Cơ giới hoá đồng bộ sản xuất đậu tương - Vấn đề cần giải quyết
lượt xem 104
download
Đậu tương là cây trồng chiến lược của nhiều quốc gia, xếp hàng thứ 3 sau cây lúa và ngô. Ở Việt Nam đậu tương là cây trồng quan trọng, vì là cây màu ngắn ngày, có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm (ép dầu, làm bánh kẹo, đồ uống), làm thực phẩm cho người và thức ăn cho chăn nuôi, là mặt hàng nông sản đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cây...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Cơ giới hoá đồng bộ sản xuất đậu tương - Vấn đề cần giải quyết
- Cơ giới hoá đồng bộ sản xuất đậu tương - Vấn đề cần giải quyết KS. Nguyễn Xuân Mận, TS. Đoàn Xuân Thìn, Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch Đậu tương là cây trồng chiến lược của nhiều quốc gia, xếp hàng thứ 3 sau cây lúa và ngô. Ở Việt Nam đậu tương là cây trồng quan trọng, vì là cây màu ngắn ngày, có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm (ép dầu, làm bánh kẹo, đồ uống), làm thực phẩm cho người và thức ăn cho chăn nuôi, là mặt hàng nông sản đem lại hiệu quả kinh tế cao. Cây đậu tương còn là cây cải tạo đất tốt, ... Chính vì vậy phát triển đậu tương đang là một trong 10 chương trình ưu tiên ở nước ta. Từ năm 1990 trở lại đây, diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương không ngừng tăng (diện tích tăng 11,2%, năng suất - 46,8% và sản lượng - 63,9%). Gần đây phong trào trồng đậu tương đông phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao như ở các tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh,Tây Ninh, Long An… Ở nước ta, trong sản xuất đậu tương vẫn dùng lao động và công cụ thủ công là chính, vì vậy năng suất lao động thấp; mặt khác sản suất còn phân tán. . Ở một số vùng, đậu tương là cây trồng vụ 3 nên thời vụ rất ngắn, lao động thời vụ lúc đó trở nên căng thẳng và là nguyên nhân hạn chế phát triển diện tích đậu tương. Để góp phần đẩy mạnh sản xuất đậu tương hàng hoá đòi hỏi phải thực hiện cơ giới hoá một số công việc chính và tiến tới cơ giới hoá đồng bộ Gieo trồng đậu tương hiện nay có 2 phương pháp: - Gieo trên nền đất ướt khi vừa gặt lúa mùa sớm xong - không làm đất (chủ yếu ở miền Bắc). - Gieo trồng trên đất khô: làm đất nhỏ, lên luống, gieo và lấp hạt. Hiện nay đã có một số máy và thiết bị thực hiện cơ giới hoá một số công việc. Làm đất Có thể sử dụng những máy kéo hiện có (máy kéo 4 bánh, máy kéo tay 2 bánh) lắp cày và phay làm đất khô. Gieo trång Để gieo hạt trên nền đất ướt vừa gặt lúa xong dùng máy gieo hạt đậu tương 8HĐ2L. Đây là loại máy làm nhiệm vụ vừa gieo hạt, vừa phạt rạ che phủ cho hạt do Doanh nghiệp Cơ khí NN CCB-502 của ông Nguyễn Hữu Tuỳ (Ứng Hoà, Hà Nội) sản xuất. Loại máy này có thể lắp trên máy kéo hai bánh. Hiện nay chưa có máy gieo đậu tương trên đất khô, nhưng trên cơ sở mẫu máy gieo ngô, lúa ... có thể cải tiến tạo ra máy gieo đậu tương theo hàng. Phun thuốc BVTV Nếu sản xuất tập trung quy mô lớn có thể dùng máy phun huốc động cơ; sản xuất nhỏ lẻ dùng bơm thủ công đeo vai đang sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
- Thu hoạch Hiện nay có 2 phương pháp: - Thu hoạch một giai đoạn: Máy thực hiện các công đoạn cắt, gom, đập tách hạt trên đồng. Phương pháp này chỉ dùng để thu hoạch đậu tương thương phẩm sản xuất trên quy mô lớn. Mẫu máy 4L-0,8 của Trung Quốc hiện nay có khả năng cải tiến hoàn thiện để phù hợp với sản xuất đậu tương thương phẩm sản xuất trên quy mô lớn. - Thu hoạch nhiều giai đoạn: cắt cây, thu gom, vận chuyển về sân phơi, sau đó đưa vào máy đập. Hiện nay công đoạn cắt cây vẫn sử dụng lao động và công cụ thủ công. Đập tách hạt bằng máy đập tách ĐĐT- 0,5. Máy có thể dùng để đập tách hạt đậu tương giống và đậu tương thương phẩm do Viện Cơ điện NN & Công nghệ STH nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đã được ứng dụng trong sản xuất nhiều năm. Có thể sử dụng máy đập lúa để đập tách hạt đậu tương. Khi đập tách hạt đậu tương cần giảm số vòng quay trống đập, đảm bảo trong khoảng 600 á 700vg/ph (bằng cách thay thế cặp bánh đai truyền động từ động cơ lên trống đập). Để đập tách hạt tốt nên thu hoạch khi số quả chín trên cây đạt trên 80%; cắt và phơi cả cây 1- 2 nắng, độ ẩm hạt từ 17-18%. Bảo quản Sau khi hạt được tách có thể đem phơi trên sân. Để chủ động khi thời tiết xấu, đồng thời đảm bảo chất lượng hạt cho bảo quản nên sử dụng máy sấy hạt. Máy sấy SH-200 là loại máy sấy các loại hạt (thóc, ngô, đậu đỗ) do Viện Cơ điện NN & Công nghệ STH nghiên cứu, thiết kế, chế tạo đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất. Với sản xuất tập trung quy mô lớn có thể dùng các loại máy sấy công suất lớn hơn, như máy sấy tĩnh vỉ ngang, ... Nhiều khâu trong canh tác và sơ chế đậu tương đã được áp dụng cơ giới hoá. Cần nghiên cứu, cải tiến một số mẫu máy và thiết bị để ứng dụng vào một số công việc đang sử dụng công cụ và lao động thủ công nhằm thực hiện cơ giới hoá đồng bộ trong sản xuất đậu tương. Để thực hiện cơ giới hoá đồng bộ sản xuất đậu tương cần cải tiến hoàn thiện một số máy phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Bảng 1. Đặc tính kỹ thuật của máy gieo đậu tương 8HĐ2L Số hàng gieo 8 Bề rộng làm việc, m 2,4 Vận tốc tiến, km/h 2 á 2,5 Động lực Máy kéo tay 2 bánh, 8 HP Năng suất, m2/h 3.500 ÷ 4.500 30 - 35 (2,2kg/sào) Mật độ gieo, hạt/ m2² 40 - 45 (2,7 - 3,0kg/sào) 50 - 55 (3,5 - 3,7kg/sào) Độ đồng đều, % > 95 Tình trạng mặt đồng sau khi gieo 100% rạ được phạt và phủ kín mặt đồng
- Bảng 2. Đặc tính kỹ thuật của máy liên hợp thu hoạch đậu tương 4L- 0,8 (Trung Quốc) Động lực Máy kéo 18 ÷ 28 HP Bộ phận làm sạch Sàng + quạt Lượng cung cấp, kg/s 0,8 Bề rộng cắt, mm 1.300 Chiều cao cắt, mm 50 Tỷ lệ hao hụt, % ≤ 3,5 Bảng 3. Đặc tính kỹ thuật của máy đập đậu tương ĐĐT-0,5 Năng suất, tấn/h 0,5 - 1,0 Tỷ lệ đập sót, % ≤3 Tỷ lệ hao hụt, % ≤ 3,5 Động lực phối lắp, HP 8 Bảng 4. Đặc tính kỹ thuật của máy sấy hạt đậu tương SH-200 Năng suất, kg/mẻ 200 - 250 Thời gian sấy, h 10 - 14 Tiêu thụ điện, W/h 200 Tiêu thụ than, kg/mẻ 8 - 10 Máy gieo đậu tương Máy đập đậu tương Đ Đ T – 0,5
- Máy thu hoạch đậu tương 4 L – 0,8 (Trung Quốc)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Báo cáo: Phát triển nghề nuôi ngao nhằm cải thiện và đa dạng hoá sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo ven biển miền Trung Việt Nam
39 p | 467 | 151
-
Giải pháp phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp ở Việt Nam
4 p | 350 | 103
-
HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
30 p | 321 | 80
-
TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI 2010, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂM 2011 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
0 p | 225 | 66
-
DỰ ÁN XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
65 p | 190 | 56
-
Quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Chạch Lấu (Phần 1: Kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ)
5 p | 262 | 40
-
NẤM GÂY BỆNH CÔN TRÙNG
46 p | 140 | 17
-
Kỹ Thuật Cho Bò Sinh Sản
7 p | 144 | 13
-
Kỹ Thuật Nuôi Gà Sao Bố Mẹ
5 p | 115 | 12
-
Phương Pháp Xử Lý Rơm Làm Thức Ăn Cho Trâu Bò
4 p | 137 | 12
-
Một số vấn đề về quản lý sinh sản ở bò sữa part 4
6 p | 118 | 10
-
Kết quả bước đầu nghiên cứu thiết kế chế tạo máy cắt băm cây ngô làm thức ăn cho đại gia súc
7 p | 79 | 5
-
Nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí quy hoạch, thiết kế cánh đồng lớn sản xuất lúa gắn với xây dựng nông thôn mới tại đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
17 p | 30 | 4
-
Chăm sóc trâu bò vụ đông-xuân
2 p | 62 | 3
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nghề lưới chụp khai thác hải sản ở vịnh Bắc Bộ
8 p | 12 | 3
-
Khảo sát ảnh hưởng của kích thước đồng ruộng đến hiệu quả cơ giới hóa sản xuất lúa ở đồng bằng sông Hồng
5 p | 58 | 2
-
Kết quả xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp, áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lạc tại Nghệ An
5 p | 53 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn