YOMEDIA
ADSENSE
Chuyên đề Phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh trong trường học
16
lượt xem 2
download
lượt xem 2
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Chuyên đề Phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh trong trường học gồm có những nội dung: Phần 1 cơ sở triển khai, thực hiện phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh trong trường học; phần 2 xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề Phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh trong trường học
- CHUYÊN ĐỀ PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG HỌC PHẦN 1 CƠ SỞ TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH VÀ ĐUỐI NƯỚC CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG HỌC Trong thời gian qua, Đảng, nhà nước ta đã ban ban hành nhiều văn bản về phòng, chống TNTT và phòng, chống TNTT trẻ em là cơ sở đầy đủ cho việc triển khai và thực hiện công tác phòng, chống TNTT trẻ em ở các cấp, ngành, địa phương. Năm 1999, Chính phủ ban hành Chương trình "Phòng, chống TNTT, xây dựng cộng đồng an toàn" giai đoạn 1999-2002; Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách quốc gia về phòng, chống TNTT giai đoạn 2002-2010; năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2158/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống TNTT trẻ em giai đoạn 2013-2015; năm 2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 Phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020; cùng nhiều văn bản chỉ đạo khác của Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành nhất là trong năm 2016, 2017. I. Luật trẻ em: Số 102/2016/QH13 thông qua ngày 5/4/2016, có hiệu lực từ 1/6/2017 Điều 4. Giải thích từ ngữ Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Điều 43. Bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em - Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em;... - Nhà nước quy định môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Điều 85. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan quy định tiêu chuẩn trường học, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; phòng, chống bạo lực học đường và trình Chính phủ quy định chi Tiết Khoản 4 Điều 44 của Luật này. - Tổ chức phổ biến, giáo dục kiến thức về quyền và bổn phận của trẻ em cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. - Chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. 1
- II. Nghị định số: 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Có hiệu lực thi hành từ ngày 05 tháng 9 năm 2017. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng Nghị định này áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dạy kỹ năng, lớp dạy năng khiếu, lớp dạy văn hóa, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không được đi học ở nhà trường (sau đây gọi chung là lớp độc lập) có người học dưới 18 tuổi; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan. Điều 2. Giải thích từ ngữ - Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học. - Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. - Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa. - Môi trường giáo dục thân thiện là môi trường giáo dục mà người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực. - Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập. Điều 3. Yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em - Địa điểm đặt cơ sở giáo dục, lớp độc lập không vi phạm quy định tại khoản 13 Điều 6 của Luật trẻ em và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm. - Cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục bảo đảm các yêu cầu sau: + Có khuôn viên, cổng trường, biển tên trường, tường rào, hàng rào, sân vườn, cây xanh bảo đảm an toàn, vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện; + Có sân chơi, bãi tập, khu để xe phù hợp và thân thiện với người học; + Có khối phòng học, phòng học bộ môn, phòng phục vụ học tập bảo đảm đủ ánh sáng, thoáng mát, có bàn ghế phù hợp với người học. Có khu nhà ăn, nhà nghỉ đối với các cơ sở giáo dục tổ chức bán trú, nội trú; 2
- + Có công trình vệ sinh, nước sạch và các công trình xây dựng khác bảo đảm an toàn, thân thiện, dễ tiếp cận, phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng. - Thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em của cơ sở giáo dục, lớp độc lập bảo đảm phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học; được sắp xếp và sử dụng an toàn, hợp lý, dễ tiếp cận. Điều 4. Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy - Đối với cơ sở giáo dục: Có tài liệu, học liệu về giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục giới tính, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại; Điều 5. Hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện - Đối với cơ sở giáo dục Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình người học và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của người học. Điều 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý. - Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý. - Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. III. Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 1. Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 Phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 1.1. Mục tiêu tổng quát: Kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước và tai nạn giao thông nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em, hạnh phúc của gia đình và xã hội. 1.2. Các mục tiêu cụ thể: trong đó: - 10.000 trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn; 3
- - Giảm 25% số trẻ em tử vong do TNGT đường bộ so với năm 2015. - Giảm 6% số trẻ em bị tử vong do đuối nước so với năm 2015. - 90% trẻ em trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở biết các quy định về ATGT. - 40% trẻ em trong độ tuổi tiểu học và trung học cơ sở biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước. - 90% trẻ em sử dụng áo phao khi tham gia giao thông đường thủy. - 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thí điểm chương trình bơi an toàn cho trẻ em. - 100% cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và 80% cán bộ cấp xã, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được tập huấn về kỹ năng phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; 100% nhân viên y tế thôn, bản, nhân viên y tế trường học biết các kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu ban đầu cho trẻ em bị TNTT. 1.3. Nội dung: 1.3.1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho trẻ em, gia đình, trường học, cộng đồng và xã hội. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, đoàn thể. Tổ chức các chiến dịch truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước, tai nạn giao thông; tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại gia đình, trường học và cộng đồng. Nghiên cứu, xây dựng, phát triển, sản xuất các sản phẩm truyền thông về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. 1.3.2. Xây dựng Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em a) Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại các trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở. Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; b) Triển khai các hoạt động can thiệp, cải tạo môi trường học tập, vui chơi nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong trường học; c) Rà soát và hoàn thiện các tiêu chuẩn Trường học an toàn. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công nhận các trường học đạt tiêu chuẩn Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. 1.3.3. Phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình An toàn giao thông đường bộ cho trẻ em tại các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ, sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông cho học sinh. Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp nhằm giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em; 4
- 1.3.4. Phòng, chống đuối nước trẻ em a) Xây dựng thí điểm, đánh giá và nhân rộng mô hình phòng, chống đuối nước trẻ em. Kiện toàn và phát triển mạng lưới dịch vụ đảm bảo an toàn cho trẻ em trong môi trường nước. Triển khai chương trình bơi an toàn cho trẻ em; b) Nghiên cứu, hướng dẫn sử dụng các thiết bị an toàn trong môi trường nước cho trẻ em; c) Xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành về phòng, chống đuối nước trẻ em; d) Rà soát, hoàn thiện các quy định về an toàn giao thông đường thủy và an toàn trong môi trường nước cho trẻ em; đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định an toàn giao thông đường thủy và an toàn trong môi trường nước cho trẻ em. 1.4. Tổ chức thực hiện * Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm: a) Hướng dẫn các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình; b) Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; rà soát, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. Nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho đội ngũ công chức, viên chức, cộng tác viên ngành lao động - thương binh và xã hội làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em; xây dựng Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng, vận hành hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá về tình hình tai nạn, thương tích trẻ em; c) Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Chương trình; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Xây dựng Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030. * Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong trường học; nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; xây dựng Trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. * Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện công tác phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy cho trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của ngành giao thông vận tải về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em. 5
- * Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em trong công tác gia đình; tăng cường công tác quản lý bể bơi và hoạt động dạy bơi cho trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; IV. Chỉ thị : 1. Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 05/11/2012 của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em trong tình hình mới: "Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em theo hướng mở rộng chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em thuộc gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; gắn với Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2012 - 2020; Chương trình xây dựng nông thôn mới, xây dựng trường học an toàn, thân thiện và xây dựng cộng đồng vững mạnh". 2. Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 V/v tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống TNTT và đuối nước cho học sinh, trẻ em - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, trước hết là các trường phổ thông rà soát nội dung chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường, đặc biệt chú ý hướng dẫn kỹ năng bơi lội, kỹ năng phòng, tránh, ứng phó các trường hợp tai nạn, gây thương tích (như cháy nổ, hỏa hoạn, bão, lũ...). - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo việc rà soát cơ sở vật chất, Điều kiện rèn luyện sức khỏe, thể chất cho học sinh, trẻ em, đặc biệt về Điều kiện hướng dẫn tập luyện kỹ năng bơi lội phù hợp với Điều kiện của địa phương. Chỉ đạo chính quyền cấp huyện, cấp xã tiến hành rà soát các khu vực thường xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước để cảnh báo và có biện pháp chủ động phòng ngừa kịp thời bảo đảm an toàn cho học sinh, trẻ em trong dịp hè, mùa mưa bão, mùa nước nổi. - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh theo chức năng quản lý cần tăng cường chỉ đạo việc quản lý, tổ chức hoạt động hè cho học sinh, trẻ em bảo đảm an toàn. - Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về phòng, chống tai nạn, thương tích và đuối nước cho học sinh, trẻ em. Tuyên truyền, vận động gia đình thường xuyên quan tâm, giám sát con, em mình đặc biệt trong thời gian nghỉ hè, mùa mưa bão, mùa nước nổi; phổ biến kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước học sinh và trẻ em cho người dân. 6
- - Tổ chức thực hiện + Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịutrách nhiệm thực hiện Chỉ thị này, báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Giáo dục và Đào tạo. + Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm đôn đốc, theo dõi, kiểm tra tổng hợp tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ (định kỳ hàng năm hoặc đột xuất) kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị này. 3. Chỉ thị Số: 1572/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 05 năm 2016 v/v tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước trong học sinh, sinh viên: * Đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo: - Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Quyết định số 234/QĐ-TTg ngày 05/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020, các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Bộ, ngành Trung ương về công tác này đến các cấp quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục, ban đại diện cha mẹ học sinh và các em học sinh. Phối hợp với các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của học sinh, gia đình và cộng đồng về các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh. - Chỉ đạo các nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh về ý thức phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước; đưa nội dung giáo dục kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước vào các hoạt động của trường, lớp, Đoàn, Đội; khuyến cáo học sinh không tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh; sông, suối, thác, ghềnh hiểm trở và những nơi nguy hiểm khác. - Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các sở, ban ngành liên quan tổ chức các hoạt động hè vui tươi, lành mạnh và an toàn cho học sinh. - Tham mưu bố trí nguồn kinh phí hợp lý, đồng thời tăng cường công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực của xã hội để tổ chức dạy bơi cho học sinh nhằm nâng cao kỹ năng bơi, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước cho học sinh. - Tham mưu, đề xuất địa phương lắp đặt hệ thống các biển cảnh báo tại những khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao có thể xảy ra đuối nước, những khu vực vắng người qua lại trên địa bàn. - Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về bơi cho đội ngũ giáo viên thể dục; khai thác, sử dụng có hiệu quả các công trình thể thao trên địa bàn, trong đó có các bể bơi, có chính sách khuyến khích, tạo Điều kiện thuận lợi cho các em học sinh được học bơi; đồng thời khuyến khích, vận động cha mẹ học sinh cho con em tham dự các lớp học bơi trong dịp hè. 7
- - Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống tai nạn thương tích và đuối nước trên địa bàn". 4. Quyết định 4458-QĐ-BGDĐT ngày 22-08-2007 Ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông. 5. Quyết định số 801/QĐ-DGDĐT ngày 04/11/2016 về triển khai thực hiện phòng, chống TNTT trẻ em giai đoạn 2016-2020: "100% các cơ sở GD có hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục phòng, chống TNTT trẻ em; 100% các trường có bể bơi, hồ bơi, có cơ chế phối hợp tổ chức dạy bơi. Hằng năm giảm 5-10% học sinh TNTT, đặc biệt là TNGT, đuối nước...". 6. Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 ban hành quy định về xây dựng Trường học an toàn, phòng, chống TNTT trong cơ sở giáo dục mầm non 7. Công văn số 1226/BLĐTBXH-TE ngày 31/3/2017 về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em V. Các văn bản chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh: 1. QĐ số 2010/QĐ-UBND ngày 01/7/2016 Phê duyệt Chương trình bảo vệ trẻ em và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em tỉnh Q.Ninh giai đoạn 2016-2020 1.1. Mục tiêu: Giảm tỷ suất trẻ em bị tai nạn, thương tích xuống còn 600/100.000 trẻ em. Giảm tỷ suất trẻ em tử vong do tai nạn, thương tích dưới 17/100.000 trẻ em. Chú trọng giảm thiểu tai nạn giao thông và đuối nước, giảm 25% số trẻ em tử vong do tai nạn giao thông đường bộ và 6% số trẻ em tử vong do đuối nước so với năm 2015 . - 80% người nuôi dưỡng trẻ em và 90% cán bộ lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương và khu dân cư, người trực tiếp quản lý, giáo dục, chăm sóc, làm việc với trẻ em ở trường học, cơ sở y tế, cơ sở dịch vụ xã hội cho trẻ em có kiến thức, kỹ năng cơ bản về: bảo vệ trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; 1.2. Giải pháp: * Mô hình 2: Xây dựng 100% trường mầm non, tiểu học, THCS đạt tiêu chuẩn “Trường học an toàn”. Các hoạt động: - Khảo sát, đánh giá các nguy cơ gây TNTT trẻ em tại các trường học trên địa bàn theo tiêu chí Trường học an toàn; thực hiện các hoạt động can thiệp, cải tạo môi trường học tập, sinh hoạt... nhằm đảm bảo an toàn và giảm thiểu nguy cơ gây TNTT trong trường học; hỗ trợ các trường học thuộc các xã nghèo cải tạo, loại bỏ nguy cơ gây TNTT cho trẻ em. - Xây dựng tài liệu hướng dẫn, tuyên truyền, tập huấn về cách phát hiện nguy cơ TNTT trẻ em tại trường học và cách loại bỏ nguy cơ; các tiêu chuẩn, cách đánh giá 8
- Trường học an toàn và việc đảm bảo Cổng trường an toàn giao thông cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh. - Tổ chức ký cam kết xây dựng Trường học an toàn phòng, chống TNTT trẻ em và Cổng trường an toàn giao thông. Xây dựng điểm đỗ xe đưa, đón học sinh trong khuôn viên nhà trường khi tan học để đảm bảo an toàn giao thông khu vực trước cổng trường; hướng dẫn phụ huynh, học sinh đỗ xe và đội mũ bảo hiểm đúng quy định. - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về phòng chống TNTT cho trẻ em và phụ huynh. Thiết lập hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá, công nhận Trường học an toàn và đánh giá việc thực hiện Cổng trường an toàn giao thông. * Mô hình 4: Phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em: 100% trẻ em tiểu học, trung học cơ sở biết các quy định về ATGT. Các hoạt động: - Xây dựng tài liệu hướng dẫn trẻ em biết các kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ, nhất là an toàn trong sử dụng xe đạp và xe đạp điện. Xây dựng mô hình đưa đón học sinh bằng xe công cộng để đảm bảo an toàn và quản lý trẻ tốt hơn. - Tổ chức hoạt động ngoại khóa, hội thi, tập huấn cho trẻ em nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông đường bộ (đội mũ bảo hiểm đúng cách, kỹ năng đi xe đạp đúng quy định, sơ cứu, cấp cứu tai nạn giao thông, sử dụng các trang thiết bị an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường bộ ). Hỗ trợ mũ bảo hiểm cho trẻ em con các gia đình nghèo, cận nghèo tại một số xã khó khăn. - Rà soát, phát hiện và có biện pháp xử lý những bất cập trong hệ thống giao thông đường bộ (biển báo, rào chắn, đèn báo, đường, vỉa hè, cống rãnh...) nhất là những đoạn đường gần trường học để đảm bảo an toàn, tránh ùn tắc, tai nạn giao thông khi trẻ đến trường và giờ tan học. Kiểm tra, giám sát, đánh giá về thực hiện các quy định an toàn giao thông đường bộ. - Thiết lập hệ thống theo dõi, ghi chép, giám sát, báo cáo, đánh giá về tai nạn, giao thông đường bộ đối với trẻ em. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thăm quan học hỏi rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình. * Mô hình 5: Phòng, chống đuối nước trẻ em: Ít nhất 90% số trẻ em sử dụng áo phao/cặp phao khi tham gia giao thông đường thủy; 40% trẻ em tiểu học, trung học cơ sở biết kỹ năng bơi an toàn. Các hoạt động: - Xây dựng kế hoạch liên ngành phòng, chống đuối nước trẻ em ở địa phương. - Xây dựng bể bơi, bãi tắm và dịch vụ hỗ trợ phòng chống đuối nước trẻ em trong trường học, cộng đồng. Thành lập các đội cứu hộ tại các bến bãi, bờ biển và tập huấn cứu đuối, cứu hộ. Khảo sát đánh giá nguy cơ mất an toàn khi bơi, xây dựng biển báo, rào chắn... để phòng ngừa; kiến nghị xử lý các đơn vị, cá nhân để xảy ra mất an toàn tạo ra nguy cơ đuối nước cho trẻ em và người dân trong cộng đồng. - Xây dựng tài liệu hướng dẫn công tác phòng, chống đuối nước trẻ em và tuyên truyền cho trẻ em, người nuôi dưỡng trẻ. Tổ chức các lớp huấn luyện giáo viên dạy bơi, cứu đuối cho trẻ em. 9
- - Tổ chức các lớp dạy bơi, cứu đuối, hội thi bơi, hoạt động ngoại khóa cho trẻ em trong trường tiểu học, THCS và tại cộng đồng. Triển khai Cuộc vận động trẻ em đi tàu, thuyền (đò) mặc áo phao hoặc cặp phao cứu sinh; cấp phát miễn phí cặp phao cứu sinh cho các học sinh nghèo. - Tổ chức tuần tra, kiểm tra về an toàn nơi bể bơi, bãi tắm để đảm bảo an toàn cho trẻ em khi bơi; quản lý nhằm xóa bỏ bãi tắm tự phát. Tổ chức kiểm tra các chủ phương tiện giao thông đường thủy, bến, bãi về đảm bảo qui định an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông đường thủy. - Tăng cường xã hội hóa, hợp tác công - tư xây dựng bể bơi và cung cấp dịch vụ bơi an toàn cho trẻ em trong các trung tâm văn hóa, thể thao, vui chơi, giải trí, cộng đồng, trường học. Báo cáo định kỳ về tình hình đuối nước ở trẻ em, đánh giá rút kinh nghiệm thực hiện mô hình. 1.3. Tổ chức thực hiện 1.3.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hướng dẫn thực hiện, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về bảo vệ trẻ em và phòng chống TNTT trẻ em. - Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình 5: Phòng, chống đuối nước trẻ em; Thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm; kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện. - Tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách để đảm bảo xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ em 1.3.2. Sở Giáo dục và Đào tạo Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan thực hiện mô hình “Trường học an toàn” và phòng, chống TNTT trẻ em trong trường học; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; - Bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phụ trách đoàn, đội trong trường học và giáo sinh các trường sư phạm của tỉnh về bảo vệ trẻ em, và phòng chống TNTT. Tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng sống, phòng chống TNTT ...vào các môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa phù hợp với cấp học, trình độ đào tạo và năng lực, sự phát triển của trẻ em. - Tăng cường giáo dục pháp luật, kỹ năng sống, kỹ năng phòng tránh TNTT cho học sinh các cấp học. Nghiên cứu, đề xuất xây dựng và tổ chức chương trình dạy bơi cho trẻ em trong trường học. - Chỉ đạo tăng cường các hoạt động truyền thông cho giáo viên và học sinh trong nhà trường về phòng chống TNTT vào chương trình giáo dục ngoại khoá... 1.3.3. Sở Y tế Thực hiện các nội dung phòng chống TNTT trẻ em thuộc nhiệm vụ của ngành. Thiết lập hệ thống theo dõi, phân tích tình hình trẻ em bị TNTT,. 1.3.4. Sở Giao thông vận tải 10
- Xây dựng và tổ chức thực hiện mô hình Phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ cho trẻ em. Triển khai thực hiện công tác phòng, chống tai nạn giao thông đường bộ, đường thủy cho trẻ em; kiểm tra, rà soát nhằm phát hiện các yếu tố cơ sở hạ tầng, biển báo, phương tiện tham gia giao thông chưa đảm bảo an toàn trong giao thông đường bộ và đường thủy để có biện pháp xử lý kịp thời, nhất là khu vực gần trường học, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ ngành GTVT về phòng, chống TNTT cho trẻ em. 1.3.5. Công an tỉnh - Tăng cường quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội; kiểm tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, phòng cháy, chữa cháy, quản lý vũ khí, vật liệu nổ, pháo, đồ chơi nguy hiểm, hành vi gây mất an toàn trong môi trường gây tai nạn, thương tích, đuối nước cho trẻ em và các vi phạm khác về trật tự an toàn xã hội; giám sát thực hiện công tác phòng, chống TNTT trẻ em tại công an các địa phương. 1.3.6. Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Du lịch : - Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện các biện pháp, dịch vụ về bảo vệ trẻ em, thực hiện quyền tham gia của trẻ em, thúc đẩy các hoạt động tham gia của trẻ em trong gia đình và phòng, chống TNTT trẻ em trong các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch; đề xuất quy hoạch, đầu tư xây dựng bể bơi, khu vui chơi dành cho trẻ em trong các Trung tâm, khu văn hóa thể thao cấp tỉnh, huyện, xã; xây dựng và thực hiện chương trình phổ cập bơi cứu đuối cho trẻ em ở cộng đồng. - Tổ các lớp huấn luyện dạy bơi cứu đuối cho các Trung tâm VHTT, cộng đồng, trường học, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố tổ chức dạy bơi cho trẻ em. 1.3.7. Sở Thông tin Truyền thông Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh truyền các mô hình, hoạt động bảo vệ trẻ em, phòng, chống TNTT 1.3.8. Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ninh và các cơ quan thông tin đại chúng: Tăng cường thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài về bảo vệ trẻ em, phòng, chống TNTT; tuyên truyền cảnh báo, phát hiện các nguy cơ xâm hại trẻ em, tai nạn thương tích và các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em. 1.3.9. Đề nghị Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Nghiên cứu, đề xuất, triển khai mô hình dạy bơi cho trẻ em tại các cơ sở văn hóa, thể thao do Đoàn thanh niên quản lý, nhất là trong dịp hè. 2. Công văn số 2103/UBND-VX1 ngày 17/4/2016 v/v tăng cường kiểm tra phòng ngừa tai nạn đuối nước trong mùa hè và mùa mưa bão. 3. Công văn số 2816/UBND-VX1 ngày 20/5/2016 của UBND tỉnh v/v triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 16/5/2016 V/v tăng cường chỉ đạo, thực hiện phòng, chống TNTT và đuối nước cho học sinh, trẻ em. 4. Công văn số 2532/UBND-VX2 ngày 14/4/2017 v/v tăng cường công tác phòng, chống đuối nước. 11
- 5. Công văn số 4458/UBND-VX2 ngày 21/6/2017 v/v tăng cường công tác phòng ngừa rủi ro thiên tai cho trẻ em trong mùa mưa lũ, phòng, chống tai nạn đuối nước. 6. Công văn số 240/TB-UBND ngày 18/8/2017 v/v Thông báo kết luận về chỉ đạo của đồng chí Vũ Thị Thu Thủy tại cuộc họp trực tuyến về công tác chuẩn bị và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2017-2018: "Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng học sinh phải học ở những khu vực không đảm bảo hoặc có nguy cơ mất an toàn" 7. Văn bản của Sở GĐ & ĐT: 7.1. Kế hoạch số 1240/KH-SDGĐT ngày 09/6/2016 về tăng cường các giải pháp phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em, học sinh. 7.2. Công văn số 924/SGDDT-CTTT ngày 20/4/2017 V/v tăng cường công tác phòng, chống đuối nước học sinh. 8. Văn bản của Sở Lao động TB & XH: 8.1. Công văn số 1735/SLĐTBXH-BVCSTE ngày 19/8/2016 V/v tăng cường các biện pháp phòng, chống TNTT trẻ em. PHẦN 2 XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN PHÒNG TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH I- Khái niệm trường học an toàn: 1. Đối với trường phổ thông (Theo Quyết định 4458-QĐ-BGDĐT ngày 22-08- 2007 Ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông): - Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của tất cả học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương. 2. Đối với trường mầm non (Theo Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 ban hành quy định về xây dựng Trường học an toàn, phòng, chống TNTT trong cơ sở giáo dục mầm non - Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ. 12
- 3. Theo Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường: - Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. - Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa. II. Tiêu chuẩn trường học an toàn 1. Đối với trường phổ thông - Trường học an toàn được xây dựng trên cơ sở xây dựng các lớp học an toàn, môi trường xung quanh an toàn và các thiệp phòng chống tai nạn, thương tích có hiệu quả tại trường học. - Nhà trường có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học của nhà trường trong đó có công tác phòng chống tai nạn, thương tích. Hàng năm Ban chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng chống tai nan, thương tích của nhà trường. Nhà trường có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cấp cứu tai nạn thương tích. Giáo viên, cán bộ, công nhân viên và học sinh được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng chống tai nạn thương tích. - Có biện pháp tổ chức thực hiện phòng chống tai nạn thương tích. - Trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích khi: - 80% nội dung bảng đánh giá trường học an toàn (tại phụ lục 1 và 2 kèm theo văn bản này) được đánh giá là đạt. - Không có học sinh bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường. 2. Đối với trường mầm non - Nhà trường có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, hàng năm xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích của nhà trường. Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích. Giáo viên, cán bộ công nhân viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. - Môi trường xung quanh trường an toàn và có hiệu quả. - Giảm được các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ trong nhà trường (80 % nội dung theo bảng kiểm trường học an toàn được đánh giá là đạt). - Trong năm không có trẻ bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường. 13
- 3. Theo Nghị định 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường: - Các yêu cầu, tiêu chuẩn: Điều 3. Yêu cầu về địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em Điều 4. Yêu cầu về tài liệu, học liệu giảng dạy Điều 5. Hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện Đối với cơ sở giáo dục: Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; Điều 6. Phòng, chống bạo lực học đường III. Bảng kiểm "Trường học an toàn" 1. Đối với trường phổ thông PHỤ LỤC 1 BẢNG ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TNTT TRƯỜNG TIỂU HỌC (Nhà trường tự đánh giá) Tên trường: Địa chỉ: STT Nội dung đánh giá Đạt Không đạt I Tổ chức nhà trường 1 Có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học 2 Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác Y tế trường học 3 Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu 4 Có kế hoạch hoạt động xây dựng trường học an toàn 5 Có các quy định về phát hiện và xử lý khi xẩy ra tai nạn thương tích ở trường học 6 Có các phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, ngộ độc 7 Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố nguy cơ thương tích 8 Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích II Phòng chống ngã 1 Đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô 2 Các cây cao, cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão và có rào chắn hoặc nội quy để học sinh không leo trèo 3 Ban công và cầu thang có tay vịn, lan can chắc chắn 4 Bàn ghế vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm 14
- bảo khoảng cách theo quy định III Phòng chống tai nạn giao thông 1 Học sinh được học/phổ biến luật an toàn giao thông 2 Xung quanh trường có hệ thống tường rào, cổng chắc chắn và có người quản lý để học sinh không chơi, đùa ngoài đường. 3 Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần trường và có biện pháp chống ùn tắc giao thông giờ vào học và giờ tan trường. IV Phòng chống đuối nước 1 Giếng, dụng cụ chứa nước có nắp đậy chắc chắn 2 Có hàng rào chắc chắn quanh ao, hồ và những hố nước, hố vôi trong khu vực trường học. V Phòng chống đánh nhau, bạo lực trong trường học 1 Học sinh không được mang các vật sắc nhọn, dao, súng cao su, chất nổ, chất độc, hại và các hung khí đến trường 2 Không có các vụ đánh nhau trong trường học gây tai nạn thương tích VI Phòng chống bỏng, điện giật, cháy nổ 1 Có nội quy phòng, chống điện giật, cháy nổ 2 Bảng điện có nắp đậy và để cao 1,6 m so với nền nhà 3 Hệ thống điện trong lớp học, thư viện v.v… đảm bảo quy định về an toàn điện 4 Có trang, thiết bị phòng, chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng VII Phòng chống ngộ độc 1 Nhân viên nhà ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định 2 Bếp nấu ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, có cửa ngăn cách với khu chế biến thực phẩm 3 Nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh, an toàn, có mẫu lưu thức ăn hàng ngày theo quy định 4 Quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc bếp ăn một chiều 5 Trong khuôn viên của nhà trường không trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối Ghi chú: Cách đánh giá - Đạt: Thực hiện tốt nội dung trong bảng đánh giá - Chưa đạt: Chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt các nội dung trên Ngày tháng năm Ngày tháng năm XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT TM. BAN GIÁM HIỆU (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 15
- PHỤ LỤC 2 BẢNG ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ (Nhà trường tự đánh giá) Tên trường: Địa chỉ: STT Nội dung kiểm tra Đạt Không đạt I Tổ chức nhà trường 1 Có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học 2 Có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm công tác Y tế học đường 3 Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu 4 Thực hiện dạy đủ các tiết học về tai nạn thương tích 5 Có kế hoạch hoạt động xây dựng trường học an toàn 6 Có các quy định về phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích ở trường học 7 Có các phương án dự phòng cứu nạn khi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, ngộ độc 8 Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố nguy cơ thương tích 9 Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích II Phòng chống ngã 1 Đường đi, sân trường bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô 2 Các cây cao, cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão và có rào chắn hoặc nội quy để học sinh không leo trèo 3 Ban công và cầu thang có tay vịn, lan can chắc chắn 4 Bàn ghế vững chắc, mặt bàn nhẵn, góc bàn không nhọn, đảm bảo khoảng cách theo quy định 5 Dụng cụ tập luyện thể dục thể thao bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn III Phòng chống tai nạn giao thông 1 Học sinh được học/phổ biến về luật an toàn giao thông 2 Xung quanh trường có hệ thống tường rào, cổng chắc chắn và có người quản lý để học sinh không chơi, đùa ngoài đường 3 Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần trường và có biện pháp chống ùn tắc giao thông giờ vào học và giờ tan trường 16
- IV Phòng chống đuối nước 1 Giếng, dụng cụ chứa nước có nắp đậy chắc chắn 2 Có hàng rào chắc chắn quanh ao, hồ và những hố nước, hố vôi trong khu vực trường học V Phòng chống đánh nhau, bạo lực trong trường học 1 Không có các vụ đánh nhau trong trường học gây tai nạn thương tích 2 Học sinh không được mang các vật sắc nhọn, dao, súng cao su, chất nổ, chất độc, hại và các hung khí đến trường VI Phòng chống bỏng, điện giật, cháy nổ 1 Có nội quy phòng, chống điện giật, cháy nổ 2 Hệ thống điện trong lớp học, xưởng trường, thư viện, phòng thí nghiệm v.v… đảm bảo quy định về an toàn điện 3 Bảng điện có nắp đậy và có khóa bảo vệ 4 Phòng thí nghiệm có nội quy, hướng dẫn sử dụng các dụng cụ, hóa chất… 5 Có trang, thiết bị phòng, chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện cho việc sử dụng VII Phòng chống ngộ độc 1 Nhân viên nhà ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định 2 Bếp nấu ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, có cửa ngăn cách với khu chế biến thực phẩm 3 Nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ sinh, an toàn, có mẫu lưu thức ăn hàng ngày theo quy định 4 Quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc bếp ăn một chiều 5 Trong khuôn viên của nhà trường không trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối Ghi chú: Cách đánh giá - Đạt: Thực hiện tốt nội dung trong bảng đánh giá - Chưa đạt: Chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa tốt các nội dung trên Ngày tháng năm Ngày tháng năm XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT TM. BAN GIÁM HIỆU (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) (ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 2. Đối với trường mầm non PHỤ LỤC 1 BẢNG KIỂM Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non 17
- TT Nội dung Đạt Chưa đạt I TỔ CHỨC NHÀ TRƯỜNG 1 Có ban chỉ đạo công tác y tế trường học. 2 Có cán bộ y tế chuyên trách hoặc cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học. 3 Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích. 4 Có kế hoạch xây dựng trường học an toàn. 5 Có các quy định về việc phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích. 6 Có lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ. 7 Có các khẩu hiệu, tranh, áp phích, tài liệu về phòng chống tai nạn thương tích. 8 Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu. 9 Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố có nguy cơ thương tích. 10 Có hồ sơ, sổ sách ghi chép, giám sát lý do, cách phòng chống, xử lý khi tai nạn thương tích xảy ra. 11 Số trẻ/ lớp theo quy định của Điều lệ trường mầm non. 12 Đón, trả trẻ đúng giờ quy định, người đón trẻ phải là người có trách nhiệm để tránh hiện tượng trẻ bị thất lạc. II CƠ SỞ VẬT CHẤT a/ Vị trí. 13 Trường, lớp được đặt tại khu dân cư phù hợp với quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường/lớp. 14 Đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường. 15 Khuôn viên của cơ sở có tường bao ngăn cách với bên ngoài. 16 Cổng trường phải chắc chắn, đóng, mở theo quy định. 17 Ở vùng sông nước, trường, lớp có thuyền, phao cứu sinh. 18 Không có hàng quà, bánh bán trong trường. 19 Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần cơ sở và có biện pháp chống ùn tắc giao thông vào giờ đón và trả trẻ. 20 Cơ sở có số điện thoại của cơ quan y tế nơi gần nhất (hoặc bác sỹ nhi khoa). b/ Khối các phòng (phòng học, phòng ngủ, phòng chơi) 18
- 21 Không bị dột nát, được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, đảm bảo an toàn. 22 Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố. 23 Đảm bảo cho trẻ em khuyết tật thuận tiện khi sử dụng. 24 Cửa sổ có chấn song chắc chắn và an toàn. 25 Nền nhà (phòng) luôn khô ráo, không bị trơn trựợt. 26 Cầu thang phải có tay vịn, có cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang. 27 Lan can có chấn song chắc chắn, đảm bảo kích thước quy định, trẻ không chui, trèo qua được. 28 Các vật sắc nhọn (dao, kéo...) phải để ở nơi quy định và trẻ không với tới. 29 Phích nước nóng được đặt ở nơi an toàn ngoài tầm với của trẻ. 30 Đồ dùng chăm sóc, dạy trẻ được sắp xếp gọn gàng, an toàn cho trẻ. 31 Hệ thống điện trong lớp học phải đảm bảo an toàn, Tất cả ổ cắm điện cố định và di động được đặt ở nơi trẻ không với tới. c/ Nhà bếp (phòng bếp) 32 Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ phải có bếp riêng, bếp đặt xa lớp mẫu giáo, nhóm trẻ. 33 Bếp đun bằng than tổ ong không được gần phòng học, ngủ, chơi của trẻ. 34 Nhà bếp được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. 35 Quy trình chế biến, nấu nướng, chia ăn được sắp xếp theo nguyên tắc bếp ăn một chiều. 36 Thực phẩm đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, còn thời hạn sử dụng. 37 Thực hiện lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo quy định. 38 Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 39 Có đủ nước sạch sử dụng. 40 Đảm bảo việc xử lí các chất thải đúng quy định. 41 Nhân viên nấu ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định. 42 Trẻ em không được vào bếp. 43 Có phương án, dụng cụ, phương tiện để xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra. d/ Sân vườn 44 Sân trường, bãi tập bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô. 45 Các cây cao, cây cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa 19
- mưa bão. 46 Chậu hoa, cây cảnh được đặt ở vị trí an toàn, chắc chắn. 47 Không trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối. 48 Đường đi lại bằng phẳng, khô ráo, thuận tiện. 49 Lối đi ra suối, ao, hồ, hố sâu… phải có rào chắn. e/ Công trình chứa nước, công trình vệ sinh 50 Giếng nước, bể nước, chum, vại nước cần phải có nắp đậy chắc chắn, độ cao phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng. 51 Công trình vệ sinh phù hợp với độ tuổi của trẻ (bậc lên, chỗ ngồi, tay vịn). 52 Nền nhà vệ sinh luôn khô ráo, dễ cọ rửa. 53 Công trình vệ sinh ở vị trí cô giáo quan sát được trẻ khi trẻ đi vệ sinh. f/ Phương tiện phục vụ, vật nuôi (nếu có) 54 Không có những đồ chơi dễ gây ra tai nạn thương tích cho trẻ. 55 Bàn, ghế chắc chắn, mặt bàn không được trồi đinh, góc bàn nhẵn. 56 Giường, tủ, giá, kệ chắc chắn, kê xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện cho trẻ khi sử dụng. 57 Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ. 58 Đồ dùng, đồ chơi làm bằng chất liệu không gây độc hại cho trẻ. 59 Đồ chơi ngoài trời phải thường xuyên được kiểm tra, tu sửa, bảo dưỡng. 60 Đồ dùng chăm sóc dạy trẻ được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện, hợp lý và an toàn cho trẻ khi sử dụng. 61 Dụng cụ đựng hoá chất (các chất tẩy rửa..), các loại thuốc phải có nhãn rõ ràng để đúng nơi quy định. Chỉ sử dụng các chất tẩy rửa trong danh mục quy định của Nhà nước. 62 Chó nuôi phải được tiêm phòng và được nhốt trong thời gian trẻ ở trường. III GIÁO VIÊN/ NGƯỜI TRÔNG TRẺ 63 Có chuyên môn về công tác chăm sóc, nuôi, dạy trẻ. 64 Được dự các lớp tập huấn về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. 65 Luôn quan sát tới trẻ mọi lúc, mọi nơi, không làm việc riêng, không được bỏ lớp. 66 Biết cách sơ cứu, cấp cứu khi tai nạn xảy ra. IV QUAN HỆ GIỮA GIA ĐÌNH VÀ NHÀ TRƯỜNG 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn