intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hoàn thiện cơ chế chính sách hải quan nhằm thực hiện thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên của hải quan các nước Asean

Chia sẻ: Vân Hi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này dự định nghiên cứu về các nội dung, quy định của Chương trình AEO/MRA, tìm hiểu quá trình tham gia thỏa thuận MRA của Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước ASEAN từ đó đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách Hải quan nhằm thúc đẩy có hiệu quả quá trình tham gia chương trình này. Việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề, thực tiễn trên có ý nghĩa trong việc hoàn thành mục tiêu trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 và hiện đại hóa ngành Hải quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hoàn thiện cơ chế chính sách hải quan nhằm thực hiện thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên của hải quan các nước Asean

  1. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” HOÀN THIỆN CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH HẢI QUAN NHẰM THỰC HIỆN THỎA THUẬN CÔNG NHẬN LẪN NHAU VỀ DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN CỦA HẢI QUAN CÁC NƯỚC ASEAN TS. Thái Bùi Hải An TS. Phạm Thị Bích Ngọc Khoa Thuế và Hải quan, Học Viện Tài chính TÓM TẮT Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế thế giới, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh tăng lên nhanh chóng, Hải quan Việt Nam đã đẩy mạng công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan, nhất là cải cách thủ tục hải quan và thực hiện cam kết quốc tế như cam kết của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) trong lĩnh vực hải quan, Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu của WCO (Khung tiêu chuẩn SAFE), hiệp định thương mại tự do (FTA)… Hải quan Việt Nam đã và đang có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc lưu thông hàng hoá, giảm thiểu các thủ tục rườm rà cho doanh nghiệp, nhưng đồng thời vẫn đảm bảo được sự quản lý của nhà nước về hải quan. Việc triển khai công nhận các doanh nghiệp ưu tiên (Authorized Economic Operator - AEO) là bước đi tất yếu nhằm thực hiện cam kết tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp trong việc tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Chương trình AEO được Hải quan Việt Nam thiết lập trên cơ sở tự nguyện tuân thủ của doanh nghiệp đối với cơ quan Hải quan, để tạo điều kiện thuận lợi cho AEO tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu được hưởng lợi ích không biên giới. Chương trình AEO đã không ngừng phát triển trong suốt gian qua và đã được các Chính phủ và doanh nghiệp các quốc gia chấp nhận, tuy nhiên vẫn còn không ít những thách thức đáng kể đối với hầu hết sự tiến triển đến cuối cùng của AEO chính là sự Công nhận lẫn nhau (MRA). Bài viết sẽ đề cập những khái niệm cơ bản, những lợi ích cũng như quá trình phát triển chương trình AEO ở Việt Nam, tìm hiểu những khó khăn, thách thức hiện nay để đi đến sự Thỏa thuận MRA cho các doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách Hải quan nhằm thực hiện thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên của Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước Asean. TỪ KHÓA: Chính sách, hải quan, doanh nghiệp ưu tiên, thỏa thuận công nhận lẫn nhau. 211
  2. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình công nhận AEO là bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa của các cơ quan Hải quan theo khuyến nghị của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Việc đẩy mạnh quản lý các AEO là một mũi nhọn trong đơn giản hóa thủ tục hải quan, thể hiện sự chuyển đổi trong quan điểm quản lý của cơ quan hải quan, từ việc xem doanh nghiệp là đối tượng bị quản lý sang thành đối tượng đồng hành cùng cơ quan Hải quan. Đây cũng là một yêu cầu trong nhiệm vụ cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của bất kỳ quốc gia nào, cũng như tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Khẳng định doanh nghiệp ưu tiên đánh dấu bước phát triển, quá trình tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật hải quan nói riêng của các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu giải phóng hàng hóa nhanh chóng của một lượng lớn doanh nghiệp, ngay từ năm 2005, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định 1952 về việc cấp thẻ ưu tiên thủ tục hải quan cho doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật hải quan hay còn gọi là “Thẻ vàng”. Tiếp đó, năm 2007, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 52/2007/QĐ-BTC quy định thí điểm thủ tục hải quan điện tử, trong đó