Chuyên đề: Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải từ các làng nghề ở Việt Nam
lượt xem 37
download
Chuyên đề: Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải từ các làng nghề ở Việt Nam với mục tiêu mô tả thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải từ làng nghề ở Việt Nam; một số giải pháp nhằm giảm tác động gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh các làng nghề. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề: Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải từ các làng nghề ở Việt Nam
- Mục lục SV: trần thu thủy 1
- DANH MỤC VIẾT TẮT BOD5 : Nhu cầu oxy sinh hóa COD: Nhu cầu oxy hóa học SS: Chất rắn lơ lửng CBNSTP: Chế biến nông sản thực phẩm N, P : Nitơ, Photpho Pb, Zn, Fe: Chì, Kẽm, Sắt TCCP: Tiêu chuẩn cho phép TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường SV: trần thu thủy 2
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu đồ Phân bố các làng nghề theo vùng miền 1.2.2 Bảng Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề 1.2.3 Bảng Các dạng chất thải trong nước theo loại hình sản xuất 1.3 Bảng Đặc trưng nước thải tại các làng nghề CBNSTP 3.1.1 Bảng Tổng lượng nước thải và bã thải từ sản xuất tinh bột 3.1.2 Bảng Phân tích môi trường nước mặt tại các làng nghề tái chế kim loại 3.2 Bảng Phân tích môi trường nước mặt tại các làng nghề ươm tơ 3.3 Bảng Chất lượng nước thải sản xuất của làng nghề sơn mài Hạ TháiHà 3.4.1 Tây và Tương Bình Hiệp, Bình Dương Bảng Kết quả phân tích nước mặt tại thôn An Hoà 3.4.2 SV: trần thu thủy 3
- ĐẶT VẤN ĐỀ Việc phát triển làng nghề là một phần của công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn trong những năm đầu của thế kỷ 21. Phát triển mạnh những ngành nghề truyền thống, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, sử dụng được nhiều lao động địa phương là lợi thế của kinh tế làng nghề. Đời sống nông dân ở nhiều vùng nông thôn trong cả nước đã khá lên từ sản xuất nông nghiệp đồng thời với việc khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhiều làng nghề đã nêu được bài học về làm giàu ở nông thôn. Tuy nhiên chính những nơi này đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường mỗi, đặc biệt tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt xung quanh các làng nghề đang ngày càng trở nên trầm trọng. Nguồn nước ô nhiễm cũng chính là nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trong làng, tạo ra một vòng xoắn luẩn quẩn mà không chỉ có nguồn nước gánh chịu hậu quả, mà chính người dân đang đánh mất sức khỏe của chính mình. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước chính là từ các tính chất đặc thù của làng nghề như: quy mô nhỏ, công nghệ thủ công lạc hậu, phát triển không đồng bộ, chủ yếu chịu sự chi phối của các thị trường kém ổn định, chạy đua theo lợi nhuận, không nhiều kinh phí để đầu tư cho công tác xử lí nước thải thì việc xả nước thải ra nguồn nước tự nhiên mang lại hiệu quả kinh tế. Và một thực tế nữa là do hiểu biết của chính những người dân ở các làng nghề về tác động của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ bản thân và những người xung quanh còn hạn chế. Nhận thức được vấn đề trên em xin thực hiện chuyên đề: “ hiện trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải từ các làng nghề ở Việt Nam” với mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải từ làng nghề ở Việt Nam. SV: trần thu thủy 4
- 2. Một số giải pháp nhằm giảm tác động gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh các làng nghề. Chương 1 TỔNG QUAN 1. Nước và ô nhiễm nước 1.1.1. Khái niệm nguồn nước mặt Tài nguyên nước mặt: Là nước phân bố trên mặt đất, nước trong các đại dương, sông, suối, ao hồ, đầm lầy. Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn từ điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con người; nước mặt dễ bị ô nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi; khả năng hồi phục trữ lượng của nước nhanh nhất ở vùng thường có mưa. Tổng lượng dòng chảy sông ngòi trung bình hàng năm của nước ta bằng khoảng 847 km3, trong đó tổng lượng ngoài vùng chảy vào là 507 km3 chiếm 60% và dòng chảy nội địa là 340 km3, chiếm 40%. Nếu xét chung cho cả nước, thì tài nguyên nước mặt của nước ta tương đối phong phú, chiếm khoảng 2% tổng lượng dòng chảy của các sông trên thế giới, trong khi đó diện tích đất liền nước ta chỉ chiếm khoảng 1,35% của thế giới. Tuy nhiên, một đặc điểm quan trọng của tài nguyên nước mặt là những biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân phối không đều trong năm) và còn phân bố rất không đều giữa các hệ thống sông và các vùng. Tổng lượng dòng chảy năm của sông Mê Kông bằng khoảng 500 km3, chiếm tới 59% tổng lượng dòng chảy năm của các sông trong cả nước, sau đó đến hệ thống sông Hồng 126,5 km3 (14,9%), hệ thống sông Đồng Nai 36,3 km3 (4,3%), SV: trần thu thủy 5
- sông Mã, Cả, Thu Bồn có tổng lượng dòng chảy xấp xỉ nhau, khoảng trên dưới 20 km3 (2,3 2,6%), các hệ thống sông Kỳ Cùng, Thái Bình và sông Ba cũng xấp xỉ nhau, khoảng 9 km3 (1%), các sông còn lại là 94,5 km3 (11,1%). Một đặc điểm quan trọng nữa của tài nguyên nước sông của nước ta là phần lớn nước sông (khoảng 60%) lại được hình thành trên phần lưu vực nằm ở nước ngoài, trong đó hệ thống sông Mê Kông chiếm nhiều nhất (447 km3, 88%). Nếu chỉ xét thành phần lượng nước sông được hình thành trong lãnh thổ nước ta, thì hệ thống sông Hồng có tổng lượng dòng chảy lớn nhất (81,3 km3) chiếm 23,9%, sau đó đến hệ thống sông Mê Kông (53 km3, 15,6%), hệ thống sông Đồng Nai (32,8 km3, 9,6%). 1.1.2. Khái niệm ô nhiễm nước Mỗi mục đích sử dụng cần có tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá riêng về mức độ phù hợp cho nhu cầu sử dụng. Để xem xét liệu nguồn nước có đạt yêu cầu sử dụng cho từng mục đích hay không ta cần so sánh với tiêu chuẩn chất lượng nước do các tổ chức chuyên môn quốc tế hoặc do nhà nước qui định. Trong các tiêu chuẩn chất lượng nước người ta chọn lọc mét sè thông số lí, hóa, sinh đặc trưng. Mỗi một thông số được qui định một giá trị tối đa cho phepsao cho có mặt của các tác nhân đó trong nguồn nước ở nồng độ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, sự phát riển của tôm cá, hoặc sự phát triển của cây trồng. Cùng với sụ phát triỉen của loài người, con người đã và đang làm cho môi trường nước bị ô nhiễm.Ô nhiễm môi trường nước được chia thành hai dạng: tự nhiên và nhân tạo và được định nghĩa như là sù thay đổi chất lượng nước làm cho nước độc hại và không sử dụng được. Theo luật Tài nguyên nước của nước CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM thì ô nhiễm nguồn nước là sự thay đổi tính chất vật lý. Hóa học và thành phần sinh học của nước vi phạm tiêu chuẩn cho phép. Sự ô nhiễm nước là sự có mặt của nhiều hay mét chất lạ trong môi trưòng nước dù chất đó có độc hại hay không bới vì khi vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật thì chất đó sẽ trở nên độc hại. SV: trần thu thủy 6
- Ô nhiễm nước tự nhiên do các yếu tố tự nhiên( núi lửa, bão, lũ lụt) có thể nghiêm trọng nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu. Ô nhiễm nhân tạo là nguyên nhân quan trọng và phổ biến nhất được phân thành các loại: Ô nhiễm chất hữu cơ: đó là sự có mặt của các chất tiêu thụ ôxy trong nước. Các chỉ tiêu để đánh giá ô nhiễm chất hữu cơ là: DO, BOD, COD Ô nhiễm các chất vô cơ: là có nhiều chất vô cơ gây ô nhiễm nước, tuy nhiên có một số nhóm điển hình như: các loại phân bón chất vô cơ (là các hợp chất vô cơ mà thành phần chủ yếu là cacbon, hydro và oxy, ngoài ra chúng còn chứa các nguyên tố như N, P, K cùng các nguyên tố vi lượng khác), các khoáng axit, cặn, các nguyên tố vết. Ô nhiễm các chất phú dưỡng: phú dưỡng là sự gia tăng hàm lượng Nito, Photpho trong nước nhập vào các thuỷ vực dẫn đến sự tăng trưởng của các thực vật bậc thấp (rong, tảo,…). Nó tạo ra những biến đổi lớn trong hệ sinh thái nước, làm giảm oxy trong nước. Do đó làm chất lượng nước bị suy giảm và ô nhiễm. Ô nhiễm do kim loại nặng và các hoá chất khác: thường gặp trong các thuỷ vực gần khu công nghiệp, khu vực khai khoáng, các thành phố lớn. Ô nhiễm kim loại nặng và các chất nguy hại khác có tác động rất trầm trọng tới hoạt động sống của con người và sinh vật. Chúng chậm phân huỷ và sẽ tích luỹ theo chuỗi thức ăn vào cơ thể động vật và con người. Ô nhiễm vi sinh vật: thường gặp ở các thuỷ vực nhận nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải bệnh viện. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh sẽ theo nguồn nước lan truyền bệnh cho người và động vật. Ô nhiễm nguồn nước mặt bởi dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học: trong quá trình sử dụng, một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học bị đẩy vào vực nước ruộng, ao, hồ, đầm,… Chúng sẽ lan SV: trần thu thủy 7
- truyền và tích luỹ trong môi trường đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp thâm nhập vào cơ thể người và động vật theo chuỗi thức ăn. 1.2. Một số đặc điểm sự phát triển làng nghề tại Việt Nam 1.2.1. Các làng nghề chính ở Việt Nam Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm và chăn nuôi: có số lượng lớn,chiếm 20% tổng số làng nghề, phân bố khá đều trên cả nước, phần nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu cầu trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình thành nghề. Phần lớn các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm nước ta là các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như nấu ruợu, làm bánh đa, đậu phụ, miến dong, bún… Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nhiều làng có từ lâu đời, có các sản phẩm mang tính lịch sử, văn hoá, mang đậm nét địa phương. Những sản phẩm như lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may không chỉ là những sản phẩm có giá trị mà còn là những tác phẩm nghệ thuật đuợc đánh giá cao. Quy trình sản xuất không thay đổi nhiều, với nhiều lao động có tay nghề cao. Tại các làng nghề nhóm này, lao động nghề thường là lao động chính. Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: hình thành từ hàng trăm năm nay, tập trung ở những vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ bản cho hoạt động xây dựng. lao động gần như thủ công hoàn toàn, quy trình công nghệ thô sơ, tỷ lệ cơ khí hoá thấp, ít thay đổi. Làng nghề tái chế phế liệu: chủ yếu là các làng nghề mới hình thành, số lượng ít nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế (chất thải, kim loại, giấy, nhựa, vải đã qua sử dụng. Đa số các làng nghề tái chế nằm ở phía Bắc, công nghệ sản xuất được cơ khí hoá một phần. Làng nghề thủ công mỹ nghệ: bao gồm các làng nghề gốm, sành sứ, thuỷ tinh mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren. Đây là nhóm làng nghề chiếm tỷ trọng lớn về số lượng (gần 40% tồng số làng nghề), có truyền thống lâu đời, sản SV: trần thu thủy 8
- phẩm có giá trị cao, mang đậm nét văn hoá, và đặc điểm địa phương, dân tộc. Quy trình sản xuất gần như không thay đổi, lao động thủ công, nhưng đòi hỏi tay nghề cao, chuyên môn hoá, tỉ mỉ và sáng tạo. Các nhóm ngành khác: bao gồm các làng nghề chế tạo nông cụ thô sơ như cày bừa, cuốc xẻng, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy, dây thừng, đan vó, đan lưới… Những làng nghề nhóm này xuất hiện từ lâu, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương. Lao động phần lớn là thủ công với số lượng và chất lượng ổn định. 1.2.2. Phân bố làng nghề trên cả nước Với các chỉ tiêu đã đề ra, cho nay, Việt Nam có khoảng 2017 làng nghề, thuộc 11 nhóm ngành nghề khác nhau, trong đó gồm 1,4 triệu hộ tham gia sản xuất (cả hộ kiêm), thu hút hơn 11 triệu lao động. Nhiều tỉnh có số lượng các làng nghề lớn như Hà Tây (cũ) với 280 làng nghề, Bắc Ninh (187), Hải Dương (65), Hưng Yên (48)… với hàng trăm ngành nghề khác nhau, phương thức sản xuất đa dạng. Tuy nhiên, sự phân bố và phát triển các làng nghề lại không đồng đều trong cả nước. Các làng nghề ở miền Bắc phát triển hơn ở miền Trung và miền Nam, chiếm gần 70% số lượng các làng nghề trong cả nước (1594 làng nghề), trong đó tập trung nhiều nhất và mạnh nhất là ở vùng đồng bằng sông Hồng. Miền Trung có khoảng 111 làng nghề, còn lại ở miền Nam hơn 300 làng nghề [Hiệp Hội làng nghề Việt Nam, 2009]. Biểu đồ 1.2.2 : phân bố các làng nghề theo vùng miền 1.2.3. Đặc điểm của làng nghề làm gia tăng ô nhiễm môi trường - Quy mô sản xuất nhỏ, phần lớn ở quy mô hộ gia đình (chiếm 72% cơ sở sản xuất) SV: trần thu thủy 9
- - Nếp sống tiểu nông của người chủ sản xuất nhỏ có nguồn gốc nông dân đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất tại làng nghề, làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường. - Quan hệ sản xuất mang đặc thù của quan hệ gia đình, dòng tộc, làng xã. - Công nghệ sản xuất và thiết bị phần lớn ở trình độ lạc hậu, chắp vá. - Vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất tại các làng nghề thấp, khó có điều kiện phát triển và đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường. - Trình độ lao động chủ yếu là lao động thủ công, học nghề, văn hoá thấp nên hạn chế nhận thức đối với công tác bảo vệ môi trường. Phần lớn kỹ thuật công nghệ của làng nghề còn lạc hậu, chủ yếu vẫn sử dụng các thiết bị thủ công, bán cơ khí hoặc đã đã được cải tiến một phần không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện làm việc cho người lao động. Công nghệ sản xuất đơn giản (đôi khi còn lạc hậu) - Nhiều làng nghề chưa quan tâm đến xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho bảo vệ môi trường. Bảng 1.2.3: Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề ĐVT: % Thủ công mỹ Chế biến nông, Các ngành Các ngành Trình độ kỹ thuật nghệ và vật lâm, thuỷ sản dịch vụ khác liệu xây dựng Thủ công, bán cơ 61.51 70.69 43.90 59.44 khí Cơ khí 38.49 29.31 56.10 40.56 Tự động hoá 0 0 0 0 (Nguồn: Đề tài KC 08 – 09, 2005) SV: trần thu thủy 10
- Thấy trình độ kĩ thuât làng nghề chủ yếu là thủ công, học nghề chiếm 60 70%, không có làng nghề nào áp dụng tự động hóa, dây truyền hiện đại, cơ khí chiếm khoảng 3040% nhưng chủ yếu kĩ thuật lạc hậu. Đây là một trong những yếu tố gây nhiễm môi trường làng nghề. 1.3. Đặc điểm ô nhiễm môi trường trong các làng nghề. 1.3.1. Ô nhiễm môi trường làng nghề nói chung Các chất thải phát sinh từ nhiều làng nghề đã và đang làm suy thoá i môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khoẻ người dân và ngày càng trở thành vấn đền bức xúc. Ô nhiễm môi trường làng nghề có một số đặc điểm sau: Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (nông thôn, làng, xã…). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát. Ô nhiễm môi trường tại làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp đến môi trường nước, đất, khí trong khu vực. Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người lao động. 1.3.2. Ô nhiễm môi trường nước Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. Chê biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, ươm tơ, dệt nhuộm… là những ngành sản xuất có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn nước thải với mức độ ô nhiễm hữu cơ cao đến rất cao. Ngược lại, một số ngành như tái chế, chế tác kim loại, đúc đồng, nhôm… nhu cầu nước không lớn nhưng nước thải SV: trần thu thủy 11
- bị ô nhiễm các chất rất độc hại như các hoá chất axit, muối kim loại, xyanua và các kim loại nặng như Hd, Pb, Cr, Zn, Cu… - Các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ: khối lượng nước thải sản xuất rất lớn với thải lượng các chất ô nhiễm hữu cơ cao - Các làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: nước thải sản xuất có độ màu cao, chứa nhiều hoá chất, độ muối cao. - Các làng nghề tái chế phế liệu: nước thải sản xuất chứa nhiều hoá chất độc hại - Các làng nghề thủ công mỹ nghệ: nước thải sản xuất của một số làng nghề sơn mài và mây tre đan chứa nhiều loại hoá chất độc. - Các làng nghề thủ công mỹ nghệ: nước thải sản xuất của một số làng nghề sơn mài và mây tre đan chứa nhiều loại hoá chất độc. Bảng 1.3: các dạng chất thải trong nước theo loại hình sản xuất Loại hình sản xuất Các dạng chất thải trong môi trường nước 1. Chế biến lương thực, BOD, COD, chất rắn lơ lửng, tổng N, Tổng P, thực phẩm, chăn nuôi, giết Coliform mổ 2. Dệt nhuộm, ươm tơ, BOD, COD, độ màu, Tổng N, hoá chất, thuốc tẩy, thuộc da Cr6+ (thuộc da) 3. Thủ công mỹ nghệ, thêu BOD, COD, chất rắn lơ lửng, độ màu, dẫu mỡ ren công nghiệp Gốm sứ SV: trần thu thủy 12
- Sơn mài, gỗ mỹ nghệ, chế tác đá. 4. Tái chế Tái chế giấy pH, BOD5, COD, tổng N, tổng P, độ màu Tái chế kim loại COD, dầu mỡ, CN, kim loại Tái chế nhựa BOD, COD, tổng N, tổng P, dẫu mỡ, độ màu 5. Vật liệu xây dựng, khai Chất rắn lơ lửng, Si, Cr thác đá (trích nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008) 1.4. Ô nhiễm môi trường làng nghề tác động đến sức khoẻ cộng đồng Ô nhiễm môi trường làng nghề làm gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh đang lao động và sinh sống tại chính làng nghề đó. Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Theo các nghiên cứu của Viện BHLĐ, sức khỏe dân cư tại các làng nghề tái sinh kim loại là có nhiều vấn đề nhất. Kết quả điều tra sức khỏe tại làng tái sinh chì Đông Mai (Hưng Yên) cho Triệu chứng chủ quan về hô hấp (tức ngực, khó thở) chiếm 65,6%, suy nhược thần kinh chiếm 71,8%, đa khớp mãn chiếm 46,9%, tỷ lệ hồng cầu giảm chiếm 19,4%, tỷ lệ HST giảm chiếm 44,8% (kết quả về tỷ lệ hồng cầu và HST thông qua xét nghiệm máu và ALA niệu cho 32 đối tượng trong làng) và 5 trường hợp nhiễm độc chì (trong đó có 3 trẻ em). Tại làng nghề Văn Môn: Bệnh đường hô hấp chiếm 64,4%, suy nhược thần kinh 54,5%, bệnh ngoài da 23,1%. Tại làng nghề Vân Mai, Bắc Ninh: Bệnh đường hô hấp chiếm 44,4%, bệnh da liễu 68,5%, bệnh đường ruột 58,8%. Trong một nghiên cứu của Viện BHLĐ năm 2005, SV: trần thu thủy 13
- điều tra về tình hình mắc bệnh trong vòng 2 tháng gần nhất, 17,73% đối tượng trả lời rằng mình có bị ốm trong thời gian đó. Trong số mắc bệnh nhiều nhất là các bệnh về đường hô hấp (viêm họng: 30,56%, viêm phế quản: 25%), sau đó là các bệnh cơ xương khớp (đau khớp xương: 15,28%, đau dây thần kinh: 9,72%), thấp hơn là các bệnh về mắt (11,11%), bệnh về tiêu hóa, bệnh về da, v.v. Theo những người bị bệnh, 50,8% cho rằng bệnh mà mình mắc có liên quan đến công việc, 33,3% khác cho là không liên quan đến công việc và 15,9% không biết là bệnh mà mình mắc có liên quan đến công việc hay không. Tại các làng nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, mặt bằng sản xuất chật chội và tổ chức sản xuất thiếu khoa học. Điều kiện và môi trường lao động rất đáng lo ngại, NLĐ thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, nhiệt, hóa chất; nguy cơ tai nạn lao động cao và thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân. Môi trường sống đang có nguy cơ bị ô nhiễm do chất thải sản xuất không được xử lý mà thải trực tiếp vào môi trường xung quanh, gây ô nhiễm không khí, nước và đất. Sức khỏe NLĐ và dân cư đang bị đe dọa do ô nhiễm môi trường[4]. Chương 3 HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT DO NƯỚC THẢI TẠI LÀNG NGHỀ VIỆT NAM SV: trần thu thủy 14
- Hiện nay, tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất nghề ở nông thôn là sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc sử dụng thiết bị, hóa chất đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở các làng nghề tái chế phế liệu và chế biến thực phẩm. Cho đến nay, phần lớn nước thải tại các làng nghề đều thải thẳng ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào. Đây chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các làng nghề ngày càng tồi tệ hơn. 3.1. Ô nhiễm nguồn nước mặt tại làng nghề chế biến nông sản thực phẩm Vấn đề ô nhiễm nước tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm ngày càng trầm trọng. Chế biến nông sản thực phẩm là loại hình sản xuất có nhu cầu lớn về sử dụng nước và đồng thời cũng thải ra một lượng nước không nhỏ. Nước thải của các làng nghề này có đặc tính chung là rất giàu chất hữu cơ, dễ phân huỷ sinh học. Tùy theo quy trình chế biến, nước thải chế biến nông sản thực phẩm có BOD5 lên tới 2500 5000mg/l, COD 13300 20000mg/l (nước tách bột đen trong sản xuất tinh bột sắn). Nước thải cống chung của các làng nghề này đều vượt quy chuẩn cho phép từ 5 32 lần[2]. Theo khảo sát thực trạng môi trường sản xuất thạch dừa khô tại phường 7, tx Bến Tre, tỉnh Bến Tre của . kêt qua phân tich cac thông ́ ̉ ́ ́ sô ô nhi ́ ễm đặc trưng nhất bao gồm pH, DO, COD, BOD 5, SS, NTông ̉ , PTông ̉ , Coliform trong nươc thai cua cac c ́ ̉ ̉ ́ ơ sở san xuât thach d ̉ ́ ̣ ưa tai ph ̀ ̣ ương 7 so sánh v ̀ ới cột B của QCVN 24:2009/BTNMT đều vượt qua tiêu chuẩn cho phép như chỉ số COD gấp 40 160 lần tiêu chuẩn, BOD gấp 40 lần, chỉ số SS, Nitơ, photpho, coliform gấp gần 10 lần tiêu chuẩn cho phép[6]. Theo “Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường phục vụ phát triển bền vững làng nghề chế biến thực phẩm Dương Liễu, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội ” sản xuất tinh bột là nghề tạo ra một khối lượng thải rất lớn. Để tạo ra một tấn tinh bột sắn thành phẩm cần 2 tấn sắn củ, đồng thời tạo ra 0,9 tấn bã, rác thải và 13 m3 nước thải. Tương tự như vậy với một tấn tinh bột dong thành phẩm cũng cần tới SV: trần thu thủy 15
- 3,3 tấn dong củ, đồng thời thải ra 2 tấn bã, rác thải và 41 m 3 nước. Lượng thải này chiếm tới 88% rác thải và 96% tổng lượng nước thải trong sản xuất của toàn xã[5] Bảng 3.1.2. Tổng lượng nước thải và bã thải từ sản xuất tinh bột làng nghề Dương Liễu. Tinh bột Tinh bột dong sắn Năm Sản Rác thải Nước Sản Rác thải Nước thải lượng rắn thải lượng rắn (m3) (tấn) (tấn) (m ) 3 (tấn) (tấn) 2005 60.000 54.000 780.000 17.000 34.000 697.000 2008 70.000 63.000 910.000 20.000 41.300 820.000 Toàn b ộ n ướ c th ả i t ừ s ả n xu ấ t đượ c th ả i tr ự c ti ế p vào hệ thố ng mươ ng n ướ c c ủ a xã r ồ i ch ả y vào sông Nhu ệ , sông Đáy , hai nhánh sông lớn nhất của toàn khu vực Hoài Đức hàng năm phải hứng chịu hàng triệu m 3 nước thải với màu đen sẫm, mùi hôi chua nồng nặc, kèm theo đó hàm lượ ng huyền phù vượt quá TCCP hàng chục lần, BOD, COD v ượt quá TCCP hàng chục, hàng trăm lần. Nhất là hàm lượng vi khuẩn rất lớn, là nguyên nhân ủ mầm bệnh cho chính làng nghề và các vùng lân cận. Kết quả phân tích một số mẫu nước tại làng nghề năm 2009 cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều vượt quá TCCP, hàm lượng BOD, COD, SS và coliform đều rất cao. Hàm lượng BOD và COD trong nước thải trước các hộ sản xuất tinh bột sắn, dong, lọc tinh bột vượt quá TCCP từ 60 đến 113 lần; hàm lượng SS gấp từ 2 đến 4 lần; N tổng, P tổng gấp từ 2 đến 5 lần; đặc biệt lượng coliform vượt quá TCCP từ 50 đến 100, đến 180 lần. Trong cuốn làng nghề Việt Nam và môi trường, GS.TS. Đặng Kim Chi cũng đã cảnh báo: Các làng nghề chê biến nông sản thực phẩm, nhất là các làng nghê sản SV: trần thu thủy 16
- xuất tinh bột, nấu rượu, nuôi và giết mổ gia súc có độ ô nhiễm rất cao. Định mức nước thài cho 1 tấn sản phẩm là 60 100 m3, với tải trọng BOD5 380400 kg/tấn sản phẩm, COD = 600 650 kg/tấn sản phẩm. Kêt quả khảo sát cũng cho thấy 100% làng nghề sản xuất chế biến nông sản thực phẩm thuộc loại ô nhiễm nặng. Mức độ ô nhiễm nguồn nước thải CBNS được thể hiện qua bảng 3.1.1 Bảng 3.1.1: Đặc trưng nước thải tại các làng nghề CBNSTP Chỉ Đơn vị Phú Vũ Quang Thôn Tân Phong Quang TCVN tiêu Đô Hà hội, Minh, Đoài, Độ, Lộc Bình, 5945 Nội Thái Kiến Bắc Hà Nam Kiến 1995 Bình Xươn Ninh Tây Định Xương (cột B) g, T.Bình Nhiệt ºC 27,7 26,3 27,5 26,5 25 27,5 40 độ PH 6,1 7,09 5,3 3,7 4,7 5,1 5,59 SS mg/l 414 198 1434 2671 266 1206 1764 100 COD mg/l 2967 1880 1421 2993 3868 976 1080 100 BOD mg/l 1850 1040 1008 2003 1700 642 1271 50 N mg/l 20,9 27,5 27 121 1002 32 67 60 P mg/l 2,79 0,78 14 39 44,2 4,2 23 6 Coli MPN/100 26.104 37.104 13. 104 21. 104 104 form ml (Theo cuốn làng nghề Việt Nam và môi trường Đặng Kim Chi) 3.2. Ô nhiễm nguồn nước mặt tại làng nghề tái chế SV: trần thu thủy 17
- Làng nghề tái chế phế thải gồm: tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa ..., là một ngành mới được hình thành tuy nhiên trong những năm qua đã phát triển khá nhanh. Ở các làng này ô nhiễm môi trường nước diễn ra khá nghiêm trọng do đặc điểm sử dụng nhiều nước. Trong quá trình rửa sạch chất thải, nước thải mang theo khá nhiều các tạp chất làm ô nhiễm môi trường. Làng nghề làm giấy: Đối với các làng nghề làm giấy, ô nhiễm nguồn nước là vấn đề cơ bản do nước thải từ các phân xưởng xeo giấy, nấu bột giấy không qua xử lý mang theo một hàm lượng lớn các chất hữu cơ phân hủy từ nguyên liệu, các hóa chất sử dụng như xút, lignin, nước javen, phèn kép, phẩm màu, nhựa thông... Các kết quả khảo sát tại hai làng nghề Phong Khê và Phú Lâm (Bắc Ninh) cho thấy, hàm lượng cặn lơ lửng vượt TCVN 59421995 từ 510 lần và BOD vượt 6 12 lần, NH3 vượt 37 lần, ngoài ra các chỉ tiêu khác như pH, DO và coliform cũng vượt TCCP [4] Kết quả nghiên cứu của TS.Đặng Kim Chi tại làng nghề tái chế giấy Dương Ổ (Bắc Ninh) nước có hàm lượng COD là 630 1260 mg/l vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 12 lần, ngoài ra hàm lượng Phenol rất cao (0.2 mg/l) vượt tiêu chuẩn cho phép 10 lần. Ở làng nghề tái chế kim loại nước thải của quá trình tẩy rửa và mạ kim loại chứa bụi kim loại, bụi silicat, rỉ sắt, dầu mỡ, hoá chất axit, xút, các kim loại như: Cr2+, Pb2+..., gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Nước thải của các cơ sở mạ ở các làng nghề hầu hết không được xử lý và thải thẳng ra mương thoát nước của làng gây ô nhiễm nặng nề môi trường nước, đất. Ví dụ ở làng nghề Phùng Xá (Hà Tây), nồng độ Crom, Fe, Mn, xyanua trong nước thải cao hơn TCVN 59451995 từ 1,1 700 lần, nồng độ CN ở trong hai mẫu nước giếng khơi của làng và nhà dân vượt TCVN 5944 1995 từ 3 6 lần. Nước thải của quá trình tẩy dũa ở xã Quang Trung (Nam Định) hiện nay không được kiểm soát chặt chẽ, các hộ thải bỏ không an toàn xuống mương làng gây chết hoa màu và động vật dưới nước. Nồng độ dầu mỡ, khoáng, sắt, Clo dư trong nước thải cao hơn TCVN 59451995. SV: trần thu thủy 18
- Làng nghề tái chế kim loại (nhôm, chì, đồng, kẽm): Đây là loại hình làng nghề gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng nhiều nhất do công nghệ lạc hậu và không có các giải pháp kiểm soát ô nhiễm Nước mặt và đất tại các làng nghề này cũng bị ô nhiễm nặng, hàm lượng kim loại nặng (ví dụ như chì) vượt TCCP nhiều lần, thậm chí còn xuất hiện hàm lượng xianua đáng kể, làm cho các loài thủy sinh không thể tồn tại trong nước ao hồ tại làng Đồng Mai (Hà Tây) và Văn Môn (Hưng Yên)[4]. Trên báo Thương mại số 35, 2003 có bài viết “Xám xịt làng chì” đã viết: Làng nghề tái chế Đông Mai có 200 hộ tham gia sản xuất, 25 lò nấu chì, tiêu thụ 1618 tấn ắcquy hỏng/ngày, thu 810 tấn chì, thải ra 500kg bụi chì và từ 78 vỏ bình ắcquy và axít H2SO4..Ao và nước giếng có hàm lượng chì trung bình 0,77mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép 15 lần, đặc biệt ao đãi chì và đổ xỉ hàm lượng 3,278mg/l, vượt tiêu chuẩn cho phép 65 lần. Trong bèo chứa 430,3mg chì/kg, rau muống 168,15mg chì/kg tại ao chứa nước thải pha ắcquy. Gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân: 100% người lao động nhiễm bụi chì, hàm lượng chì trong nước tiểu là 0,250,56mg/l (đối với người bình thường khoảng 0,06mg/l), hàm lượng chì trong máu người lao động là 135mg/l, 48 trẻ em bị dị tật, 97 trẻ em bị viêm phổi, thiếu máu, xanh xao, tỷ lệ người mắc bệnh thần kinh, bại liệt não, lao phổi cao hơn các nơi khác từ 23 lần Tái chế kim loại Đa Hội, Bắc Ninh tái chế nhôm chì Văn Môn sử dụng nhiều than, củi, dầu FO DO làm lượng chất thải theo nguồn nước có nhiều tạp chất và ion kim loại, riêng thép vượt TCCP tới 93 lần, Zn 4,7 lần, dầu mỡ 2,77 lần, Pb vượt 24 lần… Nước thải chảy vào mương đổ vào làm cho dòng sông trở nên đen kịt, đặc quánh [4]. Tại làng tái chế kim loại Đa Hội khi tái chế thép hoạt động ngày và đêm, thải ra môi trường gần 3,5 tấn rác thải công nghiệp, chủ yếu là phế liệu loại, vẩy sắt, vụn sắt, đất cát, bao bì, xỉ than… đổ ra các ao hồ, bờ đê và mặt sông. Do công việc tôi thép đòi hỏi nhiệt độ cao, nên toàn bộ lượng nước thải của Đa Hội ước tính bằng hàng ngàn m3/ngày đêm, có nhiệt độ từ 40 – 500C, mang theo nhiều cặn sắt, thép đồng, mangan và váng dầu mỡ cũng được xả trực tiếp ra các kênh mương, cánh đồng, càng làm cho nhiều diện tích canh tác bị ô nhiễm nặng[3]. SV: trần thu thủy 19
- Dưới đây là kết quả phân tích môi trường nước mặt tại một số làng nghề tái chế kim loại trong cuốn Làng nghề Việt Nam và môi trường (bảng 3.2) Bảng 3.2. phân tích môi trường nước mặt tại các làng nghề tái chế kim loại (Theo cuốn Làng nghề Việt Nam và môi trườngĐặng Kim Chi) Từ bảng nhận thấy nguồn nước mặt tại các làng nghề tái chế kim loại đang có dấu hiệu ô nhiễm, đặc biệt các kim loại nặng như chì, kẽm là các kim loại có tác hại lớn đến sức khỏe, từ nguồn nước mặt các kim loại nặng sẽ nhiễm vào nước sinh hoạt và rau quả, cây trồng được tưới nguồn nước này. Nước mặt tại làng nghề Xuân Tiến Nam Định có hàm lượng Pb2+ lán gấp 2 lần TCCP, hàm lượng Zn vượt TCCP 0,6 mg/l. 3.3. Ô nhiễm nguồn nước mặt tại làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ Ổ nhiễm do nưốc thải là vấn đề môi trường lớn nhất đối với các làng nghề dệt nhuộm. Đây là ngành sử dụng nhiều nước, nhiêu hóa chất thuốc nhuộm, bên cạnh đó các cơ sở thường nhỏ lẻ, sản xuất đan xen với nơi ở, nhận thức về bảo vệ môi SV: trần thu thủy 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay
23 p | 7123 | 989
-
LUẬN VĂN: Ô NHIỄM ĐẤT ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
52 p | 1207 | 226
-
Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ
72 p | 504 | 139
-
Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số giải pháp quản lý rác thải y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ-tỉnh Thái Nguyên
80 p | 371 | 129
-
CHUYÊN ĐỀ: Ô NHIỄM ĐẤT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
34 p | 1310 | 112
-
Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt tại thị trấn Vụ Bản-huyện Lạc Sơn-tỉnh Hoà Bình
73 p | 295 | 103
-
Luận văn: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
99 p | 228 | 86
-
Tiểu luận chuyên đề Hóa học môi trường: Hiện trạng ô nhiễm môi trường và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của lưu vực sông Cầu - Việt Nam
19 p | 449 | 72
-
Báo cáo: Nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp vùng chuyên canh rau hoa tỉnh Lâm Đồng và đề xuất các giải pháp xử lý khắc phục
7 p | 260 | 69
-
Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường: Đánh giá hiện trạng công tác quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt tại phường Trưng Vương-thành phố Thái Nguyên
77 p | 152 | 50
-
CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM ASEN TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở CÁC THÀNH PHỐ LỚN HIỆN NAY
69 p | 176 | 45
-
Báo cáo tốt nghiệp: Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Yên Lập – Tỉnh Phú Thọ
47 p | 130 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học Môi trường: Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất vùng chuyên canh rau Đông Nam Bộ và thí nghiệm mô hình xử lý ô nhiễm bằng thực vật
189 p | 225 | 21
-
Khóa luận tốt nghiệp đại học: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa Hóa trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM
148 p | 110 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường nước và thiết kế bài trắc nghiệm đánh giá mức độ hiểu biết về môi trường của sinh viên khoa Hóa trường Đại học Sư Phạm Tp. HCM
148 p | 124 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động khai thác và vận chuyển than của mỏ Mạo Khê và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm
50 p | 99 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Đánh giá thực trạng ô nhiễm kim loại nặng và dầu mỡ trong nước biển ven bờ tại cụm cảng xuất than nam cầu trắng thành phố Hạ Long và đề xuất giải pháp giảm thiểu
80 p | 25 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn