Chuyên nghiệp thẩm định giá
lượt xem 25
download
Chuyên nghiệp hóa thẩm định giá sẽ giúp thị trường loại bỏ được những đơn vị không đạt tiêu chuẩn, đơn vị đạt tiêu chuẩn nhưng chất lượng dịch vụ không cao tham gia vào quá trình xác định giá trị doanh nghiệp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên nghiệp thẩm định giá
- Chuyên nghiệp thẩm định giá Chuyên nghiệp hóa thẩm định giá sẽ giúp thị trường loại bỏ được những đơn vị không đạt tiêu chuẩn, đơn vị đạt tiêu chuẩn nhưng chất lượng dịch vụ không cao tham gia vào quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Bộ Tài chính sẽ sớm xây dựng các tiêu chuẩn đối với tổ chức được quyền xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hoá. Theo đó, chỉ có tổ chức có chức năng, có đủ nhân lực, số lượng nhân viên tối thiểu được cấp chứng chỉ định giá và phải bảo đảm đủ nguồn vốn cũng như uy tín, kinh nghiệm, quá trình tuân thủ các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền… mới được cung cấp dịch vụ định giá, tư vấn cổ phần hóa. Hàng năm, Bộ Tài chính sẽ công bố danh sách các tổ chức đủ điều kiện định giá doanh nghiệp, tương tự như Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hàng năm công bố danh sách công ty kiểm toán được phép cung cấp dịch vụ kiểm toán cho công ty chứng khoán, công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. “Khi danh sách tổ chức định giá được công bố, kể cả tổ chức nước ngoài sẽ được tham gia vào thị trường Việt Nam nhằm xác định giá trị những tổng công ty lớn, phức tạp như trường hợp của Vietcombank, Bảo Việt… doanh nghiệp có nhu cầu có thể tổ chức đấu thầu việc xác định giá trị doanh nghiệp mà không sợ gặp phải rủi ro, vì những tổ chức tham gia đấu thầu đã hội đủ tiêu chuẩn mà Bộ Tài chính đưa ra”, ông Trương Hùng Long, Phó vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân hàng (Bộ Tài chính) khẳng định. Việc công bố này chỉ nhằm công khai, minh bạch danh tính của tổ chức định giá chứ không phải là việc cấp phép. Kể từ năm 1992 đến nay, cả nước đã cổ phần hóa được 2.929 doanh nghiệp nhà nước (trong đó, năm 2005 cổ phần hóa được 693 đơn vị). Theo ông Long, rất nhiều doanh nghiệp khi đi thuê định giá (một trong những công đoạn bắt buộc để chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước) và tư vấn cổ phần hóa có hiểu biết rất hạn chế về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, do thiếu thông tin về thị trường cung cấp dịch vụ xác định giá trị doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa khiến nhiều cuộc bán đấu giá cổ phần bất thành. Nguyên nhân là do doanh nghiệp thường căn cứ vào mức phí mà các tổ chức định giá, tư vấn mời chào để lựa chọn, chứ không biết được chất lượng định giá, tư vấn doanh nghiệp của tổ chức định giá, tư vấn ra sao. “Nhiều tổ chức định giá đã cạnh tranh bằng phí, khiến chất lượng xác định giá trị doanh nghiệp thiếu chính xác”, ông Long nói. Chính vì vậy, ngoài việc công bố danh tính tổ chức định giá hàng năm, Bộ Tài chính còn có ý định công bố công khai chất lượng của tổ chức định giá như công bố số lượng doanh nghiệp mà tổ chức định giá đã thực hiện được năm trước, trong đó có bao nhiêu doanh nghiệp bán cổ phần thành công. Nhiều khả năng Bộ Tài chính không can thiệp vào mức phí mà tổ chức định giá, tư vấn cổ phần hóa đưa ra (như ban hành mức khung phí). Có nghĩa là tổ chức định giá, tư vấn cổ phần hóa và khách hàng được quyền thoả thuận về mức phí. Tuy nhiên, với mức phí thấp, chất lượng định giá khó có thể cao được và hệ quả là quá trình định giá bất thành do doanh nghiệp được định giá cao hơn giá thị trường, nên không thể bán được cổ phần, cổ phần được bán dưới giá khởi điểm. Nguyên nhân là do mức phí thấp, tổ chức định giá không đầu tư công sức và tài chính để xác định tài sản của doanh nghiệp một cách chính xác. “Việc minh bạch hoá tất cả thông tin về tổ chức định giá sẽ giúp thị trường loại bỏ được những đơn vị không đạt tiêu chuẩn, đơn vị đạt tiêu chuẩn nhưng chất lượng dịch vụ không cao tham gia vào quá trình xác định giá trị doanh nghiệp. Hơn nữa, việc làm này phù hợp với thông lệ quốc tế, gắn với thực tế quá trình cổ phần hóa của Việt Nam hiện nay, đồng thời đã tính đến lộ
- trình phát triển thị trường cung cấp dịch vụ định giá, tư vấn cổ phần hóaù”, ông Long khẳng định. Vấn đề đặt ra là sẽ xuất hiện tình trạng tổ chức định giá, tư vấn nhằm mục đích “tăng sức cạnh tranh” một mặt vẫn đưa ra mức phí thấp, mặt khác sẽ định giá doanh nghiệp thấp làm thất thoát tài sản nhà nước tại doanh nghiệp khi chuyển đổi sở hữu. Hành vi này có thể coi là “nhất cử lưỡng tiện”: tổ chức định giá vừa thu được phí, vừa được coi là có chất lượng do thực hiện được nhiều cuộc định giá thành công. Ông Long cho biết, vấn đề này cũng đã được Bộ cân nhắc, song không đáng lo lắm, bởi trên thực tế doanh nghiệp nào cũng muốn cổ phần bán “được giá” nhất. Hơn nữa, không phải tổ chức định giá đưa ra mức giá nào cũng được cơ quan chủ quản của doanh nghiệp chấp thuận. Nếu mức giá đưa ra không được chấp thuận thì ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức định giá do thực hiện định giá bất thành. Khi thực hiện đấu giá cổ phần của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Minh… thì giá trúng thầu cao hơn rất nhiều so với giá khởi điểm (giá dự kiến mà đơn vị bán đấu giá và tổ chức định giá đưa ra). Cụ thể, năm 2005, Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội và Tp.HCM đã thực hiện bán đấu giá cổ phần cho 64 doanh nghiệp nhà nước chuyển đổi sở hữu, thu về 4.574 tỷ đồng, gấp gần 1,5 lần mệnh giá, tăng 527 tỷ đồng so với giá khởi điểm. Chính điều này khiến Bộ Tài chính không quan ngại nếu tổ chức định giá xác định giá trị doanh nghiệp thấp hơn so với giá thị trường. Admin (Theo Đầu tư)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phương pháp thu nhập trong thẩm định giá trị BĐS
4 p | 857 | 467
-
Đạo đức nghề nghiệp trong định giá bất động sản
6 p | 448 | 231
-
Phương pháp thu nhập trong thẩm định giá trị bất động sản
6 p | 467 | 191
-
Chương trình đào tạo chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân: Kỹ năng thẩm định và lập tờ trình tín dụng
19 p | 563 | 189
-
NGUYÊN LÝ THẨM ĐỊNH GIÁ - ĐH TÔN ĐỨC THẮNG
5 p | 347 | 60
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 3 - Rủi ro, tỷ suất sinh lời và mô hình định giá tài sản vốn
19 p | 291 | 38
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 6 - Định giá doanh nghiệp
15 p | 173 | 37
-
Bài giảng Quản trị tài chính doanh nghiệp: Chương 5 - Quyết định cơ cấu vốn của doanh nghiệp
12 p | 156 | 31
-
Phương pháp phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong hoạt động cấp tín dụng
10 p | 87 | 10
-
Các phương pháp định giá doanh nghiệp
17 p | 52 | 9
-
Bài giảng Hoạch định ngân sách vốn đầu tư - Chuyên đề 4: Vận dụng các tiêu chuẩn thẩm định dự án đầu tư
12 p | 91 | 9
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 4 - ĐH Kinh tế TP.HCM (Dành cho lớp không chuyên 3 tín chỉ - 2016)
19 p | 60 | 5
-
Đánh giá đất đối với doanh nghiệp cổ phần hóa: Thực trạng và khuyến nghị
17 p | 38 | 5
-
Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức trong xác định vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp cổ phần
3 p | 124 | 3
-
Chương trình giáo dục đại học ngành Tài chính doanh nghiệp – ĐH Đà Nẵng
8 p | 35 | 3
-
Bài giảng chuyên đề Tài chính và quản lý tài chính nâng cao: Vấn đề 12 - PGS.TS. Vũ Văn Ninh
18 p | 6 | 3
-
Kiểm toán hoạt động quản lý môi trường tại các khu công nghiệp do kiểm toán nhà nước Việt Nam thực hiện - Những cơ hội và thách thức
11 p | 8 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn