Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN<br />
TIỀN TỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP TÍN DỤNG<br />
Lê Thị Thanh Hà*, Lê Chí Minh**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Mặc dù báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) chứa nhiều thông tin phản ảnh khả năng tài<br />
chính, chính sách quản lý hoạt động, chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hoạt<br />
động cấp tín dụng, việc sử dụng BCLCTT để ra quyết định cho vay là còn hạn chế. Kết quả khảo<br />
sát về việc sử dụng thông tin từ BCLCTT khi ra quyết định cấp tín dụng cho thấy: 79,5% cán bộ tín<br />
dụng không sử dụng BCLCTT trong quá trình thẩm định khách hàng. Hai nguyên nhân chính được<br />
xác định là do phương pháp phân tích BCLCTT còn ít phổ biến đối với cán bộ tín dụng và ít được<br />
quy định trong quy trình phân tích tín dụng nội bộ của ngân hàng. Dựa trên kết quả khảo sát, bài<br />
viết giới thiệu phương pháp phân tích BCLCTT nhằm đánh giá khả năng tài chính, hiệu quả trong<br />
chính sách quản lý hoạt động, chính sách đầu tư của doanh nghiệp. Đây là nội dung phân tích quan<br />
trọng trong quá trình thẩm định tài chính của doanh nghiệp vay vốn.<br />
Từ khóa: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dòng tiền, phân tích tín dụng.<br />
<br />
THE CASH FLOW STATEMENT ANALYSIS METHOD<br />
IN CREDIT GRANTING<br />
ABSTRACT<br />
The cash flow statement (CFS) reveals the financial capacity, operational management<br />
policy and investment policy of the enterprise. However, the use of the CFS for the lending decision<br />
is limited in lending activities. Results of the survey on the use of the information from the CFS in the<br />
credit granting decision shows that: 79.5% loan officers do not use CFS in the appraisal process.<br />
Two main reasons were identified: the CFS analysis method is less common for loan officers and<br />
also less well defined in banks’ internal credit risk rating system. Based on survey results, the<br />
article introduces the analytical methods of CFS to assess the financial capacity and efficiency in<br />
operations management policy, investment policy of the enterprise. This is an important content<br />
analysis during the financial evaluation of enterprise.<br />
Key words: Cash flow statement, Cash flow, credit analyst.<br />
*<br />
<br />
TS. GV. Trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. SĐT: 0908376054, Email: thanhhadhnh@yahoo.com<br />
ThS. Agribank Chi nhánh tỉnh Bình Dương. Email: Lechiminhbmt2003@gmail.com<br />
<br />
**<br />
<br />
94<br />
<br />
Phương pháp phân tích . . .<br />
<br />
1. SỰ RA ĐỜI CỦA BÁO CÁO LƯU<br />
CHUYỂN TIỀN TỆ (BCLCTT)<br />
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có nguồn gốc<br />
từ báo cáo về sự thay đổi tình hình tài chính<br />
của công ty Dowlais Ironwork vào năm 1863<br />
(Izumi, 2007). Bảng cáo cáo này phản ánh sự<br />
thay đổi về tình hình tài chính tại thời điểm cuối<br />
kỳ so với đầu kỳ của các khoản mục trên Bảng<br />
cân đối kế toán. Mãi cho tới năm 1987, Hội<br />
đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) đã<br />
ban hành Chuẩn mực kế toán tài chính (SFAS)<br />
số 95 về “báo cáo lưu chuyển tiền tệ”. Theo đó,<br />
BCLCTT được lập trên cơ sở tiền nhằm cung<br />
cấp các thông tin liên quan đến dòng tiền thu<br />
và dòng tiền chi của doanh nghiệp trong một<br />
thời kỳ. Qua nhiều lần sửa đổi bởi FASB và<br />
Hội đồng kế toán Mỹ (APB), chuẩn mực kế<br />
toán quốc tế (IAS) số 7 về “Báo cáo LCTT”<br />
được ban hành vào tháng 12 năm 1992 và có<br />
hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1994.<br />
Tại Việt Nam, BCLCTT ra đời muộn hơn<br />
so với trên thế giới và cũng là bảng báo cáo<br />
mới nhất trong hệ thống các báo cáo tài chính<br />
của doanh nghiệp. Quá trình hoàn thiện về<br />
nội dung và hình thức được thực hiện bởi Bộ<br />
Tài chính và kéo dài từ năm 1995 đến năm<br />
2006. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số<br />
24 – Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thông tư số<br />
200/2014/TT-BTC – hướng dẫn chế độ kế<br />
toán doanh nghiệp, Quyết định số 48/2006/<br />
QĐ-BTC – Chế độ kế toán đối với doanh<br />
nghiệp vừa và nhỏ, BCLCTT trình bày nguồn<br />
gốc quá trình tạo tiền (dòng tiền vào) và quá<br />
trình sử dụng tiền (dòng tiền ra) của doanh<br />
nghiệp. Đây là một bộ phận hợp thành trong<br />
báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có quy<br />
mô lớn, các doanh nghiệp có quy mô vừa và<br />
nhỏ không bắt buộc phải lập báo cáo này, nếu<br />
lập thì thực hiện như các doanh nghiệp có quy<br />
mô lớn.<br />
<br />
2. NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA<br />
BCLCTT<br />
Theo quy định hiện hành, BCLCTT trình<br />
bày nguồn gốc hình thành nên dòng tiền vào<br />
và quá trình sử dụng tiền (dòng tiền ra) của<br />
doanh nghiệp. Trên BCLCTT, tiền vào và ra<br />
của doanh nghiệp được sắp xếp theo 3 dòng<br />
tiền: dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng<br />
tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt<br />
động tài chính.<br />
(i) Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh<br />
(HĐKD) – Operating cash flow (OCF) phản<br />
ánh các dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra liên<br />
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong<br />
kỳ, bao gồm cả dòng tiền liên quan đến chứng<br />
khoán nắm giữ vì mục đích kinh doanh. Dòng<br />
tiền từ HĐKD được trình bày theo phương pháp<br />
gián tiếp hoặc phương pháp trực tiếp.<br />
Theo phương pháp trực tiếp, lưu chuyển<br />
tiền ròng từ HĐKD được lập trên cơ sở các<br />
khoản thu trừ đi các khoản chi liên quan đến<br />
hoạt động thường ngày, các khoản thu chi<br />
được xác định căn cứ trên tài khoản vốn bằng<br />
tiền và các tài khoản đối ứng được theo dõi<br />
trên sổ chi tiết của doanh nghiệp. Theo phương<br />
pháp gián tiếp, các dòng tiền vào và ra được<br />
xác định bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước<br />
thuế thu nhập doanh nghiệp khỏi ảnh hưởng<br />
của khoản mục không phát sinh bằng tiền, các<br />
thay đổi trong kỳ của vốn lưu động và các<br />
khoản mà ảnh hưởng về tiền được phân loại<br />
vào hoạt động đầu tư.<br />
(ii) Dòng tiền từ hoạt động đầu tư –<br />
Investment cash flow (ICF) là dòng tiền ròng<br />
phát sinh từ các hoạt động mua sắm, xây<br />
dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn<br />
và các khoản đầu tư khác không được phân<br />
loại là các khoản tương đương tiền.<br />
(iii) Dòng tiền từ hoạt động tài chính –<br />
Financing cash flow (FCF) là dòng tiền ròng<br />
95<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
phát sinh từ các hoạt động tạo ra các thay đổi<br />
về quy mô và kết cấu của vốn chủ sở hữu và<br />
vốn vay của doanh nghiệp.<br />
ICF và FCF được trình bày theo phương<br />
pháp trực tiếp hoặc phương pháp trực tiếp có<br />
điều chỉnh. Theo phương pháp trực tiếp, các<br />
dòng tiền vào và ra trong kỳ được tổng hợp trực<br />
tiếp từ các khoản thu vào và chi ra theo từng<br />
nội dung thu, chi từ ghi chép kế toán của doanh<br />
nghiệp. Với phương pháp trực tiếp có điều<br />
chỉnh, các dòng tiền vào và ra trong kỳ được xác<br />
định bằng số chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và<br />
số dư đầu kỳ của các khoản mục trên bảng cân<br />
đối kế toán có liên quan sau đó điều chỉnh ảnh<br />
hưởng của các khoản mục phi tiền tệ.<br />
3. VAI TRÒ CỦA VIỆC PHÂN TÍCH<br />
BCLCTT TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP<br />
TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG<br />
Trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân<br />
hàng, để ra quyết định cho vay, người thẩm<br />
định phải thực hiện phân tích tài chính nhằm<br />
biết được khả năng tài chính của doanh<br />
nghiệp đi vay. Việc phân tích tài chính được<br />
thực hiện thông qua Bảng cân đối kế toán<br />
(BCĐKT), Báo cáo kết quả hoạt động kinh<br />
doanh (KQHĐKD), và BCLCTT. Đối với<br />
BCĐKT, việc phân tích cho phép người phân<br />
tích đánh giá trạng thái tài chính của doanh<br />
nghiệp. Tuy nhiên, BCĐKT có tính chất thời<br />
điểm, trong khi các số liệu kế toán luôn biến<br />
đổi liên tục. Vì vậy, việc đánh giá trạng thái tài<br />
chính của doanh nghiệp thông qua BCĐKT là<br />
chưa đủ an toàn. Đối với báo cáo KQHĐKD,<br />
việc phân tích cho phép người thẩm định đánh<br />
giá được hiệu quả của việc quản lý chi phí của<br />
doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Do báo<br />
cáo KQHĐKD được lập trên cơ sở dồn tích<br />
nên tất cả các giao dịch phát sinh của doanh<br />
nghiệp liên quan đến HĐKD đều được ghi<br />
nhận vào báo cáo KQHĐKD. Trên thực tế,<br />
<br />
các chi phí mà doanh nghiệp phải trang trải<br />
đều phải được thực hiện dưới dạng tiền. Đồng<br />
thời nguồn tiền để đáp ứng cho nhu cầu chi<br />
trả các khoản nêu trên là tiền được thu từ bán<br />
hàng và cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, những<br />
khoản doanh thu chưa thu được bằng tiền<br />
hoặc các chi phí chưa đến hạn thanh toán, các<br />
chi phí phi tiền đều được ghi nhận vào báo<br />
cáo KQHĐKD. Do đó, việc đánh giá hiệu quả<br />
quản lý chi phí thông qua báo cáo KQHĐKD<br />
là chưa thỏa đáng.<br />
Việc phân tích BCLCTT có thể khắc phục<br />
những nhược điểm như đã trình bày khi phân<br />
tích BCĐKT và báo cáo KQHĐKD. Đồng<br />
thời, cho phép người phân tích có những đánh<br />
giá chi tiết hơn về các chính sách quản lý kinh<br />
doanh, chính sách đầu tư và chính sách tài<br />
chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, BCLCTT<br />
được lập trên cơ sở tiền trong một kỳ kế toán<br />
nên những đánh giá về chính sách mà doanh<br />
nghiệp đang áp dụng loại trừ được yếu tố<br />
mang tính thời điểm như phân tích BCĐKT;<br />
Đồng thời BCLCTT được lập trên nguyên<br />
tắc thực thu – thực chi nên việc đánh giá khả<br />
năng tài chính, đặc biệt là khả năng chi trả các<br />
khoản nợ mang tính xác thực hơn so với phân<br />
tích tỷ số bằng sự kết hợp giữa BCĐKT và<br />
báo cáo KQHĐKD.<br />
Từ phân tích trên cho thấy, BCLCTT có<br />
vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá<br />
khả năng tài chính và các chính sách quản lý<br />
của doanh nghiệp. Đây là một nội dung quan<br />
trọng để người thẩm định đưa ra những kết<br />
luận trong quá trình phân tích tài chính doanh<br />
nghiệp; đồng thời đây là căn cứ căn bản để<br />
xác định khả năng trả nợ của doanh nghiệp từ<br />
đó đưa ra quyết định về tài trợ vốn cho khách<br />
hàng vay vốn.<br />
4. CÁC RÀO CẢN ẢNH HƯỞNG<br />
ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG BCLCTT TRONG<br />
96<br />
<br />
Phương pháp phân tích . . .<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG CÂP TÍN DỤNG CỦA<br />
NGÂN HANG<br />
4.1. Phương pháp nghiên cứu<br />
Để xác định được những rào cản ảnh<br />
hưởng đến việc sử dụng BCLCTT trong hoạt<br />
động cấp tín dụng của ngân hàng, nhóm tác<br />
giả đã dựa trên cơ sở điều tra khảo sát bảng<br />
câu hỏi chi tiết (từ tháng 12/2015 đến tháng<br />
03/2016) với quy mô mẫu phù hợp. Cụ thể<br />
như sau:<br />
Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 15 câu hỏi<br />
được tác giả đề xuất dựa trên mục tiêu của bài<br />
nghiên cứu. Bảng câu hỏi được khảo sát sơ bộ<br />
với 15 phiếu điều tra nhằm mục đích kiểm tra<br />
nội dung và mức độ hợp tác của người được<br />
khảo sát đối với bảng câu hỏi ban đầu. Sau<br />
quá trình khảo sát sơ bộ, bảng câu hỏi chính<br />
thức được thiết lập gồm 15 câu hỏi như ban<br />
đầu, các lựa chọn được chỉnh sửa theo một số<br />
gợi ý của nhóm được khảo sát sơ bộ.<br />
<br />
Các phiếu điều khảo sát được phát ra tại<br />
18 ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó<br />
1 ngân hàng thương mại nhà nước và 17 ngân<br />
hàng thương mại cổ phần (NHTMCP), danh<br />
sách cụ thể xem bảng 1. Đối tượng trả lời là<br />
cán bộ tín dụng phòng doanh nghiệp và phòng<br />
quản trị rủi ro.<br />
Tổng số phiếu khảo sát thu về 248, trong<br />
đó có 29 phiếu có câu trả lời chưa trả lời đầy đủ.<br />
Như vậy, kết quả phân tích dựa trên 219 phiếu<br />
khảo sát thu được từ 18 ngân hàng. Số lượng<br />
phiếu khảo sát theo từng ngân hàng trình bày tại<br />
bảng 1. Trong 219 phiếu khảo sát, có 183 phiếu<br />
thu từ cán bộ tín dụng phòng doanh nghiệp và<br />
36 phiếu thu từ những người làm vị trí cán bộ<br />
quản trị rủi ro. Về kinh nghiệm của đối tượng<br />
khảo sát tập trung từ 1 đến 7 năm. Trong đó, có<br />
87 người có kinh nghiệm từ 1 đến 3 năm, có 128<br />
người có kinh nghiệm từ trên 3 năm đến 5 năm<br />
và có 4 người làm việc trên 5 năm.<br />
<br />
Bảng 1: Số phiếu khảo sát tại các ngân hàng thương mại<br />
STT<br />
1<br />
2<br />
3<br />
4<br />
5<br />
7<br />
8<br />
9<br />
10<br />
11<br />
12<br />
13<br />
14<br />
15<br />
16<br />
17<br />
18<br />
<br />
Số lượng phiếu<br />
khảo sát<br />
NHTMCP An Bình<br />
4<br />
NHTMCP Á Châu<br />
18<br />
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam<br />
19<br />
NHTMCP Đông Á<br />
7<br />
NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam<br />
12<br />
NHTMCP Kiên Long<br />
5<br />
NHTMCP Quân đội<br />
13<br />
NHTMCP Hàng hải Việt Nam<br />
6<br />
NHTMCP Phương Đông<br />
3<br />
NHTMCP Sài Gòn Thương Tín<br />
14<br />
NHTMCP Sài Gòn công thương<br />
8<br />
NHTMCP Kỹ thương Việt Nam<br />
11<br />
NHTMCP Quốc tế Việt Nam<br />
14<br />
NHTMCP Ngoại thương Việt Nam<br />
27<br />
NHTMCP Công thương Việt Nam<br />
16<br />
NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng<br />
7<br />
NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam<br />
35<br />
Tổng<br />
219<br />
Nguồn: Kết quả tổng hợp của nhóm tác giả<br />
Tên ngân hàng<br />
<br />
97<br />
<br />
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật<br />
<br />
4.2. Kết quả khảo sát<br />
Kết quả khảo sát thu được cho thấy: Mặc<br />
dù BCLCTT là mẫu biểu chỉ bắt buộc đối với<br />
các doanh nghiệp có quy mô lớn, tuy nhiên<br />
trong thực tế hầu hết các doanh nghiệp đều<br />
cung cấp BCLCTT trong hồ sơ tài chính gửi<br />
ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Có 92%<br />
Người thẩm định khoản vay nhận thức được<br />
vai trò của BCLCTT trong việc đánh giá khả<br />
năng tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên,<br />
có 79,5% Người thẩm định không sử dụng<br />
BCLCTT trong phân tích tình hình tài chính<br />
doanh nghiệp.<br />
Một số rào cản ảnh hưởng đến việc sử<br />
dụng BCLCTT trong hoạt động cấp tín dụng<br />
của Ngân hàng được rút ra từ kết quả khảo<br />
sát bao gồm: (i) Do quy trình phân tích tín<br />
dụng chưa có yêu cầu về phân tích BCLCTT<br />
(81,3%); (ii) Do người phân tích chưa biết rõ<br />
phương pháp phân tích BCLCTT (70,8%) (iii)<br />
Do người phân tích đánh giá mức độ chính<br />
xác của BCLCTT còn hạn chế (49,3%); (iv)<br />
Do người phân tích chưa hiểu rõ các nội dung<br />
được phản ánh trên BCLCTT (16%).<br />
Như vậy, hai rào cản chính làm cho<br />
BCLCTT chưa được chú trọng sử dụng trong<br />
đánh giá năng lực tài chính và khả năng trả<br />
nợ của khách hàng là do quy trình nội bộ tín<br />
dụng chưa có yêu cầu về phân tích BCLCTT<br />
và các phương pháp phân tích BCLCTT chưa<br />
được phổ biến đối với người sử dụng. Dựa<br />
trên kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một<br />
số giải pháp nhằm gia tăng mức độ sử dụng<br />
BCLCTT trong hoạt động cấp tín dụng của<br />
ngân hàng.<br />
5. GIẢI PHÁP GIA TĂNG MỨC ĐỘ SỬ<br />
DỤNG BCLCTT TRONG HOẠT ĐỘNG<br />
CẤP TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG<br />
5.1. Quy định nội dung phân tích BCLCTT<br />
khi phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm<br />
<br />
đánh giá khả năng tài chính và khả năng<br />
hoàn trả vốn vay của doanh nghiệp<br />
Do tính hữu ích của những thông tin<br />
từ BCLCTT mang lại nên việc phân tích<br />
BCLCTT là rất cần thiết khi đánh giá trạng<br />
thái tài chính và khả năng hoàn trả vốn vay<br />
bằng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, để gia<br />
tăng mức độ phổ biến của việc phân tích<br />
BCLCTT, các ngân hàng cần có nội dung quy<br />
định bắt buộc về việc phân tích BCLCTT đối<br />
với các trường hợp cần thiết, cụ thể: (i) Giá<br />
trị khoản vay đạt ngưỡng nhất định; (ii) trong<br />
cho vay dự án; (iii) cho vay đối với doanh<br />
nghiệp có quy mô lớn; (iv) cho vay đối với<br />
nhóm khách hàng liên quan; (v) Cho vay đối<br />
với một số lĩnh vực cần thiết.<br />
5.1.1. Phương pháp phân tích báo cáo<br />
lưu chuyển tiền tệ<br />
Phân tích BCLCTT cần được thực hiện<br />
theo 3 phương pháp: phân tích xu hướng<br />
(phân tích theo chiều ngang); phân tích cơ cấu<br />
(phân tích theo chiều dọc) và phân tích chỉ số.<br />
Các phương pháp nói trên được giới thiệu về<br />
cách thức thực hiện và thực hiện minh họa<br />
bằng tình huống phân tích BCLCTT của công<br />
ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAG), cụ thể<br />
như sau:<br />
5.1.2. Phân tích xu hướng (phân tích theo<br />
chiều ngang)<br />
Phương pháp được thực hiện bằng cách<br />
sắp xếp dòng tiền của các năm theo chiều<br />
ngang. Người phân tích tập trung vào xu<br />
hướng biến động của các dòng tiền mà không<br />
không phân tích chi tiết từng dòng tiền tại<br />
một thời kỳ cụ thể. Theo Nguyễn Thị Thanh<br />
Hiền (2012), phương pháp này thường mang<br />
lại hiệu quả cao nhất khi đánh giá hiệu quả<br />
của việc sử dụng tiền của doanh nghiệp, đặc<br />
biệt trong giai đoạn doanh nghiệp mở rộng<br />
đầu tư. Cụ thể, khi tiến hành đầu tư, doanh<br />
98<br />
<br />