Chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực du lịch ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
lượt xem 0
download
Bài viết đề cập đến những vấn đề cơ bản về CĐS trong giáo dục đại học và trong ngành du lịch. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chuyển đổi trong đào tạo nhân lực du lịch ở các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực du lịch ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- Chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực du lịch ở các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Mai Hà Phương Tóm tắt Phát triển kinh tế số, xã hội số đang là vấn đề thời sự và có tính cấp bách đối với đất nước. Trong đó, giáo dục và du lịch được xác định là 2 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên trong chương trình chuyển đổi số (CĐS) quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 749/QĐ-TTg của Chính phủ. Bài viết đề cập đến những vấn đề cơ bản về CĐS trong giáo dục đại học và trong ngành du lịch. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu để thực hiện CĐS trong đào tạo nhân lực du lịch ở các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Từ khóa: chuyển đổi số, chuyển đổi số ngành du lịch, chuyển đổi số giáo dục đại học, đào tạo nhân lực du lịch 1. Đặt vấn đề Thuật ngữ “Chuyển đổi số” (CĐS) đã được nhắc đến nhiều từ khoảng năm 2015 và trở thành phổ biến từ năm 2017 ở các quốc gia phát triển. Ở Việt Nam, CĐS bắt đầu được đề cập nhiều từ năm 2018 và hiện đang là vấn đề có tính thời sự, tác động sâu rộng, bao trùm lên đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tạo ra cuộc cách mạng về năng suất lao động, văn hóa tổ chức và làm thay đổi thói quen, cuộc sống của mỗi người. Chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi tổng thể và toàn diện cách sống, cách làm việc và phưong thức sản xuất của cá nhân, tổ chức (Bộ TT và TT, 2020, 15). Quá trình CĐS được thực hiện dựa trên nền tảng các ứng dụng công nghệ mới như: dữ liệu lớn (Big Data), Internet vạn vật (loT), điện toán đám mây (Cloud computing).... Trong xu thế chung của CĐS trên thế giới, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” tại Quyết định số 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020. Mục tiêu cơ bản của Chương trình CĐS quốc gia là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu (Quyết định số 749/QĐ-TTg). Trên cơ sở xác định giáo dục là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên CĐS, ngày 25/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030”. Thực hiện các quyết định của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 501/QĐ-BGDĐT ngày 21/02/2020 về việc ban hành “Quy định kỹ thuật về dữ liệu dùng cho Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục đại học” và một số quyết định khác liên quan đến CĐS trong ngành giáo dục nói chung và các trường đại học nói riêng. Trong lĩnh vực du lịch, ngày 31/03/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 411/QĐ-TTg “Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó xác định: phát triển kinh tế số và xã hội số trong lĩnh vực du lịch theo hướng cung cấp đầy đủ thông tin và trải nghiệm trực tuyến cho khách du lịch trước khi thực hiện chuyến đi và trong khi thực hiện chuyến đi theo thời gian (Quyết định số 411/QĐ-TTg). Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP, ngày 18/5/2023, về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền 588
- vững. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là “đẩy nhanh thực hiện chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch”. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) có nhiệm vụ: xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, kinh doanh dịch vụ du lịch, nâng cao trải nghiệm du khách bao gồm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia; phát triển trang mạng du lịch quốc gia, ứng dụng du lịch quốc gia “Du lịch Việt Nam – Vietnam Travel”, thẻ Việt – thẻ du lịch thông minh phục vụ khách du lịch; phát triển nền tảng số “Quản trị và kinh doanh du lịch” (Nghị quyết 82/NQ-CP). Trong bối cảnh chung của CĐS, cụ thể là phát triển kinh tế số và xã hội số, việc thực hiện CĐS trong đào tạo nhân lực du lịch ở các trường đại học (ĐH) phải dựa trên các văn bản pháp luật về CĐS trong cả lĩnh vực du lịch và giáo dục ĐH. 2. Khái quát về chuyển đổi số trong ngành du lịch và trong giáo dục đại học 2.1. Chuyển đổi số trong ngành du lịch Chuyển đổi số trong ngành du lịch có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Dưới góc độ của các doanh nghiệp, đó là sự chuyển dịch từ mô hình kinh doanh, tiếp thị truyền thống sang tập trung vào khách hàng theo mô hình chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu. Ở góc độ quản lý nhà nước về du lịch, CĐS được nhìn nhận là quá trình chuyển dịch cũng như hình thành nền tảng, môi trường kết nối, giao dịch, tương tác giữa các chủ thể trong ngành du lịch bằng công cụ, ứng dụng, dữ liệu số. Nói cách khác, CĐS trong du lịch là thay đổi cách đi du lịch, cách làm du lịch, cách kinh doanh du lịch, cách quản lý du lịch,… của tất cả các bên tham gia vào hoạt động du lịch dựa trên nền tảng dữ liệu và công nghệ số. Tại Diễn đàn du lịch cấp cao “Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển du lịch” tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 07/9/2023, Phó Thủ trướng Trần Hồng Hà cho rằng: “CĐS ngành du lịch là đưa toàn bộ ngành du lịch lên môi trường số nhằm xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh, hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, kinh doanh dịch vụ du lịch, nâng cao trải nghiệm du khách”. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện CĐS ngành du lịch là đào tạo chuyên ngành về du lịch thông minh, CĐS trong lĩnh vực du lịch tại các cơ sở đào tạo ĐH, sau ĐH trong ngành du lịch,…” (Trung tâm Thông tin Du lịch, 2023) Thực hiện các quyết định và nghị quyết của Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ VHTTDL đã ban hành các Đề án, Kế hoạch phát triển du lịch số; ra mắt Tài liệu hướng dẫn CĐS trong ngành Du lịch; hướng dẫn kết nối tích hợp vào các nền tảng số của Ngành;…. Đến nay, ngành du lịch cả nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về CĐS: Hoàn thành việc số hóa toàn bộ các dữ liệu về hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành quốc tế, cơ sở lưu trú trong cả nước; Phát triển một số ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ, phục vụ khách du lịch tra cứu các thông tin về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch, thuyết minh du lịch dịch tự động ra các ngôn ngữ phổ biến; Ra mắt ứng dụng “Du lịch Việt Nam” để phục vụ khách du lịch, ứng dụng “Hướng dẫn Du lịch Việt Nam” phục vụ các doanh nghiệp và cơ quan quản lý; Thúc đẩy quảng bá, xúc tiến du lịch ứng dụng công nghệ số, số hoá di sản, triển khai mô hình bảo tàng số;… Một số giải pháp công nghệ đang được sử dụng để thực hiện CĐS trong lĩnh vực du lịch: Ứng dụng mobile vào các hành vi du lịch; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) and Chatbots; Kết nối vạn vật (IoT) trong ngành du lịch; Du lịch thực tế ảo (Virtual Reality); Đánh giá và xếp hạng về sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch (thông qua mạng xã hội như: Facebook, Yelp, TripAdvisor hay các trang web du lịch); Các kênh bán hàng quốc tế như: Booking, TripAdvisor, Agoda, Traveloka, Expedia, Klook,… và hoạt động kinh doanh dựa trên các nền tảng mạng xã 589
- hội khác như Facebook, Zalo, YouTube, Instagram, TikTok,… Một số sàn giao dịch du lịch do Việt Nam quản lý cũng đang hoạt động rất hiệu quả như: Tripi.vn, gotadi.vn, ivivu.com, welcome.vn, datphong24h.vn, travel.com.vn, dulichviet.com.vn, mytour.vn, Fiditour.com, Benthanhtourist.com, datviettour.com, adayroi.com, travelmart.vn,... Tháng 8/2022, Trung tâm Thông tin du lịch (Tổng cục Du lịch) đã ra mắt tài liệu Hướng dẫn Chuyển đổi số trong ngành Du lịch: Chuyển đổi nhận thức và thống nhất hành động, gồm các giải pháp tổng thể và bước đi cụ thể để triển khai CĐS trong toàn ngành. Trong đó, nội dung mà mà các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch nói chung đặc biệt quan tâm là “Hệ sinh thái CĐS du lịch”, với các sản phẩm dành cho từng đối tượng cụ thể: khách du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên, cơ quan quản lý. Các cơ sở đào tạo coi đây là định hướng và cơ sở quan trọng để xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo (CTĐT) các ngành/chuyên ngành về du lịch đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho nền kinh tế số và xã hội số của đất nước hiện nay và trong tương lai. 2.2. Chuyển đổi số trong giáo dục đại học Chuyển đổi số trong giáo dục ĐH là sự chuyển đổi hoạt động cốt lõi thông qua công nghệ và nền tảng số. Sự giao thoa giữa công nghệ và chiến lược đào tạo sẽ tạo ra một hệ sinh thái đào tạo hiện đại với nhiều thách thức và cơ hội mới (Vũ Hải Quân, 2021). CĐS trong cơ sở giáo dục ĐH được thực hiện toàn diện đối với tất cả các thành phần tham gia và các thành tố của quá trình dạy học, trong đó tập trung vào ba lĩnh vực: (1) Hoạt động đào tạo (gồm: dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học, xay dựng CTĐT,…); (2) Quản lý đào tạo (thực hiện quy trình quản lý đào tạo: kế hoạch đào tạo, tổ chức thi cử, quy trình đăng ký học học phần, quản lý kết quả học tập, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học,…); (3) Phục vụ đào tạo (hạ tầng công nghệ thông tin, các phần mềm quản lý trong cơ sở giáo dục, trang thiết bị dạy học, hỗ trợ người học,…). - Chuyển đổi số trong hoạt động đào tạo: + Chương trình đào tạo: CTĐT được coi là xương sống của chất lượng đào tạo trong nhà trường. Vì thế, cần thiết kế CTĐT đa dạng, cụ thể và đáp ứng nhu cầu giáo dục cá nhân hóa và yêu cầu của CĐS (thể hiện ở chuẩn đầu ra của CTĐT và mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực). Trong đó đưa vào giảng dạy một số học phần có nội dung liên quan trực tiếp đến ứng dụng công nghệ trong CĐS giáo dục và CĐS ngành du lịch. + Nội dung đào tạo: xây dựng đồng bộ kho tài nguyên số phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học (số hóa sách, giáo trình, bài giảng) và kho học liệu mở để cung cấp cho người học (có thể chia sẻ với các cơ sở giáo dục khác). + Hình thức tổ chức lớp học: cùng với tổ chức lớp học trực tiếp, tổ chức các lớp học trực tuyến, từ xa, lớp học ảo. Triển khai rộng rãi hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng các trường ĐH ảo (cyber university). + Phương pháp dạy học: sử dụng các phương tiện công nghệ để thay đổi phương pháp giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học,… sang không gian số; Tăng cường sử dụng nền tảng số trong giảng dạy (cả lý thuyết và thực hành); Tổ chức học tập thông qua dự án, học bằng ứng dụng thực tế ảo; Phương pháp giảng dạy được chuyển từ chủ yếu truyền đạt tri thức sang những phương pháp giảng dạy tích cực, có sử dụng các ứng dụng hiện đại, từ đó giúp hình thành phương pháp tự học, tự nghiên cứu trong môi trường số cho người học. 590
- + Phương pháp kiểm tra, đánh giá: xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm, sử dụng các phần mềm để đánh giá quá trình học tập một cách nhanh chóng, chính xác, khách quan và toàn diện theo các chuẩn của học phần và chuẩn đầu ra của CTĐT. + Hoạt động nghiên cứu khoa học: hướng dẫn người học khai thác kho dữ liệu, nền tảng kết nối với các nhóm nghiên cứu/nhà khoa học trong nước và quốc tế cùng giải quyết các vấn đề lớn; hình thành các nhóm nghiên cứu, thực hiện ý tưởng khoa học. - Chuyển đổi số trong quản lý đào tạo: + Số hóa thông tin quản lý đào tạo và ứng dụng CĐS vào quy trình vận hành trường học: xây dựng quy trình và thực hiện công tác quản lý các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học,… bằng các phần mềm ứng dụng phổ biến, hiệu quả và phù hợp với đặc thù của cơ sở đào tạo (quản lý dạy học, nghiên cứu khoa học, đăng ký học học phần, tổ chức thi cử, cấp bằng/chứng chỉ, phân tích dữ liệu người học, phục vụ công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo, dự báo,...); Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định, tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá,… về việc áp dụng CĐS trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học. + Xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu công nghệ cao, thích ứng với quy trình làm việc số: tổ chức các khóa huấn luyện để giảng viên có khả năng giảng dạy bằng các phần mềm dạy học trực tuyến (Zoom, Google Meet, Microsoft Team,..), sử dụng được các công cụ và nền tảng số, biết cách biên soạn tài liệu số, xây dựng bài giảng tương tác, kho bài giảng E- learning, sử dụng các phần mềm đánh giá kết quả học tập,… cũng như thực hiện các yêu cầu theo quy trình quản lý trên hệ thống quản lý chung của cơ sở giáo dục (phần mềm tổng thể PSC, phần mềm Quản lý Đào tạo Quốc tế IU, phần mềm Egov,…). + Đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý, nhân viên và người học kiến thức và kỹ năng phù hợp để làm việc trong môi trường ĐH số, ĐH thông minh. - Chuyển đổi số trong hoạt động phục vụ đào tạo: + Bảo đảm cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện dạy học theo yêu cầu CĐS: hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu,…; Thư viện điện tử (hướng tới là thư viện số); Hệ thống trang thiết bị dạy học thông minh; Thành lập các phòng thí nghiệm tương tác,... + Thực hiện quy trình quản lý sinh viên trực tuyến (sinh viên được cấp tài khoản để sử dụng các địch vụ số) và quy trình hỗ trợ, tư vấn cho người học. + Đảm bảo vận hành ổn định và hiệu quả hệ thống các ứng dụng hỗ trợ phục vụ công tác điều hành quản trị của trường ĐH (ứng dụng quản trị số - chữ ký số, văn phòng điện tử,…). 3. Chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực du lịch ở các trường đại học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh Chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực du lịch ở trường ĐH là thực hiện đồng thời các yêu cầu và nội dung của CĐS giáo dục ĐH và CĐS ngành du lịch. Nói cách khác, đó là quá trình thực hiện CĐS giáo dục ĐH trong đào tạo nhân lực du lịch phù hợp với xu thế của CĐS ngành du lịch. 3.1. Chuyển đổi số trong các trường đại học có đào tạo nhân lực du lịch Thực hiện Quyết định số 131/QĐ-TTg của Chính phủ và Quyết định số 501/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường ĐH nói chung, các trường có đào tạo về du lịch nói riêng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, đều đã và đang tích cực thực hiện CĐS trong tất cả các 591
- hoạt động của nhà trường. Tuy nhiên, do đặc thù về lĩnh vực đào tạo, nguồn nhân lực và tài chính, kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành và quản trị ĐH từ nhiều năm trước đây (nhất là ở các trường lớn, thuộc khối kỹ thuật và công nghệ, kinh tế),…. mà mức độ và tốc độ thực hiện CĐS của các trường rất khác nhau. Những thành tựu bước đầu trong CĐS chủ yếu tập trung vào các hoạt động: - Quản lý xây dựng và vận hành các CTĐT theo hướng cập nhật, đổi mới, xây dựng ngành mới, chương trình tiên tiến của nước ngoài,… theo yêu cầu của CĐS nhằm đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của xã hội. - Sử dụng các phần mềm quản lý các lĩnh vực: hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học (kế hoạch đào tạo, thời khóa biểu, tổ chức thi cử, cấp phát bằng/chứng chỉ, tuyển sinh, tổ chức đăng ký học học phần,.theo dõi tiến độ học tập, cảnh báo ngưng học tập,… thống kê dữ liệu về đào tạo và nghiên cứu khoa học) và các phần mềm quản lý tổng thể các hoạt động của cơ sở đào tạo (quản lý tài sản, tài chính, nhân sự,…). - Xây dựng thư viện điện tử, triển khai số hóa tài liệu, kho bài giảng E-learning; thiết lập các phòng thực hành có kết nối các phương tiện điện tử, hệ thống thông minh. - Nâng cao năng lực của đội ngũ về sử dụng các phương tiện công nghệ hiện đại, các phần mềm dạy học, kiểm tra và đánh giá, đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với môi trường học tập số,… - Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, đầu tư trang thiết bị hiện đại để vận hành quản trị trường ổn định, chính xác và nhanh chóng, giảm bớt các thủ tục hành chính và giảm được nhân sự. - Thực hiện quy trình quản lý sinh viên và hỗ trợ sinh viên ngày càng hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong nhiều việc: đăng ký học phần, xem lịch thi, xem kết quả học tập, đóng học phí, tương tác với các bộ phận quản lý,…). Tất cả những hoạt động đó giúp cho toàn bộ đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên và người học từng bước thích ứng và hình thành thói quen làm việc trong môi trường số. 3.2. Chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực du lịch Qua khảo sát CTĐT các ngành/chuyên ngành về du lịch của hầu hết trường ĐH đang đào tạo nhiều sinh viên du lịch trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, cho thấy: tất cả các trường đều đã và đang thực hiện CĐS trong đào tạo nhân lực du lịch theo hướng tiếp cận xu thế chung về hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Kết quả chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: xây dựng và triển khai CTĐT; hoạt động thực hành, thực tế; phương pháp dạy học; hình thức tổ chức dạy học; hoạt động kiểm tra, đánh giá học tập; hợp tác với các doanh nghiệp du lịch; đầu tư trang thiết bị phục vụ giảng dạy. - CTĐT được cập nhật và điều chỉnh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tùy theo ngành/chuyên ngành mà các trường đưa vào CTĐT một hoặc một vài học phần liên quan trực tiếp đến nội dung CĐS trong du lịch dưới hình thức bắt buộc hoặc tự chọn, như: Thương mại điện tử/Thương mại điện tử trong du lịch, Digital marketing/Digital marketing trong du lịch, Ứng dụng công nghệ trong du lịch/Tin học ứng dụng trong du lịch/Công nghệ thông tin trong du lịch,... Một số trường đã đưa vào giảng dạy các học phần mới, cập nhật với CĐS trong du lịch như: Truyền thông và kỹ thuật số trong du lịch (ĐH Hùng Vương); Tiếp thị số ngành hiếu 592
- khách, Ứng dụng điện toán trong du lịch (ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh); Thực tế ảo trong ngành du lịch, Khai phá dữ liệu trong du lịch, Kỹ năng số và đổi mới sáng tạo (ĐH Nguyễn Tất Thành);… nhằm trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết để học tập, nghiên cứu khoa học trong môi trường số và tiếp cận với thực tiễn môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Bảng tổng hợp khảo sát CTĐT ngành/chuyên ngành du lịch của một số trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh Tên học phần liên quan trực tiếp STT Tên trường đến chuyển đổi số du lịch ĐH Công nghệ 1 - Thương mại điện tử trong du lịch TP. Hồ Chí Minh - Công nghệ thông tin trong CĐS (tự chọn) - Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh khách sạn ĐH Công nghiệp 2 - Phát triển ứng dụng công nghệ Web/Các hệ thống thông minh doanh TP. Hồ Chí Minh nghiệp/An toàn thông tin/Hệ cơ sở dữ liệu (chọn 1 trong các HP này) - Thương mại điện tử (tự chọn) ĐH Công thương 3 - Digital marketing trong du lịch TP. Hồ Chí Minh 4 ĐH Hoa Sen - Đặt chỗ và Quản trị doanh thu ĐH Hùng Vương 5 - Truyền thông và kỹ thuật số trong du lịch TP. Hồ Chí Minh - Tin học ứng dụng trong du lịch (ngành lữ hành)/Tin học ứng dụng trong ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP. 6 Khách sạn - Nhà hàng (ngành QT Khách sạn) Hồ Chí Minh - Thương mại điện tử (tự chọn) - Khoa học dữ liệu ĐH Kinh tế - Ứng dụng điện toán trong du lịch 7 TP. Hồ Chí Minh - Hệ thống thông tin trong khách sạn - Tiếp thị số ngành hiếu khách ĐH Kinh tế - Tài chính TP. 8 - Digital marketing trong du lịch Hồ Chí Minh ĐH KHXH & NV 9 - PR và truyền thông cho sự kiện TP. Hồ Chí Minh - Khai phá dữ liệu trong du lịch - Kỹ năng số và đổi mới sáng tạo - Thương mại điện tử 10 ĐH Nguyễn Tất Thành - Nhập môn Internet và Elearning - Quản lý thông tin du lịch và khách sạn - Thực tế ảo trong ngành du lịch - Tin học quản lý ĐH Quốc tế - ĐHQG TP. Hồ 11 - Hệ thống thông tin quản lý Chí Minh - Thương mại điện tử ĐH Quốc tế - Nghiệp vụ giữ chỗ hàng không 12 Hồng Bàng - Digital marketing. ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. 13 - Đồ họa ứng dụng Hồ Chí Minh - Công nghệ thông tin trong du lịch 14 ĐH Tôn Đức Thắng - Thương mại điện tử - Ứng dụng phân tích dữ liệu lớn trong quản lý - Đại cương về Công nghệ thông tin và Truyền thông (tự chọn) - PR và truyền thông cho sự kiện 15 ĐH Văn Hiến - Ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý du lịch - Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh lưu trú - Digital Marketing - Thương mại điện tử 16 ĐH Văn Lang - Ứng dụng công nghệ trong du lịch - Dự án truyền thông đa phương tiện Nguồn: tác giả tổng hợp 593
- - Một số trường thực hiện CTĐT đào tạo theo định hướng ứng dụng đã tổ chức các đợt thực tế tại nước ngoài (ngành lữ hành), sử dụng nhiều hình ảnh, sơ đồ, video và bước đầu sử dụng công nghệ thực tế ảo trong dạy lý thuyết và thực hành, nhất là đối với các ngành khách sạn, nhà hàng,… - Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo (giảng dạy, thực tập, thực hành) để người học tiếp cận được môi trường thực tế về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế số. Một số trường đã ký kết hợp tác với các doanh nghiệp để tổ chức học kỳ doanh nghiệp như: ĐH Công nghệ TP. HCM, ĐH Kinh tế - Tài chính TP. HCM, ĐH Văn Hiến, ĐH Văn Lang, ĐH Công thương TP. HCM,… - Đổi mới phương pháp dạy học: ứng dụng thực tế ảo để tăng cường tương tác nâng cao trải nghiệm học tập cho người học, chuyển phương pháp giảng dạy từ truyền thụ tri thức sang hướng dẫn, định hướng tự học cho người học, học theo phương pháp giải quyết vấn đề, học cách hòa nhập môi trường thực tế,… (hướng dẫn khai thác thông tin trên mạng, trải nghiệm các tour du lịch ảo, gợi mở ý tưởng giải quyết các vấn đề thực tiễn của du lịch,…); Tận dụng công cụ và nền tảng số để cung cấp kiến thức liên tục, mọi lúc, mọi nơi cho người học. Một số trường như: ĐH Công nghệ TP. HCM, Đại học Mở TP. HCM, ĐH Kinh tế TP. HCM,… đã tổ chức đào tạo trực tuyến E-learning từ khá sớm và bài bản cho nhiều ngành/chuyên ngành ở cả bậc đại học và sau đại học, trong đó có đào tạo về du lịch. - Một số trường đã đầu tư thiết lập trung tâm/phòng thực hành nghề nghiệp khá hiện đại, tiếp cận môi trường thực tế của các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch khác (kết hợp hướng dẫn thực hành tại các phòng thực hành đang có với sử dụng mô hình phòng thực hành ảo). Tiếp cận sử dụng các phần mềm kinh doanh trực tuyến, digital marketing, bán hàng, đặc phòng, đặt vé máy bay, quản lý doanh thu,… hiện đang được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi và hiệu quả. - Sử dụng các phần mềm để thực hiện các hoạt động kiểm tra, đảm bảo đánh giá thường xuyên, nhanh chóng, chính xác và khách quan kết quả học tập của người học. Những chuyển biến trong nhận thức và hành động về thực hiện CĐS trong đào tạo nhân lực du lịch trong các trường ĐH ở TP. Hồ Chí Minh là rất tích cực và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần cung cấp nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao cho TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh/thành phía Nam và nhiều địa phương khác trên cả nước. Tuy nhiên, CĐS trong đào tạo nhân lực du lịch của các trường còn tồn tại một số hạn chế sau: - CTĐT tuy được điều chỉnh, cập nhật nhưng còn khoảng cách khá xa so với thực tiễn CĐS trong lĩnh vực du lịch và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của CĐS giáo dục ĐH. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất của thực trạng nhân lực du lịch sau khi rời ghế nhà trường còn nhiều xa lạ với môi trường hoạt động thực tế của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp lớn đã đạt được nhiều kết quả trong CĐS du lịch. - Hoạt động hợp tác với các doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả với tư cách doanh nghiệp là một bên tham gia vào quá trình đào tạo. Việc tổ chức học kỳ doanh nghiệp của một số trường còn mang tính hình thức, hiệu quả hạn chế. - Đổi mới phương pháp giảng dạy theo CĐS mới chỉ ở bước đầu và còn chậm, chủ yếu là sử dụng hình ảnh, video, khai thác thư viện điện tử, làm bài tập/kiểm tra và nộp bài qua mạng,…. Việc sử dụng giáo án điện tử, kho bài giảng số, sử dụng các công cụ chatbot,… còn 594
- ít. Nhiều giảng viên chưa thành thạo kỹ năng dạy học trực tuyến và chưa khai thác được nhiều chức năng của các phần mềm dạy học này. Sự bất tương xứng giữa quy mô đào tạo với khả năng tải của hệ thống cơ sở thực hành và đội ngũ giảng dạyở các trường là khá phổ biến. Việc tổ chức các lớp học có lượng sinh viên lớn là trở ngại không nhỏ đối với việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của CĐS. - Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên du lịch không nhiều. Phần lớn sinh viên quan tâm đến làm thêm hơn là nghiên cứu khoa học, thậm chí từ chối hoặc chậm trễ trong thực hiện khóa luận. Giá trị của kết quả nghiên cứu không cao do thiếu đầu tư, hạn chế trong kết nối và chia sẻ trong nghiên cứu cũng như khai thác dữ liệu khoa học. - Đầu tư cơ sở vật chất cho CĐS đào tạo du lịch còn hạn chế; Năng lực của đội ngũ giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu của CĐS (cả dạy lý thuyết và thực hành); Qua khảo sát CTĐT của các trường, có trường hợp, trong CTĐT trước đây có học phần rất thiết thực với CĐS du lịch (học phần: Thương mại điện tử trong kinh doanh du lịch,..), nhưng do không bố trí được giảng viên nên đã loại bỏ và thay vào đó học phần khác. 4. Một số giải pháp thực hiện chuyển đổi số trong đào tạo nhân lực du lịch Để đẩy mạnh CĐS trong đào tạo nhân lực du lịch, ngoài thực hiện các giải pháp chung như với tất cả các ngành đào tạo, các trường ĐH cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau: - Điều chỉnh CTĐT phù hợp với yêu cầu, nội dung của CĐS giáo dục đại học và CĐS ngành du lịch. Xem xét đưa vào giảng dạy một số học phần liên quan đến CĐS du lịch như: Du lịch thông minh; Thương mại điện tử trong du lịch; Digital marketing trong du lịch; Truyền thông và kỹ thuật số trong du lịch; Tin học ứng dụng trong du lịch; Khai phá dữ liệu trong du lịch; Thực tế ảo trong ngành du lịch;… Tùy năng lực từng trường mà có thể mở các ngành/chuyên ngành đào tạo du lịch số như: ngành “Kinh doanh du lịch số” (ĐH Phenikaa), ngành “Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành số” (ĐH Đà Nẵng),... - Đầu tư xây dựng nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin và cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ đảm bảo cho việc tổ chức dạy học du lịch đáp ứng yêu cầu của CĐS. - Tổ chức học kỳ doanh nghiệp cần phải đi vào thực chất. Nghiên cứu cơ chế phù hợp để trao quyền lớn hơn trong đánh giá học phần cho doanh nghiệp, tiến tới chuyển các học phần thực hành và thực tập cho doanh nghiệp thực hiện và đánh giá (nhà trường chỉ phối hợp giám sát thực hiện). Tuy nhiên, cần lựa chọn các doanh nghiệp lớn, có đội ngũ đào tạo viên đủ chuẩn, có thể nhận được nhiều sinh viên để tổ chức thành các lớp/nhóm thực tập). Tại doanh nghiệp, sinh viên sẽ được trực tiếp làm quen, thực hành về nghề nghiệp trong môi trường du lịch số hiệu quả hơn là tại các phòng thực hành của nhà trường. - Đổi mới phương pháp giảng dạy: ứng dụng kahoot.it, pollev.com, khai thác hiệu quả hơn các chức năng trong các phần mềm dạy học trực tuyến phổ biến, sử dụng thực tế ảo, mạng xã hội, điện toán đám mây,…. để quản lý lớp học, phân chia nội dung giảng, nội dung thảo luận, nội dung tự học và kiểm soát các hoạt động học tập của sinh viên. Tùy ngành/chuyên ngành mà giảng viên lựa chọn các ứng dụng phù hợp như: sử dụng bản đồ du lịch số, các tour du lịch ảo,… trong giảng dạy các học phần “Tuyến điểm du lịch”, “Nghiệp vụ hướng dẫn du 595
- lịch”,…; Sử dụng phòng thực hành ảo,… trong dạy một số học phần nghiệp vụ về khách sạn và nhà hàng. - Bồi dưỡng cho giảng viên để nâng cao năng lực sử dụng các công cụ và ứng dụng công nghệ số trong giảng dạy và nghiên cứu du lịch. - Tăng cường khai thác thư viện điện tử, chia sẻ kho bài giảng trực tuyến, giáo trình,… giữa các cơ sở đào tạo trong nước và với nước ngoài, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận với khu vực và thế giới. - Thành lập câu lạc bộ ngoại khóa để phổ cập kiến thức công nghệ cần thiết cho người học. Trước hết, đó là các phần mềm ứng dụng phổ biến trong quản lý và kinh doanh lữ hành (TravelMaster, Visoft Travel, Bizapps, Facework,…), quản lý khách sạn (ezCloudHotel, Smile, Skyhotel, TCSOFT Hotel,…), quản lý nhà hàng (KiotViet, CukCuk, SoftNet Restaurant, F&B iPOS,…), tìm hiểu về các kênh bán hàng quốc tế (Booking, TripAdvisor, Agoda, Traveloka, Expedia,…). Điều này giúp cho người học, sau khi ra trường có thể tự tin để hòa nhập vào môi trường thực tế của các doanh nghiệp. 5. Kết luận Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới. Trong mọi lĩnh vực của CĐS, nguồn nhân lực bao giờ cũng đứng ở vị trí trung tâm, quyết định tốc độ, mức độ và sự thành bại của quá trình CĐS ở một quốc gia, địa phương hay một cơ quan, doanh nghiệp. Các trường ĐH có vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo nhân lực của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế số, xã hội số mà Việt Nam đang thực hiện. Du lịch và giáo dục, trong đó có giáo dục ĐH là 2 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên CĐS theo Quyết số 749/QĐ-TTg của Chính phủ. Đào tạo nhân lực du lịch trong các trường ĐH trên cả nước nói chung, ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng phải đồng thời thực hiện theo các yêu cầu của CĐS giáo dục ĐH và CĐS ngành du lịch. Giải pháp quan trong hàng đầu để thực hiện thành công CĐS trong đào tạo nhân lực là đổi mới CTĐT. Tài liệu “Hướng dẫn chuyển đổi số trong ngành du lịch: Chuyển đổi nhận thức và thống nhất hành động” là cơ sở quan trọng để các trường điều chỉnh CTĐT phù hợp với du lịch số. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Thông tin và Truyền thông. 2020. Cẩm nang chuyển đổi số. H. Nxb Thông tin & Truyền thông. Đoàn Mạnh Cương. 2022. Chuyển đổi số trong hoạt động du lịch và yêu cầu đặt ra đối với đào tạo nhân lực du lịch (Phần 3), cập nhật ngày 11/8. https://vietnamtourism.gov.vn/post/42994. Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 18/05/2023 của Chính phủ: Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền vững. https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=207901. Vũ Hải Quân. 2021. Chuyển đổi số trong giáo dục đại học. cập nhật ngày 26/12. https://vnuhcm.edu.vn/tin-tuc_32343364/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-dai- hoc/343137303364.html. 596
- Quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. https://chinhphu.vn/default.aspx?pageid=27160&docid=200163. Quyết định số 411/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid=205555. Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030". https://vanban.chinhphu.vn/?pageid=27160&docid= 205236&classid=0. Quyết định số 501/QĐ-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Quy định kỹ thuật về dữ liệu dùng cho Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành về Giáo dục đại học. https://moet.gov.vn/giaoducquocdan/giao-duc-chuyen-nghiep/Pages/chi-tiet-van-ban-chi-dao- dieu-hanh.aspx?ItemID=2643#content_1. Trung tâm Thông tin du lịch. 2023. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chính phủ kỳ vọng Du lịch sẽ trong nhóm ngành đi đầu về chuyển đổi số quốc gia. Cập nhật ngày 07/09. https://vietnamtourism.gov.vn/post/52185. Trung tâm Thông tin du lịch. 2022. Hướng dẫn chuyển đổi số trong ngành du lịch: Chuyển đổi nhận thức và thống nhất hành động. https://nentangso.vietnamtourism.gov.vn. THÔNG TIN TÁC GIẢ Họ và tên: Mai Hà Phương Học hàm, học vị: Tiến sĩ Cơ quan công tác: Trường ĐH Công thương TP. Hồ Chí Minh Chức vụ: Giảng viên Địện thoại: 0918810969 Email: phươngdhvh07@gmail.com 597
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phát triển nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 7 | 4
-
Nghiên cứu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch chuẩn quốc tế trong giai đoạn hiện nay - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế
800 p | 8 | 4
-
Chuyển đổi số trong hoạt động lữ hành
8 p | 8 | 3
-
Công tác đào tạo nghề trong cơ sở lưu trú du lịch: Thực trạng và giải pháp
11 p | 7 | 3
-
Đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số tại Việt Nam
11 p | 19 | 3
-
Vai trò của tiếng Anh chuyên ngành trong đào tạo hướng dẫn viên cho ngành du lịch Thanh Hóa
9 p | 31 | 2
-
Những cơ hội và thách thức trong đào tạo ngành Du Lịch – Khách Sạn theo định hướng ứng dụng chuẩn quốc tế tại khoa Du Lịch – Khách Sạn, trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học, thành phố Hồ Chí Minh (Huflit)
16 p | 4 | 2
-
Giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số trong các trường đào tạo nghề du lịch ở Việt Nam
10 p | 4 | 2
-
Chuyển đổi số trong du lịch và yêu cầu đặt ra đối với chất lượng nguồn nhân lực du lịch ở Việt Nam hiện nay
10 p | 11 | 2
-
Giải pháp đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch trong chuyển đổi số quốc gia
12 p | 3 | 1
-
Sự thích ứng của ngành du lịch với chuyển đổi số: Mối liên kết giữa đào tạo và phát triển kỹ năng
18 p | 4 | 1
-
Đào tạo du lịch số tại các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam: Các xu hướng và rào cản
12 p | 9 | 1
-
Phát triển nguồn nhân lực du lịch trên cơ sở tăng cường liên kết giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp
13 p | 3 | 1
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại Đắk Nông trong thời kỳ chuyển đổi số
10 p | 0 | 0
-
Chuyển đổi số hoạt động đào tạo ngành du lịch trong bối cảnh quốc tế hóa
10 p | 0 | 0
-
Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh chuyển đổi số tại tỉnh Đắk Nông
6 p | 0 | 0
-
Nguồn nhân lực du lịch của tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh chuyển đổi số
8 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn