát thực tế bằng lạm phát dự kiến và thất nghiệp bằng tỷ lệ tự nhiên của nó.
- Hình 6.9. Lạm phát dự kiến làm dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn như thế nào. Tỷ lệ lạm phát dự kiến càng cao, sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp càng cao. Tại điểm A, cả lạm phát dự kiến và lạm phát thực tế đều thấp, còn thất nghiệp ở mức tự nhiên. Nếu Fed theo đuổi chính sách tiền tệ mở rộng, nền kinh tế chuyển từ điểm A tới điểm B trong ngắn hạn. Tại điểm B, lạm phát dự kiến vẫn thấp, nhưng lạm phát thực tế đã cao và thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ tự nhiên của nó. Trong dài hạn, lạm phát dự kiến tăng lên và nền kinh tế chuyển tới điểm C. Tại điểm C, cả lạm phát dự kiến và lạm phát thực tế đều cao trong khi thất nghiệp trở lại tỷ lệ tự nhiên của nó. Phương trình này hàm ý không có đường Phillips ngắn hạn ổn định. Mỗi đường Phillips nhà hoạch định chính sách có thể lựa chọn là rất nguy hiểm. Để hiểu tại sao, chúng ta hãy hình dung ra rằng nền kinh tế đang nằm ở mức thất nghiệp tự nhiên của nó với lạm phát thấp và lạm phát dự kiến thấp, như được minh hoạ bằng điểm A trong hình 6.9. Bây giờ giả sử các nhà hoạch định chính sách tìm cách đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp bằng cách sử dụng chính sách tiền tệ và tài khoá để mở rộng tổng cầu. Trong ngắn hạn, khi lạm phát dự kiến cố định, nền kinh tế chuyển từ điểm A đến điểm B. Thất nghiệp giảm xuống thấp hơn tỷ lệ tự nhiên của nó và lạm phát tăng lên cao hơn lạm phát dự kiến. Theo thời gian, mọi người đã quen với tỷ lệ lạm phát cao hơn này và họ tăng kỳ vọng của mình về lạm phát. Khi lạm phát dự kiến tăng lên, doanh nghiệp và công nhân bắt đầu tính đến mức lạm phát cao hơn khi quy định tiền lương và giá cả. Khi đó, đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang phải như được chỉ ra trong hình 6.9. Cuối cùng, nền kinh tế dừng lại ở điểm C với mức lạm phát cao hơn so với điểm A, nhưng có mức thất nghiệp như cũ. Bởi vậy, Friedman và Phelps kết luận rằng các nhà hoạch định chính sách đối mặt với sự đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát, nhưng chỉ là sự đánh đổi tạm thời. Nếu các nhà hoạch định chính sách sử dụng sự đánh đổi này, họ sẽ đánh mất nó. 4.2.3. Thực nghiệm tự nhiên cho giả thiết tỷ lệ tự nhiên Friedman và Phelps đã đưa ra một dự báo vào năm 1968: nếu các nhà hoạch định chính sách cố nắm lấy lợi thế của đường Phillips bằng việc chọn mức lạm phát cao để cắt giảm thất nghiệp, họ sẽ chỉ tạm thời thành công trong việc cắt giảm thất nghiệp. Quan điểm này - tức quan điểm cho rằng thất nghiệp cuối cùng sẽ chỉ trở lại thất nghiệp tự nhiên của nó cho dù tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu- được gọi là giả thiết tỷ lệ tự nhiên.
- Hình 6.10 Đường Phillips trong những năm 1960. Hình này sử dụng số liệu hàng năm từ 1961 đến 1968 về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP) để chỉ ra mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp. Tuy nhiên, trước khi bàn về kết quả của phép kiểm định này, chúng ta hãy xem xét số liệu mà Friedman và Phelps có khi họ đưa ra dự báo của mình vào năm 1968. Hình 6.10 ghi tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát trong thời kỳ 1961 – 1968. Các số liệu này chỉ ra đường Phillips. Vì lạm phát tăng qua tám năm này, nên thất nghiệp giảm. Số liệu kinh tế từ thời kỳ này phù hợp với sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp. Thành công bề ngoài của đường Phillips trong những năm 1960 làm cho dự báo của Friedman và Phels trở nên đúng hơn. Vào năm 1958, Phillips đã nêu ra mối quan hệ nghịch giữa lạm phát và thất nghiệp. Năm 1960, Samuelson và Solow đã chỉ ra rằng điều này đúng với số liệu của Mỹ. Số liệu của một thập kỷ nữa khẳng định mối quan hệ đó. Đối với một số nhà kinh tế trong thời kỳ này, dường như là lố bịch nếu quả quyết rằng đường Phillips sụp đổ mỗi khi các nhà hoạch định chính sách tìm cách sử dụng nó.
- Hình 6.11. Sự sụp đổ của đường Phillips. Hình này biểu thị số liệu hàng năm từ 1961 tới 1973 về tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát (tính bằng chỉ số điều chỉnh GDP). Hãy chú ý rằng đường Phillips của những năm 1960 đã sụp đổ vào đầu những năm 1970. Nhưng trong thực tế, đây chính là điều đã xảy ra. Vào cuối những năm 1960, chính phủ Mỹ theo đuổi chính sách mở rộng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ. Một phần sự mở rộng này là nhờ chính sách tài khoá: Chi tiêu của chính phủ tăng khi cuộc chiến ở Việt nam nóng lên. Một phần là nhờ chính sách tiền tệ: Vì Fed (NHTƯ Mỹ) tìm cách làm giảm lãi suất khi đứng trước chính sách tài khoá mở rộng, cung tiền (tính bằng M2) đã tăng khoảng 13% mỗi năm trong thời kỳ từ 1970 đến 1972 so với 7% năm trong đầu những năm 1960. Kết quả là, lạm phát ở mức cao (từ 5 đến 6% vào đầu những năm 1970 so với từ 1 đến 2 % năm vào đầu những năm 1960). Nhưng như Friedman và Phelps đã dự báo, thất nghiệp không còn ở mức thấp nữa. Hình 6.11 biểu thị lịch sử của lạm phát và thất nghiệp từ 1961 đến 1973. Nó chỉ ra rằng mối quan hệ nghịch giản đơn giữa hai biến bắt đầu bị phá vỡ vào năm 1970. Cụ thể, vì lạm phát vẫn giữ ở mức cao vào đầu những năm 1970, kỳ vọng của mọi người về lạm phát đã bắt kịp với thực tế và tỷ lệ thất nghiệp trở lại mức 5 đến 6%, mức phổ biến vào đầu những năm 1960. Hãy chú ý rằng lịch sử được minh hoạ trên hình 6.11 rất giống với lý thuyết về sự dịch chuyển của đường Phillips ngắn hạn được chỉ ra trong hình 6.9. Vào năm 1973, các nhà hoạch định chính sách đã hiểu rằng Friedman và Phelps có lý: không có sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp trong dài hạn. 4.3. Sự dịch chuyển của đường Phillips: vai trò của các cú sốc cung Vào năm 1968, Friedman và Phelps đã nhận định rằng những thay đổi trong lạm phát dự kiến làm dịch chuyển đường Phillips và kinh nghiệm thu nhập được vào đầu những năm 1979 đã thuyết phục hầu hết các nhà kinh tế tin rằng Friedman và Phelps có lý. Song trong vòng vài năm, các nhà kinh tế đã tập trung sự chú ý vào một nguồn khác làm dịch chuyển đường Phillips ngắn hạn: các cú sốc đối với tổng cung.
- Trong thời kỳ này, sự dịch chuyển được chú ý không xuất phát từ các giáo sư kinh tế Mỹ, mà từ các nước Ảrập. Vào năm 1974, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) bắt đầu áp đặt sức mạnh thị trường với tư cách một các ten trên thị trường dầu mỏ thế giới nhằm làm tăng lợi nhuận của các nước thành viên. Các nước OPEC, chẳng hạn Saudi Arabia, Kuwait và Iraq, đã cắt giảm cung này làm cho giá dầu tăng gấp đôi. Sự tăng mạnh mẽ trong giá dầu thế giới là một ví dụ về cú sốc cung. Cú sốc cung là sự kiện tác động trực tiếp vào chi phí sản xuất của các doanh nghiệp và qua đó vào giá cả của họ; nó làm dịch chuyển đường tổng cung của nền kinh tế và đường Phillips. Ví dụ, khi giá dầu làm tăng chi phí sản xuất xăng, dầu đốt, lốp ô tô và nhiều sản phẩm khác, nó làm giảm lượng cung về hàng hóa và dịch vụ ở bất cứ giá cho trước nào. Như phần (a) của hình 6.12 chỉ ra, sự giảm sút của cung được biểu thị bằng sự dịch chuyển sang trái của đường tổng cung từ AS1 tới AS2. Mức giá tăng từ P1 lên P2 và sản lượng giảm từ Y1 xuống Y2. Kết hợp tăng giá và giảm sản lượng đôi khi được gọi là lạm phát kèm suy thoái. Sự dịch chuyển này của đường tổng cung gắn với sự dịch chuyển tương tự của đường Phillips ngắn hạn được vẽ trong phần (b). Vì các doanh nghiệp cần ít công nhân hơn để sản xuất ra mức sản lượng thấp hơn, nên việc làm giảm và thất nghiệp tăng. Do mức giá cao hơn, tỷ lệ lạm phát - tức phần trăm thay đổi trong mức giá so với năm trước – cũng cao hơn. Như vậy, sự dịch chuyển của tổng cung dẫn tới thất nghiệp cao hơn và lạm phát cao hơn. Sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp chuyển sang phải, từ PC1 sang PC2. Do phải đương đầu với cú sốc cung bất lợi, các nhà hoạch định chính sách đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa chống lạm phát và chống thất nghiệp. Nếu thu hẹp tổng cầu để chống lạm phát, họ sẽ làm tăng thất nghiệp thêm nữa. Nếu mở rộng tổng cầu để chống thất nghiệp, họ sẽ làm tăng lạm phát lên cao hơn nữa. Nói cách khác, các nhà hoạch định chính sách đứng trước sự đánh đổi ít mong muốn hơn giữa lạm phát và thất nghiệp so với trước khi có sự dịch chuyển của đường tổng cung. Họ phải sống chung với tỷ lệ lạm phát cao hơn tại bất kỳ tỷ lệ thất nghiệp nào hoặc với tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tại bất kỳ tỷ lệ lạm phát nào hoặc một kết hợp nào đó của mức thất nghiệp cao hơn và lạm phát cao hơn. Một câu hỏi quan trọng là sự dịch chuyển bất lợi của đường Phillips chỉ có tính tạm thời hay lâu dài. Câu trả lời phụ thuộc vào việc mọi người điều chỉnh kỳ vọng của họ về lạm phát như thế nào. Nếu mọi người coi sự gia tăng lạm phát do cú sốc cung gây ra là sự lệch lạc tạm thời, lạm phát dự kiến sẽ không thay đổi và đường Phillips sớm trở lại vị trí cũ. Nhưng nếu mọi người tin rằng cú sốc dẫn tới một thời kỳ mới có lạm phát cao hơn, thì lạm phát dự kiến sẽ tăng lên và đường Phillips vẫn nằm ở vị trí mới, kém mong muốn hơn.
- Hình 6.12. Cú sốc bất lợi đối với tổng cung. Phần (a) vẽ mô hình tổng cầu và tổng cung. Khi đường tổng cung dịch chuyển sang trái từ AS1 tới AS2, điểm cân bằng chuyển từ điểm A tới điểm B. Sản lượng giảm từ Y1 tới Y2 và mức giá tăng từ P1 lên P2. Phần (b) chỉ ra đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Sự dịch chuyển bất lợi của đường tổng cung chuyển nền kinh tế từ điểm có thất nghiệp thấp và lạm phát thấp (điểm A) tới điểm có thất nghiệp cao hơn và lạm phát cao hơn (điểm B). Đường Phillips ngắn hạn dịch chuyển sang phải từ PC1 tới PC2. Bây giờ, các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với sự đánh đổi tồi tệ hơn giữa lạm phát và thất nghiệp. Trong những năm 1970, lạm phát dự kiến ở Mỹ đã gia tăng mạnh mẽ. Sự gia tăng lạm phát dự kiến này có liên quan đến quyết định của Fed về việc thích ứng với cú sốc cung bằng cách làm tăng cung tiền với tỷ lệ cao hơn. Như chúng ta đã thấy, các nhà hoạch định chính sách được coi là đã thích ứng với cú sốc cung bất lợi khi họ phản ứng bằng cách tăng tổng cầu. Do quyết định chính sách này, tình trạng suy thoái do cú sốc cung gây ra nhỏ hơn so với bình thường, nhưng nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với sự đánh đổi không mong muốn giữa lạm phát và thất nghiệp trong nhiều năm. Tình hình càng tồi tệ hơn khi vào năm 1979, OPEC một lần nữa áp đặt sức mạnh thị trường của mình bằng cách làm tăng giá dầu hơn gấp đôi. Hình 6.13 chỉ ra tình hình lạm phát và thất nghiệp của nền kinh tế Mỹ trong thời kỳ này. Vào năm 1980, sau hai cú sốc cung do OPEC gây ra, nền kinh tế Mỹ có tỷ lệ lạm phát hơn 9% và tỷ lệ thất nghiệp khoảng 7%. Kết hợp lạm phát và thất nghiệp này hoàn toàn xa lạ với sự đánh đổi có thể đạt được vào những năm 1960. (Trong những năm 1960, đường Phillips hàm ý rằng tỷ lệ thất nghiệp 7% sẽ đi kèm với tỷ lệ lạm phát chỉ bằng 1%. Mức lạm phát trên 9% là điều không ai nghĩ tới). Với chỉ số khốn cùng trong năm 1980 gần ở mức cao lịch sử, hầu như mọi người đều bất mãn với kết quả hoạt động của nền kinh tế. Phần lớn do sự bất mãn này mà Tổng thống Jimmy Carter đã thất bại trong việc tái đắc cử vào tháng 11 năm 1980 và bị thay thế bằng Ronald Reagan.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương 9: Lạm phát
77 p | 1788 | 747
-
KINH TẾ VĨ MÔ - Chương 8 - LẠM PHÁT
22 p | 600 | 125
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 6 Lạm phát và thất nghiệp
14 p | 316 | 53
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô ( Trần Thị Minh Ngọc) - Chương 6 Lạm phát và thất nghiệp
45 p | 181 | 34
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 6: Lạm phát và thất nghiệp
10 p | 223 | 22
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô Chương 3 - Lạm phát và thất nghiệp
66 p | 262 | 21
-
Trắc nghiệm môn Kinh tế vĩ mô - Chương 8: Lạm phát và thất nghiệp
10 p | 576 | 20
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 7: Lạm phát thất nghiệp
24 p | 160 | 15
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 8: Lạm phát và thất nghiệp
36 p | 62 | 10
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô: Chương 9 - Lạm phát
28 p | 73 | 10
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2 - Chương 6: Lạm phát – thất nghiệp
8 p | 45 | 7
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 6: Lạm phát thất nghiệp
34 p | 80 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô - Chương 8: Lạm phát - thất nghiệp
28 p | 47 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 6: Lạm phát và thất nghiệp
19 p | 29 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 1 - Chương 6: Lạm phát và thất nghiệp (Năm 2022)
40 p | 15 | 5
-
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 3: Lạm phát – thất nghiệp
24 p | 11 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô 1 - Chương 7: Lạm phát
16 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn