intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: Quản lý môi trường - TS Nguyễn Đình Thi

Chia sẻ: Đặng Ngọc Cường | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:11

161
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quản lý môi trường của TS Nguyễn Đình Thi giúp cho chúng ta tìm hiểu thêm về các nguyên tắc quản lý môi trường chủ yếu. Quản lý môi trường là hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt độngcủa con người dựa trên sự tiếp cận hệ thống thông tin.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: Quản lý môi trường - TS Nguyễn Đình Thi

  1. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Quản lý môi trường QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 1. Các khái niệm cơ bản. 1.1. Định nghĩa về quản lý môi trường Quản lý môi trường là một hoạt động trong lĩnh vực quản lý xã hội; có tác đ ộng điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các k ỹ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất phát từ quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lý taì nguyên. 1.2. Các mục tiêu của công tác quản lý Nhà nước về môi trường + Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhi ễm môi tr ường phát sinh trong các hoạt động sống của con người. Trong giai đoạn hi ện nay, các bi ện pháp kh ắc ph ục và phòng chống ô nhiễm chủ yếu là: • Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Luật bảo vệ môi tr ường v ề báo cáo đánh giá tác động môi trường trong việc xét duyệt cấp phép các quy hoạch, các d ự án đầu tư. Nếu báo cáo đánh giá tác động môi trường không được chấp nhận thì không cho phép thực hiện các quy hoạch, các dự án này. • Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động, căn c ứ vào kết quả đánh giá tác động môi trường, từ đó các bộ, các ngành, các t ỉnh, các thành ph ố t ổ ch ức phân loại các cơ sở gây ô nhiễm và có kế hoạch xử lý phù hợp. • Trong hoạt động sản xuất kinh doanh cần ưu tiên áp dụng các công ngh ệ sạch, công nghệ ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng bằng cách trang b ị, đầu tư các thiết bị công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, cải ti ến và sản xuất các thi ết b ị tiêu hao ít năng lượng và nguyên vật liệu. • Các khu vực đô thị, các khu công nghiệp c ần phải sớm có và th ực hi ện t ốt phương án xử lý chất thải, ưu tiên xử lý chất thải độc h ại, chất th ải b ệnh vi ện nh ư: đ ốt rác thải bệnh viện ở nhiệt độ cao, xử lý nước thải bệnh viện. • Thực hiện các kế hoạch quốc gia ứng cứu sự cố tràn dầu trên biển, kế hoạch khắc phục hậu quả chất độc hoá học dùng trong chiến tranh, quản lý các chất đ ộc hại và chất thải nguy hại. + Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế xã hội phải gắn với bảo vệ môi tr ường, nghiêm ch ỉnh thi hành luật bảo vệ môi trường. Để thực hiện mục tiêu trên cần quan tâm đ ến các bi ện pháp cụ thể: • Rà soát và ban hành đồng bộ các văn bản dưới luật, các quy đ ịnh về lu ật pháp khác nhằm nâng cao hiệu lực của luật. • Ban hành các chính sách về thuế, tín dụng nhằm khuyến khích vi ệc áp dụng các công nghệ sạch. • Thể chế hoá việc đóng góp chi phí bảo vệ môi trường: Thuế môi tr ường, thuyế tài nguyên, quỹ môi trường, v.v. • Thể chế hoá việc phối hợp giải quyết các vấn đề phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường: trong các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội phải có các ch ỉ tiêu, bi ện pháp Thực hiện: ThS. Nguyễn Đình Thi 1
  2. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Quản lý môi trường bảo vệ môi trường. Tính toán hiệu quả kinh tế, so sánh các ph ương án ph ải tính toán c ả chi phí bảo vệ môi trường. + Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường từ trung ương đ ến địa phương, công tác nghiên cứu đào tạo cán bộ về môi trường: • Nâng cấp cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đử sức thực hi ện t ốt các nhiệm vụ chung của đất nước • Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia, vùng lãnh th ổ và g ắn chúng với hệ thống các trạm quan trắc môi trường toàn cầu và khu vực. Hệ th ống này có chức năng phản ánh trung thực chất lượng môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. • Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu môi trường quốc gia và quy ch ế thu thập và trao đổi thông tin từ môi trường quốc gia và quốc tế. • Hình thành hệ thống cơ sở nghiên cứu và đào tạo cán bộ chuyên gia về khoa học và công nghệ môi trường đồng bộ, đáp ứng công tác bảo vệ môi tr ường c ủa qu ốc gia và từng ngành. • Kế hoạch hoá công tác bảo vệ môi trường từ trung ương đến đ ịa ph ương, các bộ, các ngành. Thí dụ: kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước, trong các ngành. + Phát triển đất nước theo các nguyên tắc phát triển bền vững được hội nghị Rio-92 thông qua: • Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng; • Cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người; • Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất; • Giữ vững trong khả năng chịu đựng của trái đất; • Thay đổi thái độ, hành vi và xây dựng đạo đức m ới vì sự phát tri ển bền vững; • Tạo điều kiện để cho các cộng đồng tự quản lý lấy môi trường của mình; • Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho việc phát tri ển bền vững; • Xây dựng một xã hội bền vững; + Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia, các vùng lãnh thổ riêng biệt như: • Xây dựng các công cụ quản lý thích hợp cho từng ngành, t ừng đ ại ph ương tuỳ thuộc vào trình độ phát triển. • Hình thành và thực hiện đồng bộ các công c ụ quản lý môi tr ường (lu ật pháp, kinh tế, kỹ thuật công nghệ, các chính sách xã hội, v.v.) 1.3. Các nguyên tắc quản lý môi trường chủ yếu Hướng tới phát triển bền vững Thực hiện: ThS. Nguyễn Đình Thi 1
  3. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Quản lý môi trường Nguyên tắc này quyết định mục đích của việc quản lý môi tr ường. Đ ể gi ải quyết nguyên tắc này, công tác quản lý môi trường phải tuân thủ những nguyên t ắc c ủa vi ệc xây dựng một xã hội bền vững đã trình bày trên. Nguyên tắc này cần được thể hi ệnk trong quá trình xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, luật pháp và chính sách nhà n ước, ngành, địa phương. Kết hợp các mục itêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường. Môi trường không có ranh giới không gian, do vậy sự ô nhi ễm hay suy thoái thành phần môi trường ở quốc gia, vùng lãnh thổ này sẽ có ảnh hưởng tr ực ti ếp t ới qu ốc gia khác và các vùng lãnh thổ khác. Để thực hịên được nguyên tắc này, các qu ốc gia c ần tích cực tham gia và tuân thủ các công ước, hiệp định quốc tế về môi trường, đồng th ời v ới việc ban hành các văn bản quốc gia về luật pháp, tiêu chuẩn, quy định. Việc kết hợp các mục tiêu này được thực hiện thông qua các quy định luật pháp, các chương trình hành động, các đề tài hợp tác quốc tế và khu vực. Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần đ ược th ực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp. Các biện pháp và công cụ quản lý môi trường rất đa dạng: luật pháp, chi ến l ược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, khoa học, kinh tế, công nghệ, v.v. M ỗi m ột lo ại bi ện pháp và công cụ trên có phạm vi và hiệu quả khác nhau trong từng trường h ợp c ụ th ể. Ví dụ để bảo vệ môi trường trong nền kinh tế thị trường, thì công cụ kinh t ế có hi ệu qu ả t ốt hơn. Trong khi đó, trong nền kinh tế kế hoạch hóa thì công c ụ luật pháp và chính sách l ại có các thế mạnh riêng. Thành phần môi trường ở các khu vực cần bảo vệ thường rất đa dạng, do v ậy các biện pháp và công cụ bảo vệ môi trường áp dụng cần đa dạng và thích h ợp v ới t ừng đ ối tượng. Phòng ngừa tai biến, suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc x ử lý ph ục hồi môi trường nếu để xảy ra ô nhiễm. • Phòng ngừa là biện pháp ít tốn kém hơn xử lý, n ếu để xảy ra ô nhi ễm. Thí dụ: phòng ngừa bướu cổ bằng biện pháp sử dụng muối Iốt ít tốn kém h ơn gi ải pháp ch ữa bệnh bưới cổ khi nó xảy ra với dân cư. • Ngoài ra, khi chất ô nhiễm tràn ra môi trường, chúng có th ể xâm nh ập vào tất cả các thành phần môi trường, lan truyền theo các chuỗi thức ăn và không gian xung quanh. Để loại trừ khỏi các ảnh hưởng của chất ô nhiễm đối với con người và sinh v ật, cần phải có nhiều công sức và tiền của hơn so với việc thực hi ện các bi ện pháp phòng tránh. Người gây ô nhiễm phải trả tiền – ppp (pulluter pays principle) Đây là nguyên tắc quản lý môi trường do các nước OECD đưa ra. Nguyên tắc được dùng làm cơ sở để xây dựng các quy định về thuế, phí, lệ phí môi tr ường và các quy đ ịnh xử phạt hành chính đối với các vi phạm về quản lý môi trường. Dựa trên nguyên tắc này, các nước đưa ra các loại thuế suất như thuế năng lượng, thuế cacbon, thuế SO2, v.v. Nguyên tắc trên cần thực hiện phối hợp với nguyên tắc người sử d ụng tr ả ti ền, với nội dung là người nào sử dụng các thành phần môi trường thì phải trả tiền cho việc sử Thực hiện: ThS. Nguyễn Đình Thi 1
  4. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Quản lý môi trường dụng và các tác động tiêu cực đến môi trường do việc sử dụng đó gây ra. Phí rác th ải, phí nước thải và các loại phí khác là các ví dụ về nguyên tắc ngườ sử dụng phải trả tiền. 1.4. Các nội dung và chức năng của quản lý nhà nước về môi trường + Quản lý môi trường là một nội dung của công tác qu ản lý nhà n ước v ề môi trường. Ở nước ta, các nội dung của công tác quản lý nhà n ước về môi tr ường g ồm các điểm sau: • Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản pháp quy về bảo v ệ môi tr ường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường. • Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhi ễm môi tr ường, s ự c ố môi trường. • Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường và các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường. • Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc nguồn thông tin d ữ li ệu và phân tích môi trường, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn bi ến môi trường. • Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các c ơ sở kinh doanh. • Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường cho các c ơ sở kinh tế xã hội. • Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo v ệ môi tr ường, x ử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. • Đào tạo các cán bộ khoa học về quản lý môi trường. • Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. • Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. + Công tác quản lý môi trường có thể phân loại theo phạm vi và tính ch ất qu ản lý. Theo phạm vi quản lý có thẻ chia ra các loại: • Quản lý môi trường khu vực: Khu vực đô thị, nông thôn, biển, v.v. • Quản lý môi trường theo ngành kinh tế như công nghi ệp, nông nghiệp, năng lượng, khai thác khoáng sản, v.v. • Quản lý tài nguyên: tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên khí hậu, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật, tài nguyên rừng, tài nguyên du lịch, v.v. Theo tính chất của công tác quản lý có thể phân loại: • Quản lý chất lượng môi trường như: ban hành và đi ều tra các tiêu chu ẩn chất lượng về không khí, nước thải, nước mặt, nước ngầm, v.v. Thực hiện: ThS. Nguyễn Đình Thi 1
  5. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Quản lý môi trường • Quản lý kỹ thuật môi trường: quản lý hệ thống quan trắc, giám đ ịnh, đánh giá chất lượng các thành phần môi trường, các trạm phân tích và các phòng thí nghi ệm phân tích chất lượng môi trường, thẩm định chất lượng c ủa máy và thi ết b ị, l ưu tr ữ và cung cấp các dịch vụ thông tin dữ liệu môi trường, v.v. • Quản lý kế hoạch môi trường: Quản lý việc xây dựng và thực thi các k ế hoạch bảo vệ môi trường từ trung ương đến địa phương, xây dựng các công trình b ảo v ệ môi trường, hình thành và quản lý quỹ môi trường ở Trung ương, các ngành, các c ấp đ ịa phương. Tám giải pháp để thực hiện công tác bảo vệ môi trường nước ta trong giai đo ạn hiện nay: 1. Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, n ếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường. Cụ thể như: đưa bảo v ệ môi tr ường vào chương trình giáo dục của tất cả các hệ thống giáo dục quốc dân, tạo đi ều ki ện cho nhân dân nhận được các thông tin về môi trường, động viên nhân dân th ực hi ện n ếp s ống s ạch, hợp vệ sinh, v.v. 2. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường. Giải pháp này nhằm tăng cường hiệu lực củacông tác quản lý môi trường bằng công cụ pháp luật. 3. Chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc ph ục tình tr ạng suy thoái môi trường. 4. Khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo v ệ đa d ạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên. Giải pháp nhằm khắc phục tình trạng suy thoái tài nguyên tái t ạo và cạn kiệt tài nguyên không tái tạo do việc khai thác lãng phí và không có t ổ ch ức hi ện nay. 5. Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư cho hoạt động bảo v ệ môi tr ường. Gi ải pháp nhằm tạo ra khả năng huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư cho công tác bảo v ệ môi trường từ nguồn ngân sách của nhà nước, kinh phí của các doanh nghi ệp, các t ổ ch ức cá nhân trong và ngoài nước. 6. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương. Giải pháp đề ra các nhiệm vụ cụ thể như: Nâng cấp c ơ quan quản lý môi trường cấp trung ương từ Cục thành Tổng cục, tăng c ường công tác qu ản lý môi tr ường ở địa phương bằng cách tạo ra biên chế cán bộ quản lý môi trường ở các cấp quận, huyện. 7. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo cán bộ, chuyên gia v ề lĩnh vực môi trường. Giải pháp đặt ra 4 nhi ệm vụ: Xây d ựng h ệ th ống quan tr ắc, đánh giá và dự báo môi trường toàn quốc; Hình thành hệ thống cơ sở nghiên c ứu v ề khoa h ọc và công nghệ môi trường; Tổ chức đào tạo cán bộ và chuyên gia môi tr ường ở nhi ều m ức đ ộ và nhiều ngành nghề; Hình thành ngành công nghệ môi trường phù hợp với đi ều kiện Vi ệt nam. 8. Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường bằng cách tham gia các chương trình hợp tác quốc tế, khu vực, hợp tác song phương v ới các n ước v ề b ảo v ệ môi trường. 2. Công cụ quản lý môi trường. Thực hiện: ThS. Nguyễn Đình Thi 1
  6. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Quản lý môi trường Công cụ quản lý môi trường là tổng hợp các bi ện pháp ho ạt đ ộng v ề lu ật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhằm bảo vệ môi trường và phát tri ển b ền v ững kinh tế - xã hội. 2.1. Các công cụ Luật pháp trong quản lý môi trường Luật pháp là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính chất b ắt bu ộc chung do Nhà nước đặt ra, thực hiện và bảo vệ, nhằm đạt được các m ục tiêu kinh t ế xã h ội và phát triển bền vững đất nước. 2.1.1. Luật môi trường Luật Bảo vệ Môi trường 2005 2.1.2. Chính sách môi trường Chính sách quản lý là tổng thể các quan điểm, các chuẩn m ực, các bi ện pháp, các thủ thuật mà Nhà nước sử dụng nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược của đất nước Các chính sách môi trường đối với các hệ sinh thái và phòng ngừa ô nhi ễm, suy thoái môi trường bao gồm: • Quản lý tốt và bảo vệ diện tích rừng còn lại, phục hồi và mở rộng diện tích các khu rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng và giao đất giao r ừng cho các đ ơn vị ngoài quốc doanh. Mục tiêu chung của chính sách này là đến năm 2010 có th ể đ ưa di ện tích che phủ rừng lên 40 - 50%. • Quy hoạch tổng hợp việc sử dụng đất nhằm duy trì lâu dài tài nguyên đất của quốc gia. Các nội dung quy hoạch là: xác định khả năng sử d ụng c ủa đất; giá tr ị môi trường, sức chịu đựng và mức đọ dễ huỷ hoại của đất, chính sách phân ph ối sử d ụng đ ất, những kỹ năng truyền thống, các lợi ích và nguyện vọng phát tri ển c ủa dân chúng đ ịa phương, chính sách di dân hợp lý. Chính sách khai thác và quản lý lâu bền hệ sinh thái đất ngập n ước nhằm giải to ả sức ép khai thác bừa bãi, bằng các cách: Quy hoạch tổng thể các khu vực đ ất ngập n ước; Chuyển giao các kỹ thuật sử dụng đất thích hợp; Giáo dục nâng cao nhận thức của dân chúng và người quản lý địa phương về ý nghĩa, lợi ích, cách th ức b ảo t ồn, kh ả ăng khai thác lâu bền hệ sinh thái này. Khai thác và quản lý lâu bền tài nguyên nước, cân bằng cung c ầu, phòng ng ừa ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước, phục vụ lâu dài cho sản xuất và đời sống c ủa nhân dan. Quản lý tổng hợp lưu vực, ĐTM các dự án sử d ụng tài nguyên n ước, v.v. Xây d ựng các tiêu chuẩn để kiểm soát ô nhiễm nước, kiểm soát nước thải công nghiệp, xây d ựng các cơ sở xử lý nước thải, kiểm soát sử dụng hoá chất trong nông nghiệpv.v. Chính sách đối với hệ sinh thái biển và cửa sông, bao gồm: áp d ụng các bi ện pháp phòng ngừa đối với các hoạt động trên biển, kiểm soát ô nhiễm trên bi ển và ô nhi ễm t ừ đất liền, không khái thác quá mức cũng như bằng các ph ương ti ện có tính ch ất hu ỷ di ệt hải sản vùng biển nông, phát triển năng lực đánh bắt hải sản xa bờ, khôi ph ục và b ảo v ệ rừng ngập mặn, bảo vệ đa dạng sinh học biển, ban hành k ế ho ạch qu ốc gia v ề ứng phó sự cố tràn dầu, v.v. Chính sách bảo vệ đa dạng sinh học, được trình bày trong Ch ương trình qu ốc gia về đa dạng sinh học được chính phủ phê duyệt theo Nghị định 845/TTg ngày 22/12/1995 với các mục tiêu trước mắt là: bảo vệ các hệ sinh thái đặc hữu của đất n ước; bảo v ệ các Thực hiện: ThS. Nguyễn Đình Thi 1
  7. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Quản lý môi trường thành phần của sự đa dạng sinh học hiện nay đang b ị khai thác quá m ức; xúc ti ến và xác định giá trị sử dụng của tất cả các thành phần của sự đa dạng sinh học. Kiểm soát ô nhiễm trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất n ước bằng các biện pháp: Phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhi ễm; khuyến khích việc chuyển giao và sử dụng các công nghệ sạch, tái chế và sử dụng ch ất th ải; quy ho ạch h ợp lý hoá mạng lưới giao thông và nâng cao cơ sở hạ tầng giao thông đô thị. Ban hành và thi hành nghiêm ngặt các quy chế lưu trữ, sử dung, vận chuyển các chất th ải đ ọc hại và nguy hiểm; phê duyệt và thực hiện các chương trình quốc gia nhằm lo ại trừ các chất gây ô nhiễm tầng ôzôn, chương trình quốc gia về biến đổi khí hậu v.v. Phòng ngừa và hạn chế các hậu quả c ủa thiên tai bão l ụt, hạn hán, n ứt đ ất, đ ộng đất với các biện pháp chủ đạo: ngăn ngừa chặt phá rừng, trồng và bảo vệ rừng, nh ất là rừng đầu nguồn: xây dựng các công trình phòng hộ như đê, kề đập; nghiên c ứu và áp dụng các giải pháp thích nghi với điều kiện thiên tai như quy hoạch vùng, bố trí lại cơ cấu sản xuất nhất là các ngành có liên quan đến tài nguyên thiên nhiên. 2.1.3. Kế hoạch hoá công tác môi trường Kế hoạch hoá công tác môi trường là một nội dung quan trọng trong n ội dung c ủa công tác kế hoạch hoá sự phát triển kinh tế đất nước nhằm đảm bảo sự phát tri ển b ền vững cải tạo tiềm năng, tái tạo nguồn lực cho các giai đoạn phát triển xa hơn. • Hình thành quy hoạch, chiến lược và các chương trình, các dự án cụ th ể v ề môi trường và bảo vệ môi trường nhằm phục hồi, cải tạo môi tr ường b ị ô nhi ễm và suy thoái. • Thực hiện việc giáo dục môi trường, phổ cập kiến thức về môi tr ường và tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường. • Xây dựng cơ chế chính sách pháp luật về môi trường và bảo vệ môi trường. • Xây dựng mạng lưới điều tra, quan sát, dự báo, báo động, kiểm tra và ki ểm soát về môi trường nhằm đánh giá đúng hiện trạng môi trường c ủa đất n ước, phòng ng ừa ô nhiễm môi trường. • Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường. 2.1.4. Monitoring Môi trường Monitoring môi trường là tập hợp các biện pháp khoa học, công ngh ệ, t ổ ch ứcbảo đảm kiểm soát một cách hệ thống trạng thái và k hunh hướng phát triển của các quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo với nhiều quy mô và nhiều loại đối tượng. Điều khác bi ệt c ơ bản monitoring môi trường với các trạm khí tượng thủy văn ở các thông số, đối tượng, m ục đích. 2.1.5. Phân tích sự cố môi trường Luật bảo vệ môi trường Việt Nam định nghĩa sự cố môi trường là tai bi ến ho ặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người ho ặc biến đ ổi bất th ường c ủa thiên nhiên. Sự cố môi trường có thể xảy ra do bão, lụt, n ứt đất, đ ộng đ ất, núi l ửa phun, m ưa axit, mưa đá, cháy rừng, biến động khí hậu và các thiên tai khác; cháy n ổ, s ự c ố k ỹ thu ật của các hoạt động các cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình kinh t ế, khoa h ọc, qu ốc Thực hiện: ThS. Nguyễn Đình Thi 1
  8. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Quản lý môi trường phòng; sự cố trong tìm kiếm, khai thác và vận chuyển khoáng sản; s ự c ố trong lò ph ản ứng hạt nhân, v.v. 2.1.6. Đánh giá môi trường Đánh giá môi trường là nội dung đầu tiên trong nghiên cứu môi trường phục vụ cho việc xây dựng các dự án kinh tế xã hội hoặc đề xuất các chính sách và biện pháp qu ản lý phát triển kinh tế xã hội, ở tất cả các quy mô: quốc tế , qu ốc gia, vùng và đ ịa ph ương. Trong đánh giá môi trường phân biệt ba loại hình cơ bản: • Đánh giá hiện trạng môi trường • Đánh giá tác động môi trường • Đánh giá chiến lược môi trường Đánh giá hiện trạng môi trường Đánh giá hiện trạng môi trường là bước cần thiết đầu tiên trong các nghiên cứu về môi trường. Nội dung chính của đánh giá hiện trạng môi trường bao gồm: • Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường (không khí, n ước, đất, hệ sinh thái, dân cư, sức khoẻ cộng đồng). • Hiện trạng tài nguyên (trữ lượng, chất lượng, tình trạng khai thác và sử dụng). • Các nguyên nhân gây ra sự suy thoái và ô nhiễm môi trường, tình trạng quản lý, khả năng giảm thiểu chúng • Các xu hướng biến động môi trường trong tương lai gần Từ những năm 1990 đến nay, chương trình môi trường thế gi ới (UNEP) hàng năm đều công bố báo cáo các hiện trạng môi trường thế giới. Các số li ệu được trình bày trong báo cáo được tập hợp từ nhiều nguồn: các nghiên cứu c ủa các qu ốc gia, các báo cáo c ủa các tổ chức quốc tế khác và số liệu thống kê của các hệ thống quan trắc môi tr ường toàn cầu. Theo luật môi trường Việt Nam, Bộ KHCN & MT hàng năm phải báo cáo hi ện trạng môi trường Việt Nam trình quốc hội vào các kỳ họp. Báo cao trên đ ược xây d ựng trên cơ sở tổng hợp các báo cáo của các tỉnh và các báo cáo chuyên đ ề c ủa các t ổ ch ức và các nhà môi trường Việt Nam. Báo cáo hiện trạng môi tr ường Vi ệt Nam hàng năm góp phần giúp quốc hôin và chính phủ nhận thức đúng tình trạng môi tr ường đ ể đ ề xu ất k ịp thời các chính sách quản lý và phát triển kinh tế xã hội thích hợp. Đánh giá hiện trạng môi trường là phần không thể thi ếu được trong các báo cáo môi trường, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chương trình phát tri ển kinh t ế xã h ội c ủa quốc gia cũng như của các địa phương. Đánh giá hiện trạng môi trường là nội dung quan trọng của các dự án kinh t ế, là phần bắt buộc của báo cáo đánh giá tác động môi trường, các dự án phát tri ển và các c ơ sở kinh tế đang hoạt động 2.1.7. Kiểm toán môi trường Thực hiện: ThS. Nguyễn Đình Thi 1
  9. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Quản lý môi trường Kiểm toán môi trường là công cụ quản lý môi trường, bao gồm việc ghi chép có hệ thống, có chu kỳ và đánh giá một cách khách quan đối với công tác tổ chức quản lý môi trường, sự vận hành các thiết bị, cơ sở vật chát với mục đích kiểm soát các hoạt đ ộng và đánh giá việc tuân thủ của các doanh nghiệp đối với chính sách và tiêu chu ẩ c ủa nhà n ước về môi trường. Có hai hình thức tiến hành kiểm toán môi trường: ki ểm toán nội b ộ và ki ểm toán từ bên ngoài. Kiểm toán nội bộ là việc tự đánh giá các hoạt động và vi ệc thi hành các quy định về môi trường của mình nhằm rút ra các bài h ọc c ải thi ện công tác qu ản lý môi trường của cơ sở, khắc phục các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, cải thiện hệ thống quản lý môi trường của cơ sở. Kiểm toán môi trường từ bên ngoài là vi ệc tổ ch ức đánh giá sự tuân thủ các quy định môi trường của các nhà thầu phụ, các nhà cung ứng v ật t ư, hay các đại lý của nhà sản xuất, xem họ có tuân thủ các quy đ ịnh môi tr ường và có đáng tin cậy hay không, hoặc việc đánh giá sự tuân thủ các quy định môi trường của c ơ sở sản xuất do một bên thứ ba tiến hành theo yêu cầu của khách hàng. Quy trình thực hiện các công tác kiểm toán môi trường bao gồm nh ững b ước c ơ bản như sau: • Xác định mục tiêu vi phạm của đợt kiểm toán • Lựa chọn các nhóm cán bộ kiểm toán • Xây dựng kế hoạch kiểm toán • Lập các thủ tục kiểm toán như lập phiếu điều tra, các danh mục điều tra • Nghiên cứu tài liệu trước khi kiểm toán • Tổ chức và chủ trì cuộc họp bắt đầu kiểm toán • Thu thập và đánh giá các chứng cứ kiểm toán thông qua vi ệc sử dụng các danh mục đièu tra phỏng vấn các nhân vật chủ chốt, thăm và nghiên cứu cơ sở, rà soát và ki ểm tra các tư liệu. • Xác định các phát hiện mới của kiểm toán • Tổ chức và chủ trì cuộc họp kết thúc kiểm toán • Lập báo cáo kiểm toán Phạm vi của các đợt kiểm toán môi trường có thể thay đổi phụ thuộc vào các m ục tiêu đã đề ra. Thí dụ, trong nội dung c ủa kiểm toán chất th ải có th ể có ca các m ục tiêu sau đây: - Kiểm toán sự tuân thủ về môi trường các biện pháp xử lý và quản lý chất thải. - Kểm toán các nguy cơ về môi trường do các chất thải gây ra - Kiểm toán hệ thống quản lý chất thải trong phạm vi cơ sở sản xuất - Kiểm toán các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm do các ch ất th ải có th ể gây ra cho môi trường. 2.2. Công cụ Quy hoạch môi trường Thực hiện: ThS. Nguyễn Đình Thi 1
  10. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Quản lý môi trường Quy hoạch môi trường là việc tổ chức không gian lãnh th ổ và sử d ụng các thành phần môi trường phù hợp vớ chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên khu vực. Trong thực tế, toàn bộ không gian lãnh thổ trên trái đất đều có mặt các hoạt động của con người. Do vậy, quy hoạch môi trường có thể là quy hoạch một khu vực không gian và s ử d ụng các thành phần môi trường trong phạm vi một khu vực phát tri ển m ới ho ặc s ửa ch ữa vi ệc sử dụng không gian và cá thành phần môi trường đã có trước đây. Ví d ụ quy ho ạch môi trường cho sự phát triển các vùng đô thị mới cần phải phù h ợp v ới ch ức năng ho ạt đ ộng của đo thị đó trong tương lai và điều kiện tự nhiên c ủa khu vực d ự kiến quy ho ạch. Nh ư vậy có ba yếu tố cần phải xét tới trong quy hoạch môi trường khu vực phát triển đô thị: • Điều kiện tự nhiên của khu vực dự kiến phát triển (điều kiện địa chất, đ ịa hình, khí hậu, thuỷ văn, nước ngầm, tài nguyên sinh vật, dân c ư, văn hoá, giáo dục, y tế, sức khoẻ cộng đồng, chất lượng không khí, tài nguyên khoáng sản và các dạng tài nguyên khác) • Chức năng kinh tế, xã hội và văn hóa của đô thị dự ki ến xây dựng trong t ương lai (trung tâm công nghiệp, trung tâm du lịch, trung tâm khoa học giáo d ục, trung tâm kinh tế chính trị của vùng, quốc gia, quốc tế ). • Vị trí của đô thị và xu hướng phát triển của khu vực trong tương lai. 2.3. Công cụ kinh tế môi trường Công cụ kinh tế trong quản lý môi trường có tác động trực ti ếp tới thu nh ập ho ặc hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất ki nh doanh, nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực tới môi trường. Công cụ kinh tế có thể tác động trực ti ếp vào các nhà s ản xu ất d ưới dạng thuế môi trường, lệ phí xả thải hoặc trực tiếp vào người tiêu thụ dưới dạng phí sử dụng. Trong tất cả các trường hợp đó, công cụ kinh tế đều có mục đích chung là h ạn ch ế lượng chất thải phát sinh, giảm ảnh hưởng của việc tiêu thụ tài nguyên và năng lượng. Công cụ kinh tế rất đa dạng, gồm thuế môi trường, phí và lệ phí môi tr ường, qu ỹ môi trường, cota môi trường, kí quỹ môi trường, trợ cấp tài chính, nhân sinh thái, …. Thuế tài nguyên Thuế tài nguyên là một loại thuế thực hiện điều tiết thu nhập vê hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Thuế môi trường Là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm đi ều tiết các ho ạt đ ộng bảo v ệ môi trường quốc gia. Thuế môi trường là nguồn thu của ngân sách nhà n ước, nh ằm bù đ ắp các chi phí mà xã hội bỏ ra để giải quyết các vấn đề như: chi phí y tế, chi phí m ất ngày công lao động, chi phí phục hồi môi trường, chi phí phục h ồi tài nguyên, chi phí x ử lý và ngăn ngừa ô nhiễm, v.v. Phí và lệ phí môi trường Lệ phí là khoản thu có tổ chức bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân đ ược hưởng một lợi ích hoặc được sử dụng một dịch vụ nào đó do nhà nước cung cấp. Phí là khoản thu của nhà nước, nhằm bù đắp một phần chi phí thường xuyên và không thường xuyên về xây dựng, bảo dưỡng, tổ chức quản lý hành chính c ủa nhà n ước đối với hoạt động của người nộp thuế. Thực hiện: ThS. Nguyễn Đình Thi 1
  11. Chương trình Đào tạo quản lý môi trường - Khóa 7 Chuyên đề: Quản lý môi trường Lệ phí do cơ quan hành chính ban hành theo một thủ tục đơn giản, nên m ức thu có điều kiện thay đổi và thường không ổn định, trình tự ban hành lệ phí không ch ặt chẽ và phức tạp như thuế. Phí cũng do cơ quan hành chính ban hành, nhưng m ức thu căn c ứ trên tổng chi phí cần thiết, mức độ trợ cấp của nhà nước và khả năng đóng góp c ủa các đ ối tượng trong diện phải nộp thuế. Hệ thống ký quỹ và hoàn trả Ký quỹ môi trường, là một công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh t ế d ễ gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng như : khai thác khoáng sản, khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên khác, xây dựng các nhà máy tiềm ẩn mức độ ô nhi ễm môi trường lớn. Ký quỹ và hoàn trả còn được thực hiện đối với người tiêu dùng khi mua và bán các s ản ph ẩm có nhiều khả năng gây ra ô nhiễm. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất trước khi đầu tư, phải đặt cọc tại ngân hàng m ột kho ản ti ền nào đó (đ ủ l ớn) đ ể đ ảm b ảo cho việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về công tác bảo vệ môi trường. S ố ti ền này ph ải l ớn h ơn hoặc xấp xỉ kinh phí cần thiết để xử lý hoặc kinh phí dùng để khắc phục ô nhiễm môi trường, trong trường hợp không may xẩy ra ô nhiễm. Nhãn sinh thái Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà n ước dành cho các s ản ph ẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm; quá trình sử d ụng các s ản phẩm đó có tác động thúc đẩy các hoạt động hướng tới việc bảo vệ môi trường. Thực hiện: ThS. Nguyễn Đình Thi 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2