intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cơ chế một cửa quốc gia - tạo thuận lợi cho thương mại

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết phân tích lợi ích của Cơ chế một cửa quốc gia đối với người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, cũng đã đánh giá khái quát kết quả đạt được và hạn chế của Cơ chế một cửa quốc gia, các tồn tại, vướng mắc trong khâu thực hiện thủ tục của từng bộ, ngành liên quan trên Cổng thông tin một cửa cũng như các tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành; từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại hạn chế trong quy trình thủ tục, phương pháp thực hiện để tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất, nhập khẩu của cộng đồng doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cơ chế một cửa quốc gia - tạo thuận lợi cho thương mại

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA - TẠO THUẬN LỢI CHO THƯƠNG MẠI TS. Nguyễn Thị Lan Hương Khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính Nguyễn Trường Hùng Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cảng nội địa Tiên Sơn, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh TÓM TẮT: Bên cạnh cam kết hội nhập khu vực, xuất phát từ nhu cầu nội tại về phát triển kinh tế, tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư và kinh doanh, đảm bảo vị thế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã xác định cần nhanh chóng cải cách các thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực, coi đây là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Chính phủ trong giai đoạn hội nhập. Trong đó, việc thực hiện thành công Cơ chế một cửa quốc gia như là một công cụ chính của các cơ quan Chính phủ trong tạo thuận lợi cho thương mại. Cơ chế một cửa quốc gia là một trong những nội dung nhằm thực hiện mục tiêu cải cách hành chính mà Chính phủ đã đề ra, góp phần hoàn thiện chế độ, chính sách quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất, nhập khẩu, tạo thuận lợi cho thương mại và xây dựng Chính phủ điện tử. Bài viết phân tích lợi ích của Cơ chế một cửa quốc gia đối với người dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, cũng đã đánh giá khái quát kết quả đạt được và hạn chế của Cơ chế một cửa quốc gia, các tồn tại, vướng mắc trong khâu thực hiện thủ tục của từng bộ, ngành liên quan trên Cổng thông tin một cửa cũng như các tồn tại, vướng mắc trong công tác quản lý, kiểm tra chuyên ngành; từ đó đề xuất các giải pháp để khắc phục những tồn tại hạn chế trong quy trình thủ tục, phương pháp thực hiện để tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất, nhập khẩu của cộng đồng doanh nghiệp. TỪ KHÓA: Một cửa quốc gia; cơ chế một cửa quốc gia; cơ chế một cửa ASEAN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) bắt nguồn từ yêu cầu tạo thuận lợi cho thương mại của các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á thông qua việc ký kết Hiệp định về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN. Cơ chế một cửa quốc gia là một trong những yêu cầu bắt buộc để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN. Là thành 200
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” viên của ASEAN, Việt Nam đã tham gia ký kết Hiệp định và thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN. Triển khai tốt việc quản lý hàng hóa, phương tiện qua biên giới là một trong những biện pháp hữu hiệu để phòng chống buôn lậu, giảm thiểu gian lận thương mại, từ đó góp phần bảo đảm an ninh quốc gia, ngăn chặn các hoạt động vận tải và thương mại bất hợp pháp. Đây cũng là đòn bẩy để các Bộ, ngành kết hợp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong hoạt động quản lý, hướng tới mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử và thực hiện quá trình chuyển đổi số quốc gia. Giúp Việt Nam sẵn sàng về mặt kỹ thuật cũng như pháp lý để đàm phán các thỏa thuận song phương, đa phương trong việc công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn kỹ thuật, giấy phép/giấy chứng nhận điện tử nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính; giảm thời gian thông quan và tạo thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu ra các thị trường quốc tế; nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; góp phần tăng cường tính minh bạch, rõ ràng, giảm sự tiếp xúc giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước, góp phần phòng, chống tham nhũng. Trong triển khai Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại (TFA) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã thực hiện đúng lộ trình cam kết TFA với WTO và đã đạt được những tiến triển đáng kể với tỷ lệ đạt trên 80%. Theo kế hoạch, tỷ lệ thực thi TFA của Việt Nam sẽ đạt 94,5% vào ngày 31/12/2023 và 100% vào ngày 31/12/20241. Việc thực hiện NSW không chỉ xuất phát từ nhu cầu hội nhập và thực hiện cam kết quốc tế mà còn từ nhu cầu nội tại phải cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước (CQNN); từ đó, chủ động hơn trong công tác phối hợp liên ngành và tổ chức thực hiện. Việc triển khai tạo thuận lợi thương mại cần gắn liền với thực hiện Cơ chế một cửa (quốc gia, ASEAN và quốc tế). Sau quá trình chuẩn bị với nhiều cố gắng, tháng 11/2014, Việt Nam bắt đầu triển khai thủ tục hành chính đầu tiên thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) cũng như Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) là một trong những công cụ quan trọng để thực hiện Nghị quyết 19/NQ - CP năm 2015 của Chính phủ nhằm giảm thời gian thủ tục thông quan hàng hóa, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp (DN) và xã hội, góp phần đưa Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. Đến 04/10/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1899/QĐ-TTg về việc thành lập Ủy ban Chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, cơ quan thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia đặt tại Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan). Để đẩy nhanh công tác cải cách hành chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, quá cảnh; tham gia và triển khai đầy đủ Cơ chế một cửa ASEAN theo đúng cam kết và lộ trình thực hiện của các nước ASEAN và cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hoàng hóa xuất, nhập khẩu, Thủ tướng Chính 1 https://baotintuc.vn/chinh-tri/thuc-day-co-che-mot-cua-quoc-gia-co-che-mot-cua-asean-20220805191654482.html 201
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” phủ ban hành Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 và Quyết định số 1258/QĐ- TTg ngày 17/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1254/QĐ- TTg ngày 26/9/2018 về Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018-2020. Giai đoạn mới triển khai có 03 thủ tục được thực hiện đầu tiên trong Cơ chế một cửa quốc gia gồm: Thủ tục với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh tại 3 khu vực cảng biển: Hải Phòng; TP.HCM và Bà Rịa-Vũng Tàu. Các bộ, ngành tham gia giải quyết với 3 thủ tục nêu trên gồm: Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan); Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Y tế; Bộ Quốc phòng. Có 9 DN được lựa chọn tham gia NSW. Trong đó, khu vực cảng Hải Phòng có các công ty: SITC Việt Nam, Dịch vụ hàng hải Nhật Thăng và chi nhánh Công ty CP vận tải và thuê tàu tại Hải Phòng (Vietfrancht); khu vực cảng TP.HCM có các hãng tàu Hanjin Shipping Việt Nam, Vitamas (hãng NYK Line Vietnam) và Công ty đại lý Liên hiệp vận chuyển Gemadept; tại Vũng Tàu, các công ty tham gia gồm: Vận tải dầu khí Sài Gòn (SP Shipping), Hoyer Transport Việt Nam và Dịch vụ giao nhận vận tải Sao Đại Dương. Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu (Nghị định 85/2019/NĐ-CP) nhằm thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và tạo cơ sở pháp lý thống nhất để thực hiện thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thiết lập cơ chế phối hợp liên ngành trong công tác kiểm tra chuyên ngành trên nền tảng kết nối thông tin qua Cơ chế một cửa quốc gia. Đồng thời, còn tạo cơ sơ pháp lý thống nhất để cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành theo hướng giảm lượng hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, minh bạch hóa công tác kiểm tra chuyên ngành thông qua việc công bố các quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra. Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, khắc phục những chồng chéo, xung đột, bất cập tại các văn bản về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu. Đơn vị quản lý NSW là Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính. Việc vận hành NSW phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật thương mại, bí mật kinh doanh và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đảm bảo tính chính xác, minh bạch, khách quan, đầy đủ và kịp thời của các thủ tục hành chính được thực hiện thông qua NSW. Tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính thông qua NSW. 202
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” NSW sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp trên phương diện tạo thuận lợi thương mại. Thực tế, thời gian qua thực hiện NSW đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng bên cạnh đó vẫn còn có một số hạn chế, cần phải có thêm nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả thực hiện NSW và đẩy mạnh cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành nhằm tạo thuận lợi thương mại, cho cộng đồng doanh nghiệp. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA QUỐC GIA VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp và các bộ, ngành trong quá trình triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, Tổng cục Hải quan đã xây dựng “Cẩm nang về Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN”. Cẩm nang góp phần nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ về Cơ chế một cửa quốc gia tới người dân và doanh nghiệp. Nội dung của cẩm nang chia làm 2 phần: phần 1 giới thiệu chung về Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN (bao gồm: Lịch sử ra đời; Khái niệm Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN; Mô hình kết nối Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN; Quy trình thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN; Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN; Lợi ích khi triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN); Phần 2 giới thiệu về kết quả và kế hoạch trong thời gian tới (Kết quả triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN của Việt Nam; Mục tiêu triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN đến năm 2020; Lộ trình thực hiện các thủ tục hành chính đến năm 2020; Những việc doanh nghiệp cần thực hiện để triển khai Cơ chế một cửa quốc gia; Những việc các bộ, ngành cần thực hiện để triển khai Cơ chế một cửa quốc gia; Hỗ trợ của Tổng cục Hải quan). Cẩm nang chỉ ra rằng kể từ khi ký kết Hiệp định và Nghị định thư về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN năm 2005 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 11 được tổ chức tại Malaysia và Nghị định thư về xây dựng và thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN vào 2006 tại Campuchia. Theo đó, để triển khai Cơ chế một cửa ASEAN, các nước thành viên trong đó có Việt Nam cần phải triển khai Cơ chế một cửa quốc gia. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN và đã đạt được kết quả quan trọng, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục hành chính, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Dựa trên các nguồn thông tin thu thập được, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu tại bàn, sử dụng các thông tin, số liệu được thu thập từ các báo cáo chuyên ngành, mạng internet… để phân tích và tổng hợp các lý thuyết, dữ liệu, từ đó đưa ra một số vấn đề lý luận liên quan đến Cơ chế một cửa quốc gia và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia. 203
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Lợi ích của Cơ chế một cửa quốc gia Các nội dung về cơ chế một cửa đã được xây dựng để phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển trong nước mà vẫn đảm bảo được tinh thần của Hiệp định. Nội dung này đã được nội luật hóa trong Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn khác. Theo quy định tại khoản 3, Điều 4, Luật Hải quan 2014 thì Cơ chế một cửa quốc gia được hiểu là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Khi đó cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp. Cơ chế một cửa quốc gia được xây dựng bằng cách tiếp nhận thông tin và phản hồi từ các bộ, ngành và các bên liên quan gồm có: Các bộ, ngành chịu trách nhiệm quản lý và cấp phép đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh; Cơ quan hải quan; Người vận tải, đại lý giao nhận, đại lý hãng tàu; Cơ quan ngân hàng, bảo hiểm có liên quan; Doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, đại lý hải quan. Theo quy định tại Điều 7, Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1, Khoản 3 Điều 7, Nghị định 59/2018/NĐ-CP), các nội dung cơ bản thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia gồm: Người khai hải quan đảm bảo khai thông tin, nộp chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính khác liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu, quá cảnh, người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc tiếp nhận, xử lý và phản hồi kết quả cho người khai hải quan, đồng thời tiến hành trao đổi thông tin khai thủ tục hành chính và kết quả xử lý thông tin khai thủ tục hành chính. Người khai hải quan tiếp nhận kết quả xử lý thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất, nhập khẩu quá cảnh, người và phương tiện, xuất, nhập cảnh, quá cảnh. Dựa vào các kết quả xử lý của cơ quan nhà nước, cơ quan hải quan ra quyết định về việc thông quan và phản hồi cho người khai hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Quy trình để thực hiện các thủ tục cấp phép và thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu có giấy phép trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, doanh nghiệp sẽ thực hiện theo các bước: 204
  6. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Gửi đơn xin cấp phép, hồ sơ cấp phép, tờ khai hải quan và hồ sơ hải quan dưới dạng điện tử đến cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia sẽ chuyển đơn xin cấp phép của doanh nghiệp đến hệ thống cấp phép của các Bộ, Ngành liên quan. Các Bộ, Ngành xử lý hồ sơ xin cấp phép và chuyển giấy phép dưới dạng điện tử về Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia chuyển giấy phép dưới dạng điện tử về cho doanh nghiệp đồng thời gửi tới hệ thống của hải quan. Hải quan xử lý hồ sơ hải quan, đối chiếu thông tin giấy phép điện tử nhận được từ các Bộ, Ngành (nếu cần), quyết định kết quả thông quan và trả kết quả về Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia. Cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia trả kết quả thông quan về cho Doanh nghiệp và gửi kết quả đến hệ thống của các Bộ, Ngành để tham khảo. Theo quy định tại Nghị định 85/2019/NĐ-CP, NSW có chức năng tiếp nhận chứng từ điện tử, thông tin khai và các thông tin có liên quan, xác thực chữ ký số của người khai và các cơ quan xử lý; chuyển chứng từ điện tử, thông tin khai và các thông tin có liên quan của người khai đến hệ thống xử lý chuyên ngành đồng thời lưu trữ thông tin từ người khai trên NSW nhằm mục đích tra cứu, thống kê; tiếp nhận kết quả xử lý và thông báo từ hệ thống xử lý chuyên ngành; phản hồi kết quả xử lý cho người khai và hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan; lưu trữ trạng thái của các giao dịch điện tử, chứng từ điện tử được thực hiện trên NSW. Thời hạn lưu trữ trạng thái các giao dịch điện tử và chứng từ điện tử thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và quy định lưu trữ hồ sơ của pháp luật chuyên ngành. Bên cạnh đó, NSW còn có chức năng cung cấp thông tin bao gồm: Thông tin giải quyết thủ tục hành chính, thống kê số liệu theo yêu cầu từ các cơ quan xử lý và người khai phù hợp chức năng, thẩm quyền của cơ quan xử lý và quyền, trách nhiệm của người khai; đăng tải quy định của pháp luật chuyên ngành về chính sách quản lý, thủ tục hành chính và người thực hiện theo quy định của Nghị định 85/2019/NĐ-CP và kết nối với hệ thống thông tin của các quốc gia và vùng lãnh thổ theo thỏa thuận quốc tế đã ký kết, điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam là thành viên. Việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia thời gian qua bước đầu đã thực sự mang lại những hiệu quả to lớn trong công tác cải cách hành chính. Thứ nhất, đối với người dân và doanh nghiệp: Cơ chế một cửa quốc gia cho phép cá nhân, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính ngay tại Cổng thông tin một cửa quốc gia, từ đó giúp tiết kiệm thời gian hoàn thành thủ tục cấp phép và thông quan cho hàng hóa 205
  7. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” xuất, nhập khẩu, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính phải thực hiện. Việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính giúp cho cá nhân, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí chuẩn bị hồ sơ, đi lại, từ đó sử dụng nguồn lực một cách hợp lý, hiệu quả. Giúp chuyển đổi phương thức hoạt động sang môi trường điện tử, đào tạo nguồn lực sẵn sàng cho quá trình hội nhập hướng ra các thị trường có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao. Thông qua NSW, doanh nghiệp không còn phải trực tiếp làm việc với từng cơ quan nhà nước để hoàn thành các thủ tục hành chính, nhờ đó giảm được chi phí, thời gian, rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa; xây dựng nền hành chính công khai, minh bạch; góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế, cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Các thủ tục hành chính được thực hiện qua Cổng thông tin một cửa quốc gia giúp tăng cường tính minh bạch trong quá trình thực hiện thủ tục, các thông tin được công khai rõ ràng trên hệ thống nên doanh nghiệp có thể dễ dàng tra cứu và theo dõi. Việc thực hiện các thủ tục hành chính trên Cổng thông tin một cửa quốc gia yêu cầu doanh nghiệp phải nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý. Thứ hai, đối với cơ quan quản lý nhà nước: Bên cạnh lợi ích đối với doanh nghiệp, việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho các cơ quan quản lý nhà nước. NSW giúp các CQNN chuyển đổi sang thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử phi giấy tờ, thực hiện thủ tục hành chính điện tử - phương thức minh bạch, hiệu quả và thuận lợi cho cả khu vực công và khu vực tư nhân. CQNN chủ động hơn trong việc xây dựng văn bản pháp lý, quy trình thủ tục theo hướng đơn giản, cải cách, hiện đại, đặc biệt là thay đổi thói quen làm việc từ thủ công sang hiện đại, từ làm việc đơn lẻ, biệt lập sang trao đổi, hợp tác. Các cán bộ, công chức không chỉ được giảm thiểu gánh nặng về thủ tục hành chính mà còn nâng cao được cả trình độ chuyên môn và tư duy làm việc. Cơ chế một cửa quốc gia giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu các thủ tục dư thừa, không cần thiết về hồ sơ, quy trình thực hiện, đồng thời các thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp được cập nhật với độ chính xác và tin cậy cao hơn. Từ đó nâng cao hiệu quả kiểm soát và quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, các giao dịch hành chính được ghi nhận trên hệ thống là cơ sở để tiến hành đo lường hiệu quả hoạt động của CQNN, hỗ trợ cho việc cải cách quy trình thủ tục để phục vụ DN và người dân tốt hơn. Các CQNN sẽ có cơ sở dữ liệu để trao đổi với cơ quan đồng cấp ở các nước đối tác thương mại của Việt Nam về chứng từ hành chính điện tử, qua đó đơn giản hóa các hồ sơ, chứng từ áp dụng cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, tạo lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. 3.2. Thực trạng thực hiện cơ chế một cửa quốc gia tại Việt Nam Kể từ thời điểm được đưa vào áp dụng, việc thực hiện NSW đem đến nhiều kết quả khả quan. 206
  8. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Nội dung NSW được quy định ở Luật Hải quan 2014, Nghị định 08/2015/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý cho công tác tổ chức thực hiện. Xác định được các thủ tục sẽ đưa vào thực hiện đảm bảo tính khả thi cũng như đảm bảo đủ lưu lượng hàng hóa, để qua đó, có thể đánh giá tác động, phục vụ quá trình tổng kết, đánh giá và nhân rộng. Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) sẽ được thực hiện theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả về số lượng hồ sơ, thủ tục cũng như cải thiện thực chất hơn về điều kiện kinh doanh và thủ tục kiểm tra chuyên ngành, phục vụ đắc lực cho doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu, làm thỏa mãn mức độ hài lòng của doanh nghiệp. Cơ chế một cửa quốc gia là một trong những thủ tục quan trọng của hải quan, được quy định tại Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn. Theo quy định tại khoản 3, Điều 4, Luật Hải quan 2014 thì cơ chế một cửa quốc gia được hiểu là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Khi đó cơ quan QLNN quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp. Các nội dung về cơ chế một cửa đã được xây dựng để phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển trong nước mà vẫn đảm bảo được tinh thần của Hiệp định. Nội dung này đã được nội luật hóa trong Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn khác. Tính đến hết ngày 30/6/2022, cả nước có 249/261 thủ tục hành chính áp dụng cơ chế một cửa quốc gia được thực hiện tại 13 bộ, ngành, kết nối với gần 4,945 triệu bộ hồ sơ của 55.000 doanh nghiệp1. Có thể thấy, NSW được triển khai thực hiện đồng bộ trên phạm vi cả nước, với sự hợp tác và đồng lòng của tất cả các bộ, ngành có liên quan. Những kết quả đạt được trong thời gian qua cho thấy việc triển khai cơ chế này là hướng đi đúng đắn và phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai các thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia, một số thủ tục hành chính của các Bộ, ngành có thay đổi về mặt cơ sở pháp lý, yêu cầu nghiệp vụ dẫn đến phải rà soát, điều chỉnh các hệ thống liên quan như Cổng thông tin một cửa quốc gia, các hệ thống quản lý chuyên ngành gây ảnh hưởng trong việc bố trí nguồn lực để triển khai các thủ tục hành chính mới theo yêu cầu hệ thống. Bên cạnh đó, mỗi Bộ, cơ quan đều ban hành những quy định riêng về biểu mẫu hồ sơ, chứng từ mặc dù có rất nhiều thông tin giống hoặc tương tự nhau. Để đơn giản hóa về mặt thủ tục dựa trên những chuẩn mực, thông lệ quốc tế mà các nước đang áp dụng, Việt 1 https://thoibaotaichinhvietnam.vn/nhan-dien-cac-diem-kho-de-cai-thien-thu-tuc-tren-he-thong-mot-cua-quoc-gia- 116338.html 207
  9. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Nam đang thiếu một bộ mẫu chứng từ điện tử hợp nhất đối với các thủ tục hành chính một cửa nhằm tạo thuận lợi cho người làm thủ tục. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm tra chuyên ngành chưa đồng bộ, thống nhất; đã áp dụng quản lý rủi ro nhưng không hiệu quả; chưa áp dụng công nhận lẫn nhau, thừa nhận lẫn nhau; chưa áp dụng truy xuất nguồn gốc trong kiểm tra chuyên ngành; trình tự, thủ tục kiểm tra còn qua nhiều bước, quá mức cần thiết, không thống nhất, còn chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành; kiểm tra nhiều nhưng phát hiện kết quả rất thấp; chi phí kiểm tra chuyên ngành cao. 3.3 Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia Trước những yêu cầu mới, xuất phát từ kết quả đạt được cũng như tồn tại, khó khăn, cần thực hiện các giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện NSW như sau: - Tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho việc sử dụng, trao đổi chứng từ điện tử, hồ sơ điện tử đối với thủ tục hành chính trong nước và các nước, khối - cộng đồng kinh tế. Cần có các quy định về kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo Cơ chế một cửa quốc gia. - Tiếp tục hoàn thiện, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền xem xét, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành, danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS đang được các Bộ, ngành sửa đổi, bổ sung; khẩn trương triển khai việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và danh mục hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành kèm theo mã HS chưa được triển khai theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1254/QĐ-TTg và Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. - Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để chủ động đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung theo quy định, bảo đảm tạo thuận lợi thương mại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Rà