intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÔNG BẰNG XÃ HỘI CÁC NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Chia sẻ: Lê Vũ Trường Phát | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

163
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ảnh hướng sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước những thiếu thốn, khó khăn, những ngổn ngang, bề bộn của một đất nước vừa mới ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hôị kéo dài một bộ phận nhân dân còn ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, rất nhiều tiêu cực xã hội còn hành hoành; loá mắt trước những thành tựu kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa, một số người hoài nghi và đã vội la lên rằng chủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÔNG BẰNG XÃ HỘI CÁC NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

  1. CÔNG BẰNG XÃ HỘI CÁC NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ảnh hướng sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trước những thiếu thốn, khó khăn, những ngổn ngang, bề bộn của một đất nước vừa mới ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hôị kéo dài một bộ phận nhân dân còn ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm, rất nhiều tiêu cực xã hội còn hành hoành; loá mắt trước những thành tựu kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa, một số người hoài nghi và đã vội la lên rằng chủ nghĩa tư bản mới là con đường, là phương tiện để thực hiện lý tưởng của chủ nghĩa xã hội hiện thực - một xã hội giầu mạnh, công bằng văn minh. Có thật thế không? Lẽ nào những kết luận của họ khi quan sát chủ nghía tư bản là đúng đắn? Thật không đơn giản chút nào và đáng tiếc là, đối với những người quá ngưỡng mộ chủ nghĩa tư bản thì thực tế lịch sử hơn 80 năm qua của các nước đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, theo họ lại chưa đủ để biện minh. Thực tiễn hiện nay, đúng là các nước tư bản đang phát triển vượt bậc về kinh tế và có những cố gắng để giả quyết những vấn đề xã hội. Nhà nước đã điều tiết thu nhập, tạo việc làm, trợ cấp thất nghiệp ở một mức độ nào đó để giảm nhiệt độ những điểm nóng, những phản ứng, bất bình đẳng trong xã hội, mục đích quan trọng nhất đó là giảm bớt mâu thuẫn gay gắt cơ bản giữa lực lượng sản xuất ngày càng phát triển và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng cũ rích, lạc hậu. Tuy nhiên, dù sao ta hãy xét thật khách quan để xem xét vấn đề công bằng xã hội, thực tế có đúng là các nước tư bản chủ nghĩa cũng đang phấn đấu cho nmục tiêu công bằng xã hội hay không ? Theo từ điển bách khoa Việt Nam, công bằng xã hội, đó là khái niệm về ý thức đạo đức và ý thức pháp quyền, chỉ điều chính đáng, tương ứng với bản chất và quyền con người khái niệm công bằng nêu ra sự tương quan giữa một số hiện tượng theo quan điểm phân phối phúc và hoạ, lợi và hại giữa người và người. Công bằng đòi hỏi sự tương xứng giữa vai trò của các các nhân (những giai cấp) với địa vị xã hội của họ, giữa hành vi với sự đền bù, lao động và thù lao, công và tội, thưởng và phạt, giữa quyền với nghĩa vụ. Tất yếu, không có sự tương xứng trong quan hệ ấy là bất công. Tuy nhiên, nội dung của công bằng thay đổi và ngày một mở rộng phạm vi trong lịch sử, tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế, xã hội nhất định. Ta hãy trở lại với thời kỳ cổ đại, người Hy Lạp cổ đại cho rằng chế độ nô lệ là công bằng, ý thức công bằng của cả giai cấp tư sản đang lên đòi phải thủ tiêu chế độ phong kiến; quần chúng lao động từ thế kỷ XVIII đã thấy sự bóc lột kinh tế tư bản chủ nghĩa là bất công. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, công bằng xã hội gắn liền với nguyên tắc phân phối theo lao động, tiêu chuẩn chủ yếu quyết định phẩm giá địa vị xã hội, quyền hưởng dụng các phúc lợi xã hội. Hay có thể nói, trong xã hội này, lấy sự phát triển hoàn thiện của con người làm trung tâm và là tiền đề quan trọng nhất để phát triển xã hội loài người. Quan hệ giữa người với người trong xã hội đúng với khái niệm quyền bình đẳng, công bằng xã hội chỉ có thể thực hiện trong xã hội cộng sản chủ nghĩa mà chủ nghĩa xã hội là hình thức đầu tiên của nó. Như vậy, công bằng xã hội trái ngược hoàn toàn với áp bức bất công. Công bằng xã hội chính là khát vọng vươn tới của con người. Trong các xã hội có các giai cấp đối kháng, công bằng xã hội bao giờ cũng là nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động. Có thể nói lịch sử xã hội loài người là lịch sử những cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân lao động nhằm xóa bỏ chế độ áp bức bất công của chế độ đương thời hay nói cách khác là xoá bỏ quan hệ sản xuất ngày càng lạc hậu với những luật lệ hà khắc là nguyên nhân sinh ra sự bất công xã hội. Do vậy, mục đích của cuộc đấu tranh là xoá bỏ chế độ xã hội đương thời không còn phù hợp với hy vọng xây dựng một xã hội công bằng hơn. Công bằng xã hội là một khái niệm mang tính lịch sử, tuỳ khả năng thực hiện của những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định mà thoả mãn một cách hợp lý những
  2. nhu cầu của các tầng lớp xã hội, các nhóm xã hội, các cá nhân. Và khi công bằng xã hội được đảm bảo nó lại tác động trở lại làm nâng cao hơn các điều kiện kinh tế, xã hội. Công bằng xã hội cũng chính là điều kiện để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, không phải bao giờ tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội cũng là điều kiện, là cơ sở cho sự phát triển của nhau. Trong thực tế, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, giữa chúng lại thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, thậm chí những cuộc xung đột gay gây nên sự kìm hãm, cản trở nhau khiến cho cả kinh tế và xã hội đều không thể phát triển và ổn định được. Bởi vậy, muốn cho nền kinh tế xã hội phát triển ổn định thì mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội phải thường xuyên được kết hợp một cách hợp lý, thống nhất. Đi tìm thống nhất hợp lý, đó chính là đi tìm đáp số của một bài toán khó nhất mà tất cả các nước có nền kinh tế thị trường hiện nay phaỉ quan tâm. Lịch sử phát triển nền kinh tế thị trường thế giới đã chứng minh điều đó. Trở lại với thời kỳ các nước tư bản phương Tây phát triển nền kinh tế thị trường tự do kéo dài từ thế kỷ XVII cho đến đầu thể kỷ XX. Tư tưởng tự do kinh tế được thể hiện trong tác phẩm: Nghiên cứu về nguyên nhân và bản chất sự giàu có của các dân tộc - A. Smith. Ông cho rằng, trước sự kìm hãm của chế độ phong kiến lạc hậu, nền kinh tế không thể phát triển mạnh nếu chỉ với hình thức sản xuất tự cung tự cấp hay buôn bán với tính chất giản đơn, chịu sự tác động nặng nề của luật lệ hà khắc, cổ hủ của chế độ phong kiến đương thời, mà phải được tiến hành tự do, không có sự can thiệp của Nhà nước, cứ để cho: “bàn tay vô hình” của thị trường tự điều tiết, quan hệ giữa người với người chỉ là quan hệ lợi ích. So với những xã hội bất công tàn bạo trước chủ nghĩa tư bản như xã hội nô lệ, chế độ phong kiến nơi mà con người còn không có cả quyền tự do thẩn thể chứ chư nói đến tự do hoạt động lao động sản xuất thì tư tưởng tự do kinh tế thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản đã đạt được những kỳ tích trong kinh tế, khoa học và công nghệ vượt xa các xã hội trước đó. Tuy nhiên, “bàn tay vô hình” ngày càng bộc lộ rõ những khiếm khuyết cố hữu cơ bản, ngày càng tạo ra trong xã hội những mâu thuẩn gay gắt mà không thể khắc phục nổi. Thật vậy, do chạy theo lợi nhuận một cách điên cuồng trong thị trường tự do cạnh tranh, nên xã hội đã diễn ra quá trình phân hoá, từ sàng lọc tự nhiên theo nguyên tắc giỏi thắng, kém thua đến chỗ cá lớn nuốt cá bé, lừa đảo, chụp giật, tiêu diệt nhau để giành lấy vị trí độc quyền. Để đạt được siêu lợi nhuân, các Công ty độc quyền ngày càng bóc lột sức lao động của công nhân, Công ty bị ph á sản đã phải sa thải công nhân dẫn đến sự thất nghiệp ngày càng tăng dẫn đến sự bần cùng hoá, tệ nạn xã hội từ đó xuất hiện ngày càng đông. Do vậy sự bất công bình đẳng trong xã hội ngày càng sâu sắc dẫn đến bùng nổ những cuộc chiến tranh lạnh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Từ bối cảnh hiện thực xã hội, học thuyết Mác - Lênin ra đời lại được kiểm nghiệm trên thực tế bằng sự thắng lợi vang dội cả thế giới của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, đã đập tan chính quyền của giai cấp tư sản, nước Nga trở thành nhà nước xã hội chủ nghãi đầu tiên trên thế giới. Sự kiện đó đã đi vào lịch sử nhân loại, là bước ngoặt của xã hội, làm thức tỉnh nhân loại hướng tới một xã hội công bằng, bình đẳng hơn chủ nghĩa tư bản. Đó là chủ nghĩa xã hội. TRước tình hình biến đổi và hình thành hai cực trong xã hội, các nước tư bản không còn cách lựa chọn nào khác là phải tự điều chỉnh một bước, chuyển từ nên kinh tế thị trường tự do sang phát triển nền kinh tế thị trường bằng sự can thiệp vào thị trường, điều tiết thị trường để giảm bớt sự độc quyền trong cạnh tranh, đồng thời Nhà nước cũng có điều chỉnh, quan tâm đến sự giải quyết các vấn đề xã hội. Có thể nói, người đặt nền móng cho sự chuyển biến này là J.Keynes với “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” được xuất bản năm 1936. Lý thuyết của J.Keynes lúc này, được chủ nghĩa tư bản coi như một đơn thuốc hữu hiệu nhất cho căn bệnh tưởng như vô phương cứu chữa của nền kinh tế thị trường tự do tư bản chủ nghĩa. Thật vậy, trong thời kỳ cực kỳ biến động này, lý thuyết của J.Keynes đóng vai
  3. trò cực kỳ quan trọng trong việc ổn định tình hình biến động nguy khốn về kinh tế và chính trị. Có thể nói, “bàn tay vô hình” của A.Smith đã làm cho nền kinh tế thế giới tư bản liên tiếp rơi vào cuộc khủng hoảng toàn cầu theo chu kỳ mà tốc độ của nó càng ngày càng lớn hơn và dữ tợn hơn. Số lượng công nhân thất nghiệp ngày càng tăng sự bần cung hóa ngày càng sâu sắc, chủ nghĩa tư bản ngày càng “thoi thóp” và “chờ chết”. Nhờ phương thuốc hữu hiệu của J.Keynes là xác định vai trò quan trọng của Nhà nước và sự can thiệp của Nhà nước đã giúp cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa gượng được và phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện cụ thể của từng nước, đã xuất hiện những mô hình kinh tế thị trường, cũng như mức độ can thiệp của Nhà nước vào đảm bảo xã hội và giảm bất công xã hội. Cụ thể, nền kinh tế thị trường hỗn hợp kiểu Mỹ (Mỹ, Anh, Canada...) kết hợp vai trò của Nhà nước với cơ chế thị trường, chủ trương “Kinh doanh vì mục đích tiêu dùng”, tạo ra một xã hội tiêu dùng, Nhà nước bảo vệ quyền lợi và tăng thu nhập cho người tiêu dùng bằng cách thực hiện các chương trình phúc lợi và việc làm, giảm hàng hoá tiêu dùng.... nhờ vậy, mâu thuẫn xã hội đã có phần bớt căng thẳng hơn và chủ nghĩa tư bản nhờ thế cũng thu được nhiều lợi nhuận hơn. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trường xã hội kiểu Đức (áo, Hà Lan...) với mục tiêu “không phải là nền kinh tế thị trường tự do tư nhân, mà là nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội”, Nhà nước có chức năng làm dịu các mâu thuẫn xã hội như: phân phối lại thu nhập quốc dân, ủng hộ các Xí nghiệp vừa và nhỏ, phi vô sản hoá giai cấp công nhân bằng cách mở rộng các hình thức sử hữu cổ phần, sự chuyển biến tích cực phần nào làm cho công bằng xã hội tiến triển hơn. Nền kinh tế thị trường xã hội phúc lợi kiểu Thuỵ Điển (Na Uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch...) mặc dù về nguyên tắc vẫn là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất nhưng việc phân phối kết quả sản xuất lại hướng vào thi hành chế độ phúc lợi cao, thu hẹp khoảng các tiền lương đến gần như bình quân, tạo ra được không khí lao động hăng say trong quần chúng nhân dân nên chỉ trong một thời gian ngắn, Thuỵ Điển từ một nước nghèo nhất Châu Âu đã trở thành nước giàu có nhất. Tuy việc, việc thi hành chế độ phúc lợi cao theo tư tưởng “không tưởng” của Đảng xã hội dân chủ Thuỵ Điển, đồng thời công bằng với bình quân trong khi nền kinh tế xây dựng trên cơ sở chế độ tư hữu, đã gây ra phản ứng gay gắt trong giới chủ kinh doanh, làm tiêu tan dần động lực phát triển kinh tế, buộc các nước đi theo mô hình này phải điều chỉnh theo hướng khác có lợi hơn cho kinh tế tư nhân. Phương hướng đi tìm những mô hình mới để có thể đạt được sự ổn định xã hội đương nhiên đâu phải do thiện chí của những nhà cầm quyền ở các nước tư bản, mà chính là do áp lực đấu tranh của quần chúng chống lại sự bất công và cũng chính là do nếu không ổn định được xã hội thì không thể tiếp tục phát triển kinh tế đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản cũng như cho Nhà nước bảo trợ giai cấp ấy. Đối với chế độ tư bản chủ nghĩa, công bằng xã hội đâu phải là mục tiêu, mà chỉ là phương tiện bắt buộc họ sử dụng để đạt được mục tiêu khác, đó là lợi nhuận. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới phấn đấu cho mục tiêu công bằng xã hội và công bằng xã hội chỉ là mục tiêu riêng của chủ nghĩa xã hội mà thôi. Tuy nhiên, trong thời kỳ này, sau sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu, cuộc khủng hoảng về kinh tế cho phương thức quản lý phân phối bình quân theo đầu người (đồng nhất công bằng với bình quân đầu người) ở Liên Xô và nước ta, nhiều người đã hoài nghi về học thuyết Mác - Lênin và không khỏi tự hỏi “Chủ nghĩa xã hội có những tiến bộ hơn chủ nghĩa tư bản về công bằng xã hội được thể hiện ở điều đó chăng”. Chắc chắn là không, tất cả sự sụp đổ của mô hình ở Liên Xô, Đông Âu và khủng hoảng kinh tế (đúng hơn là chậm phát triển có xu thế thụt lùi) ở Việt Nam hoàn toàn gánh chịu những sai lầm trong quản lý Nhà nước của các nhà lãnh đạo khi áp dụng học thuyết Mác - Lê nin. Sự khác biệt của chủ nghĩa xã hội hay đúng hơn là sự tiến bộ hơn của chủ nghĩa xã hội là coi con người là chủ thể phát triển của xã hội, mọi hoạt động trong xã hội đều hướng tới vì hạnh phúc của con người. Còn chủ nghĩa tư bản ngày nay thì
  4. sự quan tâm đến con người đâu phải là vì con người mà vì con người là một yếu tố sinh lợi, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, chất xám chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giá trị hàng hoá, cũng như lợi nhuận của nhà tư bản. Cái khác nhau chỉ là sự đảo ngược mục tiêu và phương tiện, chủ thể và khách thể trong sắp đặt vị trí của con người mà bản chất của hai chế độ hoàn toàn khác nhau. Đối với chủ nghĩa tư bản, việc đảm bảo công bằng xã hội là kế sách, là phương tiện cho mục tiêu khác nên trong chủ nghĩa tư bản nó thường được thực hiện một cách bị động, và Ngân sách của nó luôn có nguy cơ chuyển sang các hoạt động khác như chi phí tăng thêm cho quân sự, bị các quan chức chiếm đoạt, do đó sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, cùng với sự giàu lên nhanh chóng của một lớp người trong một quốc gia, sự bần cùng hoá số đông lớp người nghèo dưới xã hội. Sự tập trung hoá ngày càng gia tăng của tư bản Công ty làm tăng thêm sự bất bình đẳng và trong khi cơ cấu xã hội bị tàn phá, nó cũng gây tác động nguy hại lên tất cả nhân loại. Sự tăng trưởng sức mạnh không gì kiểm soát nổi của các Công ty độc quyền là nguyên nhân kinh tế ngày càng gây nhiều lo ngại cho các nước tư bản. Thật vậy, ta có thể đưa ra một dẫn chứng ở một nước tư bản mà nền kinh tế, chính trị hùng mạnh nhất thế giới về công bằng xã hội được thực hiện như thế nào. Như đã phân tích về xu thế chung của chủ nghĩa tư bản, Mỹ là một nước điển hình cho hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa hiện đại. Thế nhưng ở đây, người lao động, không nói là không có công bằng xã hội giữa người với người, không được hưởng sự công bằng về xã hội: mức sống, thu nhập, quyền tự do sinh hoạt. ở đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế của một siều cường, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc, số người giàu ngày càng giàu có, số người nghèo đi, thất nghiệp ngày càng tăng lên. Năm 1964, tỷ lệ tiền lương, tiền công trong thu nhập quốc dân giảm 10%, trong khi tỷ lệ lãi suất từ tư bản lại tăng gấp đôi. Năm 1983, khi nền kinh tế suy thoái thì tổng lợi nhuận ròng của 400 người giàu có nhất nước Mỹ tăng vọt 28%. Số người thất nghiệp trên 16%. Nạn thất nghiệp trong thanh niên da đen trên 40% hơn 60% những công nhân được hỏi qua điều tra, tiền công không đủ duy trì mức sống xứng đáng, 30% sống dưới mức nghèo khổ. Theo thống kế của sở lao động Mỹ thì dân số sống dưới mức nghèo đói tăng từ 24 triệu người năm 1977 tăng 35 triệu năm 1986 và hiện nay con số này còn tăng nữa. Cứ 4 người Mỹ thì có 1 người phải ở trong điều kiện dưới dưới mức không thể chấp nhận được. Hơn thế nữa, ở Mỹ hiện nay: “vấn đề chủng tộc và sự giàu nghèo ngày càng sâu sắc”. Sự tha hoá trong lao động, sự tha hoá trong toàn bộ đời sống xã hội của con người đang diễn ra mạnh mẽ. Không ít học giả tư sản đã lên án tình trạng này. Bên cạnh đó, ở Mỹ, tình trạng kiện tụng tràn lan, tội ác và bạo lực lan tràn trở thành, sự ồ ạt ngày càng nhiều của tệ nạn ma tuý, tình trạng quá nhiều giấy phép mại dâm khiến cho mại dâm trở thành lối sống bao trùm đang đe doạ cơ sở gia đình. Sự truyền bá ồ ạt đồi truỵ tinh thần dưới chiêu bài giải trí, thực tế nó khuyến khích tình dục và bạo lực. Tình trạng lan tràn tâm lý tuyệt vọng trong xã hội, điều này trở thành cách nhìn bình thường không chỉ của những người nghèo, những người vô gia cư và đặc biệt là của nhiều người da đen ở thành thị. Nước Mỹ là nước có tỷ lệ giết người cao nhất so với bất kỳ một nước văn minh nào trên thế giới. Mỗi năm có từ 23 nghìn đến 24 nghìn vụ giết người. Trong những năm hiện nay số vụ tự tử của thanh niên tăng 300% so với năm 1950. Hàng năm, nói chung có từ 25 nghìn đến 27 nghìn người Mỹ tự kết liễu đời mình. Do vậy, ngay cả trong điều kiện chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay vẫn đang tồn tại sự bất công trong xã hội. Đối với chế độ chủ nghĩa, công bằng xã hội là mục tiêu, là bản chất của xã hội không có nghĩa là cứ đi theo con đường xã hội chủ nghĩa thì đương nhiên là có công bằng xã hội. Công bằng trong chủ nghĩa xã hội không phải là thứ công bằng lạnh lùng, không tình nghĩa của nền kinh tế thị trường tự do, cũng không phải công bằng kiểu Nhà nước phúc lợi không tưởng của xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
  5. nền kinh tế còn nghèo, việc xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần, tức là thừa nhận còn tồn tại các thành phân kinh tế khác ngoài kinh tế quốc doanh là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên cũng vì thế, sẽ vẫn còn những hiện tượng chưa công bằng. Soi tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn hiện nay, các nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa (Việt Nam ta) mới đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì chúng ta không nên phủ nhận sạch trơn những văn minh, tinh hoa, thành tựu khoa học kỹ thuật trong tư bản chủ nghĩa mà chúng ta phải tiếp thu những tinh hoa đó của nhân loại. Do vậy, chủ trương đưa nền kinh tế theo kiểu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dưới sự quản lý của Nhà nước là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, chấp nhận nền kinh tế thị trường tự do tức là chấp nhận sự chưa xoá bỏ hết những bất công trong xã hội. Chẳng hạn phân phối theo lao động là nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội để đảm bảo công bằng xã hội, nhưng trong thời kỳ quá độ vẫn còn phải chấp nhận các kiểu phân khác như phân phối theo vốn, theo tài sản... Điều quan trọng khó khăn, cấp bách đối với Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện nay là vừa làm sao tăng trưởng được kinh tế, vừa đảm bảo công bằng xã hội, làm sao cho nguyên tắc phân phối theo lao động chiếm ưu thế, Nhà nước phải đảm bảo quyền thu nhập chính đáng bằng lao động, đồng thời vừa chấp nhận vừa điều tiết dần dần những thu nhập không phải do lao động như lợi tức, địa tô, ngăn cản những thu nhập bất chính để không gây ra những bất công quá mức. Trong thực tế chưa phải những nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa đều đã giải quyết ngay những khó khăn trên. Ta có thể đưa ra một dẫn chứng, Trung Quốc là một nước hội tụ đầy đủ những tinh hoa của nhân loại và đang xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa khắc phục được tình trạng bất công bằng trong xã hội, nguyên nhân chính có thể do nền kinh tế phát triển quá nóng, tập trung cao cho phát triển kinh tế: “hiện đại hoá”, “nhảy vọt”, chưa chú ý đúng mức đến các vấn đề xã hội. Theo tư liệu của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước Trung Quốc thì hiện tượng phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo đã đến mức báo động. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 4 triệu người giàu và vẫn có 70 triệu người sống dưới mức nghèo khổ, khoảng 2% số người giàu nhất thế giới đã chiếm 30% tổng thu nhập của toàn bộ dân cư. 80% số người giàu là do làm giàu bất chính. Hiện nay Trung Quốc đang phải tập trung nhiều giải pháp để khắc phục những hiện tượng bất bình đẳng trong xã hội. ở Việt Nam ta, trong thời kỳ quá độ chập chững đi lên xã hội chúng ta đã mắc phải một sai lầm cơ bản: đã chồng chất công bằng xã hội với bình quân, chúng ta đã quá say sưa với mục tiêu công bằng xã hội trong khi nền kinh tế còn nghèo, lý thuyết quản lý kinh tế - chính trị xã hội xa rời thực tiễn, cơ chế quan liêu bao cấp làm nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội dẫn đền Ngân sách quốc gia thâm hụt làm cho đời sống xã hội của người dân ngày càng khó khăn, đưa đất nước vào cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài. Sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo đã đưa đất nước ta đi lên xây dựng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”. Chỉ mới 10 năm đổi mới, chúng ta đã đạt tốc độ bình quân tăng trưởng kinh tế cao và liên tục (GDP bình quân tăng 8% /năm) kinh tế phát triển không ngừng nên xã hội có điều kiện bảo đảm đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần cho nhân dân ngày một tốt hơn. Hàng năm số người giàu tăng lên 3 - 5%, tỷ lệ người nghèo tuyệt đối cũng giảm 3-5%. Ngày nay, chính sách kinh tế, chính trị, văn hoá... ngày càng được thay đổi phù hợp với sinh hoạt đời sống của nhân dân tạo điều kiện cho người dân tự nâng cao mức sống của mình. Những chính sách xoá đói giảm nghèo ngày càng sâu đến mọi người dân vùng sâu, vùng xa, giúp cho người dân có điều kiện sinh hoạt tốt hơn, do đó, có thể nói, tỷ lệ người nghèo giảm đi rõ rệt, số người giàu tăng lên nhanh chóng làm cho đời sống xã hội ngày một ổn định. Tuy nhiên, chúng ta còn đang trong thời kỳ nền kinh tế thị trường chưa định hình
  6. rõ, cơ chế thị trường chưa thành thục, nên bộc lộ không ít những nhược điểm có ảnh hưởng xấu đến việc đảm bảo công bằng xã hội. Nguyên nhân do quản lý kém, nên mức độ tiết kiệm để tích luỹ vốn trong nội bộ nền kinh tế còn thấp, gây lãng phí nhiều. Mặt khác, để có vốn đầu tư phát triển, ta phải vay khá nhiều vốn của nước ngoài do đó trong một mức độ nào đó, vay vốn nước ngoài mà không đủ vốn trong nước để đối ứng thì tăng trưởng kinh tế sẽ không ổn định. Hơn nữa, việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả sẽ lâm vào tình trạng nợ nần, đó là một nguy cơ đe doạ sự tăng trưởng kinh tế. Hiện tượng phân tầng xã hội ngày càng tăng, mặc dù về so sánh tuyệt đối thì người nghèo đã bớt nghèo hơn trước nhưng mức chênh lệch giàu nghèo càng lớn, nếu không được giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến sự bất bình trong dân chúng. ở nông thôn mức chênh lệch giàu nghèo theo thống kê từ năm 1976 - 1980 cách nhau 3 - 4lần, thời kỳ 1981 - 1989 là 5 - 6 lần, 1990 - 1994 là 15 - 20 lần. Thêm vào đó, là tình trạng thất nghiệp vẫn còn cao, môi trường đang bị tàn phá, các tiêu cực xã hội hành hoành đã gây nhiều khó khăn cho việc giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Nói cách khác, việc phát triển kinh tế đồng thời phải thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa đúng đắn. Trước hết phải phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, tạo một sự chuyển biến căn bản trong kiến trúc thượng tầng làm cơ sở cho sự lãnh đạo, tổ chức, hướng dẫn phát triển kinh tế, thực hiền nền dân chủ của nhân dân lao động, thực hiện sự đoàn kết dân tộc trong nước và quốc tế. Nhà nước định hướng phát triển kinh tế, nên thực hiện một số nhiệm vụ kinh tế, kiểm soát thị trường thông qua các kế hoạch. Để thực hiện chức năng xã hội, Nhà nước phải có một chính sách xã hội, xây dựng một chuẩn mực giá trị đạo đức xã hội và trật tự xã hội. Trước hết, Nhà nước thực hiện bảo hiểm xã hội, phân phối hợp lý tư liệu sản xuất, giao ruộng đất, giao rừng, bán cổ phần, cho vay vốn trợ cấp, đào tạo nghề... để cho người nghèo có thể tự lo cuộc sống lâu dài. Nhà nước xây dựng chuẩn mực đạo đức xã hội làm cơ sở cho chính sách xã hội, và một trật tự xã hội, đảm bảo tổ chức, duy trì trật tự kỷ cương xã hội và nếp sống văn minh, hướng mọi hoạt động kinh tế vào mục tiêu con người, xây dựng một xã hội phát triển hài hoà giữa vật chất, tinh thần và tri thức, đặt nền móng cho một quốc gia thật sự vững mạnh. Trật tự xã hội là tiền đề không thể thiếu để một chế độ chế độ xã hội có thể tồn tại và phát triển lâu dài. Trật tư đó phải được xây dựng trên một chuẩn mực xã hội theo tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa được quán triệt trong mọi linh vực: phát triển sản xuất, tổ chức cuộc sống, tổ chức gia đình, đạo đức, thẩm mỹ, ý thức pháp chế, sức khoẻ, môi trường... Trong tổ chức xã hội, gia đình có nghĩa nền tảng. Nếu không có chính sách gia đình đúng đắn, nó sẽ phá vỡ những tiền đề cho sự ổn định của một xã hội văn minh. Sự sùng bái đồng tiền và tuyệt đối hoá giá trị kinh tế là đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. ở đó, đồng tiền có thể chi phối mọi việc, làm cho cán cân công lý nghiêng ngả làm cho mối quan hệ suy đồi, các tệ nạn xã hội phát sinh lan tràn dẫn đến sự bất công xã hội nẩy sinh. Vì vậy, ta cần phải thay đổi thích nghi với nền kinh tế thị trường đồng thời phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm động lực tuyệt đối, làm trung tâm của các mối quan hệ xã hội và luân lý. Muốn vậy, trên hết ta phải quan tâm đến giáo dục, tuyên truyền giáo dục qua mọi thông tin đại chúng, nhằm triệt tiêu hiện tượng bạo lực, đồi truỵ làm ô nhiễm môi trường văn hoá. Nước ta đang vận hành và phát triển đất nước trong nền kinh tế nhiều thành phần. Mục tiêu của chúng ta là thực hiện dân giàu nước manh, xã hội công bằng văn minh, do đó, trong khi phát triển kinh tế đất nước trong nền kinh tế thị trường thời mở cửa, Đảng và Nhà nước phải có chính sách kinh tế, xã hội phù hợp để đảm bảo kết hợp hài hào giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội. Đảng ta đã có những chính sách nhất quán khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển để huy động tối đa mọi tiềm năng của đất nước vào sự nghiệp phát triển kinh tế. Các thành phần kinh tế được
  7. bình đẳng trước pháp luật và được bảo trợ phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Nhà nước nên khuyến khích tư nhân bỏ vốn mở rộng sản xuất, như thế sẽ tạo động lực kích thích cạnh tranh lành mạnh giữa các cá nhân, các Công ty tư nhân với nhau làm tăng khả năng sản xuất và nền kinh tế có điều kiện phát triển. Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo để đảm bảo kinh tế thị trường ở nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quyết định sự thành công của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hay nói cách khác việc phát triển kinh tế gắn liền với việc đảm bảo công bằng xã hội trong nhân dân là bản lĩnh chính trị, nghệ thuật lãnh đạo của Đảng và vai trò điều hành của Nhà nước ta. Trong cơ chế thị trường, vấn đề xây dựng Đảng không hề giảm mà còn tăng lên gấp bội, bởi sự lôi cuốn, cám dỗ của đồng tiền, bởi những thế lực đen tối bên trong và ngoài nước, bởi ảnh hưởng của “tự do cạnh tranh”, bởi những việc làm vô trách nhiệm...Chính vì không nhận thức đầy đủ đặc điểm của giai đoạn cách mạng hiện nay nên nhiều nơi, nhiều đơn vị không quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Công tác tuyên truyền giáo dục của Đảng còn kém, chưa sâu sắc vào quần chúng nhân dân, nên những nguyên tắc được thực hiện một cách không nghiêm túc. Chẳng hạn hiện nay, chủ trương của Đảng là phải thực hiện: “Dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra”. Tuy nhiên hiện trạng hiện nay một số nơi ở nông thôn, có lúc dân biết, dân lại không được quyền bàn luận, không có quyền kiến nghị (nói đúng hơn là không dám....) do bởi đội nũg cán bộ lãnh đạo tha hoá, cửa quyền làm mất quyền dân chủ của người dân. Tình trạng phê bình và tự phê bình bị buông lỏng, kỷ luật không kịp thời và không nghiêm minh; phẩm chất cách mạng không được đề cao nên đã dẫn đến sự thoái hoá biến chất, tham nhũng, cửa quyền, tội phạm.... Từ đó cũng dẫn đến sự bất công xã hội. Do vậy, cần phải có sự chỉnh đốn tổ chức Đảng, thường xuyên tu dưỡng giữ vững bản chất cách mạng. Từ đó Đảng mới có khả năng làm kim chỉ nam đưa đất nước phát triển đảm bảo xã hội công bằng văn minh. Tóm lại, các biện pháp giải quyết công bằng xã hội và phát triển kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn biện chứng. Đối với chúng ta là quyết tâm đưa đất nước phát triển trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, do vậy, đảm bảo công bằng xã hội là yếu tố quan trọng cơ bản nhất, song xét cho cùng vẫn luôn dựa trên cơ sở của sự phát triển kinh tế nhất định. Do vậy, điều quan trọng đối với Đảng và Nhà nước ta là phải có những chính sách đúng đắn kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội. Đó thực sự là thách thức lớn đối với chúng ta. Tuy nhiên, đây cũng là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến bộ của chủ nghĩa xã hội đối với hình thái tư bản chủ nghiã. Tóm lại, do bản chất xã hội khác nhau, nền kinh tế thị trường của chúng ta không giống như nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa mà đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một nền kinh tế thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa nhân văn, tất cả vì hạnh phúc của con người. Coi điều kiện công bằng, văn minh, phồn vinh hạnh phúc của con người làm tiêu chuẩn đánh giá sự phát triển của nhân loại, xã hội. Vì vậy, trái ngược với tư bản chủ nghĩa, coi con người là yếu tố sản xuất, yếu tố sinh lợi, sự công bằng bị lu mờ thì với chủ nghĩa xã hội cùng với sự phát triển kinh tế để đảm bảo cho đời sống nhân dân, công bằng xã hội ngày càng được đảm bảo, thực sự coi trọng trong xã hội. Đó chính là điều mà Đảng và nhân dân ta tin tưởng và quyết tâm giữ vững lập trường của mình trên con đường mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2