dành hẳn một chương quy định về “Thương nhân ưu tiên đặc biệt”. Chương trình AEO tại Việt Nam chính thức được luật hóa từ Điều 42 đến Điều 45 trong Luật Hải quan năm 2014. Trước đó chương trình này đã chính thức được thực hiện với cơ sở pháp lý là Thông tư số 86/2013/TT-BTC. Ngoài ra, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP và Thông tư số 72/2015/TT-BTC hướng dẫn chi tiết thực thi chương trình đã tương thích khá cao với chuẩn mực, khuyến nghị thực hành về AEO của SAFE, đặc biệt là điều kiện an ninh chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế và hệ thống kiểm soát an ninh nội bộ doanh nghiệp là yếu tố bắt buộc đối với chương trình AEO. Khái niệm doanh nghiệp ưu tiên và chương trình doanh nghiệp ưu tiên gắn liền với khung tiêu chuẩn về an ninh, tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu trên đã được WCO thông qua năm 2005. Vấn đề doanh nghiệp ưu tiên cũng được quy định tại chuẩn mực chuyển tiếp 3.32 của Công ước Kyoto. Mục đích của chương trình AEO trong khuôn khổ Khung SAFE của WCO về đảm bảo an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu là nhằm cung cấp cho các doanh nghiệp tiêu chuẩn chất lượng được thừa nhận ở cấp độ quốc tế thể hiện rằng họ hoạt động trong một dây chuyền cung ứng an ninh và tuân thủ việc kiểm tra và quy trình thủ tục hải quan. Các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí nhất định có thể nộp đơn và được cấp chứng nhận AEO. Các AEO có thể có được lợi ích từ việc tạo thuận lợi trong quá trình kiểm tra hải quan và đơn giản hoá trong các quy tắc hải quan. Như hàm ý trong tên đầy đủ của Khung SAFE của WCO, nó đòi hỏi cần phải có sự cân đối giữa an ninh an toàn và tạo thuận lợi trong dây chuyền cung ứng quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng các tiêu chí có liên quan sẽ được cấp AEO và sẽ có thể được hưởng các lợi thế về lợi ích hải quan và thương mại. Gần đây, hội nghị trực tuyến về AEO 212
  3. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” thường niên lần thứ 5 diễn ra từ ngày 25 đến 27/5/2021, do Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) phối hợp với Hải quan Dubai tổ chức đã thu hút sự tham gia của các chuyên gia hàng đầu thế giới trong và ngoài hải quan về lĩnh vực AEO và MRA đã mang lại cho các nước thành viên cơ hội hiểu rõ được tầm quan trọng và xu hướng phát triển AEO/MRA trên toàn cầu hiện nay. Với Việt Nam, mặc dù đã triển khai Chương trình doanh nghiệp ưu tiên hơn 10 năm và đã ký Thỏa thuận hỗ trợ hành chính với một số nước về hợp tác hải quan. Nhưng trước đây do quy định về việc thẩm định các ký ủy quyền các chương trình AEO trong MRA chưa rõ dẫn đến Hải quan Việt Nam vẫn chưa phát triển được bất kỳ một MRA nào về doanh nghiệp ưu tiên đối với các nước nói chung và Hải quan các nước Asean nói riêng. Tháng 12/2020, thẩm quyền ký kết MRA đã được quy định cụ thể tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Đây cũng là một nỗ lực của Hải quan Việt Nam trong việc từng bước giải quyết các vấn đề để hoàn thành việc ký kết MRA. Ngày 14/2/2023, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Việt Nam Nguyễn Văn Cẩn và lãnh đạo hải quan các thành phố nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau theo cấu hình trực tuyến về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO). Cùng với việc tham gia sâu vào nhiều FTA thế hệ mới, việc tăng cường ký kết MRA trong chương trình AEO nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho AEO tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu được hưởng lợi không biên giới là một trong những định hướng phát triển của Ngành hải quan Việt Nam cho dù Chương trình này vẫn còn gặp không ít khó khăn, thách thức. Bài viết này dự định nghiên cứu về các nội dung, quy định của Chương trình AEO/MRA, tìm hiểu quá trình tham gia thỏa thuận MRA của Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước ASEAN từ đó đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách Hải quan nhằm thúc đẩy có hiệu quả quá trình tham gia chương trình này. Việc đi sâu nghiên cứu những vấn đề, thực tiễn trên có ý nghĩa trong việc hoàn thành mục tiêu trong Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2030 và hiện đại hóa ngành Hải quan. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Kể từ khi Chương trình AEO bắt đầu áp dụng triển khai thí điểm ở Việt Nam từ năm 2011, các chương trình AEO ở Việt Nam cũng như Thỏa thuận MRA đã không ngừng phát triển trong suốt qua. Đã có nhiều nghiên cứu liên quan về lĩnh vực này có thể kể ra một số các nghiên cứu gần đây như: - Đề tài NCKH cấp Học viện của TS Vũ Duy Nguyên (năm 2016), Một số giải pháp tăng cường quản lý tuân thủ hải quan đối với doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đến 2020. Đề tài nghiên đã cứu những vấn đề lý luận về quản lý tuân thủ, đánh giá thực trạng quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp XK, NK ở Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường quản lý tuân thủ đối với các doanh nghiệp này. 213
  4. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” - Đề tài Nghiên cứu thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên của một số cơ quan hải quan trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Hải quan Việt Nam của ThS. Lê Xuân Huế và TS. Nguyễn Hồng Phong (năm 2017) đã nghiên cứu các khuyến nghị của WCO về công nhận lẫn nhau đối với AEO; kinh nghiệm quốc tế về thỏa thuận công nhận lẫn nhau đối với AEO; thực trạng quản lý AEO của Hải quan Việt Nam; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Hải quan Việt Nam nhằm tiến tới thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO đối với một số nước. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện của TS Thái Bùi Hải An & TS Phạm Thị Bích Ngọc (năm 2011), Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt - Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam. Đề tài đã nghiên cứu lý luận chung về doanh nghiệp ưu tiên, đồng thời cũng đưa ra kinh nghiệm triển khai chương trình doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt ở một số nước và rút ra bài học kinh nghiệm xây dựng chương trình doanh nghiệp ưu tiên cho ngành Hải quan Việt Nam - Đề tài nghiên cứu cấp Học viện của TS Phạm Thị Bích Ngọc & TS Nguyễn Thị Minh Hòa (năm 2022), Quản lý doanh nghiệp ưu tiên (AEO) trong mô hình hải quan thông minh ở Việt Nam đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp ưu tiên, quản lý doanh nghiệp ưu tiên, đồng thời nghiên cứu mô hình hải quan thông minh, Đánh giá thực trạng công tác quản lý doanh nghiệp ưu tiên ở Việt Nam thời gian qua từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp ưu tiên trong mô hình hải quan thông minh ở Việt Nam. - Trần Thoang, Báo Haiquanonline.com.vn (năm 2021), Cần đẩy nhanh ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO. Bài báo đã đề cập đến lĩnh vực AEO và Thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRA), bài viết nêu bật vai trò của các chương trình AEO trong môi trường thương mại sau đại dịch Covid 19. Bài báo cũng đề cập đã đến lúc chuyển mô hình từ MRA song phương sang một quy ước AEO/ MRA theo một chuẩn quốc tế của WCO. - Hồng Nụ, Báo Haiquanonline.com.vn (năm 2022), Cần đẩy nhanh ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO. Bài báo đề cập đến việc triển khai chương AEO từ những năm 2011 và đã đáp ứng các điều kiện cơ bản của Khung tiêu chuẩn về an ninh và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu của WCO tuy nhiên lại chưa ký kết một thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO nào. Vì vậy cơ quan Hải quan cần đẩy nhanh ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO, nhằm đáp ứng yêu cầu của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia ký kết, cũng là để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp nói chung và AEO nói riêng. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với các phương pháp khác như tổng hợp, so sánh, thống kê.. nhằm làm rõ và giải quyết vấn đề nghiên cứu. Số 214
  5. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” liệu được sử dụng trong bài viết là số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng cục Thống kê, báo cáo Tổng Cục Hải quan, trang điện tử Bộ Tài chính, Hải quanonline ..và được tính toán, diễn đạt theo mục đích sử dụng của tác giả. 3. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Cơ sở lý luận về doanh nghiệp ưu tiên, Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên và Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên. Một trong những mục tiêu của Khung tiêu chuẩn WCO là tăng cường sự hợp tác giữa Hải quan - Doanh nghiệp. Đồng thời, một trong bốn nhân tố chính của Khung tiêu chuẩn là chỉ ra những ưu đãi Hải quan dành cho các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của an ninh dây chuyền cung ứng và chấp hành tốt pháp luật hải quan. Theo đó, ““Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt được định nghĩa là một bên tham gia vào hoạt động lưu chuyển hàng hóa quốc tế, được cơ quan Hải quan công nhận tuân theo những tiêu chuẩn của WCO hoặc những tiêu chuẩn an ninh dây chuyền cung ứng tương đương”. Vậy, doanh nghiệp và doanh nghiệp ưu tiên theo quy định đó được hiểu là: - Doanh nghiệp là một công ty, doanh nghiệp hay cá nhân mà trong quá trình thực hiện kinh doanh, tham gia vào các hoạt động chịu sự điều chỉnh của pháp luật hải quan. - Doanh nghiệp ưu tiên là doanh nghiệp tham gia vào luồng luân chuyển hàng hoá quốc tế do đáp ứng được một số điều kiện nhất định, được coi là đáng tin cậy trong các hoạt động liên quan tới hải quan, an ninh và an toàn. Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt có thể là nhà sản xuất, người xuất khẩu, người nhập khẩu, đại lý làm thủ tục hải quan, người vận chuyển, người gom hàng, tổ chức trung gian, cảng vụ, sân bay, kho hàng…. Lợi ích của doanh nghiệp ưu tiên mà chương trình AEO mang lại là nhằm tạo ra sự cân bằng giữa việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và đảm bảo an ninh, an toàn hàng hóa nói riêng, an ninh xã hội nói chung. Theo khung tiêu chuẩn SAFE về đảm bảo và tạo thuận lợi thương mại toàn cầu của Tổ chức Hải quan thế giới, những lợi ích của cơ chế doanh nghiệp ưu tiên được chia thành 02 nhóm. Thứ nhất, nhóm các lợi ích chung bao gồm các chính sách về giảm thiểu thủ tục hành chính, giảm thời gian giao nhận, lưu kho hàng hóa, ưu tiên trong tiếp cận thông tin và trao đổi với chính phủ và các cơ quan như: Trong trường hợp doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên, sẽ nhận được nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hàng hóa. Hiệu quả đầu tiên và dễ nhận thấy chính là rút ngắn được thời gian thông quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp. Được ưu tiên thứ tự làm thủ tục hải quan và thông quan nhanh góp phần tạo điều kiện đưa hàng về nhà máy nhanh chóng khi hàng đến cảng. Qua đó, không chỉ giảm được chi phí lưu kho hàng hóa, 215
  6. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” mà còn đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh tiêu dùng, giảm đáng kể thời gian và nhân lực đi lại, không gây ứ đọng hàng tại các cảng, không bị phạt phí lưu container, đồng thời doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc lấy hàng, đảm bảo thời gian giao hàng… Bên cạnh đó, doanh nghiệp ưu tiên còn được miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa cũng khiến cho các chi phí lưu container, kho bãi, cảng giảm đi một cách đáng kể. Thứ hai, nhóm các lợi ích cụ thể cho từng bên trong giao dịch xuất nhập khẩu bao gồm người xuất khẩu, người nhập khẩu, đơn vị cung cấp dịch vụ kho bãi, đơn vị cung cấp dịch vụ logistics. Ngoài ra những lợi ích ở nhóm trên, ở đây lợi ích lớn nhất khi được công nhận doanh nghiệp ưu tiên là góp phần nâng cao uy tín thương hiệu của doanh nghiệp trên thương trường. Khách hàng của doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm về uy tín của doanh nghiệp, cùng với đó sẽ tạo ra uy tín lớn đối với các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại. Đây chính là những yếu tố tích cực thúc đẩy doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn lực, nhất là nguồn vốn dễ dàng hơn. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của xu hướng hợp tác, giao thương thông qua động thái tích cực đàm phán tiến tới ký kết các Hiệp định song phương và đa phương của các nước, chế độ doanh nghiệp ưu tiên cũng không đứng ngoài lề của các thỏa thuận về chính sách thương mại. Đạt được chế độ ưu tiên sẽ là cánh cửa rộng mở cho doanh nghiệp để tham gia hướng tới chế độ thỏa thuận công nhận lẫn nhau của các cuốc gia trong khu vực và quốc tế. Từ đó doanh nghiệp có thể từng bước tự tin khẳng định vị thế trên sàn thương mại toàn cầu. Ngoài ra, khi hoạt động là doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp sẽ được tham gia vào cộng đồng doanh nghiệp ưu tiên. Đây là tập hợp của những doanh nghiệp, tổ chức có quy mô hàng đầu, và có ảnh hưởng lớn tới tình hình kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương, nhiều nước. Tham gia vào cộng đồng doanh nghiệp ưu tiên sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội hợp tác kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn về quản lý doanh nghiệp và hoạt động xuất nhập khẩu, đóng góp vào quá trình xây dựng và điều chỉnh chính sách quản lý, trong đó có chính sách về thuế xuất nhập khẩu và thủ tục hải quan. Về thương mại quốc tế, doanh nghiệp ưu tiên có thể coi như một chứng chỉ đảm bảo về độ tin cậy, năng lực kinh tế, và tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp Để được công nhận là doanh nghiệp ưu tiên, các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 6 điều kiện, quy định tại Điều 42 Luật Hải quan 2014. Cụ thể, điều kiện thứ nhất là tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế trong 2 năm liên tục. Thứ hai là điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu. Về kim ngạch xuất nhập khẩu này, hiện nay cơ quan hải quan đưa ra 3 mốc kim ngạch. Đó là: Kim ngạch 100 triệu USD đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu; đạt kim ngạch 40 triệu USD đối với doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất trong nước; đạt 30 triệu USD đối với doanh nghiệp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản nuôi trồng tại Việt Nam. Điều kiện thứ ba là về thực hiện thủ tục hải quan điện tử, thủ tục thuế điện tử; có 216
  7. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” chương trình công nghệ thông tin quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp nối mạng với cơ quan hải quan. Thứ tư là điều kiện về thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Thứ năm là điều kiện về hệ thống kiểm soát nội bộ. Thứ sáu là điều kiện chấp hành tốt quy định của pháp luật về kế toán, kiểm toán. Công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition) là một khái niệm được thể hiện trong SAFE của WCO, theo đó hai hay các quốc gia ký kết một thỏa thuận để công nhận lẫn nhau về các ủy quyền của AEO nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, giảm thiểu những quy trình trong quá trình làm thủ tục thông quan nhanh chóng, vừa kiểm soát hữu hiệu tính tuân thủ pháp luật hải quan và nổ lực loại bỏ bớt sự trùng lắp . Theo Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên được Hải quan các nước ký kết trực tuyến, các nội dung trọng tâm được ký kết như công nhận lẫn nhau và các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Cụ thể, mỗi bên tham gia sẽ chấp nhận việc thẩm định và công nhận của Chương trình của bên tham gia khác cấp cho thành viên. Sau khi các bên đã thiết lập tính tương thích Chương trình của họ, mỗi bên tham gia sẽ đối xử với các thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác theo cách có thể so sánh với Chương trình của chính mình và cố gắng cung cấp các biện pháp tạo thuận lợi thương mại cho các thành viên trong phạm vi có thể như: Thông quan nhanh chóng bằng cách giảm việc kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, đối với hàng hóa xuất phát từ hoặc vận chuyển cho một thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác, tùy thuộc vào việc đánh giá mức độ rủi ro an ninh; Ưu tiên kiểm tra cho hàng hóa xuất phát từ hoặc vận chuyển cho một thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác đã được lựa chọn để kiểm tra thực tế. Trong trường hợp có sự gián đoạn đối với thương mại quốc tế, cố gắng ưu tiên thông quan nhanh cho hàng hóa có nguồn gốc từ hoặc được chuyển đến một thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác... Về nội dung trao đổi thông tin và liên lạc, các bên tham gia sẽ thiết lập cơ chế trao đổi thông tin để thực hiện có hiệu quả các biện pháp sau: Thường xuyên trao đổi cập nhật thông tin về thành viên thuộc Chương trình tương ứng của họ bao gồm tên, địa chỉ, định danh duy nhất/số tham chiếu AEO, tình trạng công nhận và bất kỳ thông tin liên quan khác thông qua một kênh liên lạc đã đồng ý theo một cách đảm bảo an ninh; Cung cấp thông tin cập nhật về những thay đổi đối với các Chương trình tương ứng của họ, bao gồm cả các thủ tục hành chính và thực hiện hoặc các thay đổi về tên của các Chương trình của mình, trao đổi thông tin có lợi được các bên đồng ý… Về tương lai, các bên tham gia sẽ tích cực triển khai thực hiện Thỏa thuận này nhằm củng cố an ninh chuỗi cung ứng và tăng cường lợi ích chung trong tạo thuận lợi thương mại của các bên tham gia. Mỗi bên tham gia cố gắng cung cấp cho các thành viên của Chương trình của các bên tham gia khác những lợi ích hơn nữa phù hợp với Thỏa thuận này; tham gia vào các cuộc đối thoại để thảo luận về các cơ hội để cho phép nối lại. 217
  8. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” 3.2 Thực trạng Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên và Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên ở Việt Nam. Mặc dù khái niệm tổng thể về AEO đã được các doanh nghiệp các quốc gia chấp nhận, nhưng vẫn còn đó những thách thức đáng kể đối với hầu hết sự tiến triển đến cuối cùng của AEO chính là sự Công nhận lẫn nhau. Hơn một nửa số thành viên của WCO đang thực hiện chương trình AEO và có gần 100 Thỏa thuận/Thỏa thuận công nhận lẫn nhau song phương được áp dụng. Tất cả các chương trình AEO này đều dựa trên các tiêu chuẩn đặt ra trong Khung Tiêu chuẩn An ninh và Tạo thuận lợi thương mại nhưng chúng được áp dụng không giống nhau ở mỗi quốc gia thành viên. Ở bất cứ quốc gia nào, cơ quan Chính phủ đều không đủ nhân lực rải khắp các cửa khẩu để vừa làm thủ tục thông quan nhanh chóng, vừa kiểm soát hữu hiệu tính tuân thủ pháp luật hải quan. Vì vậy, việc thiết lập quản lý doanh nghiệp ưu tiên là biện pháp cần thiết trong việc tăng cường hợp tác giữa Doanh nghiệp và Hải quan. Hình 1: Thống kê số lượng DNUT giai đoạn 2011-2021 (Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Cục Kiểm tra sau thông quan- TCHQ) Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, chương trình doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đã và đang phát huy tác dụng, gia tăng hiệu quả trong quản lý Nhà nước, đơn giản hóa thủ tục, thông quan nhanh chóng hàng hóa cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Năm 2020, số doanh nghiệp ưu tiên là 70 doanh nghiệp. Trong năm 2021, Tổng cục Hải quan đã làm thủ tục công nhận mới 02 doanh nghiệp, tạm đình chỉ 01 doanh nghiệp, gia hạn theo kế hoạch cho 16/17 doanh nghiệp, còn 01 doanh nghiệp đang làm thủ tục gia hạn theo kế hoạch, đảm bảo công tác gia hạn DNUT được thực hiện đúng tiến độ. 218
  9. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Năm 2021, trong bối cảnh thực hiện giãn cách xã hội do dịch bệnh Covid-19, lực lượng KTSTQ đã tích cực triển khai các giải pháp để thực hiện thủ tục gia hạn cho DNUT, hướng đến mục tiêu vừa tạo thuận lợi, không để gián đoạn hoạt động của DNUT, vừa đảm bảo công tác quản lý nhà nước về DNUT. Năm 2021, trên cả nước có tất cả 72 doanh nghiệp ưu tiên, trong đó có 24 doanh nghiệp Việt Nam, 15 doanh nghiệp Hàn Quốc, 16 doanh nghiệp Nhật Bản, còn lại là các doanh nghiệp Hoa Kỳ, Đài Loan, Ý, Đan Mạch, liên doanh Việt - Nga… Tổng số doanh nghiệp ưu tiên đến hết năm 2022 là 77 doanh nghiệp. Đơn vị tính: Doanh nghiệp Loại tuân thủ Số lượng DN Tỷ lệ (%) Doanh nghiệp ưu tiên 77 0,04 Doanh nghiệp tuân thủ mức cao 6.903 3,52 Doanh nghiệp tuân thủ trung bình 12.776 6,52 Doanh nghiệp tuân thủ mức thấp 139.983 71,46 Doanh nghiệp không tuân thủ 36.144 18,45 Tổng số doanh nghiệp 195.883 Bảng 1: Tình hình đánh giá tuân thủ doanh nghiệp năm 2022 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2022, Tổng cục Hải quan) Theo Điều 10 Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 25/11/2019 quy định việc phân loại mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan theo 5 mức độ tương ứng với khuyến nghị từ 1 đến 5. Theo đó, mức 1: doanh nghiệp ưu tiên; mức 2: tuân thủ cao; mức 3: tuân thủ trung bình; mức 4: tuân thủ thấp; mức 5: không tuân thủ. Ngoại trừ mức độ 1 là doanh nghiệp ưu tiên, với các mức độ tuân thủ còn lại, số lần bị xử phạt vi phạm hành chính là tiêu chí tác động chủ yếu, tác động khoảng 80% đến kết quả đánh giá mức độ tuân thủ doanh nghiệp. Như vậy, với số lượng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu năm 2022 đạt hơn 14,55 triệu tờ khai, tăng nhẹ so với năm 2021. So với cùng kỳ năm 2021 thì tỉ lệ luồng Xanh giảm 1%, luồng Vàng tăng nhẹ 0,79% và luồng Đỏ tăng 0,21%. Với số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu được đánh giá xếp hạng năm 2022 là 195.883 doanh nghiệp, có thể thấy số lượng doanh nghiệp ưu tiên chiếm một tỷ lệ còn khá nhỏ trong tổng quy mô doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Với Việt Nam, mặc dù đã triển khai Chương trình doanh nghiệp ưu tiên hơn 10 năm và đã ký Thỏa thuận hỗ trợ hành chính với một số nước về hợp tác hải quan. Nhưng trước 219
  10. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” đây do quy định về việc thẩm định các ký ủy quyền các chương trình AEO trong MRA chưa rõ dẫn đến Việt Nam nói chung và Hải quan Việt Nam nói riêng vẫn chưa phát triển được bất kỳ một MRA nào về doanh nghiệp ưu tiên. Trong năm 2016, Hải quan Việt Nam bắt đầu triển khai đàm phán thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO với Hải quan Hàn Quốc, theo chủ trương đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt. Đây là hoạt động khởi đầu, cơ hội tích lũy kinh nghiệm rất tốt để Hải quan Việt Nam triển khai với các quốc gia khác. Tiến trình đàm phán ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau của Việt Nam đang gặp một số khó khăn đáng kể liên quan đến các quy định về tiêu chí xét duyệt, công nhận AEO; sự khác biệt về phần mềm hệ thống quản lý chương trình AEO, cơ chế trao đổi thông tin xuất - nhập khẩu hàng hóa của Hải quan Việt Nam với cơ quan hải quan các nước; tính kết nối và hợp tác giữa các cơ quan quản lý nhà nước và Hải quan trong công tác quản lý xuất nhập khẩu còn thấp và những hạn chế nguồn lực để thực hiện cơ chế công nhận lẫn nhau về AEO. Tháng 12/2020, thẩm quyền ký kết MRA đã được quy định cụ thể tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ. Đây cũng là một nỗ lực của Hải quan Việt Nam trong việc từng bước giải quyết các vấn đề để hoàn thành việc ký kết MRA. Đến nay, Hải quan Việt Nam đã công nhận AEO đối với 77 doanh nghiệp trong lĩnh vực hải quan. Ngày 14/2/2023, Hải quan Việt nam đã ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên với Hải quan các nước thành viên ASEAN gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đây là thỏa thuận đầu tiên mà Việt Nam ký kết và triển khai thực tế. Theo MRA về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên được Hải quan các nước ký kết trực tuyến, các nội dung trọng tâm được ký kết như công nhận lẫn nhau và các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Các nội dung trọng tâm trong thỏa thuận được ký kết bao gồm công nhận lẫn nhau và các biện pháp tạo thuận lợi thương mại. Theo đó, mỗi bên tham gia sẽ chấp nhận việc thẩm định và công nhận của chương trình của bên tham gia khác cấp cho thành viên. Sau khi các bên đã thiết lập tính tương thích chương trình của mình, mỗi bên tham gia sẽ đối xử với các thành viên của chương trình của các bên tham gia khác theo cách có thể so sánh với chương trình của chính mình và cung cấp cho các thành viên trong phạm vi có thể.Các biện pháp tạo thuận lợi thương mại như: thông quan nhanh chóng bằng cách giảm việc kiểm tra hồ sơ và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa, đối với hàng hóa xuất phát từ hoặc vận chuyển cho một thành viên của chương trình của các bên tham gia khác, tùy thuộc vào việc đánh giá mức độ rủi ro an ninh; ưu tiên kiểm tra cho hàng hóa xuất phát từ hoặc vận chuyển cho một thành viên của chương trình của các bên tham gia khác đã được lựa chọn để kiểm tra thực tế; cố gắng ưu tiên thông quan nhanh cho hàng hóa có nguồn gốc từ hoặc được chuyển đến một thành viên của chương trình của các bên tham gia khác trong trường hợp có sự gián đoạn đối với thương mại quốc tế... 220
  11. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Sau khi tham gia thỏa thuận công nhận lẫn nhau về chương trình doanh nghiệp ưu tiên với các nước ASEAN, các doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam ngày càng tăng thêm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi được tiếp cận gần hơn, nhanh hơn với nhiều khách hàng mới và tiềm năng tại các nước cùng tham gia. Để tận dụng lợi ích từ các thỏa thuận này, doanh nghiệp ưu tiên của Việt Nam phải nỗ lực duy trì chế độ ưu tiên này, đương nhiên doanh nghiệp phải tuân thủ tốt pháp luật. Doanh nghiệp chưa phải là doanh nghiệp ưu tiên thì phải cố giắng tuân thủ pháp luật thật tốt và khi có đơn đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên gửi đến cơ quan hải quan, Bộ Tài chính để được xem xét, kiểm tra, thẩm định thực tế và ký công nhận là doanh nghiệp ưu tiên. 3.3 Hoàn thiện cơ chế chính sách hải quan nhằm thực hiện Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên của Hải quan các nước ASEAN. Bên cạnh việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực thì công tác hoàn thiện hệ thống chính sách là một trong những yêu cầu đặt ra trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa Hải quan. Xác định công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, thời gian qua, ngành Hải quan đã tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Hải quan, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như Thỏa thuận công nhận lẫn nhau được diễn ra thuận lợi. Tập thể tác giả xin đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách hải quan, đáp ứng yêu cầu quản lý trong việc thực hiện Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Doanh nghiệp ưu tiên như sau: Thứ nhất, Hệ thống văn bản pháp luật về hải quan cần được xây dựng, bổ sung, hoàn thiện, đảm bảo cơ sở pháp lý thực hiện các phương thức quản lý hiện đại, minh bạch, đơn giản hóa về thủ tục hải quan. Rà soát các văn bản pháp luật quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục đối với doanh nghiệp ưu tiên quy định trong Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, Nghị định 59/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP; Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế; Thông tư 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp; được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 07/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019; Thông tư 38/2015/TT- BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Ví dụ: Rà soát lại khái niệm AEO trong Khung tiêu chuẩn SAFE của WCO với Luật hải quan 2014 cho phù hợp từ đó có những hướng dẫn phù hợp hơn với các loại hình doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng như hãng vận tải, kho bãi, đại lý hải quan.. 221
  12. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Thứ hai, Xử lý, giải quyết kịp thời những quy định còn mâu thuẫn, chưa thống nhất giữa văn bản pháp luật của Việt Nam với Thỏa Thuận công nhận lẫn nhau đã ký kết kết về chương trình AEO. Ví dụ: Theo hướng dẫn về AEO MRA của WCO thì cấp ký kết các Thỏa thuận này là Tổng cục trưởng Hải quan các nước. Hiện nay, thẩm quyền ký kết MRA theo quy định của Việt Nam là Bộ trưởng Bộ Tài chính. Với thẩm quyền được quy định rõ ràng sẽ mở đường cho các AEO MRA được ký kết. Việc sửa đổi các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ là một trong những bước tiến nhằm đảm bảo tương đồng với các quy định của các nước ASEAN nói riêng, của WCO nói chung, tiến tới ký kết một MRA đa phương giữa 10 nước thành viên ASEAN. điều chỉnh điều kiện AEO để tương đồng với quy định chung của WCO, mở rộng đối tượng được áp dụng, nghiên cứu các điều kiện phù hợp ví dụ như kim ngạch để mở rộng số lượng doanh nghiệp AEO. Thứ ba, Hướng dẫn các ban ngành cũng như doanh nghiệp nắm bắt đầy đủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống hướng dẫn Luật để chủ động thực hiện đúng quy định. Hoàn thành Kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản theo yêu cầu của Bộ, nhằm phát hiện quy định trong lĩnh vực hải quan trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, thay thế, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Xây dựng pháp luật Hải quan theo hướng hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đáp ứng các chuẩn mực quốc tế trên nền tảng ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 Thứ tư, Chú trọng mối quan hệ giữa các đơn vị chức năng của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ, các Bộ ban ngành khác trong từng khâu thuộc quy trình soạn thảo để kịp thời xử lý những vướng mắc, các nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau, bảo đảm chất lượng, đúng tiến độ. Thứ năm, Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác soạn thảo, ban hành, rà soát, hệ thống hoá văn bản pháp luật bằng việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức chuyên ngành, kỹ năng xây dựng pháp luật và hoạch định chính sách, kỹ năng rà soát văn bản thông qua các lớp ngắn hạn trong và ngoài nước, tổ chức các buổi Hội thảo, chuyên đề, Thứ sáu, Trong quá trình xây dựng hệ thống văn bản pháp luật hải quan, cần chú trọng đến công tác lấy ý kiến từ cộng đồng doanh ngiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực MRA/AEO bằng nhiều hình thức để đảm bảo về tính ổn định, minh bạch trong các quy định của pháp luật hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường đầu tư, kinh doanh... 222
  13. Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” KẾT LUẬN Việc công nhận lẫn nhau về AEO đang là xu thế được cơ quan Hải quan nhiều nước thúc đẩy như là một công cụ quan trọng tăng cường lợi thế cạnh tranh, tạo môi trường minh bạch, chủ động cho doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, giảm tối đa thời gian thông quan, tiết kiệm chi phí tuân thủ thương mại, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất đồng thời vẫn đảm bảo an ninh, an toàn cho chuỗi cung ứng toàn cầu. Với những bước tiến ban đầu như hiện nay, chương trình gặp không ít khó khăn đặc biệt là hệ thống chính sách. Trong một thời lượng ngắn ngủi, bài viết đã đề cập một cách tổng quát về Chương trình MRA/AEO của Hải quan Việt Nam và Hải quan các nước ASEAN, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và cập nhật để nội dung của bài viết được phát triển hơn./. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Hồng Nụ (2022), Cần đẩy nhanh ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau về AEO (haiquanonline.com.vn) 2. Nguyễn Thị Minh Hòa & Phạm Thị Bích Ngọc (2022), Đề tài NCKH cấp Học viện, “Quản lý doanh nghiệp ưu tiên (AEO) trong mô hình hải quan thông minh ở Việt Nam”. 3. Thái Bùi Hải An & Phạm Thị Bích Ngọc (2011), Đề tài NCKH cấp Học viện, “Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt - Kinh nghiệm các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”. 4. Tổ chức Hải quan thế giới (2006), Doanh nghiệp được ưu tiên - Hướng dẫn về các chuẩn mực và tiêu chí 5. Tổng cục Hải quan (2015), Quyết định số 2659/QĐ-TCHQ ngày 14/9/2015 ban hành quy trình thẩm định điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên, áp dụng chế độ ưu tiên, quản lý doanh nghiệp ưu tiên theo quy định tại Thông tư 72/2015/TT-BTC. 6. Tổng cục Hải quan (2020), Báo cáo đánh giá kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020 và định hướng phát triển hải quan giai đoạn 2021-2030. 7. Tổng cục Hải quan (2020. 2021,2022), Báo cáo đánh giá, tổng kết Ngành Hải quan năm 2020, 2021, 2022 8. Trần Thoang (2021), Thay đổi mô hình về Thoả thuận công nhận AEO lẫn nhau (haiquanonline.com.vn). 9. WCO (2007)) Mutual Recognition Arrangement/ Agreement Strategy Guide 10. WCO (2007), SAFE Framework of standards. 223
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2