Chuyên đề khoa học Bạo lực gia đình – Thực trạng và Giải pháp
lượt xem 627
download
Trong những năm gần đây bạo lực gia đình (BLGĐ) đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy BLGĐ xảy ra khá phổ biến, hầu như ở đâu cùng có, từ xã hội phương Tây đến xã hội phương Đông, từ thành thị đến nông thôn, từ nhóm có trình độ văn hóa thấp đến nhóm có trình độ văn hóa cao, từ nhóm không có việc làm đến nhóm có việc làm ổn định. Có thể nói BLGĐ đã trở thành...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề khoa học Bạo lực gia đình – Thực trạng và Giải pháp
- Chuyên đề khoa học Bạo lực gia đình Thực trạng và Giải pháp ............, Tháng .... năm .......
- Mục lục Mục lục........................................................................................................................................... 2 Tài liệu tham khảo 3 ....................................................................................................................... 3 Bạo lực gia đình – Thực trạng và Giải pháp ...........................................................................3 Chuyên đề khoa học ................................................................................................................ 3 1. Đặt vấn đề .................................................................................................................................. 3 2. Hiện trạng vấn đề bạo lực gia đình ......................................................................................... 3 2.1. Khái niệm bạo lực gia đình .................................................................................................. 3 2.2. Các loại hình bạo lực gia đình ............................................................................................ 4 2.3. Tình trạng bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt nam ..................................................... 5 2.4. Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình ..................................................................... 8 3. Những giải pháp cho vấn đề bạo lực gia đình ...................................................................... 10 3.2. Nhóm giải pháp tác động thay đổi lối sống, hoàn cảnh sống của các gia đình và cá nhân ................................................................................................................................................... 11 3.3. Nhóm giải pháp về quản lý môi trường xã hội .................................................................. 11 4. Kết luận .................................................................................................................................... 14
- Tài liệu tham khảo 3 Bạo lực gia đình – Thực trạng và Giải pháp Chuyên đề khoa học TS. Lê Quang Sơn, ĐHĐN 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây bạo lực gia đình (BLGĐ) đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu trong các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Các nghiên cứu khoa học cho thấy BLGĐ xảy ra khá phổ biến, hầu như ở đâu cùng có, từ xã hội phương Tây đến xã hội phương Đông, từ thành thị đến nông thôn, từ nhóm có trình độ văn hóa thấp đến nhóm có trình độ văn hóa cao, từ nhóm không có việc làm đến nhóm có việc làm ổn định. Có thể nói BLGĐ đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng, phổ biến và có tính toàn cầu. BLGĐ, cho dù diễn ra dưới bất cứ hình thức nào, thì hậu quả của nó cũng hết sức trầm trọng. Nạn nhân của BLGĐ phải chịu đựng từ bị nhục mạ, bị khủng hoảng về tâm lý kéo dài, tổn thương tinh thần, ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến bị thương tật, thậm chí thiệt hại đến tín mạng, tài sản. Nhiều trẻ em trong các gia đình có bạo lực phải chịu thiệt thòi: nhiều em phải sống xa cha hoặc mẹ, hoặc cả hai, các em phải bỏ học, lang thang, rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. BLGD phá hủy nền tảng của gia đình. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho BLGĐ là một trong những hiện tượng đáng lo ngại nhất của tình trạng khủng hoảng gia đình hiện nay. BLGĐ là một trong những hành vi vi phạm pháp luật cần được loại trừ, nhất là trong xã hội hiện đại văn minh. Để ngăn chặn, đẩy lùi hành vi BLGĐ, đòi hỏi phải có những nghiên cứu toàn diện, sâu sắc làm cơ sở khoa học cho các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và từng gia đình đưa ra những giải pháp tích cực phòng chống có hiệu quả BLGĐ, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng nghiêm trọng này. 2. Hiện trạng vấn đề bạo lực gia đình 2.1. Khái niệm bạo lực gia đình Hiện có nhiều cách định nghĩa khác nhau về bạo lực gia đình. Tuy nhiên một định nghĩa có tính pháp lý về BLGĐ lại chưa được ban hành. BLGĐ thông thường được hiểu là sự ứng xử bằng vũ lực hoặc không bằng vũ lực do những người trong gia đình thực hiện chống lại những người khác cùng trong gia đình đó.
- Bộ luật của Bang Georgia1 (Mỹ) số 19-13-1 định nghĩa bạo lực trong gia đình là một số hành vi tội phạm thực hiện giữa những người có quan hệ với nhau. Các hình thức tội phạm bao gồm hành hung, doạ nạt, rình rập, phá hoại tài sản mang tính tội phạm, câu thúc bất hợp pháp, xâm nhập mang tính tội phạm, và bất cứ tội hình sự nào khác. Các hành vi diễn ra giữa những con người có liên hệ với nhau như vợ chồng trong hiện tại hay quá khứ, là cha mẹ chung của cùng một đứa trẻ, cha mẹ và con cái, cha mẹ kế và con kế hoặc ngay cả những người ngoài hiện đang hoặc đã sống chung trong một gia đình. Định nghĩa BLGĐ của Liên hợp quốc thông qua năm 1993 được các tổ chức cũng như nhà khoa học trên thế giới chấp nhận rộng rãi. Theo đó, BLGĐ là bất kỳ hành động bạo lực nào dẫn đến hoặc có thể dẫn đến những tổn thất về thân thể, tâm lý hay tình dục hay những đau khổ của người trong gia đình, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, việc cưỡng bức hay tước đoạt sự tự do2. 2.2. Các loại hình bạo lực gia đình Phân loại các loại hình BLGĐ là một vấn đề phức tạp, tuy nhiên lại là hết sức quan trọng bởi nó cho phép mô tả đa diện thực trạng vấn đề để tìm ra phương cách hữu hiệu cho phép khắc phục thực trạng vấn đề. Dựa theo kết quả các nghiên cứu về thực trạng BLGĐ có thể nói đến các loại hình cơ bản sau của BLGĐ. Theo phương cách ứng xử - có sử dụng vũ lực hay không bằng vũ lực có thể phân BLGĐ thành hai loại hình chính: bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần. - Bạo lực thể chất là loại hình bạo lực có sử dụng vũ lực, tác động trực tiếp lên thân thể nạn nhân như đánh đập; nhục hình; tước đoạt tuỳ tiện về tiền của, tài sản; cưỡng bức tình dục; … - Bạo lực tinh thần là loại hình bạo lực không sử dụng vũ lực, tác động lên tinh thần của nạn nhân như chì triết, lắm điều, mắng chửi, lăng mạ, tỏ thái độ lạnh lùng, không quan tâm, bỏ rơi, không nói chuyện, … Trong loại hình bạo lực này đáng chú ý là loại bạo hành ngôn ngữ. Theo quan hệ của các đối tượng BLGĐ có thể phân chia thành một số loại hình BLGD: bạo lực giữa vợ chồng với nhau (bạo hành hôn nhân); bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi; bạo lực của người lớn đối với trẻ em; bạo lực ngược – người nhỏ tuổi với người lớn tuổi hơn. - Bạo lực giữa vợ chồng với nhau (bạo hành hôn nhân) là loại BLGĐ phổ biến, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong loại hình BLGĐ này người ta phân biệt một số hình thức chính3: cưỡng bức thân thể; cưỡng bức tình dục; cưỡng bức tâm lý, tình cảm; cưỡng bức về xã hội; cưỡng bức tài chính. Cưỡng bức thân thể: thượng cẳng chân, hạ cẳng tay nhằm gây thương tích cho nạn nhân như đấm, đạp, xô đẩy, tát, nắm tóc kéo lê, vặn cổ tay, làm gãy xương, đâm bằng dao; hạn chế các nhu cầu thiết yếu (ăn, uống, ngủ) bằng cách giấu dược phẩm, thực phẩm, nước uống; phá rối không cho ngủ hoặc ép dùng rượu, cần sa ma túy; bỏ rơi nơi đường vắng vẻ nguy hiểm. 1 Bang Georgia của Mỹ 2 United nations, 1995 3 Viện nghiên cứu Gia đình & Giới, Viện KH-XH VN 4
- Cưỡng bức tình dục: ép bạn đời làm tình và xem hình ảnh khiêu dâm; ép "chăn gối" sau khi đánh đập; cố tình dày vò bộ phận sinh dục, không cho dùng thuốc ngừa thai, làm tình hậu môn; cưỡng hiếp khi bạn đời ngủ, đau ốm; coi người phối ngẫu như một thứ đồ chơi, chê bai cách làm tình... Cưỡng bức tâm lý, tình cảm: bắt bạn đời sống trong bầu không khí sợ hãi; khủng bố nạn nhân đến hoảng loạn tâm thần như nhục mạ trước công chúng; dùng lời lẽ chỉ trích quá đáng (so sánh với vợ, chồng người khác bằng những lời lẽ mạt sát, gọi người phối ngẫu là “vợ, chồng tồi”, “mẹ, cha tồi”…); dùng lời đường mật hứa hẹn cho hy vọng rồi nuốt lời; liên tục truy hỏi, nói nặng lời để hạ nhân phẩm; làm mất tự trọng, kể lại một cách diễu cợt những vụ tình ái riêng tư. Cưỡng bức về xã hội: cắt đứt mối quan hệ giữa vợ (chồng) và người thân trong gia đình, với bạn bè thân hữu, đe doạ họ; cô lập bạn đời bằng nhốt trong nhà, cắt điện thoại, không cho đi đâu và giao tiếp với bất cứ ai. Cưỡng bức tài chính: bao vây kinh tế; kiểm soát tiền bạc; bắt bạn đời lệ thuộc về tiền nong, không cho giữ tiền và đi làm, bắt phải hỏi xin tiền và chứng minh mọi mua sắm chi tiêu lớn nhỏ. - Bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi trong gia đình là loại bạo lực giữa anh chị em, mẹ chồng nàng dâu, em chồng chị dâu, … - Bạo lực của người lớn đối với trẻ em là loại bạo lực của cha mẹ đối với con cái, ông bà với cháu; anh chị đối với em. - Bạo lực ngược – người nhỏ tuổi với người lớn tuổi hơn: con cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà, em hành hạ anh chị, … Phân loại theo giới là cách tiếp cận thường gặp trong các nghiên cứu về BLGĐ. Theo cách này người ta nói đến nạn bạo hành phụ nữ trong gia đình, và ít thường xuyên hơn, nạn bạo hành ngược – phụ nữ bạo hành nam giới. Trong mỗi tiểu loại này lại có thể thấy sự có mặt các loại hình BLGĐ đã nói ở trên. 2.3. Tình trạng bạo lực gia đình trên thế giới và ở Việt nam Trên thế giới Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực chống lại phụ nữ đang xảy ra ở khắp nơi trên thế giới với nhiều dạng thức tinh vi không phân biệt dân tộc, màu da, tầng lớp, lứa tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội. Ngay ở những nước được coi là phát triển và văn minh ở châu Âu, châu Mỹ vẫn có không ít người phải chịu đựng nạn này. Theo số liệu điều tra năm 2001, hơn 1/2 triệu phụ nữ Mỹ (588.490 phụ nữ) chết do BLGĐ bởi người chồng của họ. Có khoảng 85% nạn nhân của bạo lực gia đình (n = 588.490) là nữ, chỉ có xấp xỉ 15% (n = 103.220) nạn nhân là nam. Trong năm 2001, bạo lực gây tội nghiêm trọng của chồng đối với vợ tăng 20%, số vụ bạo lực của vợ đối với chồng tăng 3% trong tổng số những vụ 5
- nghiêm trọng đối với đàn ông. Trung bình mỗi ngày có hơn 3 phụ nữ bị giết bởi người chồng hoặc bạn trai của họ. Năm 2000, có 1.247 phụ nữ bị giết bởi chồng mình4. Ở Pháp, điều tra mới đây cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ bị chồng ngược đãi là 2,5% tức là khoảng 1,5 triệu người. Theo “Liên đoàn đoàn kết phụ nữ quốc gia Pháp” nhận định: “Chỉ riêng tại Paris, kinh đô ánh sáng của văn minh nhân loại, 60 phụ nữ bị chồng hay người tình đánh giết mỗi năm”. Trên cả nước Pháp có 450 phụ nữ chết do bạo hành thể xác hay bạo hành tinh thần trong gia đình. Trong tài liệu được công bố tại Hội nghị châu Âu lần thứ nhất về Phòng chống thương tích và Nâng cao an toàn, tại Viên, Áo từ ngày 25 đến 27 tháng 6 năm 2006 cũng đưa ra những số liệu đáng quan tâm về nạn BLGĐ - bạo lực giữa các đôi lứa chiếm 40-70% các vụ án mạng ở phụ nữ; cứ 4 phụ nữ thì có 1 người (tỷ lệ này ở nam là 1 trên 20) đã từng bị bạo lực tình dục trong cuộc đời; 4-6% người già sống trong gia đình đã từng bị đối xử tệ. Các số liệu cho thấy BLGĐ thực sự là một vấn đề có tính toàn cầu và đòi hỏi một cách tiếp cận đa ngành để giải quyết triệt để. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, cho đến thời điểm hiện tại chưa có các cuộc khảo sát trên toàn quốc về tình trạng BLGĐ. Tuy nhiên, các số liệu thống kê của một số ban ngành liên quan và kết quả của các nghiên cứu điểm cũng cho phép phác họa bức tranh chung của vấn đề BLGĐ. Theo báo cáo của Viện khoa học xét xử (Toà án nhân dân tối cao) tại 42 tỉnh trong 5 năm (2000- 2005), các tỉnh đã xét xử 10.608 vụ án hôn nhân và gia đình, trong đó 42% vụ án ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình. Tình trạng bạo lực gia đình những năm gần đây đang diễn ra với tính chất ngày càng nghiêm trọng, đối tượng vi phạm cùng số nạn nhân gia tăng ở khắp các vùng, miền trong cả nước. Do nhiều nguyên nhân nhạy cảm, công tác phòng chống BLGĐ đang gặp nhiều trở ngại. Cũng theo báo cáo của Tòa án Nhân dân tối cao, từ ngày 1- 1-2000 đến ngày 31-12-2005 các tòa án địa phương trong cả nước đã thụ lý và giải quyết sơ thẩm 352.047 vụ việc về lĩnh vực hôn nhân gia đình. Trong đó có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình chiếm tới 53,1% tổng số vụ ly hôn. Riêng năm 2005, có tới 39.730 vụ ly hôn trong tổng số 65.929 vụ án về hôn nhân gia đình chiếm tỷ lệ là 60,3%. Trên địa bàn Hà Nội từ tháng 1-2000 đến tháng 9-2002, Trung tâm Cảnh sát 113 Hà Nội đã nhận được 517 tin tố cáo, cầu cứu của các nạn nhân bị bạo lực gia đình5. Trong 8 năm gần đây có tới 11.630 vụ bạo lực gia đình được chính quyền can thiệp giải quyết. Cao nhất là các tỉnh Hà Tây 1.484 vụ, Kiên Giang 2.005 vụ... Trên báo chí hàng ngày đã đăng tải nhiều vụ bạo lực rất dã man trong gia đình như: Bài “Khống chế, đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ!?” Báo Thanh niên - số 186 ra ngày 5-7-2003; “Kẻ giết vợ dã man”, “Hình phạt chung thân vì hành xử vợ bằng... búa” - Báo Phụ nữ Việt Nam ra ngày 8-9-2003; “Đổ xăng đốt vợ” - Báo Công an nhân dân ra ngày 7-12-2002... Những bài báo đã mô tả những hành động tội ác dã man, vô nhân tính của người chồng đối với vợ mình và rút ra những bài học sau những vụ bạo lực đó. 4 Family Violence Prevention Fund, 2004 (trích theo Thân Trung Dũng: Bạo lực gia đình – vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến, VNAD, ngày 25/6/2007) 5 Thân Trung Dũng, tài liệu đã trích dẫn 6
- Bên cạnh những hành động bạo lực dã man và thô bạo, một loại bạo lực gia đình khá phổ biến đang phát triển ở Việt Nam hiện nay là sự ép buộc vợ quan hệ tình dục. Dạng bạo lực này ngày càng gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ. Tuy nhiên, dạng bạo lực này không mấy ai biết và chú ý đến bởi vì nó được ngụy trang một cách kín đáo dưới vỏ bọc là “quan hệ tình cảm” giữa hai vợ chồng. Mặt khác, đây là vấn đề tế nhị cho nên chị em thường giấu giếm vì không muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Những điều này góp phần làm cho bạo lực về tình dục ngày một phát triển và gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ. Ngoài ra, còn rất nhiều dạng bạo lực khác làm tổn thương lớn đến phụ nữ như không quan tâm, bỏ rơi, không nói chuyện theo kiểu “chiến tranh lạnh”, chửi bới thậm chí còn là những hành vi quản lý tiền nong chi tiêu trong gia đình... Theo số liệu thống kê, những năm gần đây, nạn BLGĐ ở nước ta đang diễn ra phức tạp, tính chất nghiêm trọng, đối tượng thực hiện hành vi bạo lực rất đa dạng. Trong 5 năm (2001-2005) tại 29 tỉnh, thành phố có 775 vụ án liên quan đến bạo lực gia đình đã được xét xử, trong đó số vụ án “ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng” chiếm 43%, số vụ án vi phạm chế độ một vợ, một chồng chiếm 46%. Cũng theo con số thống kê cho thấy, phần lớn các vụ tranh chấp dân sự đều có nguyên nhân sâu xa từ bạo lực gia đình. Các vụ án tranh chấp tài sản có giá trị lớn chiếm phần lớn trong tổng số vụ án dân sự có liên quan đến BLGĐ. Còn theo Tổ chức Y tế thế giới, trong năm 2005 cho thấy, 66% các trường hợp ly hôn ở nước ta có liên quan đến bạo lực. Các số liệu điều tra mới đây cũng cho thấy tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam khá phổ biến. Có 7,4% số người được hỏi cho biết từng chứng kiến bạo lực thể chất tại cộng đồng, 25% số gia đình từng xảy ra tình trạng bạo lực tinh thần; gần 30% số gia đình được hỏi cho biết có tình trạng bạo lực tình dục. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu về bạo lực gia đình của Vụ các vấn đề xã hội thuộc Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, những con số này còn có thể cao hơn nếu người dân hiểu biết hơn về các khái niệm bạo lực gia đình. Nhân Ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM phối hợp với Công ty Ứng dụng Khoa học Tâm lý Hồn Việt tổ chức hội thảo “Vì một gia đình không bạo lực”. Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe 8 tham luận của các cơ quan ban ngành, cá nhân xoay quanh vấn đề bạo hành và cả những nhân chứng sống, đã khái quát thực trạng đáng báo động của vấn nạn này. Trong xã hội công nghiệp đang phát triển, với những thay đổi xã hội về mọi mặt, nạn bạo hành không những không giảm mà chuyển biến dưới nhiều hình thức phức tạp và nguy hiểm hơn. Theo một số công trình nghiên cứu về tình trạng bạo lực gia đình Việt Nam, có ít nhất từ 20% - 30% phụ nữ đã trở thành nạn nhân của bạo hành gia đình suốt cả cuộc đời; có 66% vụ ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình. Kết quả khảo sát của Uỷ ban Các vấn đề xã hội của QH tại 8 tỉnh, thành phố cho thấy, năm 2005 hơn 60% vụ ly hôn là do BLGĐ; hàng năm có 2,3% gia đình có các hành vi bạo lực về thể chất (đánh đập), 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần và 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục6. Về đặc điểm của BLGĐ, qua khảo sát cho thấy nhóm gia đình có trình độ văn hoá thấp, việc làm không ổn định thì bạo lực gia đình thường diễn ra dưới hình thức bạo lực thể chất; nhóm gia đình có trình độ văn hoá cao, việc làm ổn định, bạo lực gia đình thường diễn ra dưới hình thức bạo lực tinh thần. Dù bất cứ hình thức nào thì BLGĐ phần lớn cũng do người đàn ông (chồng) gây ra cho phụ nữ (vợ) và các thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình xảy ra ở tất cả các nhóm xã hội cơ bản như nông thôn, thành thị, trong các gia đình khá giả cũng như gia đình nghèo, trong các gia đình của các cặp vợ chồng có học vấn cao cũng như có học vấn thấp. Người 6 Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu bạo hành gia đình, VietNamNet, 29/9/2006 (GMT+7). 7
- gây ra bạo lực trong gia đình thường là đàn ông, còn trẻ em và phụ nữ là nạn nhân. Tuy nhiêm cũng tồn tại những trường hợp mà nạn nhân là nam giới (bạo hành ngôn ngữ, lắm điều…). Hậu quả của BLGĐ hết sức đa dạng, từ bị nhục mạ, thương tật, tổn thương tinh thần dẫn đến li hôn, li thân, thậm chí thiệt hại đến tín mạng, tài sản trong đó trẻ em chịu thiệt thòi, nhiều em phải sống xa cha hoặc mẹ, hoặc cả hai, các em phải bỏ học, lang thang, rơi vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật7. Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với phụ nữ. Nó không những làm tổn thương về thể xác, tinh thần mà còn liên quan chặt chẽ đến sự kiểm soát đời sống tình dục cũng như vị trí, vai trò của phụ nữ trong hoạt động chính trị - kinh tế - văn hóa... Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng sâu sắc về mặt tinh thần của người phụ nữ khiến phụ nữ không yên tâm làm việc, hoặc luôn có cảm giác lo sợ, buồn bã, muốn tự tử và là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tan vỡ gia đình. Theo thống kê chưa đầy đủ ở Mỹ, cứ 100 vụ ly hôn thì có trên 90% là nguyên nhân do bạo hành, tỷ lệ này ở Thái Lan là 76%, Hà Nội là 51%, TP. Hồ Chí Minh là 56%. Bạo lực gia đình làm cho quan hệ gia đình bị sứt mẻ, có thể dẫn tới ly hôn. Trẻ em sống trong các gia đình có bạo lực bị ảnh hưởng tiêu cực như học hành sa sút, dễ trở thành nạn nhân của bạo lực hoặc khi lớn lên dễ sử dụng bạo lực đối với người khác. Bạo lực gia đình đã khiến cho các giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam bị lung lay và bị suy giảm. Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ, chúng được chứng kiến. Bạo lực gia đình đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam. Như vậy, ở Việt Nam có thể quan sát thấy tất cả các loại hình BLGĐ đã phân loại ở trên với các mức độ khác nhau. 2.4. Nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình Tổng hợp các bài viết, các số liệu thống kê hiện có cho phép chỉ ra một số nhóm nguyên nhân chính của tình trạng BLGĐ. Đó là: 1) nhóm nguyên nhân về tâm lý và nhận thức; 2) nhóm nguyên nhân xuất phát từ lối sống và hoàn cảnh sống; và 3) nhóm nguyên nhân từ môi trường quản lý xã hội. Nhóm nguyên nhân về tâm lý và nhận thức bao gồm các nguyên nhân: quan niệm trọng nam khinh nữ, tư tưởng gia trưởng; bất bình đẳng giới; tâm lý che dấu, cam chịu; học vấn thấp, nhận thức kém, không biết quyền, thiếu hiểu biết luật pháp, không biết cách ứng xử phù hợp. Liên quan đến nhóm nguyên nhân này có thể thấy rõ trên thực tế vấn đề BLGĐ đã xảy ra từ rất nhiều năm nay, bởi đất nước ta là đất nước khá phong kiến, cảnh chồng chúa vợ tôi hay trọng nam hơn nữ vẫn còn nặng. Hiện nay trong mọi tầng lớp nhân dân không kể người giàu, người nghèo, không kể là người trí thức hay người bình dân đều xảy ra BLGĐ. Theo Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình do tư tưởng bất bình đẳng giới, cụ thể là "trọng nam, khinh nữ", lối xử sự gia trưởng tồn tại dai dẳng. Từ xưa đến nay, trong gia đình, quyền uy của người đàn ông luôn cao hơn người phụ nữ. Dựa vào quyền ấy, nhiều ông chồng tự cho mình cái quyền được đánh vợ, coi đánh vợ như là một sự “giáo dục” và “thể hiện quyền lực” của “bề trên” đối với “kẻ dưới”. Trong nhiều trường hợp ở các gia đình mọi việc đổ hết cho người phụ nữ, người chồng có quyết phán xét, hành hạ, đánh đập vợ, con ... 7 Bạo lực – Nỗi đau của mỗi gia đình, Ủy ban dân số, Gia đình và Trẻ em Long An, 30/7/2007. 8
- Cũng trong nhóm nguyên nhân này phải kể đến tâm lý của chị em phụ nữ vì thương chồng nên cũng muốn giấu giếm, đôi khi bị chồng đánh nhưng không dám nói. Quan niệm phụ nữ là phải cam chịu, với những ràng buộc về con cái, họ hàng đã cột chặt người phụ nữ vào những phẩm gia mà truyền thống đã áp đặt. Sự cam chịu của họ cũng tiếp tay cho sự tái phạm của chồng. Nhiều phụ nữ là nạn nhân của bạo hành gia đình đã không được sự ủng hộ giúp đỡ của người thân và những người xung quanh cũng chính từ quan niệm cam chịu này. Cách suy nghĩ thiếu tự tin, cam chịu khiến người phụ nữ càng khó thoát ra khỏi những trói buộc trong một gia đình không còn tình yêu và sự bình đẳng. Nhiều người trong số họ nghĩ rằng, bị đánh đập là điều bình thường, là lỗi tại mình và không bao giờ nói cho người khác biết. Đôi khi bị chồng miệt thị, chê bai quá nhiều, họ lại nghĩ mình là người rất tệ hại, không đáng coi trọng. Đằng sau những tệ nạn BLGĐ còn có những lý do sâu xa khác. Đó là trình độ văn hóa thấp, tình trạng kém hiểu biết về pháp luật, về quyền của mình mà bản thân những người trong cuộc cũng chưa nhận thức được. Có địa phương mỗi năm có hàng trăm người tự tử vì bạo lực gia đình nhưng chưa có ai lên tiếng về vấn đề này. Trong số những người bị bạo hành gia đình rất nhiều người thậm chí không biết mình là nạn nhân của một dạng tội phạm đặc biệt. Nhiều người trong số họ chỉ mong được giải thoát khỏi người chồng/cha/anh bạo hành, không cần biết người gây ra những đau đớn cho mình bị xử lý thế nào. Một nguyên nhân khác thuộc nhóm này là sự thiếu kỹ năng ứng xử. Điều quan trọng nhất để thoát khỏi bạo hành gia đình là nạn nhân phải biết tự bảo vệ mình. Họ phải tự tin về giá trị bản thân, không cho phép người khác làm tổn thương và hành hạ mình. Họ cũng phải ý thức được mình đang sống trong nạn bạo hành thì mới có thể lên tiếng, tìm sự trợ giúp và đấu tranh chống lại nó. Trước khi đợi một ai đó cứu giúp, phải biết tự giải thoát cho mình. Kỹ năng ứng xử trong gia đình - giữa các cặp vợ chồng, giữa những người lớn, giữa người lớn và trẻ em… - là một phần quan trọng góp phần giữ gìn sự bền vững cho gia đình. Nhóm nguyên nhân xuất phát từ lối sống và hoàn cảnh sống: chồng hoặc vợ (con, cháu…) rơi vào tệ nạn xã hội, nghiện rượu, hút, đánh đề ... hoặc bất đồng về quan điểm, lối sống, vợ/chồng ngoại tình…Có rất nhiều lý do để giải thích sự tồn tại và mức độ của BLGĐ. Một số trường hợp do người chồng hoặc vợ/con/cháu rơi vào tệ nạn xã hội, nghiện rượu, hút, đánh đề, cờ bạc, nghiện hút đánh đập vợ/con… đòi tiền để thỏa mãn cơn nghiện. Một số trường hợp khác là do căng thẳng, thần kinh không ổn định, thất vọng trong cuộc sống. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến BLGĐ, theo rất nhiều nghiên cứu, chủ yếu là do say rượu và mượn rượu (60 - 70%), khó khăn về kinh tế, do vợ hoặc chồng ngoại tình. Một số ông chồng đánh vợ với những lý do rất vô lý như do vợ không đẻ được con trai, do vợ nói nhiều, thậm chí nói ít; đánh vợ để trả thù vì ngày xưa “cưa” khó... Trong trường hợp người chồng/cha đánh vợ/con vô cớ hoặc “không hợp lý” thì thường được mọi người giải thích là do chồng/cha say rượu, cờ bạc, nghiện hút hoặc chỉ đơn giản là quá nóng tính. Khi say rượu, ham mê cờ bạc, nhiều ông chồng/cha mất tự chủ và thường giải quyết bất đồng với vợ con bằng những hành vi bạo lực. Đó cũng là lý do của nhiều trường hợp chồng/cha đánh đập vợ/con một cách nghiêm trọng đã từng xảy ra trong thực tế. Những bất đồng về kinh tế, nuôi dạy con cái, tình dục... cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo lực. Tuy nhiên, các nghiên cứu lại cho thấy đây thường không phải là nguyên nhân trực tiếp (hoặc không được thừa nhận) và người chồng/cha phải tìm những lý do “hợp lý” khác như làm trái ý chồng/cha để có thể đánh đập, mắng chửi vợ/con. Hoàn cảnh sống khó khăn cũng là một nguyên nhân dẫn đến gia tăng tình trạng BLGĐ. Trong số các nạn nhân của BLGĐ rất ít người có đủ tiền, thời gian và thông tin để gọi điện hoặc đến tận 9
- nơi nhờ tư vấn và giúp đỡ. Tuy nhiên, trên thực tế bạo hành diễn ra ở tất cả các nhóm gia đình, không phân biệt trình độ, mức sống. Trước đây, người ta cứ cho rằng bạo hành gia đình đi liền với trình độ nhận thức thấp, đời sống đói nghèo và lạc hậu. Nhưng thực tế, nhiều nạn nhân là những người có trình độ cao và mức sống khá giả. Do đó, cần nhấn mạnh ở đây nhóm nguyên nhân về lối sống của các gia đình và từng cá nhân trong gia đình Nhóm nguyên nhân từ môi trường quản lý xã hội: việc phòng chống BLGĐ hiện chưa được quan tâm đúng mức; chính quyền địa phương chưa xử lý triệt để những vụ việc về bạo hành gia đình; thiếu những quy định cụ thể về luật pháp để giáo dục, xử lý có hiệu quả đối với người gây bạo lực để họ thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Việc điều chỉnh các mối quan hệ có liên quan đến BLGĐ được quy định tại nhiều văn bản pháp luật như Hiến pháp năm 1992, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh về người cao tuổi. Tuy nhiên, các điều luật còn chung chung, còn thiếu những quy định cụ thể như: chưa có định nghĩa pháp lý về bạo lực gia đình; chưa xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình; chưa có quy định pháp lý về biện pháp ngăn ngừa bạo lực gia đình; biện pháp hỗ trợ, bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình. Thiếu các quy định pháp lý mang tính đặc thù để giáo dục, xử lý có hiệu quả đối với người gây bạo lực để họ thay đổi hành vi theo hướng tích cực. Mới đây, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã điều tra tại 8 tỉnh thành (Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hà Nội, Lào Cai, Sơn La) về tình trạng bạo lực trong gia đình. Kết quả cho thấy, việc phòng chống bạo hành gia đình hiện chưa được quan tâm đúng mức. Ngay cả những nạn nhân của tệ nạn này khi phỏng vấn vẫn cho rằng họ không phải chịu bạo lực, nhưng khi kể ví dụ cụ thể thì nêu ra vô số các trường hợp là hậu quả của hành vi này. Ở nhiều nơi, chính quyền địa phương chưa xử lý triệt để những vụ việc về bạo hành gia đình. Họ nghĩ rằng đó là chuyện riêng của mỗi nhà, không thuộc chức năng, nhiệm vụ giải quyết của chính quyền. Ngay chính bản thân người phụ nữ là nạn nhân cũng không lên tiếng đấu tranh và sẵn sàng bỏ qua cho "tội phạm". 3. Những giải pháp cho vấn đề bạo lực gia đình Bạo lực gia đình là một trong những hành vi vi phạm pháp luật cần được loại trừ, nhất là trong xã hội hiện đại văn minh. Để ngăn chặn, đẩy lùi hành vi bạo lực gia đình, đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và từng gia đình phải có nhiều giải pháp tích cực phòng chống có hiệu quả bạo lực gia đình. Xuất phát từ những phân tích thực trạng vấn đề nêu trên có thể đề xuất một hệ thống các giải pháp sau: 1) nhóm giải pháp tác động thay đổi nhận thức của các gia đình và cá nhân; 2) nhóm giải pháp tác động thay đổi lối sống, hoàn cảnh sống của các gia đình và cá nhân; và 3) nhóm giải pháp về quản lý môi trường xã hội. 3.1. Nhóm giải pháp tác động thay đổi nhận thức của các gia đình và cá nhân Nhóm giải pháp này bao gồm việc tuyên truyền, tư vấn, giáo dục để chuyển đổi nhận thức, thái độ, hành vi của cộng đồng, gia đình và từng cá nhân về bản chất của BLGĐ và việc phòng chống BLGĐ. Để can thiệp và phòng chống tình trạng bạo lực, thay đổi nhận thức trong cộng đồng về vấn đề này được đặt lên hàng đầu. “Có người thường xuyên tát vợ, nhưng họ không cho 10
- đấy là hành vi bạo lực” - bà Lê Thị Quý, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu giới và phát triển thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội, nhận xét. Cần nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới cho người dân để cả nam và nữ đều nhận thức được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong xã hội. Cũng qua đó nâng cao nhận thức của người dân để họ không coi bạo lực gia đình là “chuyện vặt”, “chuyện nội bộ”của các gia đình, hay là vấn đề “cá nhân” mà phải nhận thức đó là vấn đề xã hội và cần giải quyết nó bằng các chính sách và luật pháp thích hợp. Để thực hiện nhóm giải pháp này, trước hết cần tăng cường các hoạt động truyền thông, đẩy mạnh tuyên truyền vận động, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới, đặc biệt là giới nữ để biết cách tự bảo vệ mình trước hành vi bạo lực gia đình. Cần lưu ý đưa nội dung giáo dục đời sống gia đình, xây dựng mối quan hệ thân thiện, đoàn kết với các thành viên trong gia đình vào các bài tuyên truyền, tư vấn và giáo dục cộng đồng, vào nội dung sinh hoạt tại các tổ dân phố và các hoạt động cộng đồng khác. Sự thay đổi nhận thức ở mỗi cá nhân, gia đình là tiền đề cho việc thay đổi thái độ và hành vi ứng xử của họ. Nó cũng đồng thời là tiền đề cho việc thực hiện thành công các giải pháp khác. 3.2. Nhóm giải pháp tác động thay đổi lối sống, hoàn cảnh sống của các gia đình và cá nhân Nhóm giải pháp này tập trung vào việc thay đổi lối sống, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, thoả mãn nhu cầu tình cảm và tạo không khí hạnh phúc cho mỗi gia đình. Trang bị cho các cá nhân và gia đình những kỹ năng ứng xử cần thiết trong đời sống gia đình: kỹ năng ứng xử giữa vợ và chồng, anh chị em, giữa các thế hệ… Một phần quan trọng góp phần giữ gìn sự bền vững cho gia đình chính là kỹ năng ứng xử giữa những người trong gia đình, tuy nhiên vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức trong những năm qua. Kỹ năng ứng xử trong đời sống gia đình cũng cho phép các nạn nhân tương lai tránh được những vụ bạo lực không đáng có khi họ thách thức sự kiên nhẫn của chồng/cha, đẩy họ đến tình trạng “giận mất khôn”. Hình thành lối sống có ý thức và bản lĩnh ở các thành viên gia đình. Trước khi chờ sự can thiệp của pháp luật, các nạn nhân đặc biệt là chị em hãy “tự cứu mình” bằng giải pháp không chấp nhận sống chung với kẻ vũ phu. Trong trường hợp đó, ly hôn là giải thoát chị em khỏi kẻ thường xuyên đánh đập mình, đòi lại quyền con người của chị em. Người phụ nữ (và các thành viên gia đình nói chung) phải biết tự bảo vệ hạnh phúc của mình. Phát huy tối đa vai trò của các tổ chức xã hội trong việc phòng, chống bạo lực gia đình, bên vực và bảo vệ quyền lợi hội viên các tổ chức mình, tạo ra dư luận lên án và kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi bạo lực gia đình, đặc biệt đối với giới nữ và trẻ em. Gắn chặt phòng chống bạo lực gia đình với phòng chống các loại tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Cần có sự giúp đỡ từ phía cộng đồng làng xóm bởi lẽ, rất nhiều phụ nữ khi bị chồng đánh thường im lặng, nín nhịn. Bị chồng đánh tím mặt thì nói với bạn bè, hàng xóm là bị vấp ngã. Chồng nói vài câu xin lỗi là nguôi ngoai, chịu làm lành. Họ không thấy rằng nếu bị chồng đánh lần thứ nhất mà không “phản ứng mạnh”, không có một sự cảnh cáo, răn đe nghiêm khắc thì chuyện bị đánh lần thứ hai, lần thứ ba thậm chí cả lần thứ 100 cũng sẽ xảy ra. 3.3. Nhóm giải pháp về quản lý môi trường xã hội 11
- Nhóm giải pháp này tập trung vào việc: xây dựng các mô hình bảo vệ phụ nữ, trẻ em trước những hành vi bạo lực gia đình; ban hành luật phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về gia đình, phụ nữ và bình đẳng giới; tăng cường sự tham gia của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, ban ngành của các địa phương vào công tác phòng chống bạo lực gia đình; xây dựng thiết chế gia đình phát triển bền vững… Giải pháp quan trọng trong nhóm này là xây dựng các mô hình phòng chống bạo lực gia đình ở cơ sở, đảm bảo hoạt động các mô hình hoạt động có chất lượng, có hiệu quả trong việc ngăn chặn, can thiệp các vụ việc bạo lực gia đình. Ngành dân số, gia đình và trẻ em cần tổ chức ngay các đội xung kích, các nhóm, các câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, phối hợp ngành tư pháp lồng ghép nội dung bạo lực gia đình vào nội dung của các tổ hoà giải ở cơ sở, giải quyết trước các mối bất hoà, xung đột ngăn chặn kịp thời hậu quả có thể xảy ra từ bạo lực gia đình. Thông qua mô hình này thu thập thông tin đầy đủ về bạo lực gia đình để có kiến nghị, đề xuất xử lý kịp thời. Một trong những mô hình phòng chống BLGĐ đã được nghiên cứu và thử nghiệm thành công là mô hình hoạt động của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới-gia đình-phụ nữ và vị thành niên (CSAGA). Trung tâm đang duy trì 2 hình thức hỗ trợ nạn nhân của nạn bạo lực gia đình rất hiệu quả là tư vấn qua điện thoại và xây dựng câu lạc bộ nạn nhân. Bắt đầu hoạt động từ năm 1997 qua các hệ thống tổng đài 1088, 1900585830, đến nay đường dây tư vấn của CSAGA đã tư vấn cho 7.522 nạn nhân của nạn bạo hành gia đình. 13 câu lạc bộ của CSAGA với trên 350 thành viên ở các tỉnh, thành phố, là nơi cung cấp các thông tin, kiến thức cần thiết để nạn nhân hiểu biết về vấn đề bạo hành, tạo môi trường an toàn, thân thiện giúp các thành viên cảm thấy tự tin, bộc lộ và chia sẻ vấn đề của mình, từ đó tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Đánh giá về định hướng và hiệu quả của mô hình này Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc CSAGA cho biết có khoảng từ 55-95% phụ nữ bị hành hạ thể xác chưa bao giờ “cầu viện” tới một cơ quan chính quyền hay người có thẩm quyền. Nạn nhân bạo lực gia đình thường cảm thấy lo lắng sợ hãi, có cảm giác bị cô lập, bị bỏ rơi, bị khống chế và kiểm soát... Chính vì vậy, việc hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân của bạo hành gia đình (thông qua các hình thức tư vấn và câu lạc bộ nạn nhân) rất cần thiết nhằm giúp họ tăng thêm sức mạnh, hiểu biết để bảo vệ an toàn cho bản thân và thay đổi tình trạng của mình. Một mô hình phòng chống BLGĐ thành công khác là Dự án "phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ" do Tổ chức hỗ trợ và phát triển Thụy Sỹ tài trợ. Dự án đang được triển khai tại 20 xã thuộc huyện Nho Quan và Gia Viễn thuộc tỉnh Ninh Bình. Để triển khai thực hiện dự án, Hội phụ nữ các xã đã thành lập câu lạc bộ (CLB) làm chồng, làm cha, CLB làm vợ, làm mẹ. Tại các buổi sinh hoạt, hội viên được tham gia trao đổi ý kiến, thảo luận các chủ đề xoay quanh vấn đề bình đẳng giới, nghĩa vụ của người vợ, người chồng trong gia đình dưới hình thức vẽ và bình tranh... Nhờ đó, cả nữ giới và nam giới hiểu rõ vấn đề bạo lực gia đình. Sau những buổi tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ, nam giới đã có sự chia sẻ với phụ nữ về công việc gia đình, các hành vi ứng xử đã "mềm dẻo" hơn trước. Và quan trọng hơn, từ việc triển khai dự án, thành lập các CLB, nhiều chị em phụ nữ đã mạnh dạn đến phòng tư vấn "phòng, chống bạo lực gia đình " của xã xin được tư vấn hay đọc sách báo... để nâng cao hiểu biết, nhận thức về quyền lợi của mình... Trong khuôn khổ dự án này đến nay, hơn 300 lượt nam giới từng có hành vi ngược đãi vợ và 387 phụ nữ bị ngược đãi tham gia sinh hoạt và được các chuyên gia tư vấn giúp đỡ, theo dõi... nên đã có nhiều biến chuyển trong ý thức, lối sống cách ứng xử đối với vợ, con, gia đình, hàng xóm... Đặc biệt, Ban phòng chống bạo lực và đội can thiệp thôn ở các xã đã hòa giải được 947 vụ bạo lực gia đình, giảm gần 70% các vụ ly hôn. Trước kia, có tới 2/3 trong tổng số 938 hội viên phụ nữ của xã phải chịu các hành vi bạo lực của chồng, có trường hợp còn xúc phạm 12
- nghiêm trọng đến nhân phẩm của người phụ nữ, pháp luật phải lên tiếng... Qua thực hiện dự án, các hành vi bạo lực nghiêm trọng hầu như không còn, số chị em phải chịu cảnh bạo lực gia đình giảm mạnh. Đây là hình thức giúp đỡ phụ nữ rất hữu hiệu trong việc bảo vệ bản thân, hạnh phúc gia đình nên rất cần được duy trì và nhân rộng tới nhiều địa phương trong cả nước. Những thay đổi trong nhận thức và chuyển biến tích cực về mối quan hệ gia đình trong nhóm đối tượng thử nghiệm đã cho thấy hiệu quả của giải pháp này. Đây là sự "thử nghiệm" thành công, góp phần ngăn chặn, phòng ngừa bạo lực mới và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Xây dựng những trung tâm lánh nạn cho nạn nhân BLGĐ là một trong những giải pháp thuộc loại này mà nhiều nước trên thế giới đã thực hiện. Theo đó người ta xây dựng những trung tâm lánh nạn, hỗ trợ y tế và tâm lý để các nạn nhân khi phải hứng chịu BLGĐ có thể chạy đến trú thân. Để hỗ trợ cho trung tâm này về mặt pháp lý người ta còn đưa ra cả các điều luật hỗ trợ. Chẳng hạn ở Mỹ có Lệnh bảo vệ tạm thời (LBVTT). Đây là án lệnh của toà án nhằm giúp bảo vệ một người không bị người khác ngược đãi, đe doạ, hoặc quấy nhiễu. Án lệnh sẽ buộc kẻ ngược đãi phải tránh xa nạn nhân, nơi ở và nơi làm việc của nạn nhân. Kẻ ngược đãi không đuợc phép liên lạc với nạn nhân dưới bất cứ hình thức nào. Toà án cũng có thể ra lệnh cho kẻ ngược đãi phải tránh xa con cái của nạn nhân nếu toà cảm thấy chúng có thể bị nguy hại. Toà cũng có thể ra đưa ra những biện pháp cứu tế khác trong LBVTT, thí dụ như quyền trông nom con tạm thời, cấp dưỡng, và sở hữu xe cộ. Tạo khuôn khổ pháp lý để giải quyết vấn đề BLGĐ là giải pháp có tính lâu dài và bền vững trong nhóm giải pháp thứ ba này. Tạo khuôn khổ pháp lý cho việc phòng chống BLGDD bao gồm ban hành luật phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về gia đình, phụ nữ và bình đẳng giới. Như đã nói ở mục 2.4. ở Việt Nam việc điều chỉnh các mối quan hệ có liên quan đến BLGĐ được quy định tại nhiều văn bản pháp luật, tuy nhiên, các điều luật còn chung chung, còn thiếu những quy định cụ thể. Luật riêng về phòng chống BLGĐ chưa được ban hành. Trên thế giới hiện có 90 quốc gia có luật riêng về phòng chống bạo lực gia đình. Sự ra đời của một đạo luật mới - Luật phòng, chống bạo lực gia đình ở nước ta, chính là cơ sở để đảm bảo quyền con người, sự bền vững của nền tảng đạo đức, phong hoá gia đình, công bằng xã hội. Điều đáng nói là Việt Nam đang trong tiến trình soạn thảo và banh hành điều luật này. Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Phó Chánh văn phòng Uỷ ban Quốc gia về sự tiến bộ của phụ nữ (NCFAW), cho biết Chính phủ Việt Nam đang soạn thảo Luật phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng và thực hiện các chương trình kế hoạch hành động về bình đẳng giới. Ở đây cũng cần nói thêm rằng Dự luật phòng chống bạo lực gia đình đã hoàn thành và đang trong quá trình thảo luận. Gồm 6 chương 43 điều, dự án Luật phòng, chống bạo lực gia đình được cấu trúc theo hướng lấy biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình là chính nhằm giải quyết các mâu thuẫn xích mích gia đình ngay từ khi mới phát sinh để hạn chế phát triển thành các xung đột. Các biện pháp phòng ngừa được quy định trong chương II bao gồm tuyên truyền, tư vấn, hoà giải và đặc biệt là giúp đỡ cai nghiện rượu, chữa bệnh tâm thần cho những người có nguy cơ gây bạo lực gia đình. Dự thảo Luật cũng quy định áp dụng các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình cả đối với nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng hoặc vợ, chồng đã ly hôn, là dựa trên cơ sở thực tiễn cuộc sống, nhằm bảo vệ nạn nhân, trong đó đa số là phụ nữ. Quy định luật áp dụng đối với cả những người đã ly hôn vì sau khi ly hôn, bạo lực vẫn có thể xảy ra do nạn nhân và thủ phạm vẫn còn liên hệ với nhau, đặc biệt là còn chia sẻ nghĩa vụ chăm sóc con cái. Kết quả khảo sát cho thấy tình hình bạo lực diễn ra rất phổ biến trong các nhóm này. Dự luật cũng bao hàm những điều khoản quy định mức xử phạt nghiêm khắc đối với hành vi BLGĐ. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 36 của dự Luật, người có hành vi bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 13
- Song song với Luật phòng chống bạo lực gia đình, các nhà hoạt động xã hội cũng hy vọng Luật bình đẳng giới (có hiệu lực từ ngày 1-7-2007) sẽ đưa luật pháp vào các hoạt động can thiệp và phòng chống bạo lực gia đình. Tăng cường sự tham gia của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội, ban ngành của các địa phương vào công tác phòng chống bạo lực gia đình; xây dựng thiết chế gia đình phát triển bền vững là những giải pháp không thể thiếu trong việc quản lý xã hội nhằm phòng chống BLGĐ. Vấn đề bạo lực gia đình chỉ giảm khi ý thức cộng đồng được nâng lên. Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách cụ thể bảo vệ phụ nữ, trẻ em. Bên cạnh đó, cần có hình thức trừng trị nghiêm khắc đối với những người gây ra bạo lực trong gia đình. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể xây dựng được những gia đình thực sự theo đúng nghĩa và mang giá trị truyền thống. Cụ thể là cần tập trung làm tốt những vấn đề sau: thứ nhất, kiên quyết xử lý nghiêm đối với những người có hành vi bạo lực gia đình; thứ hai, xây dựng các biện pháp phòng ngừa hành vi bạo lực gia đình và xây dựng gia đình văn hóa, ấm no, hạnh phúc, phát triển bền vững; thứ ba, nâng cao trách nhiệm các thành viên trong gia đình trong phòng ngừa, giải quyết mâu thuẫn gia đình; thứ tư, nâng cao trách nhiệm của xã hội, chính quyền, đoàn thể trong phòng, chống bạo lực gia đình. Ba nhóm giải pháp trên liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Việc thay đổi nhận thức là nền tảng của thay đổi lối sống. Việc ban hành các đạo luật, quy định có tính pháp lý là khung quy chiếu cho sự thay đổi nhận thức và lối sống của các gia đình, đồng thời là khung pháp lý cho hoạt động của các tổ chức xã hội, chính quyền trong ngăn chặn là đẩy lùi tệ nạn BLGĐ. Ngược lại pháp luật khó có thể được thực thi nếu nhận thức của người dân không được nâng cao, hoàn cảnh sống của họ không được cải thiện. Chính vì vậy các giải pháp phải được thực hiện một cách đồng bộ, liên tục và nhất quán. 4. Kết luận Một trong những hiện tượng đáng lo ngại nhất của tình trạng khủng hoảng trong các gia đình hiện nay là tình trạng bạo lực gia đình. Bước sang thế kỷ 21, bạo lực gia đình vẫn lan rộng và trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và ở Việt Nam. Điều này đặt ra cho xã hội văn minh nhiệm vụ cấp bách – tìm ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục và đi đến xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng này. BLGĐ diễn ra với những hình thức muôn màu muôn vẻ. Đó có thể là bạo lực vật chất hay tinh thần; bạo lực bằng vũ lực hay ngôn từ; bạo lực của người lớn đối với người nhỏ hơn hay ngược lại… Đằng sau những tệ nạn xã hội đó có thể là những lý do sâu xa như trình độ văn hóa thấp, tình trạng kém hiểu biết về pháp luật hay tư tưởng trọng nam kinh nữ còn quá nặng nề... mà bản thân những người trong cuộc cũng chưa nhận thức được. Bạo lực gia đình đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, trước hết là vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người, đến danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân. Bạo lực gia đình làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng đến thế hệ tương lai. Ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ, chúng được chứng kiến. Bạo lực gia đình đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt Nam. Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có những giải pháp đồng bộ và nhất quán, được thực hiện một cách kiên trì, liên tục để khắc phục. Những giải pháp đó có 14
- thể là: 1) các giải pháp tác động thay đổi nhận thức của các gia đình và cá nhân; 2) các giải pháp tác động thay đổi lối sống, hoàn cảnh sống của các gia đình và cá nhân; và 3) các giải pháp về quản lý môi trường xã hội. Để thực hiện những giải pháp này đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và từng gia đình phải cùng tham gia một cách tích cực. Chỉ có như vậy tệ bạo lực gia đình mới có thể bị khống chế và dần bị xóa bỏ. Đà Nẵng, ngày 03 tháng 8 năm 2007. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án phó tiến sỹ " Về một số bài toán ngược trong phương pháp trọn lực "
28 p | 206 | 40
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Phương pháp “Tâm vận tốc tức thời” trong cơ học"
6 p | 169 | 25
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học đề tài " Tư tưởng hồ chí minh về phát huy động lực con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội "
0 p | 182 | 25
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Sơn Nam và những truyện ngắn về đề tài Nam Bộ "
7 p | 133 | 17
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " XÂY DỰNG MỘT PHƯƠNG PHÁP SỐ MỚI VÀ ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP SỐ ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC KẾT CẤU "
3 p | 145 | 15
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU LỎNG VÀ VÔ ĐỊNH HÌNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG TRÊN MÁY TÍNH "
5 p | 136 | 13
-
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Bước đầu điều tra một số loài thực vật bậc cao chứa ancaloit ở thành phố Vinh và phụ cận."
4 p | 130 | 12
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA TẦNG ĐIỆN LY VÀ TRƯỜNG ĐỊA TỪ BIẾN THIÊN TẠI KHU VỰC PHÍA NAM "
3 p | 98 | 11
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " XÂY DỰNG MỘT PHƯƠNG PHÁP SỐ MỚI VÀ ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP SỐ ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC KẾT CẤU "
3 p | 198 | 10
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN HIỆN TƯỢNG NƯỚC DÂNG DO BÃO BẰNG PHƯƠNG PHÁP SỐ DỰA TRÊN PHƯƠNG TRÌNH THỦY ĐỘNG LỰC HỌC 3 CHIỀU "
2 p | 96 | 9
-
HÀNH VI HUNG TÍNH , tuyển tập báo cáo, nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu, chuyên ngành khoa học, công nghệ môi trường, kỹ thuật khao học
6 p | 161 | 8
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN TRƯỜNG ĐỘNG LỰC VÙNG VEN BIỂN ÁP DỤNG CHO KHU VỰC CẦN GIỜ TP.HCM "
2 p | 70 | 8
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " NGHIÊN CỨU SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA DÒNG CHẢY VÀ LÒNG DẪN CỦA SÔNG VÙNG TRIỀU "
3 p | 96 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Thiết kế chuyên đề dạy học phần Sinh học tế bào theo định hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
106 p | 20 | 7
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " THUẬT TOÁN DI TRUYỀN TRONG VIỆC PHÂN TÍCH TÀI LIỆU TỪ VÀ TRỌNG LỰC – ỨNG DỤNG: PHÂN TÍCH TÀI LIỆU TỪ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG "
2 p | 60 | 5
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Văn hóa học: Vấn đề bạo lực gia đình trên báo mạng điện tử qua góc nhìn chuyên gia
16 p | 87 | 5
-
Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học " HỆ ĐỘNG LỰC PHI TUYẾN VÀ HỖN ĐỘN TRONG CƠ HỌC "
3 p | 57 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn