CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm & "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành_2
lượt xem 23
download
Tham khảo tài liệu 'chuyên đề văn học "đất nước" của nguyễn khoa điềm & "rừng xà nu" của nguyễn trung thành_2', tài liệu phổ thông phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm & "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành_2
- CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm & "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành Tư tưởng "Đất Nước của Nhân Dân" qua đoạn thơ này đã chi phối cách nhìn, cách cảm và cách nghĩ của nhà thơ trẻ Nguyễn Khoa Điềm trong những năm chiến tranh chống Mĩ vô cùng ác liệt. Tư tưởng này đã được diễn tả bằng một hồn thơ đậm đà màu sắc dân gian, nó đã làm phong phú thêm cho ý niệm về Đất Nước trong thơ ca Việt Nam hiện đại. Cảnh sắc núi sông gắn liền với tâm hồn dân tộc, khí phách của giống nòi. Cái bình dị tồn tại quanh ta hòa quyện với cái cao cả thiêng liêng cho thấy vẻ đẹp vĩnh hằng của Đất Nước của nền văn hóa Việt Nam và sự trường tồn của dân tộc. Bài thơ tuy có chỗ còn dàn trải, nhưng ý tuởng đẹp, cảm hứng và ngôn ngữ thơ độc đáo. Nó đã khơi dậy tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc, trách nhiệm và khát vọng công dân đối với Đất Nước trong mỗi chúng ta: "Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời".
- Bài làm (Câu 2) Nguyễn Khắc Viện là nhà văn hoá nổi tiếng, là một "kẻ sĩ hiện đại" đã để lại nhiều công trình văn hoá - khoa học có giá trị. Ông mang tầm vóc một học giả uyên bác, sống giản dị, thanh bạch, rất trung thực và thẳng thắn được nhiều người hâm mộ, kính trọng. Bài "Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại" rút trong chương II Noi theo đạo nhà của tác phẩm Bàn về đạo Nho, xuất bản năm 1993. Vấn đề tác giả nêu lên rất "xa lạ" đối với số đông bạn trẻ chúng ta ngày nay, nhưng lối viết giản dị, dễ hiểu, giọng văn nhẹ nhàng, có lúc như tâm sự, cách biện luận khúc chiết, sắc sảo đã có một sức hấp dẫn, lôi cuốn kì lạ. Sinh trưởng và lớn lên trong truyền thống một gia đình Nho giáo, tiếp thu tinh thần khoa học thực nghiệm kết hợp được nhiều mặt, đó là con đường hình thành và phát triển nhân cách văn hoá của Nguyễn Khắc Viện - một kẻ sĩ hiện đại. Tác giả cho biết cơ sở nhân bản của đạo Nho là lấy con người, lấy cuộc sống xã hội làm gốc. Đạo Nho đề cao "xử thế", coi trọng việc "xử thế" mà không có một học thuyết, chủ nghĩa nào đặt vấn đề này đầy đủ và rõ ràng như thế. Nguyễn Khắc Viện nhắc lại ba mẩu chuyện về nhà nho đối xử với vua chúa, mà trong chúng ta, nhiều người đọc sách đã biết. Đi-ô-gien đang trần trụi nằm trên vỉa hè (sưởi nắng), bỗng cất tiếng nói to: "Kìa ông kia
- lùi ra, che hết ánh sáng của tôi" khi vua A-lếch-xan-đơ-rơ đến thăm. Chuyện Hứa Do chạy ra sông Dĩnh rửa tai sau khi nghe phái viên hoàng đế mời ra làm quan! Chuyện một nhà nho tâu với vua: "Nhà vua nên đến thăm tôi hơn là tôi đến thăm nhà vua", để vua thì được tiếng là trọng người hiền, quý kẻ sĩ, còn kẻ sĩ thì không mang tiếng là nịnh vua. Cách kể và minh hoạ về cách ứng xử của kẻ sĩ vừa chọn lọc, hóm hỉnh, vừa ngắn gọn, thú vị. Xưa và nay, thiếu gì những kẻ hám danh và xu nịnh! Ba mẩu chuyện nhỏ mà tác giả "thích", hoặc "thích hơn cả" có ý nghĩa ám chỉ sâu xa. Nguyễn Khắc Viện viết: "Tôi thích thứ tinh thần có mức độ, ứng xử vừa phải của đạo Nho". Ông chỉ rõ: phải yêu bố mẹ mình, vợ con mình đã rồi mới đến yêu người khác; phải biết lấy ân báo ân, lấy công bằng khi báo oán, không được sống nhẫn tâm... vì "cao hơn pháp luật là tình người, là lòng nhân...". Người đọc cảm thấy "sáng mắt sáng lòng" vì được tiếp thu bao bài học thấm thía về cách đối nhân xử thế! Cách giải thích chữ "nhân" của tác giả thật giản dị, sâu sắc, dễ hiểu: "Thế nào là nhân?” Cả đạo Nho xung quanh một chữ. Nhân là tính người, khác với thú vật. Nhân là tình người, nối kết người này với người khác. Có tự kiềm chế, khắc kỉ, khép mình vào lễ nghĩa mới nên người. Có mở rộng tầm nhìn, lấy "văn" mà tô đẹp mới thành người. Có gắn bó với người khác thì mới thật là người. Có thấu hiểu bản thân, tri thiên mệnh mới là con người trưởng thành".
- Một đoạn văn gồm 8 câu, mà 4 câu không có chủ ngữ. Ý tưởng được đúc lại, nén lại như những châm ngôn, cách ngôn về chữ nhân của đạo Nho, về cách sống, cách ứng xử của ông bà, tổ tiên chúng ta, của những nhà nho chân chính. Phần tiếp theo, Nguyễn Khắc Viện tâm sự về cách xử thế, cách sống của mình. Năm 1992, ông được Viện Hàn lâm Pháp tặng thưởng vì đã có công to lớn quảng bá văn hoá và ngôn ngữ Pháp. Lúc bấy giờ có một số người khuyên ông "không nên nhận". Nhưng ông vẫn nhận. Có người cho ông là "thay đổi ý kiến nhiều lần". Ông đã giải thích việc làm của mình thật đàng hoàng và minh bạch: "Đúng, thời thế biến chuyển, tôi có thay đổi chính kiến, nhưng không hề thay đổi đạo lí. Đã gọi là đạo lí, không thể xa rời dù là chốc lát. Không vì giàu sang mà sa đoạ, không vì nghèo khó mà xa rời, không khuất phục trước uy quyền, thời buổi nào cũng giữ được đường đi". Như nhiều người đã biết, Nguyễn Khắc Viện đã dùng phần lớn số tiền giải thưởng đó hiến vào quỹ từ thiện. Một cách ứng xử đàng hoàng của kẻ sĩ hiện đại. Ông nói về con đường, ông đã lựa chọn và đi suốt cuộc đời, đó là góp phần mình cho cuộc đấu tranh cứu nước, xây dựng dân chủ. Ông đã "luyện mình" theo ba hướng: dưỡng sinh, xử thế, tu thân. Thân phụ của tác giả là một nhà khoa bảng, 20 tuổi đã đỗ tiến sĩ, mà ông gọi là thầy. Ông tâm sự: "Hình tượng thầy tôi, đạo lí nhà nho, đã góp phần không nhỏ, tuy không phải tất cả, giúp tôi nên người". Nguyễn Khắc Viện tôn
- vinh Khổng Tử, tuy không phải là một ông thánh nhưng "là một trong những bậc thầy lớn nhất đã giúp cho loài người tiến lên thành người". Nguyễn Khắc Viện đã tốt nghiệp y khoa tại Pháp, đã sống nhiều năm ở Pháp, tiếp thu nền văn hoá Pháp mà thành tài. Khi học về Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Ngô Thì Nhậm, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu,... , ông cho biết "chủ yếu là nhớ đến những con người, những thân phận mà xã hội xưa gọi là nho sĩ". Truyền thống đạo lí là cái gốc cho ứng xử. Bài học mà Nguyễn Khắc Viện nêu lên thật chân thành, thấm thía: "Nhờ truyền thống ấy mà, dù có hấp thụ sâu sắc chủ nghĩa tự do cá nhân, tôi vẫn thấy mình nặng nợ với đất nước với xóm làng, với phố phường, thấy mình có gốc, có rễ...". Tác giả chỉ rõ: mặc dù đạo Nho đã "cùng đường lịch sử", nhưng "truyền thống đạo lí" vẫn còn. Đất nước ta "đã sang trang lịch sử", đang tiến mạnh vào thời kì mới công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Con đường mới đang mở rộng ra phía trước để những nho sĩ ngày nay trở thành những kẻ sĩ hiện đại. Đó là một niềm tin đẹp, sáng ngời nhân văn. Bài "Con đường trở thành kẻ sĩ hiện đại" đã mở rộng tầm nhìn, cách sống và cách nghĩ cho tuổi trẻ chúng ta. Bài học về chữ "nhân", về cách ứng xử, về "nếp nhà" và truyền thống đạo lí đối với tuổi trẻ chúng ta thật vô cùng sâu sắc.
- Hãy sống trung thực trên cái gốc đạo lí. Hãy học giỏi để lao động sáng tạo. Hãy phấn đấu và rèn luyện để trở thành kẻ sĩ hiện đại. Nguyễn Khắc Viện như đang tâm tình và động viên thế hệ trẻ chúng ta vươn lên phía trước. Bài làm (Câu 3) Nguyễn Trung Thành là bút danh của nhà văn Nguyên Ngọc trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Truyện "Rừng xà nu" của ông viết vào năm 1965, là một truyện ngắn xuất sắc. Truyện kể về cuộc "đồng khởi" của dân làng Xô Man ở Tây Nguyên. Cụ Mết, một già làng, một thủ lĩnh quân sự đã lãnh đạo dân làng Xô Man mài giáo, mác, vụ, rựa... quật khởi đứng lên đánh lũ ác ôn, tay sai của đế quốc Mĩ để giải phóng buôn làng và núi rừng thiêng liêng. Họ đã chiến đấu vì sự sống còn, vì chân lí cách mạng ngời chói: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!". Ngoài những nhân vật cho ta nhiều ấn tượng như cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng, anh Quyết,... thì hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn được tác giả khắc họa và ngợi ca như một dũng sĩ oai hùng. Ngày ấy..., cách mạng miền Nam đang trải qua những năm dài đen tối, đầy thử thách khó khăn. Lũ giặc kéo tới, lùng sục, phục kích, không đêm nào chó và súng của chúng không sủa vang cả rừng. Buôn làng bị bao vây, dân làng bị kìm kẹp và khủng bố dã man. Đầu rơi máu chảy, tang tóc và đau thương: giặc treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng; chúng giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng! Cùng chung số phận, chung
- chịu đau thương với dân làng Xô Man là rừng xà nu nằm trong tầm đại bác của giặc. Chúng bắn ngày, bắn đêm, bắn vào lúc sáng sớm và xế chiều, hoặc lúc đứng bóng và sẩm tối, hoặc lúc nửa đêm và trở gà gáy. Tang tóc bao trùm rừng xà nu. Hàng vạn cây "không cây nào không bị thương". Đạn giặc chặt đứt ngang thân mình, "cây xà nu đổ ào ào như một trần bão"; nhựa cây đọng lại, tụ lại "bầm lại đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn". Rừng xà nu chịu bao tổn thất nặng nề như con người. Biết bao cây non trúng đạn giặc, vết thương "cứ loét mãi ra" sau năm, mười hôm thì cây chết! Gần 20 lần, nhà văn nói đến rừng xà nu, đồi xà nu, cây xà nu, cành xà nu, ngọn và lá xà nu, nhựa xà nu, khói và lửa đuốc xà nu,... Mỗi lần xuất hiện, cây xà nu mang một dáng vẻ kì lạ, tất cả đều mang ý nghĩa tượng trưng cho khí phách anh hùng và sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man, của núi rừng Tây Nguyên kiên cường bất khất! Người Strá đã hiên ngang trong lửa đạn, người trước ngã, người sau tiến lên. Rừng xà nu cũng vậy, cạnh cây bị bắn ngã gục đã có bốn, năm cây mọc lên, sinh sôi nảy nở "ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời". Nếu như cây Kơ nia có bóng cây tỏa rợp nương rẫy và lòng người thủy chung tình nghĩa, thì cây xà nu là một loại cây "ham ánh sáng mặt trời", hương cây nhựa cây "bay ra thơm mỡ màng". Ba lần Nguyễn Trung Thành tạo nên những hình ảnh so sánh độc đáo, kì vĩ ca ngợi tầm vóc cây xà nu: lúc thì ngọn cây như một mũi tên lao thẳng lên bầu trời, lúc thì những cây con xà nu mới nhú khỏi mặt đất "nhọn hoắt
- như những mũi lê", lúc thì rừng xà nu "ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng". Rõ ràng hình tượng cây xà nu mang tầm vóc và khí phách của một dũng sĩ đích thực trong máu lửa. Có lúc rừng xà nu được miêu tả dưới cặp mắt của Tnú trong hai thời điểm chiều và sáng, lúc anh về thăm làng và lúc anh lại ra đi. Sau ba năm trời anh đi "lực lượng", đi tìm những thằng Dục ác ôn để trả thù, anh về thăm quê, thăm lũ làng, gặp lại rừng xà nu như gặp lại người bạn chiến đấu, anh bồi hồi tự hào và say mê ngắm nhìn: "Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài nững đồi xà nu nối tiếp tới chân trời". Và buổi sáng anh lên đường, cùng cụ Mết và Dít còn có rừng xà nu trùng điệp tiễn anh với bao trìu mến và lưu luyến. Anh đã mang theo hình bóng quê hương để ra đi với một sức mạnh mới: "Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời". Hình tượng rừng xà nu đem đến cho ta nhiều liên tưởng sâu sắc về thế trận chiến tranh nhân dân, về người người lớp lớp, về biểu tượng "một rừng cây, một rừng người", về sự hi sinh và đóng góp xương máu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên trong kháng chiến. Chính vì thế mà trong lúc gặp lại Tnú, cụ Mết đã hào hùng khẳng định với tất cả niềm kiêu hãnh và thách thức: "Mày có đi qua chỗ rừng xà nu gần con nước lớn không? Nó vẫn sống đấy, không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này!".
- Nét đặc sắc của truyện ngắn "Rừng xà nu" là nghệ thuật tả cảnh, tả người rất độc đáo. Rừng xà nu không chỉ là cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, không chỉ là cảnh tượng chiến trường bi tráng, mà còn là biểu tượng cho chí khí anh hùng của đồng bào Tây Nguyên, của nhân dân miền Nam anh hùng. Cụ Mết chẳng khác nào dũng sĩ trong sử thi "Bài ca chàng Đam Săn"! Là một già làng 60 tuổi, quắc thước, râu dài tới ngực, mắt sáng, vết sẹo của chiến tích sáng bóng, cụ Mết ở trần "ngực căng như một cây xà nu lớn". Nói đến hình tượng cây xà nu không thể không nói tới ngọn lửa xà nu. Tác giả đã tạo nên ba nét vẽ về ngọn lửa xà nu, gợi ra một không khí huyền thoại thiêng liêng. Dưới ngọn lửa xà nu, Tnú đã đọc thư "tuyệt mệnh" của anh Quyết gửi dân làng Xô Man trước lúc anh hi sinh. Lần thứ hai, hình ảnh ngọn lửa xà nu rực cháy trên mười ngón tay Tnú, đó là ngọn lửa uất hận, căm thù "máu kêu trả máu, đầu van trả đầu" (Tố Hữu). Lần thứ ba, ánh lửa đuốc xà nu bừng sáng đỏ rực, lấp loáng ánh giáo mác, với tiếng hô: "Chém hết!" của cụ Mết, đã soi tỏ xác mười tên giặc, trong đó có thằng Dục ác ôn, nằm sóng soài trên vũng máu trong nhà Ưng. Cây xà nu đã chia ngọt sẻ bùi với đồng bào Xô Man trong những năm dài đánh Mĩ và lũ tay sai bán nước! Nếu như nhà thơ Thu bồn lấy cánh chim Chơ rao, một nhà thơ khuyết danh đã lấy cây Kơ nia làm biểu tượng cho lòng dân và sức mạnh quật khởi của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ thì nhà văn Nguyễn Trung Thành đã thành công khắc họa vẻ đẹp tráng lệ của rừng xà nu để nói lên khí
- phách anh hùng của dân làng Xô Man, của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam. Hơi hướng Tây Nguyên, màu sắc thần kì, không khí thiêng liêng, phong vị những sinh hoạt truyền thống của núi rừng và con người Tây Nguyên được thể hiện một cách hào hùng qua hình tượng rừng xà nu vậy. Truyện "Rừng xà nu" là một thành công lớn tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam viết về đề tài chiến tranh. Cảnh vật và con người được chiếu sáng dưới ngọn lửa thiêng liêng thần kì. Nó đã giúp người đọc sống lại một thời kì lịch sử vô cùng đau thương và oanh liệt của dân tộc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Ngữ văn 12 tuần 10: Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
34 p | 1120 | 67
-
Bài giảng Ngữ văn 12 tuần 10: Đọc thêm: Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
28 p | 427 | 45
-
Đề 2: Phân tích đoạn thơ: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi ... Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó... ( Trích Trường ca Mặt đường khát vọng)- Nguyễn Khoa Điềm.
5 p | 466 | 33
-
Bài giảng Lịch sử 7 bài 10: Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước
41 p | 337 | 31
-
CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm & "Rừng xà nu" _1
10 p | 306 | 29
-
Chuyên đề 9: Bếp lửa
13 p | 237 | 22
-
Đề 1: Hãy phân tích đoạn trích Đất Nước ( Trích Trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm)
5 p | 287 | 21
-
Chuyên đề văn học cuộc đời của Nam Cao & Bình giảng đoạn thơ "Đất nước"
9 p | 152 | 20
-
Chuyên đề 15: Viếng lăng Bác
13 p | 130 | 16
-
Chuyên đề 11: Làng
11 p | 103 | 11
-
Chuyên đề 10: Ánh trăng
8 p | 221 | 10
-
Chiến thuật ôn thi THPT Quốc gia - Chuyên đề nghị luận Văn học: Phần 1
320 p | 47 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực và phẩm chất thông qua một số biện pháp hỗ trợ học sinh trung bình và yếu trong dạy học chuyên đề Hình học không gian lớp 11
43 p | 17 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học phân hóa chủ đề Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam (trước năm 1858), Chương trình 2018 ở trường Trung học phổ thông chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)
103 p | 10 | 5
-
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi: "Sáng mát trong như sáng năm xưa... Những dòng sông đỏ nặng phù sa"
4 p | 138 | 4
-
Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân trong đoạn trích "Đất Nước" của trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm
5 p | 153 | 4
-
Trình bày suy nghĩ của anh chị về vai trò trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với sự phát triển của đất nước
1 p | 77 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn