intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TỔN THƯƠNG CƠ BẢN CỦA TẾ BÀO VÀ MÔ

Chia sẻ: Va Ha Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:49

111
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Định nghĩa: là sự gia tăng số lượng các tế bào. Tăng sinh sinh lý: do đáp ứng với nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể. Ví dụ, sự tăng sinh của tuyến vú trong thời kỳ mang thai, và tăng sinh nội mạc tử cung sau mỗi chu kỳ kinh. Tăng sinh bệnh lý: Do sự đáp ứng với yếu tố kích thích kéo dài bất thường. Ví dụ, sự tăng sinh của tuyến thượng thận do hormone adrenocorticotropic (ACTH) được tiết ra từ u của tuyến yên, và sự tăng sinh của nội mạc tử cung do estrogen...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TỔN THƯƠNG CƠ BẢN CỦA TẾ BÀO VÀ MÔ

  1. TỔN THƯƠNG CƠ BẢN CỦA TẾ BÀO VÀ MÔ Ths. Nguyễn Văn Luân
  2. MỤC TIÊU 1. Mô tả và phân tích các dạng tổn thương do rối loạn thích nghi. 2. Mô tả và phân tích sự chết của tế bào. 3. Mô tả và phân tích các dạng tổn thương do tích tụ. 4. Giải thích về sự lão hóa của tế bào.
  3. Sự đổi mới tế bào
  4. 1. SỰ THÍCH NGHI
  5. 1. SỰ THÍCH NGHI Gồm bốn khả năng cơ bản như: sự tăng sinh, phì đại, teo đét, và chuyển sản.
  6. 1.1 Sự tăng sinh tế bào Định nghĩa: là sự gia tăng số lượng các tế bào. • Tăng sinh sinh lý: do đáp ứng với nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể. Ví dụ, sự tăng sinh của tuyến vú trong thời kỳ mang thai, và tăng sinh nội mạc tử cung sau mỗi chu kỳ kinh. • Tăng sinh bệnh lý: Do sự đáp ứng với yếu tố kích thích kéo dài bất thường. Ví dụ, sự tăng sinh của tuyến thượng thận do hormone adrenocorticotropic (ACTH) được tiết ra từ u của tuyến yên, và sự tăng sinh của nội mạc tử cung do estrogen kích thích kéo dài.
  7. 1.2. Phì đại tế bào Định nghĩa: sự tăng kích thước của tế bào. • Phì đại tế bào sinh lý: Do đáp ứng với nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể. Ví dụ, tập thể dục thì cơ bắp phát triển. • Phì đại tế bào bệnh lý: Do có yếu tố bất thường kéo dài. Ví dụ, gia tăng kích thước của tim do hẹp động mạch chủ. Hình thái học: • Đại thể: Cả hai dạng tổn thương tăng sinh và phì đại đều làm tăng kích thước cơ quan. • Vi thể: Phân biệt dựa theo đặc điểm chính của t ế bào.
  8. 1.3. Teo đét tế bào Định nghĩa: Giảm kích thước của một tế bào. • Teo đét tế bào sinh lý: Do đáp ứng với nhu cầu sinh lý bình thường. • Ví dụ, giảm kích thước của tử cung sau khi mang thai. • Teo đét tế bào bệnh lý: Do có yếu tố bất thường kéo dài. • Ví dụ, tinh hoàn ẩn, hay sự cung cấp máu giảm, hoặc lão hóa. Hình thái học: các cơ quan có kích thước nhỏ hơn bình thường. Teo còn xảy ra ở các tạng, mà các cơ quan này có kích thước bình thường (tức là, bởi vì nó không phát triển bình thường), được gọi là thiểu sản.
  9. Teo tinh hoàn
  10. 1.4 Chuyển sản • Định nghĩa: Sự thay đổi tạo nên mô mới, vẫn bình thường về hình thái nhưng bất thường về vị trí. Chuyển sản là tổn thương khả hồi. • Ví dụ: thực quản Barrett là do trào ngược dịch dạ dày vào thực quản, gây ra chuyển sản thượng mô gai thành thượng mô tuyến, hoặc chuyển sản gai trong phổi là do tiếp xúc của thượng mô hô hấp với độc tố trong thuốc lá.
  11. Chuyển sản gai thượng mô hô hấp
  12. Bệnh Barrett thực quản
  13. 2. SỰ TỔN THƯƠNG CỦA TẾ BÀO
  14. 2. SỰ TỔN THƯƠNG CỦA TẾ BÀO • Định nghĩa: là sự tổn thương của tế bào xảy ra khi các tế bào không thể thích nghi với môi trường mới. • Nguyên nhân: giảm oxy, thiếu máu cục bộ (giảm lưu lượng máu), yếu tố vật lý, hóa học, chấn thương, tác nhân truyền nhiễm, bức xạ và các chất độc, bất thường chuyển hóa, rối loạn chức năng miễn dịch (quá mẫn cảm), sự mất cân bằng về dinh dưỡng, và lão hóa. • Điểm quan trọng: Thiếu oxy và thiếu máu, dẫn đến sự thiếu chất dinh dưỡng và tích lũy các chất chuy ển hóa độc hại tế bào.
  15. • Khi nào sự tổn thương tế bào xảy ra? Nó phụ thuộc vào loại tế bào, thời gian, và mức độ nghiêm trọng của tác nhân, và khả năng thích ứng của tế bào bị ảnh hưởng.
  16. Sự tổn thương tế bào có thể xảy ra ở: • DNA • Màng tế bào • Các Protein • Sự sản sinh adenosine triphosphate (ATP) Có hai loại tổn thương tế bào: • Tổn thương tế bào khả hồi: tế bào phồng to, nhân đông, và nhân vỡ. • Tổn thương tế bào không khả hồi: nhân vón cục và nhân tan (mất tính chất ái kiềm).
  17. (1)hạch nhân (2) nhân (3) ribosome (4) túi tiết,(5) mạng lưới nội chất (ER) hạt, (6) bộ máy Golgi, (7) khung xương tế bào, (8) ER trơn, (9) ty thể, (10) không bào, (11) tế bào chất, (12) lysosome, (13) trung thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2