intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyên đề: THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO

Chia sẻ: Huynh Nga | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:61

109
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với quá trình chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện nền kinh tế mở, sản xuất kinh doanh trong nước và đầu tư nước ngoài đều tăng mạnh, đời sống kinh tế xã hội có những bước chuyển biến đáng kể, nhưng kèm theo đó là phát sinh chênh lệch về mức sống ngày càng rõ rệt, đã xuất hiện mâu thuẫn mới về tiền lương giữa các đơn vị, nhất là khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyên đề: THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO

  1. BỘ TÀI CHÍNH TỔNG CỤC THUẾ Chuyên đề: THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO (Tài liệu dùng cho công chức mới vào ngành Thuế)
  2. HÀ NỘI – NĂM 2007 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Phần I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của thuế thu nhập cá nhân ở các n ước trên Thế giới 1.2. Sự ra đời và hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân ở việt nam - Thời kỳ phong kiến, thực dân trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Thuế thu nhập ở miền Nam Việt Nam trước 30/04/1975 - Thuế lợi tức ở miền Bắc Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1990 - Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (năm 1991) 2. KHÁI NIỆM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2.1. Khái niệm thu nhập 2.2. Phân loại thu nhập 2.3. Thu nhập chịu thuế 2.4. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân 2.5. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân 3. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Phần II: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO 1. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ: 1.1. Người Việt Nam 1.2. Người nước ngoài 2. THU NHẬP CHỊU THUẾ, THU NHẬP KHÔNG THUỘC DIỆN CHỊU THUẾ 2.1. Thu nhập chịu thuế 2.1.1. Thu nhập thường xuyên 2.2.2. Thu nhập không thường xuyên 2.2. Các khoản thu nhập tạm thời chưa thu thuế 2.3. Thu nhập không chịu thuế 3. CĂN CỨ TÍNH SỐ THUẾ PHẢI NỘP: 3.1. Xác định thu nhập chịu thuế 2
  3. a/ Xác định thu nhập thường xuyên chịu thuế b/ Xác định thu nhập không thường xuyên chịu thuế 3.2. Thuế suất (%), Biểu thuế luỹ tiến từng phần a/ Đối với thu nhập thường xuyên b/ Đối với thu nhập không thường xuyên 4. VỀ MIỄN, GIẢM THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO 5. XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHEN THƯỞNG 5.1. Xử lý vi phạm 5.2. Khen thưởng 6. KHIẾU NẠI, THỜI HIỆU 6.1. Khiếu nại 6.2. Thời hiệu Phần III. QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO 1. Tổ chức quản lý thu thuế TNCNNN: a/ Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (gọi tắt là c ơ quan chi tr ả thu nhập): b/ Đối với các trường hợp khác ngoài các trường hợp nêu trên (cá nhân hành nghề độc lập,...) thì cá nhân tự đăng ký, kê khai, nộp thu ế t ại c ơ quan thuế. c/ Trách nhiệm của cơ quan thuế: d/ Trách nhiệm của các tổ chức đón tiếp, quản lý người nước ngoài xuất cảnh. đ/ Tách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước. 2. Thủ tục đăng ký cấp và sử dụng mã số thuế cá nhân 3.2.1. Quy định về mã số thuế 3.2.2. Kết cấu mã số thuế 3.2.3. Đăng ký mã số thuế - Mã số thuế đối với cơ quan chi trả thu nhập - Mã số thuế đối với cá nhân 3. Thủ tục kê khai, nộp thuế 3.1. Đối tượng kê khai thuế 3.2. Thủ tục về đăng ký nộp thuế 3.3. Nơi kê khai thuế, nộp thuế 3.4. Thủ tục kê khai, nộp thuế 3.4.1. Kê khai và nộp thuế đối với thu nhập thường xuyên a/ Kê khai và nộp thuế thông qua cơ quan chi trả thu nhập b/ Kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế 3
  4. 3.4.2- Kê khai, nộp thuế đối với thu nhập không thường xuyên 3.5. Thời hạn kê khai, nộp thuế 4. Thủ tục quyết toán thuế 4.1. Nguyên tắc quyết toán thuế 4.2. Các Tờ khai quyết toán thuế năm 4.2.1. Trường hợp cá nhân nộp thuế thông qua cơ quan chi trả`thu nhập 4.2.2. Đối với cá nhân trực tiếp nộp thuế tại cơ quan Thuế 4.3. Nội dung quyết toán thuế: a/ Đối với người Việt Nam và cá nhân khác định cư tại Việt Nam b/ Đối với người nước ngoài b.1/ Xác định thời gian cư trú b.2/ Xác định số thuế phải nộp 4.4. Thủ tục về quyết toán thuế 4.4.1. Quyết toán tại cơ quan chi trả thu nhập 4.4.2. Quyết toán tại cơ quan thuế 4.4.3. Thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế năm 4.4.4. Quy trình quyết toán thuế Bước 1/ Nhận báo cáo quyết toán thuế Bước 2/ Kiểm tra thủ tục hồ sơ quyết toán thuế Bước 3/ Nhập quyết toán thuế Bước 4/ Phân tích, đối chiếu số liệu báo cáo quyết toán thu ế tại c ơ quan thuế Bước 5/ Điều chỉnh báo cáo quyết toán thuế 5. Thủ tục miễn giảm thuế 6. Thủ tục thoái trả thuế 6.1. Đối tượng được thoái trả thuế TNCNNN 6.2. Hồ sơ đề nghị thoái trả tiền thuế 6.3. Quy trình thoái trả thuế Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ thoái trả thuế Bước 2: Kiểm tra thủ tục hồ sơ thoái trả thuế Bước 3: Kiểm tra số liệu của hồ sơ thoái trả thuế Bước 4: Lập chứng từ uỷ nhiệm chi thoái trả thuế Bước 5: Lập báo cáo về việc thoái trả thuế và lưu hồ sơ thoái trả thuế 6.4. Thời hạn thoái trả tiền thuế 6.5. Quản lý và thoái trả tiền thuế TNCNtừ tài khoản tạm thu 6.5.1/ Tài khoản tạm thu 6.5.2/ Quy định cụ thể về quản lý tài khoản tạm thu 7. Chứng từ nộp thuế 7.1. Giấy nộp tiền vào NSNN 7.2. Biên lai thuế thu nhập (Mẫu số CTT 10b) 7.3. Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập (mẫu số CTT 54) 4
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
  6. LỜI MỞ ĐẦU Cùng với quá trình chuyển nền kinh tế từ cơ ch ế tập trung bao c ấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và th ực hiện nền kinh tế mở, sản xuất kinh doanh trong nước và đầu tư nước ngoài đều tăng mạnh, đời sống kinh tế xã hội có những bước chuyển biến đáng kể, nhưng kèm theo đó là phát sinh chênh lệch về mức sống ngày càng rõ rệt, đã xu ất hiện mâu thuẫn mới về tiền lương giữa các đơn vị, nhất là khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong b ối c ảnh đó, h ệ thống chính sách thuế được cải cách bước 1 (năm 1990). Bên cạnh Luật Thuế lợi tức áp dụng đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, Quốc hội uỷ quyền cho Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao có vai trò tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà n ước, là công c ụ phân phối đảm bảo công bằng xã hội, góp phần quản lý thu nh ập dân cư và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (dưới đây gọi tắt là thuế thu nhập cá nhân) được ban hành ngày /12/1990 và có hiệu lực thi hành ngày /4/1991, điều chỉnh thu nhập của những người làm công ăn l ương, nên đối tượng nộp thuế không chỉ các cá nhân làm trong các cơ sở sản xuất kinh doanh mà cả trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức không kinh doanh và không chỉ là người Việt Nam mà điều chỉnh cả đối với người nước ngoài công tác làm việc tại Việt Nam có phát sinh thu nhập chịu thuế. Đồng thời, phương pháp quản lý thuế TNCN chủ yếu là khấu trừ tại nguồn và quyết toán thuế năm với cá nhân nộp thuế trực tiếp tại cơ quan thuế, nên việc quản lý thuế thu nhập cá nhân rất phức tạp. Do vậy, m ỗi công ch ức, viên chức thuế cần phải nắm được những kiến thức cơ bản về thuế TNCN và các quy trình, thủ tục trong quản lý thuế TNCN. Tài liệu bồi dưỡng này nhằm trang bị, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức thuế mới vào ngành Thuế các kiến thức cơ bản về thuế TNCN và cụ thể về một số kỹ năng cơ bản để thực hiện việc quản lý thu ế TNCN ở Vi ệt Nam, tạo cho công chức mới định hướng tự hoàn thiện trong quá trình công tác và để kết thúc khoá học, học viên sẽ làm được cán bộ quản lý thuế TNCN. 6
  7. Phần I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của thuế thu nhập cá nhân ở các nước trên Thế giới Thuế thu nhập cá nhân (còn gọi là thuế thu nhập dân cư, dưới đây viết tắt là thuế TNCN) là loại thuế phổ biến trên Thế giới và có lịch sử hàng trăm năm. Thời kỳ mới ban hành, các Chính phủ thường đánh thuế vào đối t ượng dễ đo lường được như đánh thuế trên đất đai, tài sản, hàng hoá h ữu hình, các hàng hoá và tàu biển, hoặc số lượng cửa sổ hoặc lò sưởi trong một toà nhà. Thuế thu nhập cá nhân được đưa ra và áp dụng lần đầu tiên tại Hà Lan vào năm 1797, sau đó là ở Vương quốc Anh vào năm 1799 và ở Phổ vào năm 1808. Việc các nước đánh thuế TNCN lúc đó là chủ yếu nhằm tạo ra nguồn thu tài trợ cho cuộc chiến chống Napoléon và đầu tiên nó được xem như là khoản thuế lợi nhuận tính theo đầu người. Thuế TNCNNN hoàn ch ỉnh được chính thức ban hành ở Anh vào năm 1842, sau đó được các nước tư bản phát triển áp dụng như: ở Nhật Bản áp dụng vào năm 1887, Hoa Kỳ b ắt đ ầu áp d ụng thu ế thu nhập vào năm 1864 trong thời kỳ nội chiến nhưng bị gián đoạn vào năm 1872 và áp dụng trở lại vào năm 1913, ở Pháp áp dụng vào năm 1914; các nước Châu Á như Thái Lan bắt đầu áp dụng vào năm 1939, ở Phi-líp-pin năm 1945, Hàn Quốc năm 1948, In-đô-nê-sia năm 1949, Trung Quốc năm 1984; các nước Đông Âu mới áp dụng như: Ru-ma-ni năm 1990, Nga năm 1991, Ba Lan năm 1992.... Đến nay, đã có khoảng 180 nước áp dụng thuế thu nh ập cá nhân và thuế thu nhập cá nhân đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách thuế của nhiều nước, nhất là các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển đều coi thuế thu nhập cá nhân là một trong những s ắc thu ế có t ầm quan trọng đặc biệt trong việc huy động nguồn thu ngân sách, th ực hi ện phân phối công bằng xã hội và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng có một số nước không áp dụng thuế TNCN như: Bahrain, Cô-oét, Brunei,... Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, số người nộp thuế thu nhập cá nhân khoảng 1 triệu người; năm 1939, số người nộp thuế là 5 triệu người thì đến năm 1980 số người nộp thuế này là khoảng 100 triệu người và hiện nay thuế này mang tính đại chúng và tạo nên nguồn thu ch ủ y ếu t ại các n ước phát triển. Sự cải cách về thuế ở các nước đã cho th ấy sự giảm dần v ề thu ế su ất cao nhất cũng như số lượng thuế suất trong biểu thuế suất, nhưng mức tăng nguồn thu cho Ngân sách nhà nước không giảm đi mà trái lại ngày càng tăng lên. Thuế thu nhập cá nhân chiếm tỷ trọng gần 40% trong tổng thu thuế của Ngân sách Liên bang Mỹ, Tây Ban Nha 38%, Anh 35%, Đan Mạch 50%. Các nước đang phát triển trên thế giới số thu thuế thu nh ập cá nhân ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu ngân sách nhà nước. 7
  8. 1.2. Sự ra đời và hoàn thiện chính sách thu ế thu nh ập cá nhân ở việt nam - Thời kỳ phong kiến, thực dân trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945 : Thời kỳ này, trên 90% dân số Việt Nam là nông dân. Hai sắc thuế ch ủ y ếu đối với người nông dân là thuế ruộng (thuế điền) và thuế thân (thuế đinh), thực chất là thuế TNCN ra đời từ năm 1378 dưới thời nhà Trần. Thuế được áp dụng với mọi công dân là nam giới từ 18 tuổi trở lên. Mức thuế ph ải n ộp cho mỗi đinh là 3 quan tiền/năm (tương đương 54 kg thóc). Theo báo cáo c ủa Bộ Hộ (phụ trách thu chi tài chính quốc gia) thời Gia Long năm thứ 18 (năm 1819) trong cả nước gồm 26 tỉnh ghi được vào sổ thuế khoảng 600.000 dân đinh nộp thuế thân và khoảng trên 1 triệu ha ruộng cả công và t ư nộp thu ế điền. - Thuế thu nhập ở miền Nam Việt Nam trước 30/04/1975 : Từ năm 1972, chính quyền Sài Gòn đã ban hành thuế lợi tức mang tính ch ất là m ột khoản thuế thu nhập và phân biệt: Đối với thể nhân là thuế lợi tức tổng hợp của từng hộ gia đình bao gồm cả lợi tức doanh nghiệp tư nhân và thu ế l ương bổng; Đối với pháp nhân, có thuế lợi tức công ty và tiền lời được chia về chứng khoán. - Thuế lợi tức ở miền Bắc Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến năm 1990: Từ cuối năm 1951, trong chính sách thuế đầu tiên dưới chính quyền Cách mạng, tuy chưa có thuế TNCN nh ưng có thu ế l ợi t ức, m ột dạng thuế TNCN chỉ đánh vào các hoạt động sản xuất kinh doanh. - Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (năm 1991) : Cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định h ướng xã h ội ch ủ nghĩa và thực hiện nền kinh tế mở, sản xuất kinh doanh trong nước và đầu tư nước ngoài đều tăng mạnh, đời sống kinh tế xã hội có nh ững bước chuy ển bi ến đáng kể, nhưng kèm theo đó là sự phát sinh chênh l ệch v ề m ức s ống ngày càng rõ rệt, đã xuất hiện mâu thuẫn mới về tiền lương, tiền công gi ữa các đơn vị, nhất là khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh đó, hệ thống chính sách thuế được cải cách b ước 1 (năm 1990), bên cạnh Luật Thuế lợi tức áp dụng đối với cơ sở s ản xuất, kinh doanh, Quốc hội uỷ quyền cho Hội đồng Nhà nước ban hành Pháp l ệnh thu ế thu nhập đối với người có thu nhập cao ngày 27/12/1990 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/04/1991, nhằm động viên sự đóng góp của nh ững cá nhân có thu nhập cao. Trong quá trình thực hiện đến nay Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã có năm lần sửa đổi, bổ sung vào tháng 6/1994, tháng 2/1997, tháng 7/1999, tháng 5/2001 và tháng 3/2004. Các lần sửa đổi Pháp lệnh thuế TNCN nêu trên đã mở rộng ph ạm vi thu thu ế thu nh ập cá nhân sang các khu vực hưởng lương khác tại các doanh nghi ệp trong nước và một số cơ quan của nhà nước, cá nhân có thu nhập cao, tăng cường công tác quản lý thu nộp thuế, nhưng chủ yếu các lần sửa đổi vẫn là sửa m ức kh ởi điểm tính thuế, thuế suất, giãn cách thu nhập chịu thuế giữa các bậc thuế của biểu thuế. Thuế TNCN nước ta có đóng góp ngày càng tăng vào tổng số thu từ thuế cho NSNN. 8
  9. Như vậy, ở Việt Nam cho đến nay chưa có Luật thuế thu nh ập cá nhân như các quốc gia khác trên thế giới, mà chỉ có Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành được thực hiện theo Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/03/2004 của U ỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh thu ế thu nhập đối với người có thu nhập cao, Nghị định s ố 147/NĐ-CP ban hành ngày 23/7/2004 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 và Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004, Thông tư số 12/2005/TT-BTC ngày 04/02/2005 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư 81/2004/TT-BTC và Thông tư số 41/2006/TT-BTC ngày 12/5/2006 h ướng dẫn thực hiện Quyết định số 161/2005/QĐ-TTg ngày 30/6/2005 của Th ủ tướng Chính phủ về việc mở rộng thí điểm cơ sở sản xuất, kinh doanh t ự kê khai, tự nộp thuế nhà đất, thuế thu nhập đối với người có thu nh ập cao và thuế môn bài. 2. KHÁI NIỆM THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 2.1. Khái niệm thu nhập Hiện nay, chưa có một định nghĩa đầy đủ, tổng hợp nhất về thu nhập, trên thế giới còn có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thu nhập, tuỳ theo mục đích nghiên cứu các nhà kinh tế có những quan niệm khác nhau về thu nhập dưới các góc độ khác nhau. Chẳng hạn: - Lý thuyết về sự bổ sung tài sản, thường quan tâm đến sự tăng thêm về tiềm lực kinh tế mà không quan tâm đến tính thường xuyên c ủa thu nh ập. Đ ại diện cho lý thuyết này là G.Schant, coi thu nhập là khả năng kinh tế sẽ được bổ sung cho một người nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. - Hai nhà kinh tế người Anh là R.M.Haig và H.C.Simons đầu thế kỷ XX đưa ra định nghĩa về thu nhập (sau này còn gọi là đ ịnh nghĩa Haig-Simons) cho rằng thu nhập là tổng giá trị của cải ròng tăng lên c ủa một cá nhân c ộng v ới sự tiêu dùng của người đó trong một thời gian nhất định, thường là một năm. - Các nhà kinh tế học hiện đại, dựa trên cơ sở định nghĩa Haig-Simons, đưa ra hai quan niệm mới về thu nhập làm cơ sở đánh thu ế thu nh ập cá nhân, đó là: Quan niệm “thu nhập bao quát” cho rằng, thu nhập là mọi khoản thu nhập ròng từ các nguồn sau khi đã khấu trừ các chi phí đ ể tạo ra chúng, t ừ đó hình thành một phương thức tính thuế trên tổng tài sản ròng, nghĩa là đánh thuế vào tất cả các lợi ích nhận được, bao gồm cả các lợi ích ngẫu phát-l ợi ích có tính chất nhất thời. Quan niệm “thu nhập hạn hẹp” dựa trên cơ sở thu nhập chỉ giới hạn trong những lợi ích phát sinh lặp đi lặp lại, có tính ch ất liên t ục đ ể hình thành một phương thức tính thuế thu nhập dựa trên các nguồn phát sinh thu nhập. 9
  10. Đại diện cho trường phái này là nhà kinh tế học người Mỹ Paul.A.Samuelson đã đưa ra một khái niệm thu nh ập tương đối hoàn ch ỉnh: Thu nhập là tổng số tiền kiếm được hoặc thu góp được trong m ột kho ảng thời gian nhất định (thường là một năm). Thuật ngữ “tiền” ở đây được hiểu là những khoản thu dưới dạng tiền tệ hay hiện vật được tính thành tiền, nó bao gồm cả phần sản xuất để tự tiêu dùng, nhận được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, từ lao động hoặc không từ lao động, từ quyền sở hữu về tài sản, về tiền mà có hoặc tiêu dùng các dịch vụ không phải thanh toán. - Về kinh tế, khái niệm thu nhập thường dựa trên cơ sở “lý thuy ết về nguồn tài sản” và “lý thuyết về sự tăng thêm tài sản thuần tuý”. Theo lý thuyết về nguồn tài sản thì thu nhập là tổng giá trị của nh ững của cải, tài sản được bổ sung hàng năm cho từng người hoặc từng doanh nghiệp từ những nguồn kinh doanh hay lao động ổn định mang lại. Theo lý thuyết về sự tăng thêm tài sản thuần tuý thì thu nh ập là t ổng đại số các giá trị trên thị trường của các nguồn lợi được hưởng dưới dạng tiêu dùng và những thay đổi giá trị thuộc các nguồn s ở hữu trong m ột kho ảng th ời gian nhất định. Trong đó, trường phái thứ hai (thu nhập theo lý thuyết về sự tăng thêm tài sản thuần tuý) được nhiều chuyên gia kinh tế ủng hộ h ơn, nhưng nó có nhược điểm là nếu xác định thu nhập căn cứ vào thu nh ập quy đ ổi t ừ tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ do tự sản xuất hay sở hữu tài sản thì khó thuy ết ph ục để người nộp thuế tuân thủ. Mặt khác, theo trường phái này cũng gây khó khăn cho cơ quan quản lý và định kỳ ph ải xác định giá tr ị ban đ ầu, giá tr ị tăng thêm trong tổng số tài sản của người nộp thuế. - Về thuế, dựa vào nguyên tắc sự gia tăng giá trị phải thực sự phát sinh trước khi nó được đưa vào tính thu nhập, mỗi nước đưa ra định nghĩa riêng trong luật thuế thu nhập của nước mình. Có th ể khái quát: Thu nhập là những khoản thu dưới dạng tiền tệ hoặc hiện vật của tổ chức hoặc cá nhân nhận được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, từ lao động, từ quyền sở hữu, sử dụng tài sản, tiền vốn mà có hoặc các khoản thu nhập khác mà xã h ội dành cho. 2.2. Phân loại thu nhập Tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu hay đáp ứng các yêu cầu quản lý, các khoản thu nhập thường được phân loại dựa theo các tiêu thức chủ yếu sau đây: nguồn tạo ra thu nhập, tính đều đặn hay không đều đặn của việc phát sinh thu nhập của các chủ thể, phạm vi lãnh thổ phát sinh thu nhập, chủ thể được hưởng thu nhập và tính pháp lý của thu nhập. - Căn cứ vào nguồn tạo ra thu nhập, có các loại: + Thu nhập từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm cả thu nhập từ những dịch vụ, hành ngh ề mang 10
  11. tính chất độc lập của các thầy thuốc, bác sỹ, luật sư, k ỹ s ư, ki ến trúc s ư, nha sỹ, kiểm toán viên, ca sỹ, nghệ sỹ… + Thu nhập từ lao động chân tay hay trí óc là thu nh ập t ừ ti ền công, ti ền lương, tiền thưởng, thu nhập từ hiện vật hay phúc lợi nhận được do đối tượng sử dụng lao động trả. + Thu nhập từ tài sản hoặc tiền vốn là thu nhập từ cho thuê tài sản, ti ền bản quyền, từ góp vốn như lãi cổ phần, lãi được chia dưới mọi hình th ức, thu nhập từ việc cho vay (bao gồm lãi trái phiếu, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi trái phiếu công ty, lãi tín phiếu và lãi từ các khoản cho vay khác), thu t ừ chuy ển nhượng tài sản (là thu nhập từ việc chuyển nhượng các cổ phần, trái phiếu công ty, tín phiếu, trái phiếu, thu nh ập từ chuy ển nh ượng quy ền tham gia góp vốn và tài sản khác). + Thu nhập từ đầu tư, thu nhập từ thừa kế tài sản. + Thu nhập khác: là thu nhập từ quà tặng, trúng th ưởng x ổ số, thu nh ập nhận được từ hội thảo khoa học, hoa hồng môi giới, giảng bài, tham gia đề tài nghiên cứu và các khoản thu nhập khác. - Căn cứ vào tính đều đặn hay không đều đặn của việc phát sinh thu nhập của các chủ thể, có thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. + Thu nhập thường xuyên là những khoản thu nhập phát sinh th ường xuyên, có tính đều đặn và ổn định trong một khoảng thời gian nh ất đ ịnh và có thể dự tính được (như tiền công, tiền lương,...); + Thu nhập không thường xuyên là các khoản thu nhập chỉ phát sinh đột xuất, theo từng lần, từng đợt riêng lẻ, không có tính chất đều đặn trong th ời kỳ nhất định (như trúng thưởng sổ xố, thu nhập về chuyển giao công nghệ,...). - Căn cứ vào chủ thể được hưởng thu nhập, có thu nhập cá nhân, thu nhập công ty (hay thu nhập doanh nghiệp), thu nhập của Chính phủ,… - Căn cứ phạm vi lãnh thổ phát sinh thu nhập, có thu nhập phát sinh ở trong nước và thu nhập phát sinh từ nước ngoài. - Căn cứ vào tính pháp lý của thu nhập, mà chúng có thể được chia thành thu nhập hợp pháp và thu nhập không hợp pháp. + Thu nhập hợp pháp là thu nhập được tạo ra từ hoạt động h ợp pháp và được Nhà nước kiểm sóat, bảo vệ. + Thu nhập không hợp pháp là thu nhập được tạo ra từ hoạt động bất hợp pháp nên Nhà nước không thể kiểm sóat được và do đó không đ ược pháp luật bảo vệ. Việc phân loại, phân tích về nguồn gốc, tính ch ất của các kho ản thu nhập để có thể áp dụng cách thức tính thu nhập chịu thu ế, áp thu ế su ất và đánh thuế phù hợp với từng khoản. Thông thường thì thu nhập từ hoạt động 11
  12. sản xuất kinh doanh được loại trừ các khoản chi phí cần thiết để tạo ra thu nhập. Thu nhập không từ tài sản, kinh doanh thì không được loại trừ kho ản chi phí nào hoặc chỉ được trừ một số khoản chi phí theo quy đ ịnh (nh ư chi phí nghề nghiệp hoặc chi phí cho những người phải nuôi dưỡng,...). Mặc dù có nhiều nguồn thu nhập nhưng trong thực tế không phải toàn bộ thu nhập nêu trên đều là đối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập cá nhân. Thuế thu nhập cá nhân chỉ điều chỉnh phần thu nhập chịu thuế. 2.3. Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế là phần thu nhập làm cơ sở tính thuế thu nh ập và được xác định trên cơ sở các khoản thu nhập nhận được sau khi mi ễn tr ừ m ột số khoản chi phí nhất định. Tuỳ theo chính sách thuế thu nhập của mỗi nước mà nội dung, phương pháp xác định các khoản miễn trừ, thu nhập chịu thuế có sự khác nhau. Mức động viên nhiều hay ít tuỳ thuộc vào quan điểm và mục tiêu điều tiết đối v ới từng loại thu nhập khác nhau. Do vậy, có khoản thu nhập ở quốc gia này thuộc diện tính thuế nhưng ở quốc gia khác lại không bị tính thuế. 2.4. Khái niệm thuế thu nhập cá nhân Đến nay, trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về thuế TNCN nhưng khái niệm chung nhất: Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Về bản chất, thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế trực thu đánh tr ực ti ếp vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế. Điều đó có nghĩa là người nộp thuế cũng là người chịu thuế. Cá nhân khó có th ể chuy ển thu ế được sang cho chủ thể khác. Thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế là thu nhập sau khi đã giảm trừ các khoản chi phí liên quan để tạo ra thu nhập, các khoản giảm trừ mang tính chất xã hội và các khoản giảm trừ khác. 2.5. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân - Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế trực thu đánh vào thu nh ập của người nộp thuế; người nộp thuế đồng nhất với người ch ịu thu ế nên khó có thể chuyển gánh nặng thuế sang cho người khác. - Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế có độ nhạy c ảm cao vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích cụ thể của người nộp thuế và liên quan đến h ầu hết mọi cá nhân trong xã hội. - Thuế TNCN có diện thu thuế rất rộng, khả năng tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước cao, nhất là ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển. - Thuế TNCN là loại thuế luôn gắn liền với chính sách xã h ội c ủa m ỗi quốc gia. Khi tính thuế có xem xét đến hoàn cảnh cá nhân của người nộp thuế 12
  13. bằng việc quy định một số khoản được khấu trừ có tính chất xã hội trước khi tính thuế. - Thuế TNCN thường được tính theo biểu thuế luỹ tiến từng phần vì xuất phát từ vai trò chủ yếu của thuế thu nhập cá nhân là đi ều ti ết m ạnh người có thu nhập cao và động viên sự góp vốn của những người có thu nhập thấp, thu nhập trung bình góp phần thực hiện công bằng xã hội. - Thu nhập thông thường được xác định mỗi năm một lần, do đó thu ế thu nhập cũng được tính toán xác định chung cho cả năm theo năm dương lịch. Tuy nhiên, thuế thu nhập cũng có thể xác định h ằng quý hoặc 6 tháng m ột lần. 3. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Thuế thu nhập cá nhân có vai trò quan trọng sau đây: Thứ nhất, thuế thu nhập cá nhân là công cụ góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập giữa những người có thu nhập cao và những người có thu nhập thấp trong xã hội. Thuế thu nhập cá nhân luôn gắn với chính sách xã h ội của một qu ốc gia. Mặc dù về quan điểm hoàn thiện chính sách thuế là cần phải xây dựng một chính sách thuế có tính trung lập, không nhằm nhi ều mục tiêu khác nhau, nhưng trong thực tế chưa có quốc gia nào tách rời h ẳn chính sách thu ế thu nhập cá nhân với một số chính sách xã hội. Sự công bằng được biểu thị bởi biểu thuế luỹ tiến từng phần, mức điều tiết về thuế tăng d ần đ ều, ng ười có thu nhập cao phải nộp thuế nhiều. Chính sách xã hội thể hiện thông qua cơ chế chiết trừ gia cảnh. Thứ hai, thuế thu nhập cá nhân là một công cụ đảm bảo nguồn thu quan trọng và ổn định cho ngân sách nhà nước. Thuế TNCN là một loại thuế có độ co giãn theo thu nhập tương đối lớn nên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nh ập c ủa các t ầng l ớp dân c ư cũng không ngừng tăng lên, nếu có chính sách động viên hợp lý, ổn đ ịnh thì không cần phải thường xuyên thay đổi mà vẫn thu được một mức thu mong muốn. Do sự ổn định trong mức huy động thuế đã tạo ra m ột môi tr ường phù hợp với mục tiêu đầu tư kinh tế dài hạn của quốc gia, góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận nhiều, tạo ra mức thu nhập ngày càng cao từ đó tạo nguồn thu ngày càng tăng trưởng cho ngân sách nhà nước. Kinh tế - xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để giải quyết các v ấn đ ề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế ... cũng ngày càng gia tăng. Thêm vào đó, việc chuyển dịch cơ cấu kinh t ế d ẫn đ ến c ơ c ấu thu ngân sách cũng thay đổi theo hướng nguồn thu từ tích luỹ trong nước được tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Thuế thu nhập cá nhân cũng sẽ góp ph ần nâng cao tỷ tr ọng thu n ội đ ịa để ổn định thu cho ngân sách nhà nước trong quá trình h ội nh ập kinh t ế qu ốc 13
  14. tế. Tỷ trọng thuế thu nhập cá nhân trong tổng số thu ngân sách t ại các nước trong khối ASEAN, như: Thái Lan, Ma-lay-xi-a, Phi-lip-pin... kho ảng 12-16%, các nước đang phát triển khoảng 13-14%, các nước phát triển như: Mỹ, Nhật, Anh, Pháp, Đức... khoảng 30-40% . Tỷ trọng thuế thu nh ập c ủa cá nhân (bao gồm cả 3 sắc thuế như đã nêu ở trên) tại Việt Nam hiện nay khoảng 4,1%, riêng thuế TNCNđã đóng góp nguồn thu và ngân sách nhà nước ngày càng tăng: năm 1991 là 62 tỷ, năm 1992 là 153 tỷ, đến năm 1998 là 1.550 t ỷ, năm 2005 là 4.400 tỷ và năm 2006 là 5.100 tỷ. Thứ ba, thuế thu nhập cá nhân có vai trò điều tiết thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm. Thuế TNCN không chỉ là công cụ huy động nguồn thu ngân sách nhà nước, thực hiện công bằng xã hội, mà còn là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thông qua mức thuế TNCNNN và chế độ miễn giảm thuế có thể khuyến khích đầu tư, tiết kiệm… Thu nhập xã hội thường được sử dụng chủ yếu vào 3 nội dung: tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm. Nếu ký hiệu Y là thu nhập, C là tiêu dùng, I là đ ầu tư, S là tiết kiệm, ta có công th ức: Y=C+I+S. Nh ững n ội dung này có m ối quan hệ mật thiết với nhau. Thuế thu nhập cá nhân động viên trực tiếp vào thu nhập của cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc "lợi ích", "công bằng" và "khả năng nộp thuế". Theo nguyên tắc lợi ích thì mọi người trong xã hội đều được hưởng những thành quả phát triển của đất nước về luật pháp thể chế, cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội, an ninh trật tự ... , đồng thời cũng có nghĩa vụ đóng góp một phần thu nhập của mình cho xã hội thông qua việc nộp thuế. Nguyên tắc “công bằng” và “khả năng nộp thuế” thể hiện ở chỗ: người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn, người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khó khăn hơn thì nộp thuế ít hơn, mỗi cá nhân dù có thu nhập từ các nguồn khác nhau đều được điều chỉnh thống nhất trong một chính sách thuế; người có thu nhập thấp chưa phải nộp thuế. Bên cạnh đó, trong thời gian qua ở nước ta, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng lên, nhưng khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng (trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2004, khoảng cách này đã tăng từ 3,7 lần lên đến 13,5 lần). Như vậy, việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân sẽ góp phần đảm bảo tính hợp lý, công bằng, hiệu quả của hệ thống chính sách thuế và hạn chế sự gia tăng khoảng cách chênh lệch giầu nghèo giữa các tầng lớp dân cư; đồng thời Nhà nước sẽ nắm được thông tin về thu nhập của cá nhân. Thông qua đó, vừa thực hiện động viên nguồn lực vừa góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí. Thứ tư, thuế thu nhập cá nhân góp phần quản lý thu nhập dân cư Thông qua việc kiểm tra, xác minh thu nhập tính thu ế TNCNNN, cơ quan Thuế có thể phát hiện những khoản thu nhập hợp pháp, không h ợp pháp 14
  15. để có những biện pháp xử lý phù hợp. Qua tài liệu, số liệu về thuế TNCNNN giúp cho Chính phủ có thêm cơ sở để đánh giá khái quát về tình hình thu nh ập xã hội, về cơ cấu thu nhập dân cư để đề ra các chính sách kinh t ế-xã h ội phù hợp. Qua thời gian thực hiện thuế thu nhập đối với người có thu nh ập cao ở Việt Nam, bước đầu đã tạo cho mọi người dân làm quen với vi ệc kê khai thu nhập và nhận thức được trách nhiệm về đóng thuế thu nh ập, một loại thu ế phổ biến trên thế giới và cũng là tiền đề trong quá trình hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt nam. Phần II: NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHÍNH SÁCH THUẾ THU NHẬP ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ THU NHẬP CAO Chính sách thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao hiện hành được quy định tại Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày 19/5/2001 và được sửa đổi bổ sung một số điều tại Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004; Nghị định số 147/2004/TT-BTC ngày 23/7/2004 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nh ập cao và các Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính số 81/12004/TT-BTB ngày 13/8/2004, số 12/2005/TT-BTC ngày 04/02/2005 và số 41/2006/TT-BTC ngày 12/5/2006. Nội dung chủ yếu của chính sách thuế TNCNbao gồm: Đối tượng nộp thuế; Thu nhập chịu thuế, thu nhập không ch ịu thuế; Bi ểu thu ế và các ch ế đ ộ về miễn giảm thuế; xử lý vi phạm và khiếu nại thuế. I. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ: Đối tượng nộp thuế TNCNbao gồm công dân Việt Nam, cá nhân khác định cư tại việt Nam; người nước ngoài là đối tượng cư trú (ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên) hoặc không cư trú tại Việt Nam (ở Việt Nam dưới 183 ngày) có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. 1.1. Người Việt Nam. Công dân Việt nam ở trong nước hoặc đi công tác , lao động ở nước ngoài và cá nhân khác định cư tại Việt nam (là người không mang quốc tịch Việt nam nhưng định cư không thời hạn tại Việt nam) có thu nhập. 15
  16. Như vậy, mọi công dân Việt Nam ở trong nước hay công dân đi lao động, công tác ở nước ngoài có thu nhập đều là đối tượng chịu thuế thu nhập. Quy định này xét diện rất rộng nhưng đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam lại được thu hẹp thông qua quy định công dân Vi ệt Nam có thu nhập từ tiền lương, tiền công và một số khoản thu nhập chịu thuế khác đ ược quy định, cụ thể: - Là công dân Việt nam, có thu nhập từ tiền lương mỗi tháng trên 5 triệu đồng thì thuộc diện nộp thuế. - Là công dân việt nam, đi xuất khẩu lao động hoặc công tác có th ời hạn tại các nước ký Hiệp định tránh đánh thuế trùng với Vi ệt nam (nh ư: Hàn quốc hoặc Nhật bản,...) thì thu nhập của h ọ có được t ại Hàn qu ốc, Nh ật b ản không chịu thuế TNCNNN tại Việt nam. Họ chịu thuế theo luật thuế thu nhập của nước họ làm việc. Khi chuyển thu nhập về nước thì khoản thu nhập này không chịu thuế. - Là công dân Việt nam, đi xuất khẩu lao động hoặc công tác dài h ạn tại các nước chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế trùng với Việt nam (như: Irắc hoặc Angola,...), thì thu nhập của họ ở nước ngoài bị đánh thuế t ại Vi ệt nam, nhưng số nộp không vượt quá số thuế phải nộp tính theo biểu thuế TNCN Việt nam. 1.2. Người nước ngoài: Người nước ngoài vào Việt nam có nhiều dạng như vào du lịch, thăm quan, khảo sát thị trường, và đầu tư thành lập công ty liên doanh... nh ư vậy không phải mọi người nước ngoài vào Việt nam có thu nh ập ch ịu thuế đều thuộc đối tượng chịu thuế TNCN. Vì vậy, pháp l ệnh thu ế thu nh ập đ ưa ra khái niệm người nước ngoài là đối tượng cư trú hoặc không cư trú tại Việt nam. Pháp lệnh thuế TNCN quy định: “người nước ngoài được coi là cư trú tại Việt Nam nếu ở Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính cho 12 tháng liên t ục kể từ lần đầu tiên đến Việt Nam; được coi là không cư trú nếu ở tại Vi ệt Nam dưới 183 ngày. Ví dụ1: Về xác định tiêu thức cư trú của người nước ngoài như sau: Ông NG WEE TYE, quốc tịch singapore là trưởng văn phòng đ ại diện tại Việt Nam. Nơi thường trú: 85 Fishun street, 81#11 - 04 Singapore 768447 16
  17. Số hộ chiếu: S 1220110 I do Singapore cấp ngày 17/4/2001 Số thị thực nhập cảnh: 1343020 Số lần và ngày ra vào Việt Nam như sau: Số lần Cửa Ngày đến Việt Ngày rời Việt Số ngày cư đến VN khẩu xuất Nam Nam trú tại Việt nhập cảnh Nam 1 Tân sơn nhất 10/12/2001 12/12/2001 02 2 “ 12/01/2002 17/01/2002 05 3 “ 17/02/2002 27/2/2002 10 4 “ 14/4/2002 17/4/2002 03 5 “ 23/4/2002 28/4/2002 05 6 “ 26/5/2002 28/5/2002 02 7 “ 15/6/2002 20/6/2002 05 8 “ 29/6/2002 04/7/2002 05 9 “ 9/9/2002 12/9/2002 03 10 “ 21/9/2002 26/9/2002 05 11 “ 12/10/2002 20/10/2002 08 12 “ 9/11/2002 21/11/2002 12 13 “ 29/11/2002 09/12/2002 10 - Số ngày cư trú tại Việt Nam: Trong phạm vi 12 tháng liên tục (năm tính thuế đầu tiên) t ừ 10/12/2001 đến ngày 10/12/2002 là 75 ngày. Vậy ông NG WEE TYE là đối tượng không cư trú tại Việt Nam nộp thuế 25 % thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Năm tính thuế thứ hai từ 01/01 2002 đến 31/12/2002: 73 ngày, ông NG WEE TYE là đối tượng không cư trú - Giả sử năm 2002 Ông cư trú tại Việt Nam là 190 ngày thì ông sẽ là đối tượng cư trú tại Việt Nam phải nộp thuế theo biểu thuế luỹ ti ến từng phần. - Giả sử năm 2003 Ông cư trú tại Việt Nam 50 ngày và kh ẳng đ ịnh không vào Việt Nam mà (kết thúc nhiệm kỳ công tác) thì quy ết toán thu ế năm 17
  18. 2003 sẽ tính cho số thời gian ở Việt Nam là 1 tháng 20 ngày và tính theo bi ểu thuế luỹ tiến từng phần. Người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam, bao gồm: - Cá nhân nước ngoài vào Việt nam làm việc trên cơ sở h ợp đồng lao động ký với tổ chức, cá nhân Việt nam; các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội...của nước ngoài; các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài. - Cá nhân nước ngoài có thu nhập phát sinh tại Việt nam thuộc đ ối tượng nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (trừ: các khoản thu nhập từ chuyển giao công nghệ; thu nhập về tiền bản quy ền, thu nh ập t ừ hoạt động kinh doanh dịch vụ khác của cá nhân nước ngoài không hiện diện thương mại tại Việt nam – là đối tượng điều chỉnh của Thông tư 05/2005/TT- BTC ngày 11/01/2005 hướng dẫn chế độ thuế áp dụng đối với các tổ ch ức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân n ước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam). - Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt nam nhưng không có chứng từ chứng minh là cá nhân đ ược phép hành nghề độc lập, tương ứng với các hoạt động mang lại thu nh ập phát sinh tại Việt nam. (Chứng từ chứng minh là cá nhân được phép hành ngh ề đ ộc l ập bao gồm: Giấy phép hành nghề độc lập, chứng nhận đăng ký thuế hoặc mã số thuế do nước mà cá nhân nước ngoài là đối tượng cư trú ban hành.) Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội... của Việt Nam hoặc của nước ngoài, các văn phòng đại diện, các chi nhánh công ty nước ngoài; các cá nhân hành ngh ề độc lập tại Việt Nam; II. THU NHẬP CHỊU THUẾ, THU NHẬP KHÔNG THUỘC DIỆN CHỊU THUẾ 2.1. Thu nhập chịu thuế Thu nhập chịu thuế bao gồm hai loại: thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. 2.1.1. Thu nhập thường xuyên Thu nhập thường xuyên là những khoản thu nhập nhận được có tính chất đều đặn được lặp đi lặp lại hàng tháng, có tính chất ổn định nh ất định, như: Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, tiền thù lao, bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, lương ca 3, lương tháng thứ 13 (nếu có); tiền phụ cấp; tiền trợ cấp thay lương nh ận từ quỹ bảo hiểm xã h ội; ti ền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền); Tiền th ưởng các hình th ức: ti ền, 18
  19. hiện vật; Thu nhập do tham gia dự án, hiệp h ội kinh doanh, h ội đ ồng qu ản tr ị; Tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác ph ẩm; thu nh ập v ề ti ền nhuận bút; thu nhập của các cá nhân không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như: thu nhập từ dịch vụ các loại; tiền nhà tính theo s ố thực tế chi trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế. a/ Các khoản thu nhập dưới các hình thức tiền lương, tiền công, ti ền thù lao, bao gồm cả tiền lương làm thêm giờ, l ương ca 3, l ương tháng th ứ 13 (nếu có); tiền phụ cấp; tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội; tiền ăn trưa, ăn giữa ca (nếu nhận bằng tiền). Riêng khoản tiền trợ cấp thay lương nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội kể từ ngày 1/7/2007 thuộc diện thu nh ập không chịu thuế. Các khoản tiền lương nêu trên phải được quy định cụ th ể (bao gồm mức tiền và các điều kiện được hưởng) tại Hợp đồng lao động hoặc Thoả ước lao động tập thể (gắn liền và phù hợp với kết quả kinh doanh của đơn vị). b/ Tiền thưởng tháng, quý, năm, thưởng đột xuất nhân dịp ngày l ễ, t ết, ngày thành lập ngành, thưởng từ các nguồn, dưới các hình thức: ti ền, hi ện vật; Ví dụ 2: cá nhân X, có khoản tiền thưởng năm 2004 và thưởng tết nguyên đán 2005, với tổng số tiền là 5 triệu đồng nhận vào ngày 10/02/2005 , thì khoản tiền thưởng thực nhận này được tính vào thu nhập chịu thuế của năm 2005. Như vậy, mặc dù tiền thưởng năm là nguồn thu nhập phát sinh của năm 2004, nhưng thực nhận vào năm 2005 thì tính vào thu nhậpchịu thu ế năm 2005. c/ Thu nhập do tham gia dự án, hiệp h ội kinh doanh, h ội đ ồng qu ản tr ị, hội đồng quản lý, hội đồng doanh nghiệp; Ví dụ 3: Ông A là giám đốc Công ty Y, hưởng lương hàng tháng t ại Công ty Y và ông có thêm chức vụ thành viên hội đồng quản trị Công ty X, hàng tháng ông được nhận khoản thù lao là 1 triệu đồng. Thu nhập 1 tri ệu đồng này từ tham gia hội đồng quản trị là khoản thu nhập thuộc diện chịu thuế TNCNN. d/ Tiền bản quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm; thu nhập về tiền nhuận bút; Ví dụ 4: Để thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ cho Công ty B, Công ty A thuê một số kỹ sư lắp đặt, bảo trì thiết bị, hệ thống. Nh ư v ậy các kỹ sư không phải là nhà cung cấp các bí quyết kỹ thuật, phương án công nghệ, quy trình công nghệ có tính chất bí mật công nghệ. Do đó, thu nhập của các kỹ sư từ hoạt động này không phải là thu nhập không thường xuyên từ chuyển giao công nghệ mà là thu nhập thường xuyên chịu thuế TNCNNN. Lưu ý: Cần phân biệt giữa thu nhập từ quyền sử dụng sáng chế, nhãn hiệu, tác phẩm gắn với hoạt động chuyển giao công nghệ theo Nghị định số 19
  20. 45/1998/NĐ-CP ngày 01/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ thì thuộc thu nhập không thường xuyên. đ/ Các khoản thu nhập của các cá nhân không thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như: thu nhập từ dịch vụ khoa h ọc, k ỹ thu ật, dịch vụ tin học, dịch vụ tư vấn, thiết kế, kiến trúc, đào tạo; hoạt động biểu diễn, tổ chức biểu diễn; quảng cáo; hoạt động th ể dục th ể thao; d ịch v ụ đại lý; thu nhập từ hoa hồng môi giới; dịch vụ khác; Ví dụ 5:- Ông N là đạo diễn phim hưởng lương hàng tháng t ại X ưởng phim truyện VN, trong năm có khoản thu nhập do làm đạo diễn 2 phim (một phim Hãng phim truyệ VN, một phim ở Hãng phim trẻ) thì khoản thu nh ập của ông N từ 2 phim này là khoản thu nhập thường xuyên chịu thuế. - Giảng viênB hưởng lươnghàng tháng tại Trường đại học X, trong năm có giảng dạy ở một số trung tâm. Khoản thu nhập của giảng viên B từ các Trung tâm là khoản thu nhập thường xuyên chịu thuế. - Chị C là hướng dẫn viên của Công ty du lịch Sài gòn, khi đưa khách đến nghỉ ở Khách sạn TC Quảng Ninh, chị C được khách sạn TC Qu ảng ninh chi tiền hoa hồng là 2 triệu đồng. Khoản thu nhập này c ủa ch ị C là thu nh ập thường xuyên chịu thuế. e/ Các khoản thu nhập không tính trong tiền l ương, ti ền công đ ược chi trả hộ như tiền nhà, điện, nước; riêng tiền nhà tính theo số th ực t ế chi tr ả h ộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế. Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế trong trường h ợp này căn c ứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân s ử dụng với diện tích của căn nhà và cũng được tính tối đa 15% tổng thu nhập chịu thuế. Trường hợp chứng từ chi trả tiền nhà có cả tiền ăn, tiền phục vụ thì số thực tế chi trả hộ chỉ tính trên tiền nhà. Ví dụ 6: Bà A, quốc tịch Hà Lan là đối tượng cư trú tại Vi ệt Nam làm việc cho Công ty điện tử D tại Tp HCM trong năm 2005 có các kho ản thu nhập như sau: Tổng thu nhập chịu thuế mỗi tháng là 38 triệu đồng Tiền thuê nhà ở tại Việt nam do Công ty điện tử D trả hộ có hoá đơn chi trả mỗi tháng là 6 triệu đồng. Theo quy định tại Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của B ộ Tài chính thì: - Tiền nhà tối đa chịu thuế là: (38 tr x 12 tháng) x 15% = 68,4 triệu - Tổng tiền nhà bà A được Cty chi trả hộ là: 6 x 12 tháng= 72 triệu Vậy TN chịu thuế đối với tiền nhà cả năm là: 68,4 triệu (không phải 72 triệu. Ngược lại, nếu hoá đơn chi tiền nhà 5 triệu đồng/ tháng thì thu nhập chịu thuế đối với tiền nhà lại xác định theo số thực chi là 60 triệu. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2