soát và tiến hành sửa đổi, bổ sung các VB QPPL theo định hướng: Cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết; đơn giản hóa quy trình thực hiện; đơn giản hóa bộ hồ sơ, chứng từ xuất trình theo hướng áp dụng tối đa chứng từ điện tử; sử dụng lại các thông tin, chứng từ điện tử, quyết định hành chính đã được lưu trữ để thực hiện thủ tục hành chính thông qua NSW thay vì yêu cầu DN, tổ chức xuất trình. - Các Bộ, ngành, cơ quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan đầu mối trong việc thực thi Hiệp định tạo thuận lợi thương mại, đặc biệt là việc triển khai các cam kết về phối hợp quản lý biên giới, áp dụng quản lý rủi ro trong công tác nghiệp vụ có liên quan của các bộ, ngành, cũng như cung cấp thông tin kịp thời về các chế độ chính sách mới ban hành/sửa 208
  10. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” đổi liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa để đáp ứng việc thực thi đầy đủ Điều 1.2 Hiệp định Tạo thuận lợi thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về công bố thông tin trên mạng Internet. - Xây dựng bộ dữ liệu quốc gia về biểu mẫu và chứng từ điện tử trong lĩnh vực hành chính và thương mại để áp dụng chung cho tất cả các thủ tục hành chính thực hiện thông qua NSW. - Tạo cơ sở pháp lý cho việc sử dụng các dịch vụ do bên thứ ba cung cấp để đưa ra các tiện ích cho cả DN và các CQ QLNN trong quá trình thực hiện. - Hoàn thiện Cổng thông tin một cửa quốc gia sẵn sàng về mặt kỹ thuật để thực hiện ASW theo lộ trình và đảm bảo trao đổi, xử lý chứng từ thương mại với các nước, khối - cộng đồng kinh tế; giữa DN với DN nhằm tạo thuận lợi thương mại và tăng cường khả năng canh tranh quốc gia… - Đối với doanh nghiệp: Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước và chủ động nguồn lực, cơ sở vật chất để thực hiện đầy đủ các thủ tục trên Cơ chế một cửa quốc gia. Cần chủ động, tích cực tham gia ý kiến đóng góp về cơ sở pháp lý, cơ chế chính sách; đồng thời phản ánh vướng mắc, khó khăn và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia của Việt Nam. Tham gia đầy đủ các khóa đào tạo, tập huấn của các Bộ, ngành có liên quan về Cơ chế một cửa quốc gia. KẾT LUẬN Mặc dù còn nhiều tồn tại, thách thức, tuy nhiên việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả đạt được đã tạo ra bước đột phá và góp phần đáng kể trong việc giảm thời gian và chi phí làm thủ tục cho doanh nghiệp, tạo thuận lợi thương mại, nâng cao kim ngạch xuất, nhập khẩu. Thời gian tới, vẫn cần có thêm nhiều nỗ lực nâng cao hiệu quả thực hiện Cổng thông tin một cửa quốc gia và đẩy mạnh cải cách thủ tục quản lý, kiểm tra chuyên ngành nhằm giảm thiểu chi phí, thời gian của doanh nghiệp, tạo thuận lợi thương mại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cẩm nang về Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, 2017, Tổng cục Hải quan. 2. https://baotintuc.vn/chinh-tri/thuc-day-co-che-mot-cua-quoc-gia-co-che-mot- cua-asean-20220805191654482.html 3. https://consosukien.vn/thuc-hien-co-che-mot-cua-quoc-gia-co-che-mot-cua- asean-nhieu-nhiem-vu-dat-ra.html 209
  11. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 4. https://thoibaotaichinhvietnam.vn/nhan-dien-cac-diem-kho-de-cai-thien-thu- tuc-tren-he-thong-mot-cua-quoc-gia-116338.html 5. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ket-qua-thuc-hien-co-che-mot-cua-quoc- gia-va-co-che-mot-cua-asean-thoi-gian-qua-nhung-ton-tai-va-giai-phap-51169.html 6. https://binhphuoc.gov.vn/vi/haiquan/hai-quan-viet-nam/nghi-dinh-85-2019-nd- cp-tao-co-so-phap-ly-thong-nhat-de-thuc-hien-thu-tuc-hanh-chinh-theo-co-che-mot-cua- quoc-gia-182.html 7. https://vietnambiz.vn/co-che-mot-cua-quoc-gia-la-gi-nhung-noi-dung-khi-thuc- hien-co-che-mot-cua-quoc-gia-20190920135852266.html 8. ThS. Hoàng Thị Việt. Cơ chế một cửa quốc gia và ASEAN: Bước đột phá trong cải cách hành chính, hội nhập. Tạp chí Tài chính số 9 kỳ 2-2015. 9. Ủy ban chỉ đạo về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (2017). Cẩm nang về cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN. 210
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2