Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
CƠ CẤU BỆNH TẬT Ở BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ<br />
KHOA NỘI TIÊU HÓA BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT –TP.HCM<br />
Ngô Thị Thanh Quýt*, Phạm Thị Hà Giang*, Bùi Thị Hằng*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định mô hình bệnh tật ở bệnh nhân điều trị nội trú tại khoa Nội Tiêu hóa.<br />
Phương pháp nghiên cứu: mô tả, cắt ngang,<br />
Kết quả: Trong thời gian 10 tháng có 1089 bệnh nhân nhập khoa Nội Tiêu hóa bệnh viện Thống Nhất với<br />
66,57% nam và 33,42% nữ. Độ tuổi trung bình 68,12, mắc trung bình khoảng 2,33 bệnh, càng cao tuổi càng<br />
mắc nhiều bệnh (p 60<br />
<br />
Số lượng bệnh trung bình<br />
<br />
Kết quả TB +/- ĐLC, n (%)<br />
68,12 ± 7,6<br />
725 (66,57)<br />
364 (33,42)<br />
239(21,94)<br />
223 (20,47)<br />
359 (32,96)<br />
268 (24,60)<br />
2,34<br />
<br />
Bệnh chính thường gặp là lý do nhập viện<br />
của người bệnh<br />
Bảng 2. Bệnh chính thường gặp là lý do nhập viện.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Nghiên cứu điều tra trực tiếp qua hồ sơ<br />
lưu trữ các bệnh nhân nhập khoa Nội Tiêu hóa<br />
điều trị.<br />
Các biến số cần thu thập: tuổi, giới, bệnh<br />
chính, bệnh kèm theo.<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 11.5. Các<br />
biến số định lượng được mô tả bằng giá trị trung<br />
bình và độ lệch chuẩn – SD (standard deviation).<br />
Các biến số định tính được mô tả bằng tần suất<br />
và tỉ lệ phần trăm.<br />
<br />
16<br />
<br />
So sánh các biến số giữa các nhóm tuổi dùng<br />
phép kiểm χ2 hoặc phép kiểm chính xác Fisher<br />
(khi tần số trong bất kỳ một ô nào < 5) với các<br />
biến số định tính.<br />
<br />
Bệnh chính<br />
Viêm dạ dày<br />
Xơ gan<br />
Viêm gan mạn<br />
Đái tháo đường týp 2<br />
Viêm trào ngược dạ dày thực quản<br />
Viêm đại tràng<br />
Tăng huyết áp<br />
Ung thư gan<br />
Viêm tụy<br />
Ung thư đại tràng<br />
<br />
Kết quả n (%)<br />
269 (24,70)<br />
215 (19,74)<br />
173 (15,89)<br />
163 (14,96)<br />
79 (7,25)<br />
66 (6,06)<br />
63 (5,78)<br />
23 (2,11)<br />
25 (2,29)<br />
13 (1,19)<br />
<br />
Nhận xét: viêm loét dạ dày tá tràng là<br />
nguyên nhân thường gặp nhất, tiếp đến xơ gan,<br />
viêm gan mạn…<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 3 * 2014<br />
Mười bệnh kèm theo thường gặp<br />
Bảng 3. Mười bệnh kèm theo thường gặp.<br />
Bệnh<br />
1. Tăng huyết áp<br />
2. Đái tháo đường<br />
3. Bệnh tim thiếu máu cục bộ<br />
4. Di chứng TBMMN<br />
5. Bệnh lý xương khớp<br />
6. Bệnh thận mạn<br />
7. Bướu lành tiền liệt tuyến<br />
8. Viêm dạ dày<br />
9. Rối loạn nhịp tim<br />
10. Rối loạn chuyển hóa lipid<br />
<br />
Kết quả n (%)<br />
624 (57,30)<br />
344 (31,58)<br />
294 (26,99)<br />
167 (15,33)<br />
260 (23,87)<br />
152 (13,95)<br />
151 (13,86)<br />
247 (22,68)<br />
57 (5,23)<br />
234 (21,48)<br />
<br />
Số bệnh phối hợp theo nhóm tuổi<br />
Bảng 5. Số bệnh phối hợp theo nhóm tuổi.<br />
Nhóm tuổi<br />
< 60<br />
60-69<br />
70-79<br />
≥ 80<br />
<br />
Số bệnh trung bình<br />
1,61<br />
2,08 ± 1,0<br />
2,51 ± 1,1<br />
3,10 ± 1,0<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, người có<br />
tuổi > 60 là chủ yếu chiếm tỉ lệ 78.% cao hơn so<br />
với các tác giả Trịnh Thị Bích Hà(8), Trần Văn<br />
Thanh Phong(7) và Nguyễn Thành Danh(3) lần<br />
lượt là 37,7%, 35,4% và 34,4%. Tỷ lệ nam giới<br />
chiếm đa số (66,57%), nữ chiếm 33,42% (bảng<br />
1), tương đương với nghiên cứu của Nguyễn<br />
Thành Danh (65% và 35%), và cao hơn so với<br />
Trần Văn Thanh Phong (52,3%; 47,7%). Điều<br />
này được giải thích là do đặc thù bệnh viện<br />
Thống Nhất, là bệnh viện điều trị cho cán bộ<br />
trung và cao cấp nghỉ hưu, nên tỷ lệ người cao<br />
tuổi nhiều hơn và nam giới chiếm ưu thế hơn<br />
so với nữ. Theo tác giả Trần Anh Tuấn(6), cán<br />
bộ công chức là nữ luôn thấp hơn nam giới,<br />
tổng số cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên,<br />
công chức nữ chiếm 31,9%, trong đó các cơ<br />
quan Nhà nước ở Trung ương, công chức nữ<br />
chiếm 34,5%; các cơ quan Nhà nước ở địa<br />
phương, công chức nữ chiếm 28,7%; ở cấp xã,<br />
công chức nữ chiếm 16,2%.<br />
Tuổi trung bình là 68,12 ± 7,6, nhóm tuổi 7079 chiếm tỉ lệ nhiều nhất (32,96%), kế đến là<br />
nhóm tuổi từ 80 trở lên chiếm 24,60%, và thấp<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhất là nhóm tuổi 60-69 (20,47 %) (bảng 1) tương<br />
tự nghiên cứu của Phạm Thắng(4), nhóm 70-79<br />
tuổi chiếm đến 44,4%, cũng phù hợp với báo cáo<br />
năm 2010 của Bộ Y tế, tuổi thọ trung bình của<br />
người Việt Nam là 72,8 tuổi (nam 70,2 tuổi và nữ<br />
75,6 tuổi).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, số bệnh<br />
trung bình ở nhóm tuổi 60-69 là 2,08 ± 1,0 bệnh,<br />
nhóm 70-79 tuổi là 2,51 ± 1,1 bệnh, và nhóm từ<br />
80 tuổi trở lên mắc trung bình là 3,10±1,0 bệnh<br />
(Bảng 5). Theo tác giả Trần Văn Thanh Phong(7),<br />
số bệnh trung bình ở nhóm tuổi 60-69 là 1,8<br />
bệnh, 70-79 tuổi là 2,1 bệnh và từ 80 tuổi trở lên<br />
là 2,4 bệnh. Tác giả Harugeri tại Ấn Độ(1) nhận<br />
xét số bệnh mà người cao tuổi mắc từ 2-3 bệnh<br />
chiếm 58,6%, 4 bệnh chiếm 22,4% và 1 bệnh là<br />
19%. Theo tác giả Hsi-Yen Lin(2), người cao tuổi<br />
mắc 1 bệnh chiếm tỉ lệ 27,8%, 2 bệnh chiếm 46%<br />
và 3 bệnh chiếm 21,2%. Kết quả nghiên cứu của<br />
chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu của<br />
các tác giả trong và ngoài nước. Từ đó chúng tôi<br />
nhận thấy rằng đa số người cao tuổi có từ 2-3<br />
bệnh, và tuổi càng cao số bệnh mắc càng nhiều.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 10 bệnh<br />
thường gặp là: Viêm dạ dày, xơ gan, viêm gan<br />
mạn, viêm tụy cấp, đái tháo đường, tăng huyết<br />
áp, viêm đại tràng (Bảng 4).<br />
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thành Danh<br />
ở bệnh viện Củ Chi năm 2012, những bệnh<br />
người cao tuổi thường mắc là: THA 41,3%,<br />
viêm dạ dày 22%, BTTMCB 15,8%, ĐTĐ 14,2%,<br />
TBMMN 9,2%, bệnh lý xương khớp 8,5%,<br />
BPTNMT 6,9%, suy tim 5,9% và bệnh thận mạn<br />
5,7%. Theo tác giả Trần Văn Thanh Phong<br />
nghiên cứu mô hình bệnh tật tại bệnh viện Chợ<br />
Rẫy năm 2011, người cao tuổi có tỉ lệ mắc bệnh<br />
cao hơn người dưới 60 tuổi ở các bệnh như:<br />
THA là bệnh có tỉ lệ cao nhất 29,8%, ĐTĐ 13%,<br />
TMCBCT 9,4%, TBMMN 8,5%, ung thư gan<br />
7,3%, ung thư đại tràng 4,9% và ung thư phổi<br />
4,0% lần lượt là các bệnh trong 10 bệnh hàng<br />
đầu ở người cao tuổi(7). Theo nghiên cứu của<br />
Trịnh Thị Bích Hà năm 2011 về mô hình và đặc<br />
điểm bệnh tật ở người cao tuổi nội trú Bệnh<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />
17<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
viện Nhân Dân Gia Định(8) cho kết quả 10 bệnh<br />
thường gặp ở là: THA (40,3%), BTTMCB<br />
(26,7%), bệnh mạch máu não (17,3%), ĐTĐ<br />
(14,7%), viêm phổi (12,7%), BPTNMT (10,7%),<br />
bệnh thực quản-dạ dày-tá tràng (6,3%), suy tim<br />
(6%), bệnh thận mạn (4,7%) và xơ gan (3,7%).<br />
So sánh kết quả này với kết quả của chúng<br />
tôi cho thấy đều có các bệnh thường gặp như:<br />
THA, ĐTĐ, BTTMCB, TBMMN và ung thư.<br />
Trong nghiên cứu của Michael B(5), bệnh kết<br />
hợp thường gặp là: THA (63%), ĐTĐ (31%),<br />
bệnh phổi mạn (27%), rối loạn điện giải (26%),<br />
thiếu máu (19%), suy tim sung huyết (14%),<br />
nhược giáp (14%), bệnh mạch máu ngoại biên<br />
(10%), trầm cảm (8%), bệnh thận mạn (8%). Theo<br />
nghiên cứu của tác giả Lin Hi-Yen (2) năm 2008,<br />
bệnh thường gặp ở người cao tuổi là: THA<br />
(24,2%), BTTMCB (14,1%), ĐTĐ (11,5%),<br />
TBMMN (5,9%), bệnh lý dạ dày ruột (3,9%).<br />
Tác giả Harugeri (Ấn Độ) (1), nghiên cứu trên<br />
814 bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) nhập viện, thì<br />
bệnh THA vẫn đứng hàng đầu (41,5%), kế đến là<br />
bệnh ĐTĐ (34%). Kết quả này cũng phù với<br />
nghiên cứu của chúng tôi.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
3. Những bệnh nội khoa kèm theo tăng huyết<br />
áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đường,<br />
bệnh thận mạn, rối loạn chuyển hóa lipid.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Qua nghiên cứu này chúng tôi rút ra được<br />
một số kết luận như sau:<br />
1. Bệnh nhân vào điều trị nội trú tại khoa nội<br />
Tiêu hóa có độ tuổi cao nhất là 98, tuổi trung<br />
bình là 68,12 tuổi. Tỉ lệ bệnh nhân nam/nữ = 1,99<br />
<br />
18<br />
<br />
2. Các bệnh tại khoa tiêu hóa chiếm tỉ lệ cao<br />
nhất lần lượt là: viêm dạ dày, xơ gan, viêm gan,<br />
đái tháo đường type 2, viêm trào ngược dạ dày<br />
thực quản, viêm đại tràng mạn.<br />
<br />
Harugeri A, Joseph J, and P. G (2010), “Potentially inappropriate<br />
medication use in elderly patients: A study of prevalence and<br />
predictors in two teaching hospitals”, J Postgrad Med, vol. 56, pp.<br />
186-91.<br />
Hi YL, et al. (2008), “Association of Potentially Inappropriate<br />
Medication Use with Adverse Outcomes in Ambulatory Elderly<br />
Patients with Chronic Diseases”, Drugs Aging, vol. 25(1), pp. 4959.<br />
Nguyễn Thành Danh (2012), “Chỉ định thuốc không thích hợp ở<br />
NCT nội trú Bệnh viện Củ Chi năm 2010”, Luận án chuyên khoa<br />
cấp 2, Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
Phạm Thắng (2009), “Mô hình bệnh tật của NCT điều trị tại viện<br />
Lão khoa Quốc gia”, Tạp chí Y học thực hành, tập 666(6), tr. 41-44.<br />
Rothberg MB., Pekow PS, Liu Fengjuan et al (2008), “Potentially<br />
Inappropriate Medication Use in Hospitalized Elders”, Journal<br />
of Hospital Medicine, vol. 3(2), pp. 95<br />
Trần Anh Tuấn, Vấn đề bình đẳng giới trong quá trình tiếp tục cải<br />
cách chế độ công vụ, công chức, tại<br />
website<br />
http://www.caicachhanhchinh.gov.vn/<br />
Trần Văn Thanh Phong (2011), “Mô hình và đặc điểm Bệnh tật<br />
ở NCT điều trị nội trú Bệnh viện Chợ Rẫy”, Luận văn Thạc sĩ Y<br />
học, Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
Trịnh Thị Bích Hà (2011), “Mô hình và đặc điểm bệnh tật của<br />
người cao tuổi điều trị nội trú Bệnh viện Nhân Dân Gia Định từ<br />
01/01/2009 đến 31/12/2009”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú năm<br />
2011, Đại học y dược Tp. Hồ Chí Minh<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
03-04-2014<br />
1-04-2014<br />
20 – 05 - 2014<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014<br />
<br />