Công nghệ 4.0 tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo dục hiện nay
lượt xem 1
download
Bài viết "Công nghệ 4.0 tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo dục hiện nay" đề cập những thay đổi, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến các hoạt động giáo dục của Việt Nam hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công nghệ 4.0 tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực giáo dục hiện nay
- CÔNG NGHỆ 4.0 TÁC ĐỘNG MẠNH MẼ ĐẾN LĨNH VỰC GIÁO DỤC HIỆN NAY Phạm Gia Huy*, Nguyễn Ngọc Anh Thư, Đoàn Thị Mỹ Nhung Khoa Marketing - Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Vương Thị Tuấn Oanh TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ( CMCN 4.0 ) đã bắt đầu hình thành từ những năm gần đây và có những tác động sâu, mạnh đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên thế giới với những mức độ và chiều hướng khác nhau. Một trong những ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất chính là lĩnh vực giáo dục vì những sản phẩm đào tạo phải đáp ứng được được sự phù hợp với nền lao động có sự thay đổi chóng mặt qua từng ngày. Bài báo này sẽ đề cập những thay đổi, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến các hoạt động giáo dục của Việt Nam hiện nay. Từ khóa: “Công nghệ 4.0, giáo dục, lĩnh vực” 1. MỞ ĐẦU Công nghiệp 4.0 được diễn ra bắt đầu từ thế kỷ XXI. Là cuộc cách mạng đổi mới công nghệ lúc bấy giờ, tạo sự gắn kết giữa các nền công nghệ. Với nhiều phát minh mới như internet, trí tuệ nhân tạo AI, robots, công nghệ nano,… Nó đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội với những mức độ và chiều hướng khác nhau. Và giáo dục là một trong những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ nhất từ CM 4.0. Để có thể áp dụng được các sản phẩm thông minh sản xuất vào thực tiễn, thì cần có một ngồn nhân lực dồi dào kiến thức để vận hành. Bởi nguồn nhân lực cao luôn là yếu tố song hành để phát triển. Nghiên cứu này đề cập đến vấn đề công nghệ 4.0 ảnh hưởng mạnh như thế nào đến lĩnh vực giáo dục hiện nay trên đất nước ta cũng như trên thế giới. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Công nghệ 4.0 Theo Klaus Schwab ( 2016 ), người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học". 2.2 Giáo dục 1089
- Theo Bùi Tuấn An ( 2023 ) của công ty luật TNHH Minh Khuê giáo dục là quá trình học tập và truyền lại kiến thức và kỹ năng từ thế hệ này sang thế hệ khác. Giáo dục có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu, cũng như các chương trình giảng dạy chính thức của trường. 2.3 Lĩnh vực Theo luật sư Lê Minh Trường ( 2021 ) lĩnh vực là một đơn vị phân loại nghề ở mức độ khái quát nhất. Nó là tập hợp những nhóm ngành có đối tượng nghề nghiệp và yêu cầu đối với người lao động khá giống nhau. 3. NỀN GIÁO DỤC TRƯỚC KHI ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 Trước khi áp dụng những công nghệ 4.0 thì lĩnh vực giáo dục xoay quanh những kiến thức học trực tiếp từ những trường học, trung tâm giáo dục, từ thế hệ này sang thế hệ khác, gia đình,...Rất ít những cơ hội được thực hành những kỹ năng được học trên lớp cũng như giới hạn khả năng tự học của học sinh và sinh viên trong việc sử dụng những thời gian rảnh. 4. VIỆC SỬ DỤNG NHỮNG CÔNG NGHỆ 4.0 VÀO LĨNH VỰC GIÁO DỤC HIỆN NAY Qua đợt giãn cách Covid-19 vừa rồi thì chúng ta có thể thấy được rõ ràng nhất nền giáo dục đã sử dụng công nghệ 4.0 vào thực tiễn như thế nào, mặc dù không có điều kiện đến các lớp học, trường học nhưng các học sinh, sinh viên vẫn có thể hoàn thành việc học của mình đúng tiến trình bằng phương pháp học trực tuyến. Đó chỉ là một ví dụ để thấy rằng CN 4.0 đã tác động đến lĩnh vực giáo dục hiện nay. Sau đây là những lợi ích nổi bật mà AI ( trí tuệ nhân tạo ) mang lại cho nền giáo dục: Đổi mới phương pháp học tập: Trong tương lai, con người không thể biết được rằng sẽ có những biến động gì xảy ra sau đợt đại dịch Covid-19 bùng phát hay không. Nhưng chúng ta đều biết rằng sau đợt dịch vừa rồi, phương thức học tập đã được thay đổi hoàn toàn sang học online qua các ứng dụng như : Zoom, Skype, Google meet,... Có thể nói, đổi mới phương thức học tập là một trong những lợi ích của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục mang lại và dù điều kiện hoàn cảnh không như mong muốn thì hoạt động giảng dạy và học tập vẫn sẽ diễn ra, không trì trệ. Xây dựng lộ trình học tập cá nhân: Mỗi học sinh sẽ có khả năng tiếp thu kiến thức và năng lực khác nhau. Việc áp dụng lộ trình học tập giốnng nhau cho tất cả học sinh sẽ dẫn đến tình trạng chêh lệch học lực tại lớp. Học sinh tiếp thu chậm sẽ không theo kịp các bạn khác, dẫn đến việc hình thành lỗ hỏng kiến thức. Tuy nhiên việc ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong đời sống đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục sẽ giúp vạch ra lộ trình học tập riêng cho từng cá nhân. Các bạn có thể học nhanh hay chậm tùy theo năng lực của bản thân, có thể tua đi tua lại nếu chưa thể tiếp thu kiến thức. Giáo viên có thể quản lí tốt hơn các thành viên tronng lớp, đặc biệt là những bạn bị hỏng kiến thức. Giúp việc học trở nên thú vị hơn: Đối với học sinh, sinh viên thì học tập luôn là một đề tài nhàm chán và khô khan đặc biệt là những môn như toán, lý, sử,... Tuy nhiên khi áp dụng trí tuệ nhân tạo vào, người học có thể cảm thấy việc học trở nên thú vị hơn. 1090
- Không cần phải cầm một quyển sách dày cộm học, các bạn có thể sử dụng hệ thống Cram101 vì nó đã tổng hợp nội dung từ sách giáo khoa thành Flashcard giúp người đọc dễ hiểu hơn và dễ tiếp nhận hơn. Học sinh, sinh viên có thể đọc sách hay những điều mình chưa biết chỉ qua một thao tác search trên các ứng dụng thông minh như Google,.... Các giáo viên có thể thiết kế bài giảng của mình với nhiều hình thức như video, âm thanh, trực tuyến cực kì cuốn hút từ nền tản Netex Learning. Từ đó sẽ khiến học sinh cảm thấy thích thú với việc học hơn và hăng say hơn trong việc học. Chấm bài thi tự động: Không xa lạ gì nữa, việc chấm bài thi bằng AI trong giáo dục đã khá phổ biến. Nó đã giúp các giáo viên và giảng viên tiết kiệm được nhiều thời gian hơn, thời gian chấm bài có thể được chuyển đổi thành thời gian trao đổi tương tác giữa thầy cô và trò. Tuy nhiên AI chỉ có thể chấm được các bài thi trắc nghiệm và trong tương lai sẽ triển khai các thuật toán phức tạp hơn để có thể chấm được các bài thi tự luận. Từ công nghệ chấm bài tự động, các giáo viên và giảng viên có thể dễ dàng xem thống kê và tỷ lệ đúng sai trong từng phần của từng bài thi và gửi thẳng kết quả cho học viên qua một cú click chuột và tất cả từ việc tạo, làm bài, chấm bài đều có thể thực hiện trực tuyến. 5. THỰC TRẠNG LĨNH VỰC GIÁO DỤC HIỆN NAY Từ khá sớm các trường học đã bắt đầu đưa công nghệ 4.0 vào giảng dạy. Hầu hết các trường đều chưa có phòng máy tính riêng. Mặc dù một số trường được trang bị phòng mày tính tuy nhiên chỉ nhằm mục đích cho học sinh thực hành môn Tin học (chỉ là một môn trong rất nhiều môn học), hoặc ứng dụng trong công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ nhân sự hay trợ giúp việc thi cử. Như vậy, có thể thấy chúng ta đã bỏ phí rất nhiều tiềm năng của máy tính, chưa khai thác hết những ứng dụng to lớn của công nghệ thông tin, mà một trong những ứng dụng đó là việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy cho các tiết học trên lớp đối với các môn học khác. Chính vì vậy, nhu cầu sử dụng phần mềm trong giảng dạy hiện nay là rất lớn. Hầu hết các giáo viên đều nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết cần thực hiện ngay. Các sinh viên sư phạm cũng đều coi khả năng thiết kế bài giảng bằng máy tính như một tiêu chuẩn nâng cao giá trị của mình khi xin việc vào các trường tốt. Các lãnh đạo trường cũng như các cơ quan giáo dục đều khuyến khích và coi khả năng sử dụng giáo án điện tử, bài giảng điện tử là ưu điểm của giáo viên. Do đó, các lớp tập huấn Tin học sử dụng Powerpoint, Violet,... thường được các giáo viên tham gia rất đông. Trong các cuộc thi giáo viên dạy giỏi, gần như 100% là các bài giảng là dùng phần mềm. Ở các tỉnh thành lớn, đa số các trường học đều đã trang bị máy chiếu để phục vụ việc giảng dạy bằng máy tính. 1091
- Hình 1: Biểu đồ nhận định của học sinh về mức độ hiệu quả học tập trực tuyến năm 2022 Nguồn: Viện Khoa Học Giáo Dục Việt Nam (2022) Trên thực tế thì các phần mềm giáo dục của Việt Nam cũng đã xuất hiện rất nhiều, phong phú về nội dung và hình thức như: sách giáo khoa điện tử, các website đào tạo trực tuyến, các phần mềm multimedia dạy học,... Trên thị trường có thể dễ dàng lựa chọn và mua một phần mềm dạy học cho bất cứ môn học nào từ lớp một cho đến luyện thi đại học. Tuy nhiên, các "Sách giáo khoa điện tử" không tỏ ra nổi trội hơn SGK truyền thống, Website đào tạo từ xa khó triển khai rộng được vì Internet ở VN còn là một vấn đề lớn. Các phần mềm dạy học cho học sinh, dù đã có rất nhiều cố gắng về mặt hình thức và nội dung, tuy nhiên sự giao tiếp giữa máy với người chắc chắn không thể bằng sự giao tiếp giữa thầy với trò... Ảnh minh họa Nguồn: Báo Ninh Bình ( 2022 ) 6. CÁC HÌNH THỨC ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 VÀO GIẢNG DẠY - E-learning (Electronic learning): Dạy học điện tử với khả năng tổ chức các không gian giáo dục, học tập mở, khả năng tương tác mạnh mẽ giữa các chủ thể tham gia và thông tin kiến thức (bao gồm các 1092
- phương thức dạy học trực tuyến - Online learning và dạy học hỗn hợp hợp - Blended learning; dạy học đảo ngược - Flipped learning). - M-learning (Mobile learning): Dạy học linh hoạt với khả năng đáp ứng tối đa các nhu cầu học tập, phát triển cá nhân. - U-learning (Ubiquitous learning): Dạy học linh hoạt tức thời (just in time) với khả năng đáp ứng, chia sẻ nhanh chóng tại bất kì thời điểm, không gian, địa điểm nào với bất kì nhu cầu học tập nào của người học. - Hệ thống khóa học trực tuyến mở rộng (Massive Online Open Courses - MOOCs), hệ thống khóa học đặc thù riêng cho cá nhân (Small Private Online Courses - SPOCs): là một nền tảng các khóa học trực tuyến miễn phí đáp ứng tối đa nhu cầu học tập theo năng lực, sở thích và điều kiện hoàn cảnh cá nhân; tăng cơ hội tiếp cận và sự tham gia của người học theo phương thức giáo dục mở và trực tuyến. 7. NHẬN XÉT Điểm mạnh: - Dễ dàng giao tiếp, giảng dạy chỉ trên một nền tảng trực tuyến - Học tập xuyên biên giới - Có thể linh hoạt thay đổi thời gian học tập - Nhiều không gian để thực hành Điểm yếu: - Quá trình tiếp cận về kiến thức trực tuyến ở vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn - Chưa có sự kiểm soát sát sao và toàn diện về học liệu số - Các quy định trong pháp lý chuyên về giáo dục vẫn chưa được hoàn thiện 8. ĐỀ XUẤT Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của áp dụng công nghệ 4.0 vào giáo dục Hoàn thiện cơ sở dữ liệu trong giáo dục Xây dựng hạ tầng mạng, thiết bị công nghệ Hoàn thiện về hệ thống pháp lý và ứng dụng các phần mềm quản lý 9. KẾT LUẬN Tổng kết lại, việc áp dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục mang lại nhiều lợi ích cho học sinh và giáo viên. Công nghệ giúp cho quá trình học tập trở nên phong phú, sinh động và tăng tính tương tác, làm cho học sinh có thể đạt được kết quả tốt hơn trong học tập. Đồng thời, việc áp dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục cũng giúp cho giáo viên có thể dễ dàng quản lý, phân tích dữ liệu và tạo ra các bài kiểm tra tùy chỉnh cho học sinh. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ 4.0 không phải là giải pháp hoàn hảo, các trường học và giáo viên cần phải đưa ra những phương pháp sử dụng hợp lý để tận dụng tối đa tác dụng của công nghệ này. 1093
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. View Sonic (2022). Ứng dụng thực tiễn của công nghệ giáo dục 4.0 2. http://xuankhang.nhuthanh.thanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/van-hoa-thong-tin/tin-tuc-trong- xa/chuyen-doi-so-trong-giao-duc-va-dao-tao-thuc-trang-va-giai-phap.html 3. https://laodong.vn/giao-duc/se-cong-nhan-day-hoc-truc-tuyen-la-phuong-thuc-su-dung-trong-nha- truong-809951.ldo 4. Wikipedia. (2022) Giáo dục là gì? 5. Nguyễn Văn Công (2022). Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức. 1094
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Xu hướng biến đổi giai cấp công nhân Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
7 p | 227 | 29
-
Bảo hộ quyền tác giả dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0
4 p | 43 | 15
-
Marketing 4.0 và những ứng dụng của mô hình 4Cs trong tiếp thị sản phẩm dịch vụ Thư viện hiện đại
8 p | 129 | 14
-
Bài giảng khoa Quản trị - Bùi Quang Xuân
66 p | 87 | 13
-
Nguyên lý của phương pháp chánh niệm trong trị liệu tâm lý
8 p | 39 | 10
-
Nâng cao chất lượng dạy và học các môn lý luận chính trị trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
11 p | 76 | 9
-
Xu thế chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp hiện nay
6 p | 38 | 6
-
Về phương pháp dạy học đại học trong thời kì cách mạng công nghệp 4.0 tại Trường Đại học Duy Tân
6 p | 54 | 6
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp trường: Phát triển nguồn nhân lực ngành Công nghệ thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0
76 p | 43 | 5
-
Thách thức và giải pháp đối với đào tạo trực tuyến tại Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh giáo dục thông qua kỹ thuật số
9 p | 46 | 4
-
Các nhân tố tác động đến sự sẵn sàng tham gia vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 của sinh viên Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh
9 p | 43 | 3
-
Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu lớn trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
3 p | 27 | 3
-
Giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp 4.0 yếu tố kiến tạo nền kinh tế thông minh
7 p | 42 | 3
-
Đổi mới trong đào tạo cử nhân luật để hành nghề luật sư trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0
5 p | 42 | 2
-
Giáo dục nghề nghiệp đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)
6 p | 23 | 2
-
Ứng dụng B-learning trong công tác bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số
6 p | 51 | 2
-
Sự thích ứng của giáo dục Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
8 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn