intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chuyển đổi số - Giải pháp cho phát triển bền vững trong doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đưa ra những chính sách đúng đắn và kịp thời sẽ là đòn bẩy giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đẩy nhanh và hiệu quả quá trình chuyển đổi số tại doanh nghiệp mình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chuyển đổi số - Giải pháp cho phát triển bền vững trong doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. CHUYỂN ĐỔI SỐ - GIẢI PHÁP CHO PHÁT TRIỂN ỀN VỮNG TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA DO NỮ LÀM CHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Diệu Linh(1) TÓM TẮT: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do nữ làm chủ (chiếm khoảng 30% trong tổng số DNNVV trên Ďịa bàn tỉnh Thừa Thiến Huế) Ďang ngày càng phát triển cả lượng và chất, với những thành tích nổi bật trong hoạt Ďộng kinh doanh. Những nữ doanh nhân Ďã bước Ďầu có những nhận thức và triển khai chuyển Ďổi số (CĐS) tại doanh nghiệp mình. Số liệu Ďiều tra cho thấy, với gần 80% doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ và hơn 70 doanh nghiệp hoạt Ďộng trong lĩnh vực dịch vụ, doanh nghiệp nhỏ Ďã bước Ďầu áp dụng công nghệ phục vụ cho CĐS như bán hàng online, bán hàng qua Ďiện thoại. Quản lí Ďơn hàng và khách hàng, quản lí nhân sự và kế toán là ba hoạt Ďộng Ďược các Ďa số doanh nghiệp áp dụng phần mềm quản lí. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng phụ nữ làm chủ Ďang gặp nhiều khó khăn, rào cản trong quá trình CĐS như hạn chế về tài chính, năng lực, kinh nghiệm triển khai, thiếu thông tin về các giải pháp CĐS. Bên cạnh Ďó, doanh nghiệp còn e ngại CĐS do lo sợ về sự rò rỉ dữ liệu cá nhân, dữ liệu doanh nghiệp trong quá trình chuyển Ďổi số. Đưa ra những chính sách Ďúng Ďắn và kịp thời sẽ là Ďòn bẩy giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa do nữ làm chủ trên Ďịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ďẩy nhanh và hiệu quả quá trình CĐS tại doanh nghiệp mình. Từ khoá: Chuyển Ďổi số, DNNVV, nữ doanh nhân. ABSTRACT: Women-owned SMEs account for about 30% of the total number of SMEs in Thua Thien Hue province and are increasingly developing in both quantity and quality with outstanding achievements in business activities. Female entrepreneurs have initially had awareness and implemented digital transformation in their businesses. With nearly 80% of businesses being small and micro-sized and more than 70% of businesses operating in the service sector who initially applied technology to serve digital transformation such as online sales and phone sales. Order and customer management, human resource management and accounting are activities that many businesses apply management software. However, small and medium-sized enterprises owned by 1. Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế. ntdlinh@hce.edu.vn 904
  2. women are facing many difficulties and barriers in digital transformation such as financial limitations, capacity limitations, implementation experience, and lack of information about digital transformation solutions. In addition, businesses are also afraid of personal and business data leaks during the digital transformation process. Providing the right and timely policies will be a lever to help women- owned SMEs in Thua Thien Hue province speed up and effectively the conversion process at your enterprise. Key words: Digital transformation, SMEs, Female entrepreneurs. 1. Đặt vấn đề Theo số liệu thống kê sơ bộ, hiện nay số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chiếm khoảng 24 - 25 tổng số doanh nghiệp trong cả nước (IFC, 2017). Ngành, nghề kinh doanh của các doanh nghiệp này tập trung nhiều nhất ở các ngành dịch vụ bán buôn, bán lẻ (chiếm khoảng 75 ), ngành công nghiệp chế biến chế tạo (14,6 ); khoa học công nghệ (7,3 ) (TTH, 2023). Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, tính Ďến nay, tổng số doanh nghiệp Ďang hoạt Ďộng trên Ďịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế khoảng 6.000 doanh nghiệp, trong Ďó doanh nghiệp nữ chiếm gần 30% (TTH, 2023). Các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ngày càng phát triển, nhiều gương mặt doanh nhân nữ, phụ nữ khởi nghiệp Ďã có những thành tích nổi bật trong hoạt Ďộng sản xuất kinh doanh. Trong Ďó, có nhiều doanh nghiệp Ďẩy mạnh sản xuất sản phẩm thủ công mĩ nghệ, ngành, nghề truyền thống, các sản phẩm thân thiện với môi trường; phát triển du lịch cộng Ďồng, qua Ďó tạo sinh kế cho người dân Ďịa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, doanh nghiệp do nữ làm chủ Ďang Ďóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm và thu nhập cho người lao Ďộng, giảm Ďói nghèo và thúc Ďẩy tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là DNNVV do nữ làm chủ Ďang phải Ďối mặt với những thách thức và tác Ďộng của dịch COVID-19. Điều này Ďã và Ďang thay Ďổi cuộc sống, thói quen của con người, gây ra những khó khăn, thách thức chưa từng có, buộc doanh nghiệp phải thay Ďổi và thích ứng. Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cho nữ làm chủ nói riêng Ďang dần áp dụng các tiến bộ công nghệ vào hoạt Ďộng kinh doanh của mình. Trong Ďó, CĐS Ďóng vai trò quan trọng trong quá trình thay Ďổi và thích ứng Ďó. Chuyển Ďổi số là sự tích hợp các công nghệ số vào hoạt Ďộng của doanh nghiệp, tổ chức Ďể thay Ďổi căn bản cách thức vận hành, mô hình kinh doanh và cung cấp các giá trị mới cho khách hàng. Nói cách khác, Ďó là sự thay Ďổi về cách thức Ďiều hành, quy trình, thủ tục, văn hóa, dựa trên nền tảng kỹ thuật số, hướng tới mục tiêu hiệu quả hơn. Chuyển Ďổi số có tác Ďộng Ďáng kể Ďến hoạt Ďộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, ngày càng nhiều doanh nghiệp Ďã nhận thức Ďược tầm quan trọng và vai trò của chuyển Ďổi số. Bên cạnh Ďó, doanh nghiệp cũng có nhiều thuận lợi trong quá trình CĐS như: Sự chuyển dịch, thay Ďổi thói quen của người tiêu dùng, sự sẵn sàng của công nghệ và của 905
  3. các nhà cung cấp CĐS trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam, Ďặc biệt là DNNVV do phụ nữ làm chủ cũng gặp nhiều khó khăn, rào cản trong quá trình CĐS như hạn chế về tài chính, hạn chế về năng lực, kinh nghiệm triển khai, thiếu thông tin về các giải pháp chuyển Ďổi số. Bên cạnh Ďó doanh nghiệp còn e ngại CĐS do lo ngại về sự rò rỉ dữ liệu cá nhân, dữ liệu DN trong quá trình chuyển Ďổi số; khó CĐS do năng lực của Ďội ngũ quản lí còn hạn chế thiếu thông tin về công nghệ số; thiếu hạ tầng về công nghệ số và khó khăn về chi phí Ďầu tư, ứng dụng công nghệ số… Đứng trước bối cảnh Ďó, bộ Kế hoạch & Đầu tư Ďã kết hợp với tổ chức USAID của Úc Ďã có những hoạt Ďộng hỗ trợ và tư vấn giúp cho các doanh nghiệp do nữ làm chủ Ďẩy nhanh quá trình CĐS của doanh nghiệp mình. Đồng hành cùng chính sách này, sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tổ chức nhiều hoạt Ďộng nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nữ trong quá trình chuyển Ďổi số. Tuy nhiên cho Ďến nay vẫn chưa có nghiên cứu chính thức nào tập trung phân tích thực trạng CĐS của các DNNVV do nữ làm chủ trên Ďịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, Ďây là một khoảng trống nghiên cứu Ďể nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Chuyển đổi số CĐS Ďược hiểu là sự thay Ďổi trong cách vận hành tổ chức, tạo ra giá trị (mô hình kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ mới) và truyền thông bằng cách sử dụng những công nghệ số (Gašperlin & cộng sự, 2021). Verhoef & cộng sự (2021) Ďịnh nghĩa CĐS là cách thức tổ chức áp dụng công nghệ kĩ thuật số Ďể phát triển mô hình kinh doanh nhằm tạo ra và Ďạt Ďược nhiều giá trị. Mặc dù chưa có một Ďịnh nghĩa thống nhất về CĐS, các khái niệm trên khẳng Ďịnh vai trò của công nghệ số và hiệu quả áp dụng Ďối với tổ chức. Nhìn chung, CĐS là việc tiếp cận và áp dụng công nghệ số nhằm tăng cường hiệu suất kinh doanh, gia tăng lợi thế cạnh tranh và giá trị mới thông qua phát triển mô hình kinh doanh mới (Verhoef & cộng sự, 2021). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, CĐS trong doanh nghiệp Ďược Ďịnh nghĩa là việc tích hợp, áp dụng công nghệ số Ďể nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả quản lí của doanh nghiệp và tạo ra các giá trị mới. Các hoạt Ďộng CĐS có thể bao gồm từ việc số hoá dữ liệu quản lí, kinh doanh của doanh nghiệp, áp dụng công nghệ số Ďể tự Ďộng hoá, tối ưu hoá các quy trình nghiệp vụ, quy trình quản lí, sản xuất kinh doanh, quy trình báo cáo, phối hợp công việc trong doanh nghiệp cho Ďến việc chuyển Ďổi toàn bộ mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư_ USAID, 2021). Nghiên cứu về CĐS trên thế giới Ďã Ďược thực hiện bởi nhiều tác giả như và Ďặc Ďiểm chung của những nghiên cứu này là Ďã chỉ ra Ďược những nhân tố ảnh hưởng Ďến mức Ďộ cũng như khả năng CĐS của các doanh nghiệp, Ďặc biệt là các DNNVV. Ví dụ, (Gamache & cộng sự, 2019) Ďã xác Ďịnh Ďược hiệu quả của việc CĐS trong lĩnh vực sản xuất của các DNNVV ảnh hưởng bởi các yếu tố: Sự gương mẫu và cam kết thực hiện CĐS của doanh nghiệp; cơ sở hạ tầng kĩ thuật chuyển Ďổi số; kĩ năng, trình Ďộ CĐS của doanh nghiệp; chất lượng dữ liệu thông 906
  4. tin; Ďồng thời nghiên cứu cũng Ďưa ra những Ďề xuất, kiến nghị nhằm hấp dẫn các DNNVV ở Quebec tham gia thực hiện chuyển Ďổi số. (Mubarak & cộng sự, 2019) Ďã xác Ďịnh Ďược 2 rào cản chính khi doanh nghiệp có ý Ďịnh thực hiện CĐS Ďó là: Hạ tầng kĩ thuật công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng Ďáp ứng Ďược công việc kĩ thuật số, và năng lực tài chính của doanh nghiệp. (Ottesjö & cộng sự, 2020) Ďã xác Ďịnh Ďược một số yếu tố có ảnh hưởng Ďến mức Ďộ sẵn sàng ứng dụng kĩ thuật số, CĐS trong các doanh nghiệp Ďó là: Trình Ďộ sử dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp; thói quen, văn hoá của doanh nghiệp. Một nghiên cứu gần Ďây của (Nadkarni & Prügl, 2021) chỉ ra rằng các yếu tố bên trong ảnh hưởng Ďến khả năng CĐS của doanh nghiệp chia thành 3 nhóm: 33% tập trung vào công nghệ, 34% tập trung vào tổ chức và 33% tập trung vào cả công nghệ và tổ chức. Tại Việt Nam, khái niệm về CĐS tuy chỉ mới xuất hiện gần Ďây nhưng Ďã dần trở thành phổ biến trong rất nhiều các lĩnh vực. Đã có nhiều nghiên cứu tìm hiểu thực trạng CĐS trong DNNVV. Nhiều tác giả Ďã phân tích Ďánh giá thực trạng và những thách thức trong hoạt Ďộng CĐS của các doanh nghiệp ở Việt Nam như Nghĩa (2021); Nguyên (2023). Hoặc Ďi sâu phân tích thực trạng CĐS tại doanh nghiệp miền Trung như nghiên cứu của Vũ Văn & cộng sự (2022). Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu thực trạng CĐS tại các doanh nghiệp do nữ làm chủ, Ďây là một khoảng trống nghiên cứu Ďể nhóm tác giả thực hiện nghiên cứu này. 2.2. Vai trò của chuyển đổi số đối với s phát triển của doanh nghiệp CĐS Ďang trở thành xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập và phát triển của các doanh nghiệp trong xu thế toàn cầu hoá. Theo (Vũ Văn et al., 2022) CĐS giúp kết nối các phòng, ban trong một doanh nghiệp, giúp tăng hiệu quả trong quản trị doanh nghiệp, tối Ďa hoá năng lực làm việc của nhân viên, cải tiến và sáng tạo trong sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm và cuối cùng giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngoài ra, CĐS còn giúp tiết kiệm Ďược nguồn nhân lực nhờ quá trình tự Ďộng hoá, từ Ďó giảm giá thành cho sản phẩm. Bên cạnh Ďó, nhờ vào CĐS thông tin Ďược cung cấp thường xuyên và chính xác Ďến các chủ thể của nền kinh tế (Hằng & Thuý, 2022). Thông qua CĐS, nhiều mô hình kinh doanh mới Ďược hình thành và phát triển theo tiêu chí bền vững, từ Ďó giúp cho nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững (Tuyến & Đạo, 2022). 2.3. Đặc điểm doanh nghiệp do nữ làm chủ Việt Nam Ďược Ďánh giá tốt về bình Ďẳng giới so với các quốc gia khác có cùng trình Ďộ phát triển, Ďặc biệt là cơ hội của nữ giới Ďược tham gia các hoạt Ďộng kinh tế - xã hội. Hiện tại, trong DNNVV do nữ làm chủ có 95.906 doanh nghiệp, chiếm hơn 21 tổng số doanh nghiệp chính thức, tức Ďã Ďăng ký, tại Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ (57 hay 55.049 doanh nghiệp) là các doanh nghiệp siêu nhỏ với doanh thu dưới 100.000 USD một năm; 42 hay 40.003 doanh nghiệp là nhỏ và vừa (doanh thu hàng năm từ 100.000 USD Ďến 15 triệu USD); và 1 hay 854 là các doanh nghiệp lớn với doanh thu hàng năm trên 15 triệu USD (IFC, 2017) 907
  5. Ở Việt Nam, chưa có quy Ďịnh cụ thể thế nào là doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Các nghiên cứu về DNNVV do phụ nữ làm chủ ở Việt Nam hoặc Ďược lồng ghép nghiên cứu Ďa phần là do IFC tài trợ và do Ďó thường sử dụng Ďịnh nghĩa do IFC Ďưa ra. Trong phạm vi của báo cáo này, với sự sẵn có của số liệu khảo sát doanh nghiệp do Tổng cục Thống kê tiến hành, DNNVV do phụ nữ làm chủ Ďược hiểu theo Ďịnh nghĩa của Ngân hàng Thế giới. Điều này có nghĩa là DNNVV do phụ nữ làm quản lý (giám Ďốc Ďiều hành) sẽ Ďược coi là DNNVV do phụ nữ làm chủ (MBI & cộng sự, 2016). Theo MBI & cộng sự (2016), doanh nghiệp do nữ làm chủ Ďó Ďặc Ďiểm sau:  Doanh nghiệp cho phụ nữ làm chủ thường tập trung ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ.  Doanh nghiệp cho phụ nữ quản lí phần lớn thuộc lĩnh vực dịch vụ.  Tỷ lệ DNNVV do phụ nữ làm chủ giảm dần khi quy mô doanh nghiệp lớn dần. Tuy nhiên thực tế cho thấy, bản thân doanh nghiệp cho phụ nữ làm chủ vẫn Ďang phải Ďối diện với nhiều khó khăn và thách thức. Có những khó khăn cụ thể, bao gồm cả việc tiếp cận tài chính, mà phụ nữ gặp phải khi thành lập và Ďiều hành doanh nghiệp. Các rào cản khác bao gồm: (1) thiếu hình mẫu, (2) Ďịnh kiến cố hữu, (3) mạng lưới kinh doanh yếu hơn, (4) nhận thấy khó khăn hơn trong việc dung hoà kinh doanh và cuộc sống cá nhân và (5) sự khác biệt về giới trong lĩnh vực hoạt Ďộng. Sợ thất bại dường như là một yếu tố văn hoá - xã hội quan trọng ảnh hưởng Ďến cả hai giới, nhưng phụ nữ ở mức Ďộ lớn hơn (Popović-Pantić & cộng sự, 2019). Ngoài ra, doanh nghiệp cho phụ nữ làm chủ ít có cơ hội tham gia xúc tiến thương mại, bất lợi trong xây dựng và phát triển mạng lưới kinh doanh. Bên cạnh Ďó, nữ doanh nhân còn phải cân bằng công việc quản lí doanh nghiệp với gia Ďình và phải vượt qua những trở ngại về văn hoá ―trọng nam khinh nữ‖. Hơn nữa, phụ nữ cùng một lúc phải gánh vác nhiều trách nhiệm liên quan Ďến gia Ďình như sinh Ďẻ, chăm sóc con cái, vun vén hạnh phúc gia Ďình. (MBI & cộng sự, 2016) 3. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào Ďánh giá thực trạng CĐS tại các DNNVV do nữ làm chủ trên Ďịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu dựa trên hai nhóm dữ liệu sơ cấp và thứ cấp nhằm phân tích thực trạng CĐS tại các DNNVV cho nữ làm chủ trên Ďịa bản tỉnh Thừa Thiên Huế. Dữ liệu thứ cấp Ďược thu thập thông qua các báo cáo, nghiên cứu, sách báo, internet,… liên quan Ďến CĐS và DNNVV. Dữ liệu sơ cấp Ďược thu thập thông qua phỏng vấn DNNVV do nữ làm chủ trên Ďịa bản tỉnh Thừa Thiên Huế. Danh sách các DNNVV do nữ làm chủ Ďược cung cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối tượng khảo sát là chủ hoặc Ďại diện hợp pháp của doanh nghiệp, có 200 doanh nghiệp Ďược chọn phỏng vấn, sau khi thu thập và sàng lọc, 195 phiếu Ďiều tra hợp lệ sử dụng Ďể phân tích. Mẫu Ďược lựa chọn theo phương pháp phân tầng, theo tỉ lệ các ngành trong tổng danh sách DNNVV do nữ làm chủ. 908
  6. 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Miêu tả mẫu nghiên cứu Đối với lĩnh vực họat Ďộng của các doanh nghiệp Ďược khảo sát, Ďa số là doanh nghiệp kinh doanh lưu trú ngắn ngày chiếm tỉ lệ 24,1 . Các loại hình doanh nghiệp còn lại như nhà hàng/ cà phê/ bar (chiếm tỉ lệ 17,4 ); hỗ trợ giáo dục (11,8 ); dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và sắc Ďẹp (9,2 ), dịch vụ du lịch lữ hành (11,3 ). Sản xuất, vận tải và bán lẻ lần lượt chiếm 7,2 , 3,6 và 9,2 và các loại hình khác chiếm 6,2 . Đối với quy mô doanh nghiệp, 52 ,6% các doanh nghiệp tham gia khảo sát có số lượng nhân viên từ 10 - 100 người. Kế tiếp là các doanh nghiệp với quy mô dưới 10 người (33,3 ), và từ 101 Ďến 200 người (13,9 ). Biểu đồ 1. Lĩnh vực kinh doanh Biểu đồ 2. Quy mô doanh nghiệp ( Nguồn: Xử lý số liệu, 2023) ( Nguồn: Xử lý số liệu, 2023) 4.2. Thực trạng ứng dụng công nghệ số trong một số nghiệp vụ Kết quả khảo sát cho thấy, bước CĐS Ďầu tiên mà các DNNVV do nữ làm chủ thực hiện Ďó là áp dụng công nghệ vào nghiệp vụ bán hàng. Ngoài hình thức bán hàng truyền thống, 69,8% doanh nghiệp Ďược hỏi Ďã áp dụng bán hàng qua Ďiện thoại và 54,4% doanh nghiệp Ďã áp dụng bán hàng qua mạng internet với sự hỗ trợ của các nền tảng bán hàng trực tuyến (Shoppee, Lazada, Tiki,…) và các nền tảng xã hội (Facebook, Zalo,…). Hình thức bán hàng của doanh nghiệp Không sử dụng Có sử dụng Bán hàng qua điện thoại 30,2 69,8 Onilne (Bán hàng qua mạng) 45,6 54,4 Biểu đồ 3. Hình thức bán hàng của doanh nghiệp (Nguồn: Xử lí số liệu, 2024) 909
  7. Về mức Ďộ ứng dụng phần mềm trong quản lí các hoạt Ďộng của doanh nghiệp, các doanh nghiệp Ďược khảo sát chủ yếu ứng dụng phần mềm vào hoạt Ďộng kế toán, quản lí Ďơn khách hàng và quản lí nhân sự. Trong Ďó, gần 80% doanh nghiệp áp dụng phần mềm vào quản lí Ďơn hàng và khách hàng do các doanh nghiệp chủ yếu hoạt Ďộng trong lĩnh vực dịch vụ, cho nên quản lí Ďơn hàng và khách hàng là hai hoạt Ďộng mang lại hiệu quả trực tiếp tới doanh thu, lợi nhuận của tổ chức nên Ďược doanh nghiệp ưu tiên Ďầu tư. Bên cạnh Ďó, nghiệp vụ kế toán và quản lí Ďơn hàng, hoạt Ďộng quản lí kho hàng hay vận chuyển hàng Ďược doanh nghiệp ít sử dụng phần mềm trong quản lí do các doanh nghiệp Ďược khảo sát không hoạt Ďộng nhiều trong lĩnh vực sản xuất, chỉ có gần 35% doanh nghiệp có Ďầu tư phần mềm cho quản lí kho hàng tập trung chủ yếu ở nhóm doanh nghiệp hoạt Ďộng trong lĩnh vực bán lẻ. Mức độ sử dụng phần mềm Kế toán 52,2 22,4 12,67,5 5,3 Quản lý nhân sự 33,2 15,3 22,7 20,7 8,1 Quản lý kho hàng 18,1 14,5 27,3 26,9 13,2 Quản lý đơn hàng, khách… 55,5 20,4 13,66,9 3,6 Quản lý xe, vận chuyển hàng… 14,3 15,6 34,3 25,7 10,1 Đã áp dụng phần mềm Sử dụng phần lớn Sử dụng song sog (phần mềm và truyền thống) Biểu đồ 4. Mức độ sử dụng phần mềm (Nguồn: Xử lí số liệu, 2024) Kết quả khảo sát cho thấy, 32% các doanh nghiệp có ngân sách Ďể Ďáp ứng với những nhu cầu của CĐS từ mức trung bình Ďến Ďầy Ďủ Ďể áp dụng công nghệ cũng như các dịch vụ tư vấn và giải pháp CĐS. Có Ďến 47% doanh nghiệp có dành ngân sách cho CĐS nhưng không Ďáp ứng Ďược nhu cầu thực tế và có Ďến 11% doanh nghiệp hoàn toàn không có ngân sách dành riêng cho các hoạt Ďộng phục vụ cho CĐS. Điều này phản ánh Ďúng thực tế là doanh nghiệp luôn có nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ CĐS nhưng ngân sách luôn là thách thức bổ biến của các doanh nghiệp nói chung Ďặc biệt là DNNVV. Tỷ lệ doanh nghiệp có ngân sách Ďể Ďáp ứng nhu cầu CĐS thấp hơn tỉ lệ trung bình của khảo sát liên quan Ďến DNNVV nói chung tại Việt Nam (gần 40%), trong khi tỉ lệ doanh nghiệp có nhưng hầu như không Ďủ lại cao hơn tỉ lệ này ở nghiên cứu tương tự (43,3 ). Điều này có thể Ďược lí giải bởi các DNNVV do nữ làm chủ vẫn Ďang còn bị hạn chế trong tiếp cận nguồn lực thị trường do quy mô nhỏ và siêu nhỏ, nên việc vay vốn là khá khó khăn vì không có tài sản thế chấp có giá trị hoặc không Ďược sự ủng hộ của người thân trong quá trình vay vốn. 910
  8. Mức độ đầu tư cho CĐS Luôn ưu tiên, đáp ứng đầy đủ khi có nhu cầu 11% 15% 9% Có tương đối, hầu như đáp ứng nhu cầu khi 18% cần 47% Đáp ứng trung bình Biểu đồ 5. Mức độ đầu tƣ cho CĐS (Nguồn: Xử lí số liệu, 2024) Kết quả khảo sát cho thấy, Ďối với DNNVV, CĐS toàn diện và tích hợp hệ thống, CĐS trải nghiệm khách hàng và bán hàng Ďa kênh, CĐS môi trường làm việc là các nhu cầu lớn nhất lần lượt 55, 58 và 51 ý kiến lựa chọn. Điều này Ďược lí giải gần 80% doanh nghiệp Ďược khảo sát là doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ với lao Ďộng ít, thường có nhu cầu giải pháp toàn diện giải quyết hết các vấn Ďề trong quá trình hoạt Ďộng. Số ý kiến về nhu cầu CĐS quản trị và tự Ďồng hoá quy trình và CĐS chuỗi cung ứng chỉ nhận Ďược 24 và 21 ý kiến lựa chọn. Điều này Ďược lí giải bởi lí do phần lớn doanh nghiệp Ďược phỏng vấn hoạt Ďộng trong lĩnh vực dịch vụ, nhu cầu về tự Ďộng hoá và quản trị chuỗi cung không cao. Nhu cầu chuyển đổi số CĐS toàn diện và tích hợp hệ thống 58 CĐS trải nghiệm khách hàng và 55 bán hàng đa kênh CĐS môi trường làm việc 51 CĐS quản trị và tự động hoá quy 24 trình CĐS chuỗi cung ứng 21 Biểu đồ 6. Nhu cầu CĐS (Nguồn: Xử lí số liệu, 2024) Nhu cầu lớn của nhóm doanh nghiệp khảo sát về công nghệ phục vụ cho CĐS tập trung các giải pháp về tiếp thị trực tuyến, giao dịch Ďiện tử và quản lí nhân sự và trả lương với số ý kiến lựa chọn lần lượt là 61, 56 và 53. Đây Ďều là những khâu trọng yếu trong hoạt Ďộng của doanh nghiệp Ďặc biệt trong bối cảnh hiện nay, tình trạng bị ăn cắp thông tin khách hàng trực tuyến, ăn cắp nội dung 911
  9. tiếp thị Ďang xảy ra thường xuyên và có xu hướng gia tăng. Những giải pháp công nghệ giúp doanh nghiệp có thể khai thác hiệu quả kênh tiếp thị trực tuyến và Ďảm bảo an toàn trong các giao dịch Ďiện tử là Ďiều vô cùng cần thiết. Những giải pháp công nghệ liên quan Ďến làm việc nội bộ, kế toán và hạ tầng mạng, dữ liệu có nhu cầu ít hơn từ phía các doanh nghiệp Ďược khảo sát do quy mô doanh nghiệp chủ yếu nhỏ và siêu nhỏ. Nhu cầu giải pháp công nghệ phục vụ cho CĐS Tiếp thị trực tuyến 61 Giao dịch điện tử 56 Quản lý nhân sự và trả lương 53 Làm việc nội bộ 47 Kế toán 39 Hạ tầng mạng, dữ liệu 30 Biểu đồ 7. Nhu cầu giải pháp công nghệ phục vụ cho CĐS (Nguồn: Xử lí số liệu, 2024) 2.3. Rào cản, khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển đổi số Rào cản và khó khăn của doanh nghiệp khi CĐS Ďược liệt kê thông qua 9 tiêu chí. Những tiêu chí này Ďược dựa trên tổng quan tài liệu liên quan của Hằng & Thuý (2022) (Cục Phát triển doanh nghiệp, 2021) (Bộ Kế hoạch và Đầu tư_ USAID, 2021). 9 tiêu chí Ďể Ďánh giá rào cản và khó khăn bao gồm: - Rào càn về chi phí Ďầu tư, ứng dụng công nghệ. Chi phí Ďầu tư và duy trì các giải pháp công nghệ luôn mang lại cho doanh nghiệp cảm giác cao hơn các chi phí khác do tính hiệu quả của những ứng dụng công nghệ trong hoạt Ďộng của doanh nghiệp cần thời gian dài mới thể hiện rõ. - Khó khăn trong thay Ďổi thói quen và tập quán kinh doanh. Đây là khó khăn thường gặp trong CĐS do yếu tố này cần thời gian dài Ďể khắc phục và thay Ďổi, và thường phụ thuộc lớn vào người Ďứng Ďầu doanh nghiệp. - Khó khăn liên quan Ďến nhân lực nội bộ Ďể ứng dụng công nghệ số. Đây Ďược xem là Ďiểm nghẽn Ďối với doanh nghiệp do thiếu nhân lực am hiểu về công nghệ khiến khả năng Ďạt thành công trong CĐS thấp hơn. 912
  10. - Khó khăn liên quan Ďến hạ tầng công nghệ. Hạ tầng là nền tảng Ďược các doanh nghiệp ưu tiên trong quá trình CĐS tuy nhiên chi phí Ďầu tư về cơ sở hạ tầng luôn cao làm cho các doanh nghiệp luôn trong tình trạng thiếu hụt cơ sở hạ tầng Ďể thực hiện CĐS một cách hiệu quả. - Khó khăn liên quan Ďến thông tin về công nghệ số. Thông tin về các giải pháp công nghệ luôn cần Ďược cập nhật thường xuyên theo nhu cầu của thị trường. Không nắm Ďược thông tin về các giải pháp công nghệ có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt Ďộng sản xuất kinh doanh của mình. - Khó khăn trong tích hợp các giải pháp công nghệ số. Các bộ phận trong doanh nghiệp không phối hợp chặt chẽ và không có quy hoạch sẽ làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tích hợp các giải pháp công nghệ thành một hệ thống xuyên suốt. - Khó khăn liên quan Ďến cam kết và hiểu biết của ban lãnh Ďạo, quản lí doanh nghiệp. Lãnh Ďạo doanh nghiệp cần Ďược Ďào tạo Ďầy Ďủ những kiến thức liên quan Ďến tầm quan trọng của CĐS Ďể có thể khởi Ďộng và triển khai quá trình CĐS thành công. Chấp nhận rủi ro, dám thay Ďổi là hai yêu cầu tiên quyết Ďối với người lãnh Ďạo khi thực hiện CĐS tại doanh nghiệp của mình. - Sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp. Sự e ngại trong việc thông tin của doanh nghiệp bị Ďánh cắp và tính bảo mật thông tin khi áp dụng các giải pháp công nghệ khiến cho các doanh nghiệp vẫn còn chần chừ trong các quyết Ďịnh liên quan Ďến CĐS. Kết quả khảo sát cho thấy, có Ďến 55 ý kiến khảo sát cho biết rào cản lớn nhất khi họ gặp phải trong quá trình CĐS là khó khăn về chi phí Ďầu tư và ứng dụng công nghệ. Điều này Ďược lí giải bởi những hạn chế của những nữ doanh nhân trong quá trình tiếp cận nguồn vốn cũng như tiếp cận công nghệ thông tin. Điều này còn Ďược giải thích một phần bởi tác Ďộng của COVID-19 khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt Ďộng kinh doanh và sản xuất trong khi chi phí Ďầu tư và duy trì cho công nghệ luôn tạo cảm giác cao hơn những chi phí khác. Khó khăn trong thay Ďổi thói quen, tập quán kinh doanh Ďứng thứ 2 với 48 ý kiến Ďánh giá Ďược xem là rào cản lớn Ďối với các doanh nghiệp khảo sát. Qua Ďiều tra phỏng vấn doanh nghiệp, nhiều ý kiến phản ảnh về tác Ďộng của CĐS Ďến thói quen của chính lãnh Ďạo doanh nghiệp và người lao Ďộng. Một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình ứng dụng công nghệ do nhân viên chưa Ďủ trình Ďộ và kiến thức Ďể tiếp nhận. Đặc biệt, chính những nữ doanh nghiệp họ cũng gặp khó khăn trong quá trình tiếp thu và sử dụng công nghệ Ďể Ďiều hành các hoạt Ďộng của doanh nghiệp mình. 913
  11. Rào cản, khó khăn của doanh nghiệp khi chuyển đổi số Khó khăn về chi phí đầu tư, ứng dụng công … 55 Khó khăn trong thay đổi thói quen, tập quán … 48 Thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công… 46 Thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số 42 Thiếu thông tin về công nghệ số 40 Khó khăn trong tích hợp các giải pháp công … 37 Thiếu cam kết, hiểu biết của Ban lãnh đạo,… 30 Thiếu cam kết, hiểu biết của người lao động 26 Sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp 23 Biểu đồ 8. Rào cản, khó khăn của doanh nghiệp khi CĐS (Nguồn: Xử lí số liệu, 2024) Khó khăn thiếu nhân lực nội bộ Ďể ứng dụng công nghệ số xếp thứ 3 với tổng số phiếu ý kiến là 46. Điều này phản ánh thực tế tình trạng khan hiếm lao Ďộng có trình Ďộ cao về công nghệ thông tin tại miền Trung nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng. Do cơ hội làm việc trong lĩnh vực công nghệ ở khu vực này còn ít nên hầu hết các kĩ sư có trình Ďộ Ďều có xu hướng chuyển Ďến các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh Ďể tìm việc làm. Rào cản lớn thứ 4 Ďối với DNNVV do nữ làm chủ tại Thừa Thiên Huế Ďó là thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số. Thực tế cho thấy việc trang bị cơ sở hạ tầng Ďồng bộ phục vụ cho CĐS gây sức ép lớn lên chi phí Ďối với các DNNVV so quy mô tài chính hạn chế. Rào cản lớn thứ 5 và 6, Ďó là thiếu thông tin về công nghệ số và khó khăn trong tích hợp các giải pháp công nghệ lần lượt chiếm 42 và 40 phiếu Ďánh giá. Sở dĩ hai rào cản này Ďược các DNNVV do nữ làm chủ xếp thứ hạng không cao là do nhu cầu về tích hợp các giải pháp công nghệ số của các doanh nghiệp chưa cấp bách. Hơn 80 doanh nghiệp Ďược khảo sát có quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên những ứng dụng công nghệ vào quá trình kinh doanh còn mang tính Ďơn giản, chưa Ďòi hỏi một nền tằng quản lí và vận hành số quá phức tạp. Thiếu cam kết, hiểu biết từ ban lãnh Ďạo và của người lao Ďộng là hai rào cản xếp thứ 7 và thứ 8 trong tổng 9 rào cản Ďược liệt kê. Hầu hết các nữ chủ doanh nghiệp Ďược khảo sát Ďều Ďã có Ďộng thái và nhận thức về CĐS, do Ďó họ không lo lắng về vấn Ďề cam kết và hiểu biết từ ban lãnh Ďạo doanh nghiệp trong quá trình CĐS. Bên cạnh Ďó, do quy mô doanh nghiệp chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, số lượng lao Ďộng ít lại mang tính thời vụ nên rủi ro trong việc thiếu cam kết và hiểu biết của người lao Ďộng không cao và khó có thể gây trở ngại cho các hoạt Ďộng CĐS của doanh nghiệp. 914
  12. Sợ rò rỉ dữ liệu, thông tin cá nhân và doanh nghiệp xếp ở mức thấp nhất cho thấy Ďây không Ďược xem là rào cản Ďối với quá trình CĐS Ďối với các doanh nghiệp Ďược khảo sát. Những doanh nghiệp Ďược khảo sát họ có lo lắng về việc rò rỉ thông tin và dữ liệu tuy nhiên do việc áp dụng công nghệ vào quá trình kinh doanh chưa Ďồng bộ và mới ở bước Ďầu nên doanh nghiệp chưa chú trọng Ďến tính an toàn và bảo mật của thông tin một cách Ďầy Ďủ. 5. Kiến nghị và hàm ý quản trị Kết quả nghiên cứu Ďã cho thấy, tình hình CĐS tại các DNNVV do nữ làm chủ trên Ďịa bản tỉnh Thừa Thiên Huế: Nhìn chung các doanh nghiệp khảo sát Ďã có nhận thức, hiểu biết và từng bước triển khai CĐS. Tuy nhiên, khó khăn và rào cản liên quan Ďến chi phí, năng lực và thông tin vẫn Ďang tồn tại và là những cản trở rất lớn Ďối với các doanh nghiệp khảo sát trong quá trình CĐS của mình. Để giúp cho các DNNVV do nữ làm chủ có thể chủ Ďộng hơn trong CĐS, sau Ďây là một số kiến nghị Ďược Ďưa ra: - Cung cấp Ďầy Ďủ thông tin nguồn lực, chính sách và thị trường. Những văn bản pháp luật, các công cụ tài liệu hướng dẫn, hội nghị, hội thảo phố biến kiến thức và Ďối thoại chính sách liên quan Ďến CĐS phải Ďược công khai, phổ biến và cập nhật thông qua nhiều kênh thông tin chính thống Ďể giúp cho các nữ doanh nhân có thể tiếp cận thông tin nhanh nhất và chính xác nhất. - Có chính sách ưu tiên hơn cho DNNVV do nữ làm chủ vay vốn phục vụ cho CĐS. Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói chung Ďã triển khai nhiều chương trình, dự án thúc Ďẩy CĐS tại các DNNVV. Tuy nhiên, chưa có quỹ phát triển dành riêng cho nữ doanh nhân cũng như chưa có ưu tiên một tỉ lệ nhất Ďịnh dành cho DNNVV cho nữ làm chủ. Đối với các gói tín dụng từ ngân hàng thương mại, nên thiết kế các sản phẩm phù hợp với Ďối tượng các DNNVV cho phụ nữ làm chủ. - Hỗ trợ các DNNVV do nữ làm chủ nâng cao trình Ďộ và kiến thức về công nghệ sẽ Ďược áp dụng trong CĐS. Thông qua các khoá tập huấn, hội nghị, hội thảo hay các khoá học trong Ďó nữ doanh nhân là Ďối tượng hướng Ďến Ďể giúp họ tiếp cận và làm chủ công nghệ một cách thuận lợi và hiệu quả hơn. - Vinh danh và ghi nhận Ďóng góp DNNVV cho nữ làm chủ Ďã có những thành tự trong CĐS. Về hình thức, tỉnh Thừa Thiên Huế cần có quy Ďịnh và quy chế rõ ràng nhằm Ďộng viên và ghi nhận kịp thời những nữ doanh nhân sáng tạo và thành công trong CĐS. Đây vừa là Ďộng lực vừa là tác Ďộng tích cực có tính lan truyền Ďến những doanh nghiệp khác. - Tăng cường vai trò của hiệp hội/câu lạc bộ doanh nhân nữ trên Ďịa bàn. Tỉnh cần có những chính sách hỗ trợ các Ďơn vị này trong hoạt Ďộng Ďể rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền với DNNVV do nữ làm chủ. 915
  13. 6. Kết luận Các DNNVV do nữ làm chủ Ďang ngày càng khẳng Ďịnh vai trò của mình trong sự phát triển chung của nền kinh tế và trong quá trình CĐS của hệ thống doanh nghiệp. Với Ďặc Ďiểm nổi bật Ďó là quy mô chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ cùng với lĩnh vực hoạt Ďộng tập trung nhiều ở mảng dịch vụ, các DNNVV do nữ làm chủ trên Ďịa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế Ďang dần dần từng bước áp dụng công nghệ Ďể thích ứng với xu hướng CĐS. Nghiên cứu này Ďã cho thấy nhu cầu chủ yếu của các DNNVV do nữ làm chủ tập trung ở tích hợp toàn diện, trải nghiệm khách hàng và bán hàng Ďa kênh. Tuy nhiên, 47% doanh nghiệp Ďược phỏng vấn có nhu cầu CĐS nhưng không Ďủ kinh phí Ďể Ďầu tư. Bên cạnh Ďó, khó khăn và rào cản về chi phí Ďầu tư, thói quen và nhân lực trình Ďộ cao Ďang là cản trở lớn Ďối với DNNVV do nữ làm chủ trên bước Ďường triển khai CĐS. Những chính sách Ďúng Ďắn từ chính quyền Ďịa phương sẽ là Ďộng lực thúc Ďẩy CĐS một cách kịp thời và hiệu quả Ďối với các DNNVV do nữ làm chủ trên Ďịa bàn Thừa Thiên Huế. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư_ USAID (2021). Thực trạng chuyển Ďổi số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 2. Cục Phát triển doanh nghiệp (2021). Báo cáo thường niên chuyển Ďổi số doanh nghiệp 2021: Rào cản và nhu cầu chuyển Ďổi số. 32-38. 3. Gamache, S., Abdul-Nour, G., & Baril, C. (2019). Development of a Digital Performance Assessment Model for Quebec Manufacturing SMEs. 29th International Conference on Flexible Automation and Intelligent Manufacturing (FAIM2019). 4. Gašperlin, B., Pucihar, A., & Kljajić Borštnar, M. (2021). Influencing Factors of Digital Transformation in SMEs - Literature Review. 231-244. https://doi.org/10.18690/978-961-286-442-2.17 5. Hằng, N. T. M., & Thuý, N. T. M. (2022). Thực trạng chuyển Ďổi số tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam. 110-117. 6. IFC (2017). Doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: Nhận thức và tiềm năng. 7. MBI, ADB, & HAWASME (2016). Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị chính sách. 47. 8. Mubarak, M. F., Shaikh, F. A., Mubarik, M., Samo, K. A., & Mastoi, S. (2019). The Impact of Digital Transformation on Business Performance A Study of Pakistani SMEs. Engineering, Technology and Applied Science Research, 9(6), 5056-5061. https://doi.org/10.48084/etasr.3201 9. Nadkarni, S., & Prügl, R. (2021). Digital transformation: a review, synthesis and opportunities for future research. Management Review Quarterly, 71, 233-341. 916
  14. 10. Nghĩa, V. T. (2021). Chuyển Ďổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và thách thức. Tạp chí Công Thương. 11. Nguyên, N. T. K. (2023). Chuyển Ďổi số trong các doanh nghiệp: Thực trạng và một số Ďề xuất trong thời gian tới. Tạp chí Công Thương. 12. Ottesjö, B., Nyström, S., Nåfors, D., Berglund, J., Johansson, B., & Gullander, P. (2020). A tool for holistic assessment of digitalization capabilities in manufacturing SMEs. Procedia CIRP, 93, 676-681. 13. Popović-Pantić, S., Semenčenko, D., & Vasilić, N. (2019). The influence of digital transformation on business performance: Evidence of the women- owned companies. Ekonomika Preduzeca, 67(7-8), 397-414. https://doi.org/10.5937/ekopre1908397p 14. Thừa Thiên Huế, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh (2023). Báo cáo thường niên 2022-2023. 15. Tuyến, T. Q., & Đạo, L. V. (2022). Chuyển Ďổi số Việt Nam trong giai Ďoạn tới. Tạp chí Cộng sản, 3(2). 16. Verhoef, P. C., Broekhuizen, T., Bart, Y., Bhattacharya, A., Qi Dong, J., Fabian, N., & Haenlein, M. (2021). Digital transformation: A multidisciplinary reflection and research agenda. Journal of Business Research, 122(September 2019), 889-901. https://doi.org/10.1016/j.jbusres.2019.09.022 17. Vũ Văn, L., Thị, L., Thảo, P., Thanh, P., Viết, T., & Hoàng, B. (2022). Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và phát triển; Chuyển Ďổi sô tại các doanh nghiệp trên Ďịa bàn tỉnh Quảng Trị: Thực trạng và giải pháp. Tập 131, 111-128. https://doi.org/10.26459/hueunijed.v131i5A.6436 917
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1