YOMEDIA
ADSENSE
Có nên bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội?
92
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Gần đây, trên các diễn đàn khoa học đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội - nhằm phục vụ cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII nhiều tác giả đã đưa ra các quan điểm về tiêu chí của đại biểu Quốc hội. Đặc biệt, có nhiều ý kiến đề nghị bằng cấp hóa tiêu chí đại biểu Quốc hội trong Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội. Chúng tôi xin được trao đổi về nội dung này. ...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Có nên bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội?
- Có nên bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội? Gần đây, trên các diễn đàn khoa học đóng góp ý kiến sửa đổi Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội - nhằm phục vụ cho cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII - nhiều tác giả đã đưa ra các quan điểm về tiêu chí của đại biểu Quốc hội. Đặc biệt, có nhiều ý kiến đề nghị bằng cấp hóa tiêu chí đại biểu Quốc hội trong Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội. Chúng tôi xin được trao đổi về nội dung này. Với quan niệm rằng, “người ứng cử đại biểu Quốc hội trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực phải đạt đến một trình độ nhất định thì mới làm được nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội”, TS Bùi Ngọc Thanh đề nghị tiêu chuẩn hóa bằng cấp của đại biểu Quốc hội như sau: “Có năng lực, trình độ văn hóa và nghiệp vụ từ trung học trở lên để thực hiện nhiệm vụ đại biểu, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất n ước; trường hợp đặc biệt do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn”. “Trường hợp đặc biệt” được tác giả chú giải là “một số dân tộc ít người, nhiều khóa chưa có đại biểu, nay có khả năng cơ cấu đại biểu thì trình độ của ứng cử viên này có thể thấp hơn trung học" [1] Cùng quan điểm bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, tác giả Đỗ Ngọc Hải đặt ra yêu cầu cao hơn: “Đại biểu Quốc hội ít nhất phải có trình độ đại học” với một lập luận có khuynh hướng bác học: “Nhất định có học có hơn, không phải ngẫu nhiên V.I.Lênin nói: học, học nữa, học mãi. Tất nhiên, học ở đây là tự học, học ở nhà trường, học bạn bè, song có phải ai cũng tự học đâu, ai cũng học bạn bè đâu. Theo tôi, đa số học ở trường vẫn là cơ bản, vì thế tốt nghiệp đại học thông qua cơ sở trường lớp, trang bị cho con người nhiều kiến thức" [2] Trước khi đưa ra ý kiến của mình về các quan điểm nói trên, chúng tôi xin giới thiệu một vụ án hiến pháp liên quan đến bầu cử xảy ra ở Mỹ.
- Năm 1910, Oklahoma sửa đổi một điều trong Hiến pháp của tiểu bang nh ư sau: “Không ai được đăng ký với tư cách là một cử tri của tiểu bang này và được bỏ phiếu trong bất cứ cuộc bầu cử nào, trừ khi người đó có đọc và viết bất cứ đoạn nào trong Hiến pháp của bang Oklahoma”. Quy định này đã khiến một số công dân nhất định là người Mỹ gốc Phi bị tước quyền bầu cử và nội dung sửa đổi Hiến pháp nói trên của bang Oklahoma bị kiện là vi phạm tu chính án thứ 15 của Hiến pháp liên bang Mỹ. Tu chính án thứ 15 bảo đảm quyền bầu cử không bị xâm phạm dựa trên màu da, chủng tộc, hay tình trạng nô lệ. Tòa án tối cao liên bang Mỹ đã tuyên bố nội dung sửa đổi Hiến pháp của bang Oklahoma là bất hợp hiến. Thực tế, sửa đổi Hiến pháp của bang Oklahoma tuy chỉ hướng đến vấn đề về trình độ văn hóa, nhưng mục tiêu của nó là loại những người da đen ra khỏi các cuộc bầu cử, vì nhiều người trong số họ mù chữ. Đây là một vụ án liên quan đến tiêu chuẩn của người có quyền bầu cử và có giá trị tham khảo đối với việc tiêu chuẩn hóa người được bầu cử, ứng cử. Điêu phải chú ý đầu tiên là mọi sự tiêu chuẩn hóa trong bầu cử, ứng cứ đều phải dựa trên các quy định của hiến pháp, nếu không sẽ dẫn đến khả năng vi phạm các quyền căn bản của công dân. Chúng tôi cho rằng, mọi sự bằng cấp hóa về tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội đều có có nguy cơ vi phạm Hiến pháp hiện hành của nước ta. Điều 54 Hiến pháp Việt Nam đang có hiệu lực quy định: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa (người viết nhấn mạnh), nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”. Như vậy, cũng như đối với cử tri đi bầu cử, Hiến pháp không phân biệt trình độ văn hóa đối với ứng cử viên đại biểu Quốc hội hay đại biểu Hội đồng nhân dân. Việc quy định trong Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội rằng, ứng cử viên đại biểu Quốc hội phải có tr ình độ trung học hay đại học là trái
- với quy định của Hiến pháp. Mặt khác, trên thực tế, nếu dựa vào trình độ văn hóa để loại bỏ khả năng tham gia Quốc hội của một công dân n ào đó là trái với tinh thần của Hiến pháp và điều này có thể dẫn đến tố tụng về bầu cử. Đến đây, có thể những người nhiệt tình với đề nghị bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội sẽ đề nghị phải sửa Hiến pháp để có quy định về ti êu chuẩn bằng cấp (trung học hay đại học) của ứng cử viên đại biểu Quốc hội. Theo chúng tôi, sửa đổi Hiến pháp có thể rất cần thiết ở nhiều nội dung khác, nhưng lại không cần thiết ở nội dung này. Ở Việt Nam, việc tôn trọng quyền ứng cử không phân biệt trình độ văn hóa là cần thiết bởi các lý do sau: Thứ nhất, ở Việt Nam, cơ quan đại diện cao nhất là Quốc hội (theo quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc hội là đại hội nhân dân toàn quốc). Cơ quan đại diện này không chia thành các Viện bình dân và Viện quý tộc xuất phát từ một nguyên lý cơ bản mà chính thể xã hội chủ nghĩa theo đuổi: nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, một nền dân chủ rộng rãi của quảng đại quần chúng nhân dân (công dân, nông dân, trí thức và những người lao động khác), một nền dân chủ mà những nhà kinh điển cho là “dân chủ gấp triệu triệu lần dân chủ tư sản”. Nền dân chủ ở Việt Nam là một nền dân chủ nhân dân. Loại bỏ nh ững người không có trình độ trung học hay đại học tham gia vào Quốc hội là đi ngược lại bản chất của nguyên lý trên. Sự bằng cấp hóa này sẽ ảnh hưởng đến những bộ phận dân cư thiếu điều kiện tiếp cận với giáo dục. Nhiều người nông dân, người thuộc các dân tộc thiểu số sẽ rất quan ngại nếu sáng kiến bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội được thực hiện. Thứ hai, bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội không phù hợp với nguyên lý chung của chủ quyền nhân dân. Theo nguyên lý này, chủ quyền thuộc về nhân dân và được hành cử phổ biến thông qua con đ ường dân chủ đại diện. Bất cứ người dân nào, không kể có có kiến thức hay không, đều có một phần trong khối chủ quyền. Chủ quyền thuộc về nhân dân là người dân có quyền tham gia hình thành nên người đại diện hoặc trực tiếp tham gia vào việc làm người đại diện. Trừ những
- người chưa đạt độ tuổi nhất định hay những người mất năng lực hành vi, ai cũng có quyền tham gia làm người đại diện cho khối chủ quyền nhân dân. Tư cách chủ quyền của người dân không phụ thuộc vào trình độ văn hóa của họ. Chủ quyền nhân dân không phân biệt người mù chữ hay tiến sĩ. Thứ ba, bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội là không thực tế. Người ta băn khoăn rằng “không thể là Đại biểu Quốc hội khi chỉ có trình độ tiểu học hay mù chữ, không có chuyên môn, nghiệp vụ gì mà lại đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tham gia quyết định các vấn đề trọng đại của đất n ước" [3]. Có lẽ, chúng ta đã cầu toàn đến mức phi thực tế khi tiên liệu về trường hợp một người vừa mù chữ, lại không có năng lực đại diện mà lại được người dân (thực sự) lựa chọn làm đại diện cho mình, Chắc chắn, người dân tự biết người nào xứng đáng để lựa chọn. Xin được dẫn lại nhận định của vị triết gia Montesquieu: “Dân chúng rất giỏi khi họ chọn người để giao một phần quyền lực của mình. Họ chỉ cần xác định những điều mà họ biết, họ thấy, họ cảm nhận được. Dân biết rất rõ ai đã đánh thắng nhiều trận, nên họ có thể bầu ra một người chỉ huy quân đội. Dân biết ông quan tòa nọ không nhận hối lộ, xử án cương quyết khiến nhiều người tham dự phiên tòa hài lòng, thế là đủ để họ bầu ông ta làm thẩm phán. Dân rất nhạy bén biết tin một công dân kia trở nên giàu có vì đâu, để họ bầu hay không bầu anh ta làm nghị viên thành phố. Đó là những điều dân chúng học được nơi quảng trường một cách sâu sắc mà ông vua không thể học được trong cung điện" [4] Đối với tiêu chuẩn của nhà lập pháp, tư duy bằng cấp có vẻ không thực sự hữu dụng. Thay vì đề cao bằng cấp và các yếu tố chính trị, khi cụ thể hóa tiêu chuẩn của nhà lập pháp cần xem xét đến tính loại biệt của họ: họ khác gì so với quan chức hành pháp và các vị thẩm phán. Người đại biểu, do bản chất họ là người được dân lựa chọn để thay mặt họ mà giám sát Chính phủ, cần năng lực đại diện. Năng lực đại diện này lại không phụ thuộc vào bằng cấp. Người mù chữ nhưng minh tâm vẫn có thể nói lên được tiếng nói của người dân. Luật hóa tiêu chuẩn đại
- biểu Quốc hội là điều tốt, nhưng sẽ tốt hơn nếu việc tổ chức bầu cử có cơ chế để những ứng cử viên có tố chất loại biệt của người nghị sĩ thực sự được lựa chọn. Mở rộng tranh cử, gắn dân biểu với đơn vị bầu cử... là những cách làm tốt để người dân lựa chọn được người đại diện cho mình. [1] TS. Bùi Ngọc Thanh. Về việc sửa đổi, bổ sung Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 23, tháng 12/2009, tr.30. [2]TS. Đỗ Ngọc Hải. Về tiêu chí đại biểu Quốc hội trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 23, tháng 12/2009, tr.36. [3] TS. Bùi Ngọc Thanh. Về việc sửa đổi, bổ sung Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội. Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 23, tháng 12/2009, tr.30. [4] Montesquieu. Tinh thần pháp luật (Hoàng Thanh Đạm dịch). NXB Giáo dục, H, 1996, tr.49.
- Có nên bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội?” Trên diễn đàn của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp gần đây có sự bàn luận của một số tác giả về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội, như TS. Bùi Ngọc Thanh với bài viết “Về việc sửa đổi, bổ sung Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 23, tháng 12/2009), TS. Đỗ Ngọc Hải với b ài “Về tiêu chí đại biểu Quốc hội trong điều kiện Việt Nam là thành viên của WTO” (Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 23, tháng 12/2009) và nhất là bài trao đổi “Có nên bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội?” của tác giả Nguyễn Thị Phượng). Nhìn chung, các ý kiến được nhìn nhận dưới các lăng kính khác nhau và đều có tính hợp lý nhất định. Với mục đích làm rõ hơn một số khía cạnh của vấn đề, chúng tôi có thêm một số ý kiến trao đổi như sau: 1. Hiến pháp và Luật bầu cử đại biểu Quốc hội hiện hành ở Việt Nam có “bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội” không? Điều 54 Hiến pháp năm 1992 khẳng định rõ “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật”. Điều 3 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) qui đ ịnh 5 tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội “1- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; 2- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham
- nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật; 3- Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; 4- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, đ ược nhân dân tín nhiệm; 5- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội”. Như vậy, Hiến pháp và pháp luật hiện hành quy định không phân biệt trình độ văn hóa đối với đại biểu Quốc hội, tức là không “bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội?”. 2. Nếu cần sửa đổi Hiến pháp và luật bầu cử đại biểu Quốc hội, có nên “bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội?” Xét về bản chất của vấn đề, đây không phải là vấn đề mới. Trong giai đoạn khủng hoảng của nền dân chủ t ư sản, một số học giả đưa ra những lý thuyết mới trong việc xác lập đời sống chính trị-xã hội tư sản hiện đại. Một trong những trào lưu lý thuyết ấy là các quan điểm về giới elíte. Đó là lý thuyết về giới “tinh hoa” (hay “thượng lưu”) chính trị. Theo lý luận của các học giả t ư sản, đó là một nhóm người tinh hoa đủ khả năng thực hiện có hiệu quả quyền lực nhà nước trong điều kiện mới. Bản thân thuyết elíte cũng có những trường phái khác nhau: 1) Một số học giả phủ nhận các tư tưởng và thiết chế dân chủ tiến bộ như chủ quyền nhân dân, dư luận xã hội… Họ cho rằng những thiết chế này là trừu tượng, lừa dối; và theo họ, quyền lực phải thuộc về giới elíte (tức là giới thượng lưu chính trị); 2) Một số tác giả khác đưa ra lập trường trung hòa hơn, họ cố gắn tư tưởng của mình với chủ nghĩa đa nguyên và đưa ra lý thuyết về chủ nghĩa elíte dân chủ (chủ nghĩa dân chủ tinh hoa). Hạt nhân của lý thuyết này là trong xã hội dân chủ đa nguyên, giới elíte bao giờ cũng đứng ở vị trí trung tâm của đời sống chính trị và quyền lực thực tế bao giờ cũng nằm trong tay giới elíte cầm quyền. Như vậy, về căn bản, các lý thuyết elíte, bất luận thuộc trường phái nào, đều biện hộ cho quyền lực của giới tinh hoa và xem giới này là một yếu tố cơ bản, tất yếu
- của hệ thống chính trị. Họ chứng minh cho sự hợp lý của việc nắm quyền điều hành đất nước, quy định chính sách, đường lối nhà nước của giới tinh hoa chính trị[1]. Trở lại với câu hỏi ở mục này, về cơ bản, chúng tôi chia sẻ với hướng phân tích của tác giả Nguyễn Thị Phượng: không nên bằng cấp hóa tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội. Cơ sở lập luận của chúng tôi dựa trên các luận điểm: Một là, xuất phát từ vị trí pháp lý, chức năng của Quốc hội trong cơ cấu bộ máy nhà nước, khi nói đến Quốc hội, tiêu chí quan tâm đầu tiên là tính đại diện. Chúng tôi đồng ý với ý kiến của ông Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “Đại biểu Quốc hội phải là người thật sự có năng lực đại diện cho dân (chúng tôi muốn nhấn mạnh là năng lực đại diện cho dân). Nơi nào cũng có người tốt, miễn là mình tìm cho được"[2]. Giáo sư Hồ Văn Thông cũng khẳng định “Không nhất thiết mọi đại biểu Quốc hội đều có tr ình độ trí tuệ cao, nhưng toàn bộ cấu trúc và hệ thống hoạt động của Quốc hội cần tập trung được trí tuệ của giai cấp, dân tộc và thời đại”[3] Trong “Chính thể đại diện”[4], triết gia nổi tiếng người Anh John Stuart Mill rất xác đáng khi quan niệm rằng Hội đồng lập pháp “không phải là một chọn lọc từ những trí tuệ chính trị lớn nhất của đất nước mà qua ý kiến của những người này rất khó suy ra đúng được ý kiến của dân chúng, nhưng khi được thành lập đúng cách thì những hội đồng này là một mẫu chính xác cho mọi trình độ trí tuệ trong nhân dân, mà tất cả đều được quyền có tiếng nói trong các công việc chung. Phần việc của họ là chỉ ra những gì cần thiết, là cơ quan đưa ra các đòi hỏi của dân chúng và là một nơi để tranh cãi lật đi lật lại mọi ý kiến liên quan tới những việc chung dù lớn hay nhỏ”[5]. Nhà khoa học chính trị John Mueller cũng cho rằng “Dân chủ thực sự là một điều dễ dàng - bất kỳ kẻ ngốc nào cũng có thể thực hiện đ ược… Người dân không nhất thiết là người
- tốt hay cao quý, mà chỉ đơn thuần là tính toán những lợi ích tốt nhất của họ, và nếu được vậy, cần bày tỏ chúng”[6]. Hai là, không nên đồng nhất giữa “nhà trí thức” với “nhà chính trị”. Nói cách khác, không nên đồng nhất năng lực “học vấn” (năng lực khoa học kỹ thuật…) với năng lực đại diện. Đúng là một trí thức có trình độ học vấn cao có điều kiện thuận lợi để trở thành một “ông nghị” giỏi; nhưng không phải mọi trí thức giỏi đều trở thành những “ông nghị” giỏi. Mặt khác, để nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu dân cử, có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau nh ư thông qua chuyên gia, các nhà khoa học, đội ngũ chuyên viên để giúp các đại biểu về từng lĩnh vực chuyên môn, nhưng khi nói đến đại biểu Quốc hội, cần đề cao tính đại diện; không nên tư duy theo hướng lấy trí thức hay chuyên gia để thay thế cho người đại diện. Ba là, đại biểu Quốc hội là do nhân dân trực tiếp bầu ra, do vậy, việc bảo đảm dân chủ trong quá trình bầu cử là cơ sở cốt lõi và quan trọng nhất để bảo đảm thực chất của tính đại diện. Nói cách khác, không nên lựa chọn hay cơ cấu “cứng nhắc” để bảo đảm tính đại diện, mà chính tính đại diện của Quốc hội phản ánh một cơ cấu nhất định. Nhà khai sáng kiệt xuất Montesquieu đã viết rằng “Dân chúng rất giỏi khi họ chọn người để giao phó một phần quyền lực của mình. Họ chỉ cần xác định những điều mà họ biết, họ thấy, họ cảm nhận được” [7]. Do vậy, họ sẽ cân nhắc kỹ càng khi bỏ phiếu. Hãy tin tưởng rằng nhân dân rất sáng suốt. Trong chế độ bầu cử dân chủ, kết quả bầu cử cần thể hiện đúng ý chí của nhân dân. Bầu cử dân chủ không tồn tại khái niệm nhân dân lựa chọn “sai”; có chăng có sự “may rủi” trong bầu cử. Vả lại, nếu “không may”, nhân dân là người phải gánh chịu. Josef Brodsky, nhà thơ gốc Nga từng đoạt giải Nobel đã viết rằng “Con người tự do sẽ chẳng trách cứ ai khi thất bại”[8] và điều này cũng giống như sự lựa chọn của công dân trong một cuộc bầu cử công bằng và tự do, những người tự nhận trách nhiệm lựa chọn người đại diện và kèm theo là chính sách tương lai mà họ đã tự chọn để sống, nhưng cuối cùng họ sẽ có được những người đại diện mà họ xứng
- đáng được có. Thật không công bằng nếu có “người khác” cơ cấu hoặc quyết định thay cho nhân dân (kể cả với mục đích vì nhân dân), bởi khi sai lầm, trước hết nhân dân là người phải gánh chịu. Đã là bầu cử (chứ không phải phân công hay bổ nhiệm) thì nhân dân phải là người quyết định người mà họ chọn. Sau mỗi cuộc bầu cử, họ sẽ rút ra kinh nghiệm cần thiết cho các cuộc bầu cử tới. Mặt khác, không phải cứ bầu cử xong là nhân dân mất quyền, cơ quan đại diện muốn làm gì thì làm! Trong chế độ bầu cử nước ta, “đi đôi” với bầu cử là quyền của nhân dân bãi nhiệm đối với đại biểu dân cử khi họ không còn sự tín nhiệm của nhân dân. Bốn là, nếu công nhận việc “chuẩn hóa” về bằng cấp đối với đại biểu Quốc hội, nhất là quan điểm “mạnh tay” của TS. Đỗ Ngọc Hải “đại biểu Quốc hội ít nhất phải có trình độ tốt nghiệp đại học” có thể sa vào khuynh hướng của thuyết dân chủ elíte - một biểu hiện cần xem xét, khắc phục trong pháp luật bầu cử hiện nay ở Việt Nam [9]. Việc tác giả thống kê tỉ lệ đại biểu Quốc hội từ khóa X trở lại đây có bằng đại học và trên đại học là tương đối cao, có thể do tính đại diện của Quốc hội phản ánh một cơ cấu nhất định, nhưng không nên vì thế mà “bằng cấp hóa đại biểu Quốc hội” để đảm bảo tính đại diện, như chúng tôi đã phân tích ở trên. Tóm lại, bàn về tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội không ngoài mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu Quốc hội và của Quốc hội. Để đạt được mục đích đó, cần những giải pháp đồng bộ; và thiết nghĩ về lâu dài cần đổi mới toàn diện pháp luật bầu cử đại biểu Quốc hội Việt Nam. [1] PTS. Lê Minh Thông, Một số nét cơ bản của các lý thuyết hiện đại về nhà nước và pháp luật (Trong Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Khoa Luật, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội 1993), tr. 452, 453.
- [2] Nguyên Thủy, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt: Giám sát, phản biện là vi dân, vì Đảng, Báo Thanh niên ngày 21/2/2007, trang 3. [3] GS. Hồ Văn Thông, Hệ thống chính trị ở các nước tư bản phát triển hiện nay, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội 1998, tr. 188. [4] “Chính thể đại diện” (Representative government) được John Stuart Mill viết vào năm 1861, một tác phẩm kinh điển về nền dân chủ phương Tây. Cùng với “Nền dân trị Mỹ” (Democracy in America) của Alexis de Tocqueville, “Chính thể đại diện” của John Stuart Mill được xem như những khảo cứu mang tính nền tảng đối với các thiết chế chính trị -xã hội ở các nước Anh, Hoa Kỳ thế kỷ XIX. Xem: John Stuart Mill (Nguyễn Văn Trọng, Bùi Văn Nam Sơn dịch, giới thiệu và chú thích), Chính thể đại diện, Nhà xuất bản Tri thức, 2008, tr.7, 8. [5] John Stuart Mill (Nguyễn Văn Trọng, Bùi Văn Nam Sơn dịch, giới thiệu và chú thích), Chính thể đại diện, Nhà xuất bản Tri thức, 2008, tr.175. [6] The Bureau of International Information Programs,U.S. Department of State, Foundations of Democracy,2005. [7] Montesquieu, Tinh thần pháp luật, Nxb.Giáo dục và Khoa Luật Trường Đại học Khoa học xã hội- nhân văn Hà Nội, 1996, tr. 49. [8] The Bureau of International Information Programs, U.S. Department of State, What Is Democracy? 1998. [9] Ví dụ: theo qui định của pháp luật bầu cử và thực tiễn thực hiện trong các cuộc bầu cử ở Việt Nam hiện nay, việc phân bổ số lượng đại biểu Quốc hội cho các địa phương chưa tuân thủ nguyên tắc “bình đẳng dân số”. Điều 8* Luật bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997 (Sửa đổi năm 2001) qui định: “Thủ đô H à Nội được phân
- bố số đại biểu thích đáng”. Điều này chỉ có thể giải thích rằng, Hà Nội là Thủ đô, có nhiều trí thức hơn nên được phân bổ (tỉ lệ) đại biểu cao hơn các địa phương khác. Chẳng hạn, trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XII (ngày 20/5/2007), với dân số cả nước khoảng 83.119.900 người, Số lượng đại biểu được ấn định (tối đa) 500 đại biểu. Như vậy, trung bình cả nước, cứ khoảng (tối đa) 166.240 người sẽ có một đại biểu Quốc hội. Hà Nội có 3.145.300 người được phân bổ 21 đại biểu (trung bình khoảng 149.776 người có một đại biểu Quốc hội ), Tp. Hồ Chí Minh có 5.891.100 người được phân bổ 26 đại biểu (trung bình khoảng 226.581 người có một đại biểu Quốc hội). Tức là lá phiếu của cử tri Tp. Hồ Chí Minh chỉ bằng khoảng 0,6 lá phiếu của cử tri Hà Nội. Về vấn đề này, có thể xem thêm: Vũ Văn Nhiêm “Bàn về nguyên lý “một người, một phiếu bầu, một giá trị”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2(39)/ 2007, tr.45-54.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn