intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Con bị ho quá, phải làm gì bây giờ?

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

75
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời tiết thay đổi thất thường “sáng nắng, chiều mưa” như hiện nay dễ làm bé bị viêm đường hô hấp. Đa số các bé đều bị ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và có thể sốt nhẹ. Mẹ hoàn toàn có thể tự chăm sóc con ở nhà nếu con có những triệu chứng trên. Đó là con bị ho cảm thông thường. Con sẽ tự khỏi bệnh trong 7 ngày nếu mẹ chăm sóc con đúng cách. Cho con ăn/bú nhiều lần hơn Khi bé ho, sốt, bé thường lười ăn. Mẹ nên cố gắng “ép” cho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Con bị ho quá, phải làm gì bây giờ?

  1. Con bị ho quá, phải làm gì bây giờ? Thời tiết thay đổi thất thường “sáng nắng, chiều mưa” như hiện nay dễ làm bé bị viêm đường hô hấp. Đa số các bé đều bị ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và có thể sốt nhẹ. Mẹ hoàn toàn có thể tự chăm sóc con ở nhà nếu con có những triệu chứng trên. Đó là con bị ho cảm thông thường. Con sẽ tự khỏi bệnh trong 7 ngày nếu mẹ chăm sóc con đúng cách. Cho con ăn/bú nhiều lần hơn Khi bé ho, sốt, bé thường lười ăn. Mẹ nên cố gắng “ép” cho con ăn hoặc bú nhiều lần hơn so với lúc con khỏe. Thức ăn của con, mẹ nên nấu loãng hơn, nhạt hơn và mát để con dễ ăn. Nếu con bị nghẹt mũi, mẹ nên hút mũi, nhỏ nước muối loãng, làm sạch mũi trước khi cho con bú. Nên cho con uống nhiều nước hơn
  2. Có thể là nước lọc, nước cam, nước hoa quả. Nước cam được khuyến khích cho bé uống nhiều vì có tác dụng giải nhiệt, long đờm. Nếu con ho nhiều Ban đầu, nên áp dụng các bài thuốc chữa ho dân gian cho con: quất hấp mật ong, húng chanh đường phèn vá lá hẹ, phật thủ và mạch nha hoặc cho con uống các loại thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.
  3. Nếu con chảy nước mũi và khó thở Với bé nhỏ: có thể dùng bông tăm nhúng nước ấm, giấy ăn mềm mỏng xếp theo hình phễu, đưa vào mũi trẻ lấy sạch dỉ mũi cho con. Lặp lại liên tục vài lần để giúp con sạch nước mũi. Trong trường hợp nước mũi và dỉ mũi quá nhiều, nên nhỏ nước muối sinh lý và hút mũi cho con. Hoặc sau đó lặp lại động tác làm sạch mũi bằng bông tăm/giấy mềm. Chú ý, nhỏ nước mũi sinh lý từ 2 – 3 giọt mỗi bên mũi. Với bé lớn: hướng dẫn bé cách xì mũi đúng cách. Xì từng bên một. Dùng ngón tay đè một mũi và xì mạnh bên mũi còn lại. Sau đó, làm ngược lại động tác. Mẹ lưu ý không để con vừa bịt hai mũi, vừa xì một lúc. Mẹ không nên Tự ý dùng các loại thuốc nhỏ mũi, thuốc ho mà nghe người khác “mách” chứ không phải bác sỹ kê đơn. Các loại thuốc này có thể gây nguy hiểm và ngộ độc cho bé.
  4. Mẹ phải liên tục theo dõi Nếu sau 7 ngày, bé vẫn không đỡ và lười ăn, bỏ bú, bé mỏi mệt, sốt cao, nên đưa bé đi viện khám kịp thời. Một số mẹ đã chia sẻ: “Khi con hơi ho và sổ mũi, lập tức đưa con đến bác sỹ. Làm như vậy, bác sỹ kê thuốc và con sẽ khỏi ho ngay lập tức. Nhưng con cũng dễ bị nhờn thuốc. Lần sau nếu bị ho cảm, con sẽ phải dùng thuốc kháng sinh nặng, nguy hiểm tới sức khỏe. Hơn nữa, hơi một tí cho con đi khám, đi bác sỹ làm con rất sợ bác sỹ.” Bé bị ho thông thường là bé chỉ ho và sổ mũi, không có dấu hiệu nguy hiểm và không có dấu hiệu bệnh nặng. Mẹ không cần lo lắng quá, hãy chăm sóc bé kỹ lưỡng và bé hoàn toàn có thể tự khỏi bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2