Con người và tri thức
lượt xem 13
download
Một mùa Xuân mới đang về trên quê hương Việt nam yêu dấu. Đó là mùa Xuân của hy vọng, của tương lai tương sáng và cả những thách thức đang chờ đợi. Sự thách thức ấy đặt gánh nặng lên đôi vai của những người làm công tác Giáo dục, bởi một xã hội tươi đẹp cần có "Minh quân, Lương tướng" và "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Con người và tri thức
- Con người và tri thức- yếu tố sống còn của nền GD 19:39' 28/01/2006 (GMT+7) (VietNamNet) - Một mùa Xuân mới đang về trên quê hương Việt nam yêu dấu. Đó là mùa Xuân của hy vọng, của tương lai tương sáng và cả những thách thức đang chờ đợi. Sự thách thức ấy đặt gánh nặng lên đôi vai của những người làm công tác Giáo dục, bởi một xã hội tươi đẹp cần có "Minh quân, Lương tướng" và "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia". Góp phần cùng công cuộc đổi mới ấy, chúng tôi, những Nghiên cứu sinh của Quỹ học bổng VEF, đang theo học tại Mỹ, ở nhiều chuyên ngành khác nhau, xin được đóng góp cách nhìn của mình vào một chủ đề không bao giờ cũ: Con người trong môi trường Giáo dục Đại học hiện đại của Việt nam, và xin đề xuất 10 diểm sau: Phát huy truyền thống và mạnh dạn áp dụng những tư duy mới: Người Việt nam có truyền thống ngàn năm "Tôn sư trọng đạo". Đó là một truyền thống quý giá và hơn cả, đó là một phong cách sống và cư xử. Các giáo sư Mỹ, thường ngạc nhiên và thích thú khi làm việc với học sinh Việt nam, bởi sự kính trọng mà các học sinh Việt nam dành cho họ, không giống với cách thể hiện của các học sinh phương Tây. Truyền thống này cần được phát huy, tuy nhiên, trong một khung cảnh mới, đó là sự bình đẳng giữa một nhà khoa học thế hệ trước và một nhà khoa học thế hệ sau, và chấp nhận những quan điểm khoa học không đồng nhất. Khoảng cách giữa thày và trò ở Việt nam cần được thu hẹp lại, với tư duy cởi mở hơn, với thói quen tranh luận một cách lành mạnh. Linh hoạt trong một môi trường năng động: Để liên tục cập nhật được kiến thức mới và đáp ứng được sự thay đổi của yêu cầu thực tế, các giáo viên, giáo sư đại học có toàn quyền thiết kế bài giảng, giáo trình, sách đọc, cách giảng dạy và chấm điểm. Họ đồng thời hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài giảng và chất lượng sinh viên. Mỗi năm, bài giảng được thay đổi, cập nhật thông tin và các xu hướng mới, kể cả thay đổi hoàn toàn những bài kiểm tra, để theo kịp kiến thức hiện tại. Sinh viên có toàn quyền góp ý về bài giảng, về nội dung, và đánh giá khoá học theo ý kiến riêng của họ. Sự tương tác giữa thày và trò mang lại chất lượng ngày một cao hơn cho khoá học ở những năm tiếp theo với một hình ảnh luôn luôn được tự làm mới. Trong khoá học, lực lượng trợ giảng đóng một vai trò đáng kể, và là cơ hội thuận lợi cho họ thực hành khả năng giảng dạy ngay từ khi còn là sinh viên. Vị trí trợ giảng cũng mang lại một nguồn tài chính đáng kể và được đánh giá cao trong lý lịch khoa học sau này. Tự trọng và kỷ luật nghiêm khắc: danh dự và đạo đức học tập được đặt lên
- hàng đầu, đó chính là đề cao giá trị cá nhân và cái tôi của mỗi nhà khoa học. Tất cả các trường đại học lớn đều có hệ thống Luật danh dự (Honor code) được tôn trọng triệt để. Tất cả mọi hình thức gian lận trong thi cử, nhận trợ giúp khi không được phép đều chịu kỷ luật nặng nề theo hình phạt từ Toà án danh dự lập ra bởi sinh viên. Hình thức kỷ luật thấp nhất thường là đình chỉ học tập một năm, không được phép tham gia các hoạt động chung của sinh viên. Đạo văn (plagiarism) cũng được đánh giá nghiêm trọng không kém, như một hình thức ăn cắp tri thức của người khác, dù chỉ là một câu nói hay một ý tưởng. Luật danh dự và bản quyền cũng áp dụng tương tự đối với Giáo viên hay trợ giảng, hay bất kỳ một người làm khoa học nào. Người vi phạm không thể nói lời xin lỗi, chỉ có thể chấp nhận kỷ luật mà thôi. Đánh giá đúng năng lực và sử dụng đúng người: Không chỉ riêng giáo dục, ở các nghành khác tại Việt nam vẫn tồn tại đánh giá năng lực của một con người thông qua 2 yếu tố chính: Đức và Tài. Thực sự, đây là hai khái niệm mơ hồ và mang tính chủ quan, không có tiêu chuẩn nhất định. Một phong cách ăn mặc hơi lập dị, một phát ngôn không đúng lúc có thể được coi rằng kém Đức, mà Tài luôn luôn chỉ ở vị trí thứ hai. Việc sử dụng người cần thoát ra khỏi những khái niệm đó và nó chỉ bao gồm chất lượng của công việc (với những tiêu chuẩn cụ thể) và không vi phạm pháp luật. Một giáo sư danh tiếng tại trường Đại học North Carolina, vẫn thường xuyên thổi saxophone tại một quán bar, với một phong cách ăn mặc kỳ lạ, và hình ảnh của ông vẫn rất đẹp trong mắt tất cả đòng nghiệp và sinh viên. "Hãy đặt trọn niềm tin vào lớp trẻ" Thư của Đại tướng Lê Đức Anh gửi lưu học sinh VEF "Chúng cháu xin nhận sứ mệnh bảo vệ Tổ quốc từ xa..." Con người và tri thức- yếu tố sống còn của nền GD Tạo "Đột phá và tăng
- Nâng cao sức cạnh tranh của bằng cấp: cũng là tốc" cho GDĐH sự tôn trọng giá trị thực của bằng cấp. Chúng ta vẫn có quá nhiều những tiến sĩ giấy, tiến sĩ ảo với những công trình khoa học vô tác dụng, hoặc kết Đại học đẳng cấp cấp quả của những công trình nghiên cứu có thể đoán Quốc tế: Bài học từ đuợc trước khi thực hiện. Đó là kết quả của nền Hàn Quốc giáo dục thiếu tính cạnh tranh, và ở mức độ hiểu biết thấp. Những công trình khoa học ở cấp độ Tiến sĩ cần phải có một hội đồng thẩm định khách quan, ở trình độ quốc tế, và có thể phải có sự góp ý của các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực đó ở cả trong nước và nước ngoài. Một tấm bằng hoàn toàn có thể dược cấp bởi chính trường Đại học đó, và chất lượng công việc của người mang bằng thể hiện thương hiệu của nhà trường. Thái độ cầu thị và hợp tác trong lĩnh vực khoa học: Chúng ta nên tận dụng tối đa sự giúp đỡ và hợp tác với các nhà khoa học nước ngoài cũng như các nhà khoa học Việt kiều. Đó là một nguồn lực sẵn có và là một nguồn tri thức cần được khai thác. Tiếp nhận ý tưởng mới, dẹp bỏ sự đố kỵ trong khoa học là xu hướng tất yếu để rèn lưyện một moi trường khoa học và giáo dục lành mạnh. Sự trao đổi hợp tác có thể bắt đầu ngay từ những cá nhân mà không nhất thiết chờ đợi hoặc kỳ vọng sự trợ giúp chính thức được ký kết. Chấp nhận thử nghiệm hệ thống giảng dạy và tính điểm có khả năng cạnh tranh cao: các kỳ thi tuyển lựa vào đại học ở Việt nam thường rất khó khăn, có thể còn khó khăn hơn nhiều nước phương Tây. Nhưng khi đã trở thành sinh viên, nhìn chung tất cả đều tốt nghiệp, cho dù kết quả học tập thấp hoặc thi lại nhiều lần. Điều này tạo nên một áp lực học tập rất thấp. Trong một môn học ở Việt nam, điểm trung bình trên 5/10 được coi như hoàn thành, nhưng ở các trường đại học khác trên thế giới, ít nhất cần đạt được 70-75%. Và mỗi sinh viên chỉ có quyền đựoc điểm thấp hơn mức này 2 lần trong suốt một chương trình đào tạo Tiến sĩ, nếu không muốn bị buộc thôi học. Trong các lớp học thường thì khoảng 30% sinh viên đứng đầu lớp được điểm A, 40% đạt điểm B, còn lại đạt điểm C. Hiếm có lớp học 100% sinh viên đạt được điểm A. Vì vậy, muốn đạt được điểm A các sinh viên phải phấn đầu cạnh tranh nhau để đạt được kết quả cao trong học tập. "Hãy đặt trọn niềm tin vào lớp trẻ" Thư của Đại tướng Lê Đức Anh gửi lưu học sinh VEF "Chúng cháu xin nhận sứ
- Phát triển hệ thống đánh giá kết quả học tập dựa trên quan điểm đánh giá toàn bộ quá trình mệnh bảo vệ học. Để hoàn thành một khoá học ở các trường đại Tổ quốc từ học ở các nước có nền giáo dục cao, các sinh viên phải nỗ lực trong toàn bộ khoá học. Số điểm của xa..." một môn học là một luỹ tích của rất nhiều bài tập, thực hành, dự án, kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ bao gồm Bài học từ Hàn Quốc và mô rất nhiều kỹ năng khác. Khoá học cũng như một hình cho VN cuộc đua đường dài, mà chỉ cần đuối sức ở một chặng, có thể ảnh hưởng đến kết quả của toàn cục. Đánh giá kết quả học tập theo quá trình có nhiều lợi ích cho việc đào tạo sinh viên ưu tú. Sinh viên không phải chịu áp lực lớn cho kỳ thi cuối kỳ như ở Việt Nam. Do phải làm nhiều bài tập; thực hành; dự án, sinh viên được áp dụng ngay những kiến thức thu thập trong quá trình học tập. Kết quả học tập phản ánh khách quan hơn việc tiếp thu, áp dụng kiến thức của sinh viên. Việc đánh giá kết quả học tập chỉ dựa vào duy nhất kỳ thi cuối kỳ đễ tạo thói quan cho sinh viên "nước đến chân mới nhảy", kết quả học tập mang tính đầy may rủi do chỉ được phản ánh trong kỳ thi cuối cùng. Sinh viên chỉ cần "ôn thi" để qua "kỳ thi" chứ chưa quan tâm đến việc áp dụng và tìm tòi và phát triển những kiến thức mới. Thậm chí việc chấp nhận cho thi lại, ôn thi, luyện thi ở Việt nam một cách tương đối thoải mái, điểm thi lại được công nhận chính thức trong bảng điểm vừa mang tính tiêu cực vừa thiếu sự công bằng. Đẩy mạnh năng lực viết và xuất bản: Năng lực công bố, xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học là thước đo tri thức của các nhà khoa học. Chúng ta có một tỷ lệ xuất bản trên các tạp chí khoa học uy tín quá thấp so với các nước khác trong khu vực và thế giới. Chúng ta cần bắt buộc (với đội ngũ giáo sư) và khuyến khích (với đội ngũ sinh viên) tham gia việc xuất bản các công trình khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế và viết sách. Đó là một thách thức lớn, nhưng cũng là sự vinh dự cho bất kỳ nhà khoa học nào. Sự thiếu tự tin vào bản thân, cũng như thiếu tự tin ở kết quả nghiên cứu là một rào cản đáng kể cho việc xuất bản. Ngoại ngữ là một yêu cầu bắt buộc: Tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ phổ thông trên thế giới, vì thế biết ít nhất một ngoại ngữ phổ biến ở mức độ cao (đọc, viết, giao tiếp thành thạo) là yêu cầu không thể thiếu với một giáo sư hay một sinh viên có tham vọng trở thành nhà khoa học trong thời kỳ Việt Nam trao đổi, hợp tác quốc tề về khoa học. Nếu không có chiếc chìa khoá này, mọi ngả đường vào khoa học hoàn toàn bịt kín. Và bắt đầu học ngoại ngữ không khi nào là muộn với bất cứ ai. Mười điểm đề xuất trền được rút ra từ những quan sát, kiểm nghiệm và tâm huyết của nhóm lưu học sinh VEF học tại các trường hàng đầu tại Mỹ vói mong muốn nền giáo dục nước nhà "tăng tốc" để đào tạo "nhân tài" tầm cỡ quốc tế. Nhóm tác giả mong muốn được sự trao đổi, thảo luận với các độc giả về chủ đề này.
- Xin được gửi tới quý vị độc giả vài lời tâm giao trên. Xin kính chúc quý vị và gia đình một năm mới hạnh phúc, an khang và thịnh vượng. Nhóm tác giả: Nghĩa Nguyễn – PhD student- Public Health trường đại học UNC-CH. • Thắng Trịnh - PhD student- Public Health trường đại học UNC-CH • Phương Phạm – Ms student – Chemical Engineering trường đại học • Stanford Anh : Trợ giảng tại Đại học UNC-CH Nguồn lực quan trọng nhất là con người 18:12' 23/12/2006 (GMT+7) (VietNamNet) - Bà Nguyễn Hồng Mai, TGĐ Công ty cổ phần chứng khoán Âu Lạc nói rằng nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để cuộc cạnh tranh kinh doanh giành được thắng lợi. Bà Mai đã có cuộc trao đổi về vấn đề này với VietNamNet trong buổi ra mắt Công ty Âu Lạc chiều 21/12. - Chỉ trong một thời gian rất ngắn đã có hàng loạt công ty chứng khoán (CTCK) được thành lập, như một phong trào, tranh thủ thời gian trước khi Luật Chứng khoán có hiệu lực 01/01/2007 với những quy định khắt khe hơn. Việc thành lập hàng loạt như vậy có phải là theo phong trào? - Chúng tôi luôn tin rằng TTCK Việt Nam sẽ phát triển. Và những diễn biến sôi động chúng ta thấy ngày hôm nay chỉ là sự khởi đầu. Ngay từ khi TTCK bắt đầu có sự phục hồi và phát triển, đồng thời với những tín hiệu lạc quan từ nền kinh tế như việc gia nhập WTO, chúng tôi nhận định TTCK sẽ có những bước đột phá. Đây chính là cơ hội có một không hai cho cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính chứng khoán. Vì vậy, hàng loạt CTCK thành lập trong một thời điểm vẫn không phải là phong trào, mà là sự nắm bắt cơ hội của các nhà đầu tư tài chính và chứng khoán Việt Nam. - Theo dự kiến, có thể sẽ có quy định CTCK thành lập mới sau này phải có vốn điều lệ ít nhất 200 tỷ đồng. Các công ty hiện nay với số vốn nhỏ có bị áp lực bị bất lợi khi cạnh tranh với các công ty thành lập sau? - Ngoài một vài CTCK có số vốn điều lệ tương đối, như SSI 500 tỷ, HSC 100 tỷ, còn lại hầu hết các CTCK hiện nay có số vốn khá khiêm tốn, vài chục tỷ. Quả thật với số vốn như vậy, các công ty đã bắt đầu khó khăn với việc thị trường ngày càng mở rộng do DN lên sàn niêm yết ngày càng nhiều với số vốn điều lệ ngày càng lớn. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu khi lượng khách hàng chưa lớn, công ty nhỏ vẫn có thể đảm đương được và tiếp tục chiến lược mở rộng.
- Chúng tôi tin rằng, trước khi đưa ra quy định này, UBCKNN cũng đã nghiên cứu để đưa ra mức phù hợp với tình hình phát triển của TTCK Việt Nam. Ngoài ra, UBCK cũng đã đề xuất một lộ trình tăng vốn hợp lý đối với các CTCK đã được thành lập trước năm 2007. Vì vậy, theo tôi, đây không hẳn là một áp lực quá lớn đối với các công ty chứng khoán năng động. Ngoài ra, có thể cho rằng quy định này là một động lực thúc đẩy các CTCK nhỏ phải vươn lên để có thể tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh ngày Trao giấy phép thành lập cho CTCK Âu Lạc. (Ảnh: Thảo Nguyên) càng gay gắt của thị trường, nhất là trong giai đoạn tới đây sau 5 năm, ta sẽ mở cửa hoàn toàn cho lập CTCK 100% vốn nước ngoài. - Trong một thời gian rất ngắn có trên chục CTCK thành lập. Vậy nhân lực tìm đâu cho đủ, vì lĩnh vực này đỏi hỏi nhân viên phải có nghiệp vụ chuyên môn? - Làm việc trong lĩnh vực chứng khoán nhiều năm, chúng tôi có chút ít kinh nghiệm để tuyển dụng nhân sự. Tuy thế cũng không chủ quan. Trong tiến trình nền kinh tế và xã hội luôn tiến triển với tốc độ nhanh như hiện nay, các CTCK đều phải chú trọng chiến lược về lĩnh vực đào tạo nhân lực. Bởi điều này là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. - Bà vừa nói lộ trình cam kết 5 năm nữa ta sẽ mở cửa cho phép thành lập CTCK 100% vốn nước ngoài. Các CTCK trong nước đã chuẩn bị gì cho cuộc cạnh tranh này? - Như trên đã nói, nguồn tài nguyên quý giá nhất đó là con người. Vì vậy, đầu tư cho chiến lược cạnh tranh, trước hết các công ty cần chọn đầu tư vào xây dựng đội ngũ nhân lực, trong đó chú trọng hai yếu tố là năng lực chuyên môn và cá tính năng động. Bên cạnh đó sẽ là những nhiệm vụ không thể thiếu khác là công nghệ, chiến lược marketing, năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp theo đúng chuẩn mực kinh doanh quốc tế. Các công ty cũng nghĩ đến việc tìm kiếm đối tác chiến lược trong nước và sẵn sàng hợp tác với quốc tế để có thể tranh thủ được nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng. - Xin cám ơn bà. Tư bản Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
- Bước tới: menu, tìm kiếm Tư bản hay vốn trong kinh tế học là những hàng hóa sẵn có để sử dụng làm yếu tố sản xuất. Với vai trò là yếu tố sản xuất, tư bản có thể là mọi thứ như tiền bạc, máy móc, công cụ lao động, nhà cửa, bản quyền, bí quyết, v.v.. nhưng không bao gồm đất đai và người lao động. Tư bản ở dạng hàng hóa có được nhờ mua bằng tiền hoặc tư bản vốn. Trong lĩnh vực tài chính và kế toán, khi đề cập đến tư bản là nói đến nguồn lực tài chính, đặc biệt là để bắt đầu hoặc duy trì một công việc kinh doanh. Mục lục [giấu] 1 Tư bản theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp • 2 Tư bản trong kinh tế học cổ điển • 3 Những câu nói nổi tiếng về tư bản • 4 Xem thêm • [sửa] Tư bản theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp Trong kinh tế học cổ điển, tư bản/vốn là một trong bốn yếu tố sản xuất. Ba yếu tố còn lại là đất đai, lao động và doanh nghiệp. Những hàng hóa có đặc điểm sau được coi là tư bản: Có thể sử dụng để tạo ra hàng hóa khác (đây chính là đặc điểm khiến hàng hóa đó • trở thành tư bản) Có để tạo ra được, đối lập với đất đai là nguồn lực tồn tại tự nhiên với các đặc • điểm như vị trí địa lí, khoáng sản bên dưới. Không bị sử dụng hết ngay lập tức trong quá trình sản xuất như nguyên liệu hoặc • bán sản phẩm. (Có một ngoại lệ ở đây là khấu hao, giống như bán sản phẩm, khấu hao được coi là chi phí doanh nghiệp). Những đặc trưng này được kinh tế học tân cổ điển (neoclassical economics) kế thừa với một chút thay đổi cho phù hợp với thời đại. Đó là đưa thêm mục hàng hóa trong kho vào tư bản. Giá trị tư bản lưu kho có thể được xác định tại những thời điểm cụ thể, ví dụ ngày cuối năm 31 tháng 12. Ngược lại, đầu tư, vì lẽ sản phẩm tạo ra làm tăng giá trị của lưu kho (dạng tư bản), được mô tả như một dòng, luồng vốn thực hiện theo thời gian. Những biểu hiện dễ thấy của tư bản là ở dạng vật chất, như công cụ, nhà xưởng, phương tiện vận chuyển, v.v.. những thứ được sử dụng trong quá trình sản xuất. Ít ra là kể từ thập niên 1960, các nhà kinh tế học dần tăng sự chú ý đến những dạng phi vật chất của tư bản. Ví dụ, đầu tư vào kỹ năng và giáo dục có thể được xem là bồi đắp nguồn vốn/tư bản con
- người hoặc vốn hiểu biết, và những đầu tư vào tài sản trí tuệ được con là xây dựng nguồn vốn trí tuệ. Những khái niệm mới mẻ này dẫn đến những khúc mắc và những tranh luận. Lý thuyết phát triển nguồn lực con người mô tả tư bản con người là thực thể bao gồm những yếu tố xã hội, nhân rộng và sáng tạo riêng biệt: Nguồn vốn xã hội là giá trị của hệ thống những mối quan hệ đáng tin cậy giữa • những cá nhân trong một nền kinh tế. Nguồn vốn cá nhân là ưu điểm trong mỗi con người, được bảo vệ bởi xã hội và • đem trao đổi để thu về sự tin cậy hoặc tiền bạc. Những khái niệm gần với nó là “tài năng”, “sự tháo vát”, “sự lãnh đạo”, “những kiến thức được đào tạo”, hoặc “những khả năng bẩm sinh”. Đây là nguồn vốn không dễ tạo ra được bằng cách kết hợp các dạng tư bản vật chất và phi vật chất kể trên. Trong kinh tế học cổ điển, nguồn vốn cá nhân đơn giản chỉ nằm trong khái niệm lao động. Những cách phân loại tư bản/vốn khác được sử dụng trên lý thuyết hoặc áp dụng trong thực tiễn gồm: Vốn tài chính là dạng tiền hoặc quyền lợi, quyền sở hữu. Nó ở dạng tài sản vốn, • đuợc giao dịch trên các thị trường tài chính. Giá trị của tư bản tài chính không nằm ở sự tích tụ theo thời gian mà ở niềm tin của thị trường vào khả năng sinh lợi và những rủi ro đi kèm. Vốn thiên nhiên là những đặc điểm sinh thái và được cộng đồng bảo vệ để duy trì • cuộc sống, ví dụ một con sông đưa nước đến các nông trang. Vốn cơ sở hạ tầng là hệ thống hỗ trợ do con người tạo ra (ví dụ nhưng chốn ăn ở, • đường xá, trang phục, máy tính cá nhân, v.v..), những vật chất sẵn có giúp cho việc đâu tư, xây dựng một doanh nghiệp mới cần ít vốn, nguồn lực hơn. Khác với vốn thiên nhiên, nguồn vốn cơ sở hạ tầng không tự khôi phục và phát triển, chúng cần được xây dựng, bổ sung. Các nghiên cứu đi đến thống nhất giữa các nhà kinh tế rằng vốn tự nhiên và vốn xã hội đều là tư bản/vốn giống như vốn cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và chúng là những dạng tư bản tách biệt. Chúng được sử dụng, phát huy để tạo ra hàng hóa khác và không tiêu dùng hết ngay trong quá trình sản xuất, hơn thế chúng có thể được tạo ra, làm giàu thêm bởi nỗ lực của con người. Cũng có các nghiên cứu về vốn trí tuệ và luật tài sản trí tuệ. Song, những nghiên cứu này đi vào phân biệt đầu tư tư bản với việc thu thập các giá trị tiềm năng của bản quyền (vốn sáng tạo hoặc vốn cá nhân), bằng phát minh và những dạng nhãn hiệu đăng ký (nguồn vốn xã hội). [sửa] Tư bản trong kinh tế học cổ điển Trong kinh tế học cổ điển, David Ricardo phân biệt tư bản cố định với tư bản để quay vòng. Đối với một doanh nghiệp, chúng đều là tư bản hoặc vốn.
- Karl Marx bổ sung một sự phân biệt mà thường bị lẫn với khái niệm của Ricardo. Trong học thuyết kinh tế chính trị của Marx, tư bản lưu động là khoản đầu tư của nhà tư bản vào lực lượng sản xuất, là nguồn tạo ra giá trị thặng dư. Nó được coi là “lưu động” vì lượng giá trị mà nó tạo ra khác với lượng giá trị nó tiêu dụng, có nghĩa là tạo ra giá trị mới. Nói một cách khác, tư bản cố định là khoản đầu tư vào yếu tố sản xuất không phải con người như máy móc, nhà xưởng, những tư bản, mà theo Marx, chỉ tạo ra lượng giá trị để thay thế chính bản thân chúng. Nó được coi là cố định theo nghĩa giá trị đầu tư ban đầu và giá trị thu hồi ở dạng các hàng hóa do chúng tạo ra là không đổi. Đầu tư và tích tụ tư bản trong kinh tế học cổ điển là việc tạo ra tư bản mới. Để khởi động quá trình đầu tư, hàng hóa phải được tạo ra nhưng không để tiêu dùng ngay, thay vào đó, chúng trở thành công cụ sản xuất để tạo ra hàng hóa khác. Đầu tư liên quan chặt chẽ với tiết kiệm, nhưng không phải là một. Theo Keynes, tiết kiệm là không sử dụng ngay thu nhập vào hàng hóa hoặc dịch vụ, trong khi đó đầu tư là việc tiêu dùng khoản tiết kiệm đó vào những hàng hóa vốn. Nhà kinh tế học Áo Eugen von Böhm-Bawerk cho rằng tích tụ tư bản được xác định bằng quá trình tái đầu tư tư bản. Bởi tư bản theo định nghĩa của ông là hàng hóa có thứ bậc cao, hoặc hàng hóa để tạo ra hàng hóa khác và thu hồi giá trị của chúng từ hàng hóa được tạo ra trong tương lai. [sửa] Những câu nói nổi tiếng về tư bản Mahatma Gandhi: “Tư bản, tự thân nó không phải là tội lỗi; sử dụng sai trái nó mới là tội lỗi. Tư bản dù ở bất kỳ dạng nào cũng cần thiết.” Quan niệm về con người trong triết học L.Feuerbach 09:22' PM - Thứ hai, Lê Cộng Sự 22/01/2007 Tạp chí Nghiên cứu con người Thông tin liên quan:
- • “Trà dư tửu hậu” và triết học [03/02/2007] • Những kiến giải của M. Gorki về con người [27/01/2007] • Quan niệm của Gi.P.Xáctơrơ về con người trong “Hiện sinh một nhân bản thuyết” [01/01/1900] • Về sự biến đổi mối quan hệ giữa cá nhân - xã hội và những suy nghĩ xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới [06/01/2007] • Con người văn hóa trong tư tưởng của một số doanh nhân dân tộc [01/01/1900] • Triết học văn hóa - Một tiềm năng nghiên cứu văn hóa con người [29/10/2006] • Cái gốc vẫn là con người [08/10/2006] • Một con tàu và những con người [22/08/2006] • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay [10/08/2006] • Sự hình thành con người với tư cách chủ thể sáng
- tạo [30/07/2006] • Nghiên cứu phức hợp về con người [05/07/2006] • Những vấn đề con người và tu dưỡng trong Phật giáo [12/05/2006] • Immanuel Kant từ triết học phê phán đến nghiên cứu con người [12/04/2006] • Quyền con người – nhìn từ góc độ triết học [09/04/2006] • Nghiên cứu con người Việt Nam qua các trước tác của Nguyễn Văn Huyên [05/03/2006] • Vẫn là chuyện nuôi dưỡng con người [16/01/2006] • Từ quan niệm về con người trong lịch sử đến quan niệm về con người Hồ Chí Minh [07/01/2006] • Vì con người hãy giúp con người [31/12/2005] • Ảnh hưởng triết học phương Tây trong quan niệm của Phan Bội Châu về con người [22/10/2005] • Nghiên cứu con người Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước [18/10/2005] • Tiến tới một triết
- học về hợp tác vì Quan niệm về con người đã phát sinh và tồn tại từ khi triết học sự giải phóng con mới hình thành, nhưng phải đợi đến cuối thế kỷ XIX, khi xuất người hiện hệ thống triết học phê phán của nhà triết học cổ điển Đức [16/10/2005] I.Kant (1724- 1804) thì các quan niệm đó mới được hệ thống • Lời mở: Văn hoá hoá và trình bày dưới dạng một học thuyết triết học với tên gọi học lấy con người là chủ nghĩa nhân bản. Tiếp thu những giá trị tư tưởng trong làm trung tâm nhân bản học của Kant, đồng thời dựa trên những thành tựu mới [14/09/2005] của khoa học tự nhiên đương thời, L. Feuerbach (1804-1872) có • A.C. Ernst và tham vọng vươn tới việc thiết lập một nền triết học mới - triết Arthur Young - học tương lai, lấy con người và đời sống tâm - sinh lý của nó Những con người làm đối tượng nghiên cứu cơ bản. Triết học mới - Feuerbach rất khác nhau viết: “Biến con người, kể cả giới tự nhiên với tư cách là nền [20/08/2005] tảng của con người, thành đối tượng duy nhất, phổ biến, cao • Tiếp cận tính nhất của triết học, do đó cũng biến nhân bản học, kể cả sinh lý toàn vẹn về con học thành khoa học phổ quát". người và thế giới con người Vậy nền triết học mới mà Feuerbach đề cập đến ở đây là gì? Đó [19/07/2005] là triết học phản ánh chân lý của thời đại, nó đặt ra và lý giải • Để Phát Triển những vấn đề xã hội đương thời mà chủ nghĩa duy vật hay chủ Con Người Một nghĩa duy tâm trước ông đều bất lực: "Chân lý không phải là Cách Bền Vững chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa duy tâm, không phải là sinh lý [19/07/2005] học hay tâm lý học. Chân lý là nhân bản học". Theo Feuerbach, • Giữa con người triết học mới hay triết học tương lai sẽ khắc phục được sự khác và con vật khác biệt của mình đối với tôn giáo, sẽ không còn là thứ triết học nhau ở điểm nào? nhận thức tư biện, mà trở thành nhân bản học - một học thuyết [21/07/2005] toàn diện về con người, về mối quan hệ của nó với thế giới. • Giáo dục như thế Trong triết học mới (triết học nhân bản), hình ảnh con người sẽ nào để phát huy được trình bày cả trên cơ sở của các dữ liệu khoa họe cũng như tiềm năng con trên cơ sở của học thuyết về Chúa. Con người trong nhân bản người Việt Nam? học không chỉ được hiểu như là một bộ phận của giới tự nhiên [06/02/2004] mà còn là một sinh thể tự nhiên toàn năng. Triết học môi có sức • Khi con người VN mạnh truy tìm lời giải đáp hiện thực để giải quyết mối quan hệ đi vào thời đại văn minh trí tuệ giữa tư duy và tồn tại. Triết học cũ là hệ thống triết học gắn liền [09/02/2003] với thần học, chứng minh cho sự tồn tại hợp lý của chúa trời, còn triết học mới kết hợp chặt chẽ với khoa học tự nhiên, thực hiện sứ mệnh cao cả của mình là giúp con người: 1) nhận diện chính mình như một bộ phận, như là cọn đẻ của giới tự nhiên, 2) nhận ra chân giá trị của cuộc sống, 3)nhằm nỗ lực phấn đấu cho hạnh phúc ngay trong thế giới trần gian. Và để thực hiện được sứ mệnh lịch sử thiêng liêng đó thì "triết học cần thiết phải liên hệ chặt chẽ với khoa học tự nhiên, còn khoa học tự nhiên phải liên hệ chặt chẽ với triết học". Vốn là người có tư tưởng cách tân, Feuerbach mơ tới việc thiết kế những đồ án cho việc cải cách triết học và ông thực sự đã làm như vậy trong 2 tác phẩm: Những luận điểm dự thảo cho cuộc cải cách triết học (1842), Những luận đề cơ bản của triết học tương lai (1843). Trong các tác phẩm đó ông đã khai mở một hướng đi mới cho các nhà triết học hậu thế, đó là truy tìm bí mật của triết học ngay trong giới tự nhiên và con người: “Hãy
- quan sát giới tự nhiên và con người, bạn sẽ thấy trong đó những bí mật của triết học". “Quan điểm của tôi chỉ có thể biểu đạt trong hai từ: Giới tự nhiên và con người". Với cách đặt vấn đề như vậy, người thiết kế đồ án triết học mới này đi sâu vào việc nghiên cứu bản chất con người bắt đầu từ việc truy tìm: 1) mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên, 2) mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, 3) mối quan hệ giữa người và người, để rồi từ đó ông đi đến kết luận về 4) mối quan hệ giữa người và thần. Tiếp thu những thành tựu của khoa học tự nhiên trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật nhân bản, Feuerbach cho rằng, con người không phải là sản phẩm của thượng đế như các nhà thần học quan niệm, nó cũng không phải là sự tha hoá của ý niệm tuyệt đối như Hêgen nói, mà là sản phẩm của giới tự nhiên, ông viết: "Giới tự nhiên là ánh sáng, điện từ, từ tính, không khí, nước, lửa, đất, động vật, thực vật, là con người, bởi vì con người là một thực thể hoạt động thiếu tự chủ và vô thức". Như vậy, sự phát sinh và tồn tại của con người cũng giống như sự phát sinh và tồn tại của của các hiện tượng tự nhiên khác, chỉ có điều khác là: con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của giới tự nhiên, là một sinh vật bậc cao, có tính vượt trội so với các loài động vật khác ở đời sống tinh thần của nó: "Sự khác biệt căn bản giữa loài người và loài vật là gì? Câu trả lời chung rất đơn giản là: đó là sự khác nhau trong ý thức đúng với nghĩa chân chính của từ này... Bởi ý thức theo nghĩa chính xác chỉ có ở chỗ, khi chủ thể có khả năng nhận thức được loài của mình, bản chất của mình. Động vật nhận thức mình như một cá thể, nó chỉ làm chủ được quá trình tự cảm giác mà thôi, chứ không phải như một loài...bởi vậy, động vật sống đơn giản một mình, còn con người sống có bạn. Đời sống nội tâm của con vật hoà đồng với thế giới bên ngoài, còn con người sống với cả hai chiều: nội tâm và thế giới bên ngoài. Đời sống nội tâm của con người liên quan mật thiết với loài và bản chất của nó. Con người suy nghĩ, bàn luận và nói với chính mình". Toàn bộ mối quan hệ giữa giới tự nhiên và con người phản ánh mối quan hệ giữa thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ, phản ánh tiến trình tiến hoá của sự sống, theo nghĩa thế giới vô cơ là tiền đề, là cơ sở nền tảng của mọi sự sống nói chung, của đời sống con người nói riêng. Con người chỉ có thể tồn tại trong giới tự nhiên, trong sự tiếp xúc với thế giới khách quan bên ngoài nó, và cũng chính thế giới này quy định sự tồn tại và phát triển của các giác quan con người chứ không phải ngược lại như chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định. Ánh sáng tồn tại không phải để cho con mắt nhìn, mà con mắt tồn tại bởi vì có ánh sáng, tương tự như vậy, không khí tồn tại không phải để cho con người hít thở mà con người hít thở bởi vì có không khí, bởi vì, nếu không có không khí thì sẽ không có sự sống. Tồn tại một mối quan hệ tất yếu giữa thế giới vô cơ và thế giới hữu cơ. Mối quan hệ qua lại này chính là cơ sở, là bản chất của sự sống. Bởi vậy, chúng ta không có căn cứ nào để giả định rằng, nếu như con người có nhiều cảm giác hay nhiều cơ quan thì nó sẽ hiểu biết được nhiều thuộc tính hay nhiều sự vật của tự nhiên hơn... con người có vừa đủ những giác quan cần thiết để cảm nhận thế giới trong tính toàn vẹn và tính tổng thể của nó. Từ việc quan sát hình thể bên ngoài của con người,.cho đến mọi hoạt động lao động sản xuất cũng như hoạt động tinh thần của nó, Feuerbach cho rằng, con người là một sinh vật có hình thể vật lý -sinh lý ở trong không gian và thời gian, nhờ vậy nó có năng lực quan sát và suy nghĩ vượt trội so với các loài sinh vật khác.Bản chất con người là một cái gì đó
- thống nhất toàn vẹn giữa hai phương diện thể xác (tồn tại) và tinh thần (tư duy). Sự thống nhất toàn vẹn này đảm bảo cho con người có thể tồn tại và phát triển như một sinh vật cao nhất, hoàn thiện nhất trong mọi sinh vật hiện có.Và sai lầm của chủ óc, nghĩa duy tầm là sự toan tính thủ tiêu sự thống nhất toàn vẹn đó của con người, tách rời tư duy con người khỏi tồn tại của nó, biến tư duy thành một thực thể siêu tự nhiên có khả năng sáng tạo nên thế giới vật chất. Còn sai lầm của chủ nghĩa nhị nguyên là đánh đồng tư duy và tồn tại, coi chúng như những thực thể tồn tại độc lập bên cạnh nhau đó là một sụ khẳng định vòng vo, là lối nói nửa vời, tách đôi trái ngược. Phê phán những quan điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tầm và chủ nghĩa nhị nguyên trong việc tách đôi thể xác và tinh thần, tồn tại và tư duy, Feuerbach đã thừa nhận một cách dứt khoát rằng quan hệ thực sự của tồn tại đối với tư duy là tồn tại - chủ thể, tư duy - thuộc tính. Tư duy xuất phát từ tồn tại, chứ không phải tồn tại xuất phát từ tư duy… cơ sở của tồn tại nằm ngay trong tồn tại chính là cảm tính, là nguyên lý trí tuệ là sự tất yếu và chân lý... bản chất của tồn tại với tư cách một tồn tại chính là bản chất của giới tự nhiên. Tại sao tồn tại là chủ thể, còn tư duy là thuộc tính (của chính chủ thể đó)? Để trả lời câu hỏi này, theo Feuerbach, chúng ta cần đến từ đâu đến, bộ óc từ đâu đến, cơ quan cơ thể từ đâu đến, thì tinh thần cũng đến từ đấy ngay cả hoạt động tinh thần cũng là việc làm của cơ thể, của đầu óc con người, hoạt động đó khác với các hoạt động khác ở chỗ, nó là hoạt động của đầu óc. Không phải là người nghiên cứu sâu về sinh lý học, song Feuerbach cũng nhận thấy rằng, mỗi con người cụ thể bằng xương bằng thịt đang sống và hoạt động là những bằng chứng sinh động về sự thống nhất giữa thể xác và tinh thần, giữa phương diện vật lý và phương diện tâm lý. Sự thống nhất này phản ánh sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng, giữa giải phẫu học và sinh lý học. Và cũng từ đó ông dễ dàng rút ra một kết luận triết học duy vật rằng, tư duy, ý thức của con người không là cái gì khác như là thuộc tính vốn có của một dạng vật chất có tổ chức cao - bộ óc con người. Chính ở đây, ông đã phần nào phỏng đoán được nội dung vấn đề cơ bản của triết học, điều mà sau này Ăngghen đã phát biểu một cách rõ ràng hơn trong tác phẩm Lutvich Phơbách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Sau khi công nhận một cách dứt khoát rằng, tồn tại là chủ thể, tư duy là thuộc tính, ý thức là sản phẩm của bộ óc con người, Feuerbach đi đến việc tìm hiểu sâu hơn bản chất tự nhiên - sinh học của con người. "Bản chất chung của con người là gì? Những nhân tính cơ bản trong con người là gì? Đó là lý tính, ý chí và trái tim. Con người hoàn thiện có năng lực tư duy, sức mạnh ý chí và nguồn lực tình cảm. Năng lực tư duy chính là ánh sáng của nhận thức, sức mạnh của ý chí chính là năng lượng của tính cách, nguồn lực tình cảm chính là tình yêu... Trong ý chí, tư duy và tình cảm luôn chứa đựng bản chất tối cao, tuyệt đối của con người và mục đích tồn tại của nó... con người tồn tại để nhận thức, yêu thương và mong muốn. Nhưng mục đích của lý tính, của ý chí, của tình yêu là gì? là để làm cho con người trở thành người tự do". Đoạn trích này là một văn bản điển hình thuộc Chương I với nhan đề Bản chất chung của con người trong tác phẩm Bản chất Kitô giáo, do Feuerbach viết vào năm 1841. Qua những lời lẽ đó, nhà triết học cổ điển Đức muốn chứng minh rằng, bản chất chung của con người là tổng hoà mọi khát vọng chính trị, mọi năng lực nhận thức và nhu cầu tự nhiên - sinh học đã trầm tích trong quá trình phát triển
- lịch sử lâu dài của nó. Mọi mong muốn, khát vọng tự nhiên của con người theo quan điểm của Feuerbach không phải xuất phát từ tư tưởng thuần tuý mà chúng phản ánh đời sống hiện thực của con người và do đời sống đó quy định. Nói cách khác, trong con người, cái sinh lý quy định cái tâm lý, cái tự nhiên - sinh học quy định cái xã hội, nhu cầu vật chất quy định hành động xã hội. " Điều ác xuất hiện không phải trong đầu óc, trong trái tim - Feuerbach viết - mà xuất hiện chính trong dạ dày con người". Quan điểm này của Feuerbach đã làm cho Ăngghen rất chú ý. Trong tác phẩm Lútvich phơbách và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Ăngghen đánh giá cao luận điểm của Feuerbach: "Trong một cung điện, người ta suy nghĩ khác trong một túp lều tranh", "Nếu như vì đói, vì nghèo, mà trong cơ thể không có chất dinh dưỡng, thì trong đầu óc anh, trong tình cảm và trong trái tim anh cũng không có chất nuôi đạo đức". Đây là luận điểm hoàn toàn mới so với đương thời, vì theo quan điểm này thì điều kiện sinh hoạt vật chất của con người quy định suy nghĩ và tư tưởng của nó. Tuy nhiên, Feuerbach chưa có khả năng nhìn nhận con người với tư cách là một cá thể của loài, với tư cách là một thành viên xã hội, mà ông chỉ mới dừng lại ở con người cụ thể. "Tôi chỉ đưa ra một luận điểm, nhưng đây là luận điểm cốt yếu mà mọi luận điểm khác phải xoay quanh nó. Đó là khái niệm cá thể. Sự khác biệt cơ bản giữa quan điểm của tôi với quan điểm của người phê phán tôi (mà cụ thể là giáo sư triết học người Đức- Schalier (1810 -1868) - LCS) là trong con người tồn tại cả tính cá thể và tính loài, trong khi đó, theo ý kiến tôi thì tính cá thể đã bao quát toàn bộ bản chất con người, bản chất con người chỉ có một - đó là bản chất cá thể" . Tuy nhấn mạnh tính cá thể của con người, song Feuerbach cũng hé mở một ý tưởng cho rằng, trong quá trình sống, con người có thể giao tiếp với những người khác, vôi cộng đồng xã hội. Do tiếp xúc với xã hội mà "từ một tồn tại thuần tuý vật lý, con người trở thành một tồn tại chính trị, nói chung trở thành một cái gì đó khác với tự nhiên, tồn tại đó chỉ quan tâm đến bản thân mình". Quan niệm cho rằng, con người là một tồn tại xã hội đã có trong triết học của aristote, nhưng Feuerbach đã vượt lên trên quan niệm này khi đưa vào đời sống của con người những phạm trù xã hội phản ánh đời sống đa dạng sinh động của con người như: tự do, nhân cách, luật pháp. Feuerbach viết: "Con người là một tồn tại của tự do, tồn tại có nhân cách, tồn tại của luật pháp. Chỉ có trong con người thì "cái tôi" của Phichte, "cái đơn tử" của Leibniz, "cái tuyệt đối" của Hêgen mới được bén rễ". Ở đây, nhà triết học duy vật cổ điển Đức đã nhìn thấy rằng,"cái tôi", "cái đơn tử", "cái tuyệt đối" được miêu tả trong triết học của các bậc tiền bối mới chỉ là xuất phát điểm, là nền tảng vật lý - sinh lý của con người. Vấn đề quan trọng hơn là bản chất đích thực của con người, tức là những yếu tố quy định sự tồn tại của nó với tư cách là một sinh thể có tính loài hay nói theo cách của Mác là tính xã hội của con người. Bởi vì" khi con người sinh ra từ giới tự nhiên, nó mới chỉ là một sinh vật tự nhiên đơn thuần chứ không phải là người...con người là sản phẩm của văn hoá và của lịch sử". Như vậy, theo Feuerbach, khi nói về con người, nhất thiết phải giả định rằng, có những người khác và chỉ có trong mối quan hệ đó thì con người mới là con người với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Từ việc công nhận con người như là sản phẩm của văn hoá, của lịch sử, Feuerbach đi đến quan điểm cho rằng, tính ích kỷ không chỉ mang tính cá nhân như các nhà tư tưởng, các nhà đạo đức học trước ông (đặc biệt là những người theo eudaimonism - chủ nghĩa duy hạnh) tuyên bố, mà nó còn mang tính xã hội. "Không chỉ có một tính ích kỷ đơn độc hay là tính ích kỷ
- cá nhân - Feuerbach viết - mà còn có một tính ích kỷ xã hội, một tính ích kỷ của gia đình, của tập thể, của cộng đồng, một tính ích kỷ yêu nước. Tất nhiên, tính ích kỷ là nguyên nhân của mọi điều ác, nhưng cũng là nguyên nhân của mọi điều thiện, bởi vì không cái gì khác ngoài tính ích kỷ đã tạo nên sự chiếm hữu ruộng đất, nên thương nghiệp, cũng vì tính ích kỷ mà có nghệ thuật, có khoa học... tính ích kỷ ngăn cấm sự trộm cướp, dối trá, làm hạn chế sự ngoại tình". Đây là một quan điểm hoàn toàn mới so với lịch sử đương thời, khi đọc những lời này của Feuerbach, Lênin cho rằng, đây là "phôi thai của chủ nghĩa duy vật lịch sử". Tiến xa hơn bước nữa, nhà triết học mang nặng tinh thần nhân đạo coi tính ích kỷ của con người như là một động lực thúc đẩy sự phát triển của lịch sử xã hội. "Trong lịch sử, một thời đại mới bắt đầu từ đâu? Bắt đầu từ chỗ, đông đảo quần chúng bị áp bức đưa ra tính ích kỷ chính đáng của mình chống lại tính ích kỷ cực đoan của thiểu số người khác... tính ích kỷ của đa số nhân loại đang bị áp bức phải và sẽ thực hiện quyền của mình và mở ra một thời đại lịch sử mới... không thể để cho thiểu số người là cao thượng, có tài sản, còn số khác là thấp hèn, là chẳng có gì. Tài sản phải có ở tất cả mọi người". Những lời lời lẽ có tính tuyên chiến với xã hội tư bản này được Feuerbach nói ra vào thời điểm lịch sử khi Tuyên ngôn Đảng cộng sản của Mác và Ăngghen mới ra đời đã phần nào phản ánh tư tưởng chủ nghĩa xã hội của Feuerbach và được Lênin đánh giá cao trong Bút ký triết học”. Nhìn nhận con người vừa như là một cá thể chứa đầy tham vọng cá nhân, vừa như là sản phẩm của con người, sản phẩm của văn hoá và lịch sử chính là cơ sở lý luận để Feuerbach xem xét mối quan hệ giữa người và thần. Feuerbach cho rằng, viện nghiên cứu nguồn gốc và bản chất của tôn giáo phải xuất phát từ việc nghiên cứu bản chất của con người và đời sống hiện thực của nó. Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa nhân bản, Feuerbach cho rằng yếu tố quan trọng hàng đầu tạo tiền đề cho sự xuất hiện tôn giáo đó là trạng thái tâm lý của con người. "Thượng Đế không phải là thực thể sinh lý hay thực thể vũ trụ- Feuerbach viết- mà là thực thể tâm lý". Chính sự xúc cảm mạnh, sự chiêm nghiệm hay trạng thái đau khổ của con người là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo. Nhưng sự chiêm nghiệm hay trạng thái đau khổ, trạng thái xúc cảm không phải là hiện tượng có tính chủ quan như chủ nghĩa duy tâm chủ quan quan niệm , mà chúng có tính khách quan, nghĩa là gắn liền với các hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội. Feuerbach viết "Tôn giáo là giấc mơ của tinh thần con người nhưng trong giấc mơ đó chúng ta không phải ở trên bầu trời mà ở trên mặt đất trong vương quốc của hiện thực, chúng ta nhìn thấy các đối tượng của hiện thực không phải trong thế giới thực tế của tính tất yếu mà là trong thế giới say mê của trí tưởng tượng và sự kỳ quặc. Nhiệm vụ của tôi là bóc trần bản chất đích thực của tôn giáo và triết học tư biện hay thần học, chuyển thế giới nội tâm ra thế giới bên ngoài, nghĩa là biến đối tượng tưởng tượng thành đối tượng hiện thực". Trên tinh thần như vậy, ông phê phán các quan điểm cho rằng, tôn giáo là hiện tượng có tính ngẫu nhiên hoặc có tính bẩm sinh. Theo Feuerbach, tình cảm tôn giáo cũng như các ý niệm và biểu tượng của nó luôn thay đổi theo sự thay đổi của lịch sử xã hội loài người. Tử lập trường của chủ nghĩa nhân bản, Feuerbach cho rằng, trong con người luôn có những ham muốn, nhu cầu, khát vọng và thái độ ích kỷ. Những nhu cầu sinh học và trạng thái tâm sinh lý này có thể được đáp ứng hoặc có thể không được đáp ứng, từ đó gây nên trong con người hai xu hướng trạng thái
- tâm lý: hoặc sợ hãi, bất lực, nỗi buồn chán, đau khổ (nếu con người gặp những điều bất hạnh) hoặc sự ngưỡng mộ, kính phục, lòng biết ơn (nếu con người gặp những thuận lợi). Feuerbach viết "Tôn giáo là sự phản ánh thời thơ ấu của nhân loại hay trong tôn giáo con người là đứa trẻ. Đứa trẻ không thể thực hiện ý muốn của mình bằng sức mạnh của nó, phải nhờ đến một tồn tại mà nó cảm thấy lệ thuộc... tôn giáo có nguồn gốc xuất hiện, có chỗ đứng chân chính, có ý nghĩa trong thời thơ ấu của nhân loại". Ở đây, khi nghiên cứu vấn đề tôn giáo Feuerbach phải nhờ vào những tư liệu của lịch sử và khảo cổ học, theo đó thì con người nguyên thuỷ là con người cảm tính chứ không phải con người lý tính. Đời sống của người nguyên thuỷ hàng ngày bắt phải tiếp xúc với muôn vàn sự vật, hiện thể tượng đa dạng của giới tự nhiên như mặt trăng, mặt trời, sấm sét, bão lụt, giông tố, sông sâu, biển rộng, núi non hiểm trở, rừng rậm, cây cao... và lẽ đó nhiên là con người phải lệ thuộc vào chúng để tồn tại. Từ đó làm phát sinh tâm lý hay tình cảm trong con người đối với giới tự nhiên: "Điều mục đầu tiên của tôi trong Bản chất của tôn giáo có thể nói một cách vắn tắt là: cơ sở của tôn giáo là tình cảm về sự lệ thuộc của con người. Trong ý nghĩa đầu tiên, giới tự nhiên chính là đối tượng của tình cảm lệ thuộc này. Vì vậy, giới tự nhiên nói chung là khách thể đầu tiên của tôn giáo". Từ trước tới giờ đối tượng của các bài giảng của tôi chính là ở chỗ, tình cảm về sự lệ thuộc chính là cơ sở và nguồn gốc của tôn giáo... còn đối tượng của sự lệ thuộc đó chính là giới tự nhiên". Vậy tại sao giới tự nhiên lại trở thành đối tượng đầu tiên bắt buộc con người phải lệ thuộc Feuerbach giải thích như sau: Thứ nhất, bởi giới tự nhiên là đối tượng cảm giác trực tiếp của con người, là cái tác động hàng ngày, hàng giờ lên các giác quan nhận biết của con người: "cái bắt con người, lệ thuộc, cái mà con người cảm thấy lệ thuộc, cái mà từ đó con người biết được sự lệ thuộc của mình chính là giới tự nhiên, là đối tượng của cảm giác, tất cả những ấn tượng mà giới tự nhiên tạo ra cho con người thông qua các cảm giác đều có thể trở thành lý do của sự sùng bái tôn giáo". Thứ hai, sự sùng bái giới tự nhiên còn bắt nguồn từ việc trong quá trình sống, do thể chất yếu ớt của mình, con người thường có tâm lý sợ hãi các hiện tượng của giới tự nhiên, dẫn đến tình trạng bất lực trước các hiện tượng đó: "Quan niệm về sức mạnh vô biên như là đặc tính cơ bản của thần thánh xuất hiện và phát triển trong con người đặc biệt khi con người so sánh hành động của mình với hành động của tự nhiên. Con người không thể tạo nên cây cỏ, không làm nên bão tố và thời tiết, không thể làm sáng loé như chớp, gào thét như sấm... tất cả những hiện tượng tự nhiên này vượt trội sức mạnh của con người, làm cho con người cảm thấy bất lực. Chính vì vậy, thực thể tạo nên các hiện tượng đó đối với con người là một thực thể siêu nhân - thực thể có tính thần thánh". Thứ ba, như một hiện tượng tâm lý, tình cảm lệ thuộc vào giới tự nhiên của con người gắn liền với quan niệm về đời sống tâm linh của nó, hay nói cụ thể hơn là gắn liền với quan niệm về cái chết. Theo quan điểm hiện đại, con người là một thực thể tự nhiên - sinh học, nên nó cũng phải tuân theo quy luật sinh - lão, bệnh - tử. Nhưng người nguyên thuỷ thì chưa thể hiểu được điều đó, họ cho rằng sự đau ốm, chết chóc chính là sự trừng phạt của Thánh thần, bởi vậy, "tình cảm về sự lệ thuộc và tình cảm về sự hữu hạn của đời người là đồng nhất với nhau. Con người luôn có ý thức rằng vào một lúc nào đó nó sẽ
- chết. Giá như con người không chết, giá như nó sống vĩnh viễn, nói tóm lại nếu như không có cái chết thì sẽ không có tôn giá". Luận điểm này của Feuerbach thực ra không có gì mới, bởi cái chết là đề tài muôn thuở của tôn giáo cái chết gây nên một sự sợ hãi trong con người cả về phương diện vật lý lẫn phương diện tâm lý, trong đó phương diện tâm lý là cơ bản, bởi con người sợ hãi cái chết khi nó hoàn toàn khoẻ mạnh, bởi "con người luôn mong muốn được tồn tại vĩnh cửu. Sự mong muốn đó cũng là mong muốn được bảo toàn tính mạng. Mọi người ai cũng muốn sống chứ không ai muốn chết". Điều đáng nói ở đây là, Feuerbach đã coi sự sợ hãi cái chết của con người như một hình thức tâm lý phổ biến và vận dụng hiện tượng này vào việc giải thích nguồn gốc tâm lý của tôn giáo coi hiện tượng này như một dạng tình cảm lệ thuộc của con người đối với giới tự nhiên và thần thánh. Trong các hình thức tín ngưỡng tôn giáo, nhà triết học cổ điển Đức rất quan tâm đến vấn đề cầu nguyện, bởi đây là một hiện tượng tâm lý đặc biệt phản ánh thế giới nội tâm của con người một cách sâu sắc nhất, toàn diện nhất, phản ánh mối quan hệ trực tiếp giữa con người và thần thánh. Feuerbach viết: "Người tín ngưởng hướng tới Thượng đế cùng với lời cầu nguyện sùng kính, anh ta tin rằng Thượng đế sẽ tham dự vào những đau khổ, những lòng mong muốn của anh ta... tin rằng Thượng đế sẽ nghe thấy tiếng nói của anh ta trong lúc cầu nguyện". Bản chất thầm kín của tôn giáo được bộc lộ trong lời cầu nguyện... trong cầu nguyện, con người hướng một cách trực tiếp tới Thượng đế, cho nên Thượng đế đối với con người là nguyên nhân trực tiếp thực hiện lời cầu nguyện". Theo cách nhìn hiện đại thì sự cầu nguyện thể hiện chức năng an ủi đền bù hư ảo của tôn giáo, trong sự cầu nguyện đó hoặc phần nào làm dịu bớt đi mọi nỗi đau khổ, mất mát của con người mà nó đã gánh chịu trước đó trong cuộc sống, hoặc thể hiện những lời cảm ơn của con người đối với thần thánh, hoặc xin thân thánh xá tội cho, bởi vậy cầu nguyện là hình thức phổ biến của mọi tôn giáo và cũng nhờ hình thức tín ngưỡng này mà tôn giáo thu hút được đa số công chúng. Phân tích một cách toàn điện về nguồn gốc phát sinh của tôn giáo, Feuerbach có cơ sở khoa học để đi đến kết luận: "Không phải Thượng đế đã sáng tạo nên con người theo hình đáng của mình như đã miêu tả trong Kinh thánh, mà chính con người đã sáng tạo nên Thượng đế theo hình dáng của mình... mọi Thượng đế đều là tồn tại được sáng tạo nên bằng tư tưởng tượng... chính sức mạnh của tư tưởng tượng đã hướng vào những tính chất cơ bản của con người. Con người u sầu, ốm yếu phản ánh tâm trạng của mình trong hình ảnh một Thượng đế tương tư, con người vui vẻ thì ngược lại, họ miêu tả Thượng đế với bộ mặt tươi tỉnh, sáng ngời. Tính đa dạng của con người quy định tính đa dạng của Thượng đế". Như vậy, có thể nói một cách ngắn gọn rằng, Feuerbach đã truy tìm bản chất của tôn giáo trong bản chất của con người, ông viết. "Bản chất thần thánh không là cái gì khác như là bản chất con người, bản chất đó đã được gột rửa, được giải phóng khỏi những giới hạn cá nhân, nghĩa là khỏi những con người vật lý hiện thực, được khách quan hoá, được nhìn nhận như một bản chất độc lập xa lạ. Bởi vậy, mọi sự xác đinh về bản chất thần thánh đều có liên quan đến việc xác định bản chất con người. Dựa trên những khảo cứu lịch sử hiện thực của nhân loại, Feuerbach thấy rằng trong thực tế thường diễn ra sự thù địch giữa tôn giáo này với tôn giáo khác, sự thù địch giữa người theo đạo và kẻ dị giáo. Hơn nữa có những người có chức sắc tôn giáo cao trong giáo hội, song họ vẫn có nhũng hành vi phi đạo đức. Từ đó ông lên tiếng phản đối quan điểm của các nhà thần học cho rằng dường như phủ định thương đế là một bước dẫn tới sự tiêu diệt
- quan hệ đạo đức. Theo Feuerbach, để có một xã hội tất đẹp thì phải tiến hành cải cách tôn giáo: "Nếu như bản chất con người là bản chất cao quý của con người, thì tình yêu hiện thực đối với con người cần phải là quy luật đầu tiên cao quý của con người. Con người đối với con người là thượng đế - đó chính là nền tảng thực tiễn cao nhất, là xuất phát điểm của lịch sử toàn cầu. Quan hệ của đứa bé đối với cha mẹ mình, của chồng đối với vợ, của anh đối với em, của bạn bè đối với nhau, nói chung là quan hệ của con người đối với con người, nói tóm lại, các quan hệ đạo đức thuần tuý chính là các quan hệ tôn giáo. Quan điểm về cải cách tôn giáo được Feuerbach trình bày khá rõ trong đoạn kết của Tập bài giảng về bản chất của tôn giáo: "Thưa các bạn, bằng những lời này, tôi kết thúc các bài giảng của mình, tôi mong muốn rằng sẽ đạt được nhiệm vụ đã đặt ra trong các bài giảng này, mà chính là: Từ bạn của thượng đế, trở thành bạn của con người, từ những tín đồ trở thành người duy lý, từ những người luôn cầu nguyện thượng đế rủ lòng thương trở thành người lao động, từ những nghiên cứu sinh ở thế giới bên kia trở thành những người nghiên cứu viên ở thế giới trần gian, từ những tín đồ Kitô giáo theo sự thừa nhận, theo ý thức của chính họ, “là nửa súc vật, nửa thiên thần" trở thành những con người hoàn thiện. Những lời trên cũng có thể được coi như bức thông điệp hoà bình của ông gửi đến các thế hệ mai sau với ngụ ý rằng, con người trước hết phải thương yêu nhau thực sự ở chốn trần gian, bởi đây mới là những tình yêu chân chính theo đúng nghĩa của từ này. Quan niệm về con người trong triết học Feuerbach như đã trình bày ở trên theo đánh giá của A.G.Spirkin "chính là điểm xuất phát cho những lập luận của Mác về con người và bản chất con người". Bởi vì, bằng những quan niệm đó, người khai mở con đường cho chủ nghĩa duy vật nhân bản đã giáng một đòn phá tan mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy vật và chỉ nghĩa duy tâm khách quan của Hêgen, "đưa một cách không úp mở chủ nghĩa duy vật trở lại ngôi vua", ông đã khẳng định một cách dứt khoát rằng "tự nhiên tồn tại độc lập đối với mọi triết học. Nó là cơ sở trên đó con người chúng ta bản thân chúng ta cũng là một sản phẩm của tự nhiên đã sinh trưởng”. Mác và Ăngghen luôn đánh giá cao triết học của Feuerbach nói chung, chủ nghĩa duy vật nhân bản của ông nói riêng, họ tự thừa nhận mình là môn đồ của ông, chào đón quan điểm mới đó một cách nhiệt liệt, tin và đi theo Feuerbach với một tinh thần hào hứng, phấn khởi. Tuy đánh giá cao Feuerbach như vậy, nhưng hai ông cũng nhận thấy rằng hạn chế cơ bản xuyên suốt toàn bộ triết học nhân bản của Feuerbach là chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng và chủ nghĩa duy tâm về lịch sử. "Lấy con người làm xuất phát điểm, song ông hoàn toàn không nói đến thế giới trong đó con người ấy sống. Vì vậy con người mà ông nói luôn là con người trừu tượng... con người đó không ra đời từ trong bụng mẹ, mà lại sinh ra từ ông thần của các tôn giáo độc thần... con người đó cũng không sống trong thế giới hiệan thực". Luận cương về Feuerbach được coi như là bản tổng kết toàn bộ những khiếm khuyết trong triết học Feuerbach, trong đó khi phê phán quan điểm về con người trừu tượng của nhà triết học này, Mác viết: "Feuerbach hoà tan bản chất tôn giáo vào bản chất con người. Nhưng bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”.
- Trong Hệ tư tưởng Đức, Mác và Ăngghen đã dành hẳn một chương bàn về triết học Feuerbach, theo các ông, thì "so với các nhà duy vật "thuần tuý", Feuerbach có ưu điểm lớn là ông thấy rằng, con người cũng là một "đối tượng của cảm giác", ...nhưng ông vẫn còn bám vào lý luận và không xem xét con người trong mối quan hệ xã hội nhất định của họ, trong những điều kiện sinh hoạt... làm cho họ trở thành những con người đúng như họ đang tồn tại trong thực tế... nên ông vẫn cứ dừng lại ở một sự trừu tượng. Trung tâm thế giới quan mới do Mác và Ăngghen đặt nền móng là chủ nghĩa duy vật về lịch sử. Theo ý kiến của họ, con người không phải bước ra từ sâu thẳm của giới tự nhiên thành một sinh thể tự nhiên phổ quát như Feuerbach nhận định, mà nó trở thành như vậy trong tiến trình lịch sử. Con người khác vôi động vật trước hết không phải bởi nó có ý thức như Feuerbach nói, mà bởi sự bắt buộc phải lao động sản xuất nhằm tạo ra cho mình các phương tiện sống. Trong quá trình sản xuất đó, con người khám phá ra sức mạnh tự nhiên, chuyển nó thành lực lượng lao động xã hội, tạo nên nội dung của lịch sử thế giới. Sự khám phá đó được tiến hành bởi các cá nhân có những nhu cầu tự nhiên - xã hội xác định và những năng lực hoạt động của họ trong phạm vi những hình thái kinh tế - xã hội được chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác.Với nghĩa như vậy, Mác và Ăngghen viết: "Những tiền đề xuất phát của chúng tôi, không phải là những tiền đề tuỳ tiện, không phải là giáo điều, đó là những tiền đề hiện thực mà người ta chỉ có thể bỏ qua trong trí tưởng tượng thôi. Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ... tiền để đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại thì dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống. Vì vậy, điều cụ thể dầu tiên cần phải xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy và mối quan hệ mà tổ chức cơ thể ấy tạo ra giữa họ với phần còn lại của tự nhiên". Những năm cuối đời, Ph.Ăngghen đã dành phần lớn thời gian cho việc nghiên cứu triết học. Feuerbach, kết quả cụ thể của việc nghiên cứu đó là tác phẩm Ludvig Feuerbach và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức. Trong tác phẩm nổi danh này, người kế tục sự nghiệp của Mác phê phán quan điểm duy tâm về lịch sử của Feuerbach: "Chủ nghĩa duy tâm thực sự của Feuerbach - Ăngghen viết là ở chỗ ông xét các mối quan hệ giữa người và người dựa trên cảm tình đối với nhau, như tình yêu nam nữ, tình bạn, lòng thương xót, tinh thần tự hy sinh... Feuerbach cho rằng, những quan hệ ấy chỉ có giá trị đầy đủ, khi người ta đem lại cho chúng một sự tôn phong tối cao bằng cái tên là tôn giáo". Do dựa trên một quan niệm duy tâm sai lầm như vậy, nên "học thuyết của Feuerbach về đạo đức thì cũng giống như tất cả những học thuyết trước đó. Nó được gọt giũa cho thích hợp với mọi thời kỳ, mọi dân tộc, mọi hoàn cảnh, và chính vì thế mà không bao giờ nó có thể đem áp dụng được ở đâu cả. Và đối với thế giới hiện thực, nó cũng bất lực như cái mệnh lệnh tuyệt đối của Kant vậy". Sự bất lực đó của nhà triết học trước thực trạng xã hội Đức đương thời đã làm cho ông "không tìm thấy con đường thoát khỏi vương quốc của sự trừu tượng, mà bản thân ông ghét cay ghét đắng để đi tới hiện thực sinh động. Ông bám hết sức chặt lấy giới tự nhiên và con người, song đối với ông, tất cả tự nhiên lẫn con người vẫn chỉ là những danh từ mà thôi. Ông không biết nói với chúng ta một cái gì chính xác về tự nhiên hiện thực, cũng nhu về con người hiện thực". Nhưng lịch sử phát triển của nhận thức loài người có tính logic của nó, những gì mà Feuerbach chưa thực hiện đã được Mác triển khai và hoàn thiện trong các tác phẩm của mình. Theo Tạp chí Nghiên cứu con người
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đánh thức khả năng của con người
144 p | 579 | 328
-
ĐÔI ĐIỀU VỀ QUẢN LÝ TRI THỨC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
4 p | 571 | 161
-
Kỹ năng đột phá sáng tạo của mỗi con người
6 p | 287 | 142
-
Trí tuệ nhân tạo và hệ chuyên gia
118 p | 191 | 63
-
Tính cách con người và cuộc đời: Phần 1
110 p | 134 | 57
-
Hệ thống chủ đạo giúp làm chủ đời mình - CON NGƯỜI PHI THƯỜNG TRONG BẠN
7 p | 175 | 43
-
Quản lý tri thức có nghĩa là quản lý bản thân
5 p | 179 | 40
-
Sự thay đổi phương thức quản lý trong nền kinh tế tri thức
4 p | 158 | 36
-
CHƯƠNG 2. NHU CẦU, ĐỘNG CƠ, KHÍ CHẤT CỦA ON NGƯỜI
56 p | 174 | 32
-
Dùng tri thức để trang bị cho cuộc sống
4 p | 119 | 21
-
Muốn nên người - LẬP TRÍ: MỘT SỞ HỌC PHỔ THÔNG CẦN PHẢI CÓ
18 p | 101 | 20
-
Một lối tư duy theo hệ thống: Phần 1
149 p | 102 | 14
-
Thân phận trí thức - Tác giả: Vũ Tài - Phần tử trí thức
11 p | 129 | 13
-
Thân phận trí thức - GIÁ TRỊ
12 p | 103 | 12
-
Thân phận trí thức - Phẩm đức Thân phận
18 p | 100 | 12
-
Thân phận trí thức - NGƯỜI TRÍ THỨC VÀ NỘI CHIẾN
20 p | 80 | 11
-
Giá trị của tư tưởng (Phần 1/3)
5 p | 91 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn