intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ cấu tổn thương trong vụ tai nạn sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ tại Bệnh viện 121

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

25
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định cơ cấu tổn thương trong vụ tai nạn sập nhịp dẫn cầu cần Thơ tại BV121; rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức cứa chữa nạn nhân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ cấu tổn thương trong vụ tai nạn sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ tại Bệnh viện 121

  1. Cơ cấu tổn thươ ng trong vụ tai nạn sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ tại bệnh viện 121 B SC K II Trần Thanh Quang, B SC K IIN guyễn M inh Thuần' T Ó M TẮT 8h30 phút ngày 26/9/2007 đã xảy ra một vụ thảm họa nghiêm trọng,- sập nhịp dân câu Cân Thơ. Ngay sau tai nạn, BV121 QK9 đã cùng với các cơ sỏ' y íế đóng trên địa bàn TP Cân Thơ và tĩnh Vĩnh Long phối họp với các bệnh viện tuyến trên ở TP Hô Chí Minh tô chức cứu chữa và điều trị cho nạn nhân trong vụ tai nạn trên. Riêng tại BV121 đã tồ chức điều trị cho 32 nạn nhân bị thương và giải quyết tử nạn cho toàn bộ nạn nhân bị tử thương - 54 người. Tổng kết cơ cấu tổn thương trong vụ tai nạn này, chúng tôi nhận thấy: - Tốn thương vùng đầu mặt cồ 18 nạn nhân, chiếm 60%; vùng ngực bụng ĩ ỉ nạn nhân chiêm 36,67%; ở tứ chi 19 nạn nhân chiếm 63,33%; cấp cứu tối khẩn cấp 6 nạn nhân chiêm 20% và phâu thuật 8 nạn nhân chiếm 26,67%. - Tât cả cảc nạn nhân, trong đó cỏ nhiều nạn nhân bị sốc chấn thương do tổn thương nhiều cơ quan phủ tạng đã được hồi sức chống sốc và điều trị thành công 100%. - Tô chức xử trí chu đảo cho 52 nạn nhân bị tử vong tại hiện trường (trong đó cổ 37 nạn nhân được chuyến đến ngay trong ngày đầu tiên, 15 nạn nhân trong những ngày tiếp theo) và 2 nạn nhân tử vong tại BV121, cho đến nay chưa có dấu hiệu sai sót gì. h ĐẶT VẨN ĐÈ Trong lịch sử hình thành và phát triền của xã hội, con người luôn phải đối mặt với những thiên tai thảm khốc như lụt lội, động đất, sóng thần, sự cố đồ vỡ các công trình v .v ... Có những thảm họa do thiên tai gây ra nhưng cũng có những thảm họa phát sinh từ sự can thiệp của con người. Những tai nạn ảnh hưởng trên nhiều người cùng một lúc, cho dù do bất cứ nguyên nhân nào, luôn là một thách thức và là gánh nặng đối với ngành y tế chúng ta. Thực tế cho thấy nhiều địa phương, nhiều cơ sở y tế hiện nay chưa thật sự đầu tư cho cônịị tác phòng chống thảm họa và vì vậy, khi có thảm họa xảy ra chúng ta thường ở thế bị động, hiệu quả cứu nạn ngay tại chỗ luôn có nhiều thiếu sót và hiệu quả chưa cao. Thảm họa sập nhịp dẫn cầu c ầ n Thơ lúc 8h50 ngày 26/9/2007 đã ỉàm nhiều người chết và bị thương. Việc cấp cứu và điều trị đã được ngành ỵ tế c ầ n Thơ, Vĩnh Long, BV121 và có sự hỗ trợ của các BV chuyên sâu ở TP HCM phối hợp, góp phần khắc phục có hiệu quả sự cố tai nạn íhảm khốc này. Xác định nhiệm vụ của mỗi BV cần phải luôn quan tâm và tìm cách ứng phó khi tình huông thảm họa xảy ra, đảm bảo phù họp nhất với điều kiện cỏ thể từ mỗi cơ sở y tê, đông thòi vận đụng linh hoạt những kinh nghiệm qua y văn và thực tiễn 1 B ệnh viện 1 2 1 - Q K 9 219
  2. cấp cứu của các cơ sở y té khác trong và ngoài nước, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu: ~ Xác định cơ cấu tôn thương trong vụ tai nạn sập nhịp dẫn cầu cần Thơ tại B V 12L - R ú t ra m ột số bài học kinh nghiệm trong quá trình tể chức cứa chữa nạn nhân. 2. ĐỔI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 2.1. Đối tượng nghiên cứu - 32 nạn nhân nhập viện trong vụ sập nhịp dẫn cầu c ầ n Thơ, trong đó có: + 30 nạn nhân bị tổn thương các cơ quan phủ tạng do sập cầu. + 1 BN bị tăng HA do stress. + 1 BN (ỉà sinh viên) bị tai nạn trong quá trình cún nạn. - 54 nạn nhãn tử vong, trong đó có 2 nạn nhân tử vong sau khi được đưa đến khoa Hồi sức cấp cứu BV121 (đều do dập não nặng, máu tụ dưới màng cứng lượng nhiều, BN đã ngừng tim ngừng thở trên đường vận chuyển), 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả, không đối chứng. 2.2.2. Phương pháp tiến hành: - Hồi cứu bệnh án và toàn bộ hồ sơ lưu trữ các bệnh nhân điều trị tại BV121 và hồ sơ tử vong của các nạn nhãn trong vụ sập nhịp dẫn cầu c ầ n Thơ. - Các chỉ tiêu đánh giá được thu thập theo mẫu nghiên cứu thống nhất. 2.2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu: Tuổi, giới, cơ cấu tổn thương, công tác cấp cứu tại hiện trường và ở BV, cún chữa bước đầu tại BV, công tác truyền máu và sử dụng thuốc ngay khi tiếp nhận BN, diễn biến tại BV, công tác giải quyết tử thi. 2.2.4. X ử lý số liệu: theo phương pháp Toán thống kê Y học. 3. KỂT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm bệnh nhân: Bị thương T ử vong Giới Tuổi SL % SL % Nam (%) Nữ (%) 40 6 18,75 12 22,23 220
  3. 3.2. Thời gian từ lúc tai nạn xảy ra đến khi nhập viện: TT T hòi gian (giờ) . SLBN Tỉ lệ % 1 3 4 12,34 Sau tai nạn tất cả các đơn vị ứng cứu đều xác định phải vận chuyển nhanh các nạn nhân về tuyến BV chuyên khoa, nên trong 30 nạn nhãn có đến 19 BN được chuyển đến BV chúng tôi ngay trong giờ đầu tiên; 5 BN trong giờ thứ hai, 2 BN trong giờ thứ ba và 4 BN ngày hôm sau xảy ra tai nạn được nhận chuyến từ BVDKTW Cần Thơ và BV Bình Minh theo nguyện vọng của gia đình nạn nhân. Qua tổng họp trên, chúng tôi thấy rằng công tác cứu hộ cứu nạn được lực lượng tại chỗ và các cơ quan y tế lân cận tiến hành rất khẩn trương và nhanh chóng. Tuy nhiên, ở những BN được lực lượng công nhân cứu hộ trong những thời khắc đầu tiên một số chưa được sơ cứu gì cả về chuyên môn, như băng bó, cố định... mặc dù số lượng này không nhiều. 3.3. Phân loại nạn nhân: Ngày 26/9 2 6 /9 -2 3 /1 0 Chuyên khoa Cộng SL % SL % Hôi sức 11 34.37 Ngoại chấn thương 8 25.00 3 9.37 32 Ngoại thần kinh 6 18/75 ' 2 6.25 Ngoại tổng quát 2 6.25 Nhà tang lễ 37 68.52 17 31.48 54 - Tổng số thu dung cấp cứu là 32, trong đó nhận chuyển 5 BN từ BVDKTW cần Thơ và BV huyện Bình Minh. - Chuyển viện: 03 BN: + Chuyển BV Việt - Pháp 2 BN (2 BN này đều đã tỉnh táo, chuyển theo nguyện vọng của gia đình ngày 28/9/2007) + Chuyến BV Chợ Ray 1 BN (do biến chứng viêm tụy hoại tử sau chấn thương, chuyển ngày 10/10/2007). - Tử vong 2/32 BN nhập viện. - Tồng số tử thi: 54 (có 2 BN tử vong tại BV) Các nạn nhân được đưa về BV 121 bằng xe hồng, đã được bổ sung cấp cứu ừên đường vận chuyển do tồ cấp cứu của BV cử theo mỗi xe thực hiện. 7 nạn nhân được tiến hành đặt ống NKQ, trong đó 5 trường hợp được đặt khẩn cấp trên đường vận chuyển và có 2 nạn nhân ngừng tim ngừng thở do dập não đã được hồi sinh tồng hợp, bao gồm ép tim ngoài lồng ngực, tiêm Adrenalin và bóp bóng qua ống NKQ trước khi đưa về đến BV. Nạn nhân lần lượt được đưa đến BV mỗi xe từ 2 đến 3 người. Công tác phân loại được tiến hành ngay và sau đó khấn trương đưa vào các khoa. 221
  4. Khoa Hồi sức cấp cứu đã tiến hành thiết lập đường truyền dịch và truyền máu ngay lập tức cho các nạn nhân khi được đưa đến BV. Trong đó có 7 BN được truyền ngay 1 đơn vị máu o để đảm bảo bù đắp nhanh khối lượng máu mất trong thời gian chờ đợi phân lập nhóm máu và xác định công thức máu. Các bệnh nhân còn lại được truyền ngay 500 ml dịch cao phân tử hoặc Ringerlactat, giảm đau bằng các íh n ôvp i-iiU V r»Vinm ỊM ẨẰAẲVÁiẲ ÌTẮYYrnhír* uU canvi ft(S v i v fipri h à ĩihi hăncr Vỉó v iv i* iitviià c ,ồ WV/j V itiriti V 'V 4.iii.ii. Hô SÌIT ƯV M ÌỢ Viiijjj* Công tác xét nghiệm làm công thức máu sau đó đã cho kết quả có 1 BN số lượng hồng cầu chỉ còn 800.000/mm3; 3 BN dưới 2.000.000/mm3 và 3 BN dưới 3.000.000/mm3. Việc truyền ngay máu o khi thấy BN có những triệu chứng sốc mất máu trong khi chưa xác định được nhóm máu là một trong những bài học kinh nghiệm được rút ra tò thời chiến tranh và trong sự cố lần này, việc ứng dụng đã mang lại hiệu quả khá tốt trong phòng và chống sốc tại khoa Hồi sức cấp cứu chúng tôi. Tổng cộng trong 12 giờ đầu đã sử dụng hon 40 đơn vị máu để chống sốc cho các nạn nhân, có những BN chúng tôi phải sử dụng băng quấn của máy đo huyết áp để truyền với tốc độ thật nhanh cho BN, góp phần chống sốc hiệu quả hơn; trong đó nhiều nhất là đã truyền tới 10 đon vị cho một BN (BN Hà Văn Huynh, chẩn đoán đa chấn thương (Vỡ gan, thủng dạ dày, dập tụy, dập não, gãy xương đùi trái, gãy 2 xương cẳng chân trái). Tiến hành thở máy cho 3 BN ngay khi được đưa đến BV, trong đó đã hồi sức tích cực và cai được máy thở cho BN Huynh sau khi đã thở máy 6 ngày. Tất cả những BN bị chấn thương bụng đều được tiến hành siêu âm tại giường để chẩn đoán tổn thương nội tạng. Kết quả đã phát hiện kịp thòi 4 BN có dịch trong 0 bụng và kết hợp với các triệu chứng lâm sàng, chúng tôi đã tiến hành mo cấp cứu mở ồ bụng khâu vết thưcmg rách gan (3 BN), khãu lỗ thủng dạ dày (1 BN), chảy máu mạc treo (3 BN). Những BN bị chấn thương sọ não đều được chụp CT Scanner và đã mồ cho 2 BN bị máu tụ trong não lượng nhiều. Tuy nhiên, cả 2 BN này đều đã ngừng tim, ngừng thở trên đường vận chuyển, khối máu tụ lại nhiều kèm theo dập não nặng nên đã tử vong sau 7 ngày hồi sức tích cực. Những BN bị chấn thương ngực đều được chụp X quang lồng ngực và đã phát hiện có 3 BN gãy xương sườn, 2 BN tràn máu tràn khí phế mạc và đã xử trí triệt đề. Những BN bị gãy xương chi trên và chi dưới, sau khi chống sốc ổn định đều được chụp X quang để chẩn đoán tình trạng thương tồn xương, tiến hành kéo liên tục hoặc bó bột cố định. 222
  5. 3.5. ỉ. Tôn thương vùng đầu mặt cổ: TT Tổn thương SLBN TI lệ % 1 Chấn động não 14 46,67 2 Dập não 5 16,67 3 Máu tụ dưới màng cứng 2 6,67 4 Máu tụ trong não 2 6,67 5 Tràn khí trong não 1 3,33 6 vết thương phần mềm 18 60,0 7 Gãy xương gò má 4 13,34 8 Gãy xương chính mũi 2 6,67 Tổn thương vùng đầu mặt cổ gặp khá nhiều, có 18/30 nạn nhân. Trong đó, những chấn thương nặng như dập não, máu tụ nội sọ gặp 8 nạn nhân. Chúng tôi đã tiến hành chụp CT Scanner cho tất cá các BN bị chấn thương vùng đầu mặt, mồ cấp cứu lấy máu tụ nội sọ cho 2 BN. Tuy nhiên, do mức độ tổn thương rất nặng, đã có những biến chứng về hô hấp và tuần hoàn trước khi về đến BV nên cả 2 BN này đều tử vong. 3.5.2. Tốn thương ngực bụng: TT Tổn thương SLBN Tỉ lệ % 1 Chấn thương ngực 7 23,33 2 Tràn máu màng phổi 2 6,6 7 3 Tràn khí màng phổi 2 6,67 4 Gãy xương sườn 3 10,0 5 Vở gan 3 10,0 6 Thủng dạ dày 1 3,33 7 Thủng ruột non 3 10,0 8 Tổn thương tuỵ ỉ 3,33' 9 ' Tổn thương mạc treo 2 6,67 Tổn thương ngực bụng gặp ít hơn chấn thương sọ não, nhưng đãy là những bệnh cấp cún tối khẩn cấp đối với những nạn nhân có vỡ tạng đặc đang chảy máu trong 0 bụng. Máy siêu âm xách tay là một trong các phương tiện cận lâm sàng giúp chẩn đoán rât nhanh tình trạng tôn thương trong ô bụng và chúng tôi đã phát huy triệt để vấn đề này, đã chỉ định mổ bụng cấp cứu chính xác cho 4 BN có hội chứng chảy máu trong và khắc phục được triệt để các tình trạng chảy máu trong, vỡ tạng trong ổ bụng. 223
  6. 3.5.3. Tổn thương cơ xương khỏp: TT Tổn thương SLBN Tỉ lệ % 1 Gãy xương đùi 6 20,0 .2 Gãy xương cẳng chân 7 23,33 3 Gãy xương cánh tay 3 10,0 4 Gãy xương cẳng tay 1 3,33 ■5 Gãv cột sống 2 6.61 6 Gãy khung chậu 3 10,0 7 Chấn thương phần mềm tứ chi 19 63,33 8 Mất da diện rộng ở chi trên và ngực 1 3,33 Tồn thương cơ xương khớp gặp rất nhiều, trong đó có 19 BN bị vết thương phần mềm ở tứ chi, 7 BN gãy xương và 1 BN mất da diện rộng vùng ngực và mặt trong cánh tay phải. Công tác sơ cún, băng bó cố định được tiến hành khẩn trương, khoa học, tất cả đều được phòng và chống sốc tốt, không có biến chứng nào xảy ra cho BN khi đã được đưa đến BV. Hiện các BN đang nằm tại BV121 đều đã được mồ kết hợp xương và vá da; sức khỏe của hầu hết các BN đều đang hồi phục tốt. 3.5.4. K ỹ thuật xử trí: TT Kỹ thuật SLBN TI lệ % 1 Chống sốc chấn thương 6 20,0 2 Đặt nội khí quản 7 23,33 3 Mở khí quản 4 13,34 4 Thở máy 3 10,0 5 Truyền máu 11 36,67 6 Mổ cấp cứu 8 26,67 Khoa Hồi sức cấp cứu đã huy động toàn bộ nhân lực kết họp với các học viên thực tập, tiến hành lau rửa vệ sinh sạch sẽ các nạn nhân, quản lý tư trang và trao trả đầy đủ cho thân nhân của họ. Công tác hồi sức hô hấp, hồi sức tuần hoàn, chống sốc chấn thương đã được tiến hành nhanh chóng, chính xác và khoa học. Một số BN rất nặng sau chấn thương đã được tập thế y bác sĩ của khoa điều trị. đạt kết quả rất tốt. Phòng mo của BV được trang bị 5 buồng mồ, công tác hồi sức trong quá trình phẫu thuật và sự phối hợp của các phẫu thuật viên đế xử lý nhiều thương tốn trên một BN đã góp phần cứu chữa thành công hầu hết các nạn nhân bị đa chấn thương và sốc rất nặng. Khoa xét nghiệm có cơ số sẵn sàng là 60 đơn vị, trong đó có 30 đơn vị nhóm máu o . Sau đó đã triển khai nhận máu từ nhân viên trong BV và các em học sinh" chuyên tu Bác sĩ đang thực tập tại BV là 50 đơn vị; một số cá nhân và tập thế tự nguyện hiến máu 68 đơn vị. Tổng số máu đã sử dụng cho công tác cấp cứu và điều trị nạn nhân trong tai nạn sập cầu c ầ n Thơ là 64 đơn vị. 224
  7. 6 BN được mổ cấp cứu ngay sau khi hoàn chỉnh chẩn đoán và chống sốc sơ bộ; bao gồm 4 BN mổ bụng giải quyết vô tạng đặc, chảy máu trong và 2 BN mồ sọ não giải quyết ổ máu tụ trong sọ. Tiếp theo, 3 ngày sau BV đã phối hợp vói tuyến trên mổ 2 BN chấn thương gãy cột sống. 3.5.5, Số lượng cơ quan ton thương trên mỗi nạn nhân: TT Số lượng cơ quan thưong tổn SLBN T ỉ lệ % 1 1 3,33 2 2 15 50,0 3 3 7 23,33 4 4 4 13,34 5 5 2 6,67 6 6 1 3,33 Qua tổng hợp chúng tôi thấy rằng nạn nhân đa số ỉà bị tù' 2 tồn thương 0 các cơ quan trở lên. Đặc biệt trong đó có những BN bị tổn thương rất phức tạp, tồn thương ở 5 đến 6 cơ quan khác nhau và đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng. Ngoại trừ 2 BN bị chấn thương, dập não nặng, đã ngừng thở trên đường vận chuyển đến BV, tất cả các BN đa chấn thương còn lại đều được cấp cứu và điều ừị thành công và ra viện. 1/ Hà Văn Huynh 42 tuồi. Chẩn đoán: sốc chấn thương do dập não, vỡ xương gò má trái; vỡ gan phãn thùy 5, thủng mặt trước dạ đày, dập tụy, gãy kín xương đùi trái, gãy kín 2 xương cẳng chân trái. Chuyển BV Chợ Rấy do biến chứng viêm tụy hoại tử ngày 10/10/2007. 2/ Lê Tuấn Đạt, 21 tuồi. Chẩn đoán: sốc chấn thương do vỡ gan, vỡ tiểu tràng, gãy khung chậu, gãy kín 1/3 giữa xương đùi phải, gãy kín 2 xương cẳng chân phải. 3/ Lưu Văn Khâm, 44 tuổi. Chẩn đoán: sốc chấn thương do vỡ gan trong bao, gãy xương sườn 11, gãy xương bả vai trái, sai khóp vai phải, gãy kín xương đùi phải, gãy kín 2 xương cẳng chãn trái. 4/ Nguyễn Quốc Trung, 31 tuổi. Chẩn đoán: Chấn động não, gãy xương cánh tay trái, gãy cột sống thắt lưng, vết thương phần mềm đầu, ngực, bụng và chi dưới. 5/ Ngô Thành Thụy, 36 tuồi, sốc chấn thương do gãy xương sườn, tràn máu tràn khí phế mạc bên phải, gãy trật đốt sống thắt lưng L l, gãy kín 2 xương cẳng chân phải. 6/ Trần Hoàng Tuấn, 32 tuổi, Chẩn đoán: sốc chấn thương do gãy xương đùi trái, gãy kín 2 xương cẳng chân trái, gãy kín xương cánh tay trái, khối máu tụ phúc mạc thành sau. l i Trần Văn Lộc, 24 tuổi. Chẩn đoán: Chấn thương ngực kín, gãy 5 xương sườn (từ 7 đến 11), gãy xương bả vai bên trái, tràn khí ừàn máu phế mạc trái; Gãy kín xương đùi trái. 225
  8. 3.5.6. Giải quyết các nạn nhân tử nạn: Có 17 nạn nhân bị tủ' nạn ngay trong ngày 26/9 và đến ngày 23/10 có 54 nạn nhân tủ’ nạn được đưa về giải quyết tại khoa Giải phẫu bệnh BV121. Ngoài nhân viên khoa Giải phẫu bệnh, BV đã cử thêm 1 đồng chí phụ trách công tác bảo vệ, 1 đồng chí phụ trách công tác chính sách và 5 đồng chí vệ binh để phối họp giải quyết tốt công việc này. Tất cả các nạn nhân tử thương đều được tắm rửa sạch sẽ sau khi đưa về tới BV, trong đó có một số do phát hiện muộn, xác các nạn nhân đã bị phân hủy rất ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng bộ phận này đã cùng với các cơ quan chức năng xác định chính xác lý lịch nạn nhân, một sô được khâm liệm tử tê và sau đó tô chức xe hồng đưa về bàn giao cho chính quyền địa phương và thân nhân chu đáo. Cho đến nay, công tác này đẵ cho thấy đảm bảo chính xác 100%, không có trường họp nào nhầm lẫn thân nhân và cũng không có trường hợp nào thắc mắc hay khiếu nại gì. 4. KỂT LUẬN Qua tổ chức thực hiện công tác cấp cửu, điều trị cho 30 nạn nhân bị chấn thương và giải quyết thương vong cho 54 nạn nhân trong tai nạn sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ ngày 26/9/2007, chúng tôi nhận thấy: - Tổn thương vùng đầu m ặt cể 18 nạn nhân, chiếm 60%; tổn thương vùng ngực bụng 11 nạn nhân chiếm 36,67%; tổn thương ở tứ chi 19 nạn nhân chiếm 63,33%; cấp cứu tối khẩn cấp 6 nạn nhân chiếm 20% và phẫu thuật 8 nạn nhân chiếm 26,67%. - Tất cả các nạn nhân, trong đó có nhiều nạn nhân bị sốc chấn thương do tẳn thương nhiều CO' quan phủ tạng đã được hồi sức chống sốc, phẫu thuật và điều trị thành công 100%. - Tổ chức xử trí chu đáo cho 52 nạn nhân bị tử vong tại hiện trường (trong đó có 37 nạn nhân được chuyển đến ngay trong ngày đầu tiên, 15 nạn nhân trong những ngày tiêp theo) và 2 nạn nhân tử vong tại BV121, cho đên nay chưa có dấu hiệu sai sót gì. 5. M ỘT SỐ BÀI HỌ C K IN H N G H IỆM 1/ Để có thể tiến hành cứu chữa đạt kết quả tốt nhất khi có nạn nhân hàng loạt nhập viện do thảm họa ở các BV tuyến chuyên khoa, lãnh đạo BV cần có ngay kế hoạch cụ thể và chi tiết, đảm bảo tính khoa học và logic, sau đó phô biên cho các khoa ban trong toàn BV để tổ chức thực hiện thật nhanh chóng. 2/ BV cần có kế hoạch cụ thể cho tình huống cấp cứu hàng loạt, trang bị đầy đủ các cơ số cấp cứu theo qui định, được cấp trên phê duyệt. Kiềm tra chu đáo và có tiến hành giáo dục, hướng dẫn, diễn tập thường xuyên cho toàn thể nhân viên. 3/ Các BV Quân đội phải chấp hành nghiêm việc thành lập các Đội phẫu thuật dã chiến, Đội điều trị, lực lượng cấp cứu thảm họa..., thường xuyên cùng cố và kiểm tra nhắc nhở, tổ chức diễn tập tình huống định kỳ và bất thường để đảm bảo tính chủ động khi có sự cố xảy ra. 4/ Các ừang thiết bị y tế hiện đại, đặc biệt là những thiết bị có thể di chuyển được dễ dàng như máy siêu âm xách tay, X quang tại giường cùng vói các loại máy 226
  9. hô hấp nhân tạo đã góp phần giúp chẩn đoán nhanh tình trạng và mức độ thương tật, xử trí tối khẩn cấp các thương tổn nặng nề, từ đó giúp cho công tác cấp cứu và điều trị đạt hiệu quả rất cao. 5/ Tố chức phối hợp công tác giữa các khoa ban thật khoa học và có kế hoạch chi tiết, hạn chế tránh tình trạng bị động khi cần. 6/ Cần thường xuyên giáo dục, hướng dẫn để nâng cao tay nghề cho các nhãn viên trong toàn BV. Tận dụng mọi lực lượng sẵn có đế tham gia cứu chữa nạn nhân, như lực lượng bảo vệ, vệ binh, học viên thực tập... 7/ Khi cần huy động máu, thì lực lượng đoàn viên thanh niên, học viên và đội ngũ hiến máu tinh nguyện ở mọi tầng lớp nhân đân luôn là nguồn cung cấp rất lớn, đảm bảo đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu về máu trong công tác cấp cứu hồi sức. 8/ Sự chỉ đạo kịp thòi của các BV tuyến trên, sự phối hợp chặt chẽ giữa các BV lân cận có ý nghĩa rất lớn trong kết quả cứu chữa nạn nhân, cùng nhau vì một mục tiêu chung là giảm tỉ lệ tử vong và hạn chế di chứng sau chấn thương. 9/ Giáo dục ý thức tự giác học tập, nâng cao y đức cách mạng, một lòng tận tụy với bệnh nhân như lời răn dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đối với ngành y tế: “Thầy thuốc như mẹ hiền". TÀI LIỆU TH A M KHẢO 1. K hải Dũng (2007), “Hội chứng vùi lấp do thảm họa”. 2. Lê Thế T ru n g (2003), “Đáp ứng y tế khẩn cấp trong thảm họa thiên tai” ~ Nhà xuất bản Y học. 3. Nguyễn Hồng Sơn (1997), “Triển khai tổ chức cấp cứu hàng l o ạ t - Bài giảng BSCKI Gây mê Hồi sức. 4. Tô Vĩnh Ninh (2007), “To chức và thực hiện cắp cứu tại B V nhân dân Gia Định” - Hội thảo khoa học Việt - Pháp, trang 165 “ 170. 5 W H O (1999), “Community emergency preparedness: a manual fo r manager and policy-maker 6. N O JI, E K (1997), “The public health consequences o f disaster” - Oxford University Press, New York. 227
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2