intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công ty bạn đang ở giai đoạn phát triển nào?

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

282
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công ty cũng là một cơ thể sống, cũng có vóc dáng hình hài và cũng có những đặc điểm tính cách của nó. Nếu chúng ta chia sự sinh trưởng của con người thành các giai đoạn tuổi thơ, thời niên thiếu, trưởng thành và già cỗi, thì dường như cũng có thể áp đặt những giai đoạn tương tự vào quá trình phát triển của một công ty. Chúng ta thử cùng tìm hiểu xem công ty của bạn hiện đang ở giai đoạn phát triển nào. .Giai đoạn thứ nhất – giai đoạn hình thành – có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công ty bạn đang ở giai đoạn phát triển nào?

  1. Công ty bạn đang ở giai đoạn phát triển nào? Công ty cũng là một cơ thể sống, cũng có vóc dáng hình hài và cũng có những đặc điểm tính cách của nó. Nếu chúng ta chia sự sinh trưởng của con người thành các giai đoạn tuổi thơ, thời niên thiếu, trưởng thành và già cỗi, thì dường như cũng có thể áp đặt những giai đoạn tương tự vào quá trình phát triển của một công ty. Chúng ta thử cùng tìm hiểu xem công ty của bạn hiện đang ở giai đoạn phát triển nào.
  2. Giai đoạn thứ nhất – giai đoạn hình thành – có một số đặc điểm nhận biết sau: - Chưa có các quy định làm việc nghiêm khắc trong nội bộ, cũng như ở tác phong hành xử ngoài thị trường. Phần lớn các mục tiêu vẫn chỉ được thực thi theo kiểu hời hợt, tài tử, dẫn đến việc xuất hiện các quyết định tùy tiện, thiếu nguyên tắc. Công ty cố gắng tìm kiếm một chỗ đứng cho mình, nhưng lại thường lấn sang lãnh thổ của người khác, gây ra những bất ngờ khó chịu cho những người đã có mặt lâu năm, trong khi không phải lúc nào cũng nhận thức được các nguy cơ tiềm ẩn do những hành động khinh suất. - Kết quả hoạt động không được đánh giá đúng mức, thiếu quy trình giám sát chặt chẽ và chưa hoàn thiện hệ thống giải trình, báo cáo. Đương nhiên lúc này cũng chưa hề tồn tại những hướng dẫn công việc cho từng vị trí nhân sự, bởi vì giữa mọi người vẫn chưa có sự phân định chức năng và quyền hạn rõ ràng. - Tất cả nhân viên đều đối xử với nhau khá thân thiết. Đặc điểm của giai đoạn này là những buổi sinh hoạt tập thể như cùng ăn trưa, cùng đi cắm trại… Lòng nhiệt tình là động cơ làm việc lớn nhất. Ai nấy đều sẵn sàng làm việc đến 10 tiếng một ngày. Tràn ngập những ý tưởng hợp lý và cả vô lý, những kế hoạch khả thi và không khả thi. Ai nấy cùng hăng hái bàn bạc, tranh luận và các cuộc cãi vã dường như đã trở nên bình thường. - Giám đốc (thường là chủ doanh nghiệp) trực tiếp xắn tay áo tham gia vào những công việc vặt vãnh như kê dọn bàn ghế trong văn phòng mới. Mọi người cảm thấy hồ hởi với các vật dụng mua sắm được như máy tính, tủ hồ sơ, thậm chí những món đồ đơn giản như bình nước hay bức tranh treo tường… - Toàn bộ thông tin kinh doanh đều được lưu giữ trong … đầu nên không có chuyện thất thoát hay bị đánh cắp. Vẫn chưa hình thành cấp quản lý tầng giữa vì bản thân tầng giữa này còn chưa có mặt. Người lãnh đạo trông coi tất cả mọi hoạt động diễn ra trong công ty, đồng thời quen biết tất cả mọi nhân viên. Đặc biệt là ở giai đoạn này, nhân viên nào cũng có thể gặp gỡ, trao đổi với lãnh đạo một cách dễ dàng.
  3. - Thu nhập cao, nhưng rất thất thường và thiếu chiến lược tài chính. Công ty có thể chuyển hướng sang lĩnh vực kinh doanh khác mà không chút băn khoăn. Thường tiến hành những công việc có tính mạo hiểm cao. Giai đoạn thứ hai – giai đoạn củng cố - luôn có một số đặc điểm như: - Nhân viên thay đổi liên tục. Đây là thời điểm “đãi cát tìm vàng” và nhân viên ở lại là những người có khả năng thích nghi cao hay do gặp may vì đã có mặt đúng lúc và đúng chỗ. - Thị phần đã có. Xuất hiện những nguồn thu nhập ổn định hơn. Lãnh đạo bắt đầu cảm thấy cần phải kiểm tra quá trình sản xuất kinh doanh, nên cố gắng xác định và mô tả các quá trình đó (tuy nhiên việc này thường không thành công lắm). Bản hướng dẫn công việc cho nhân viên đã có, nhưng không có tác dụng vì nhân viên vẫn không chịu thi hành. Quan điểm kinh doanh thay đổi xoành xoạch. Tình trạng nóng lạnh thất thường là “chuyện thường ngày ở …công ty”. - Lãnh đạo vẫn rất quan tâm đến quá trình làm ra lợi nhuận và muốn giám sát chặt chẽ, nhưng không thể ôm đồm hết mọi việc. Lợi nhuận thấy rõ, nhưng lại không được phân chia theo thỏa thuận ban đầu. Những người được xem là “khai quốc công thần” cảm thấy bất mãn sẽ bỏ ra bên ngoài để lập công ty riêng hay dựa vào mối thân tình đã có trước đây để gây sức ép hoặc ra yêu sách. Bắt đầu có một số rạn nứt giữa các thành viên sáng lập. - Một vài người trong số đó tìm thấy chỗ đứng trong công ty đã được chỉnh đốn. Những người được xem là trung thành đó sẽ trở thành lớp đệm giữa lãnh đạo và nhân viên. Hình thành bậc quản lý cấp trung. Nếu công ty gặp may mắn, cấp này sẽ không cản trở gì nhiều; còn ngược lại, trong công ty sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của việc ngăn chặn thông tin nội bộ hai chiều từ lãnh đạo đến nhân viên. - Mức thu nhập cao, nhưng mọi người làm việc không chỉ vì nguyên nhân “cho vui”, mà còn vì sợ bị sa thải. - Nhân viên chỉ đạt trình độ chuyên môn trung bình, nhưng dễ uốn nắn và năng động.
  4. Giai đoạn thứ ba được xem là đỉnh cao của mỗi công ty. Những đặc điểm của giai đoạn này là: - Công ty đã là doanh nghiệp đủ lớn mạnh và có thị phần vững chắc. Được làm việc tại đây là sự hãnh diện đối với nhân viên. Không còn tình trạng bỏ việc. Quyền hạn được phân định tương đối rõ ràng. Số nhân viên tăng. Xuất hiện bản hướng dẫn công việc, hợp đồng, cơ cấu phòng ban và hàng đống giấy tờ cùng những quan hệ phức tạp của một công ty lớn. - Nhân viên không được trả mức lương như mong đợi, mà thay vào đó là nhiều thứ phù phiếm khác như một số ưu đãi, các khóa đào tạo, tổ chức xem kịch, phim, những cuộc hội hè… Nhân viên ít khi rời bỏ công ty, bởi vì sức mạnh của thói quen và cảm giác thoải mái giữ chân họ lại. - Lãnh đạo rất quan tâm đến việc tuyển dụng hay thăng chức một nhân viên xuất sắc nào đó cho các vị trí giám đốc. Những anh chàng Sancho Panza này thường hiếm khi chĩa mũi giáo vào lãnh đạo, mà chỉ thận trọng tấn công những người xung quanh. Giai đoạn thứ tư có một đặc điểm nổi bật là tính quan liêu và là giai đoạn nguy hiểm của công ty. - Các chỉ số tài chính ổn định, nhưng kế hoạch kinh doanh lại không được xác lập trên cơ sở nhu cầu và khả năng của thị trường, mà trên nhu cầu mở rộng bộ máy quản lý. - Thị trường đang thu hẹp, nhưng lãnh đạo lại cố ý nghĩ rằng “điều đó sẽ không xảy ra với chúng ta”. Sức ỳ quá lớn của bộ máy quản lý nặng nề làm cho công ty mất tính cơ động. - Quá nhiều giấy tờ, công văn, thậm chí có những tài liệu đại loại như “quy trình để thiết lập quy trình”. - Mỗi giám đốc điều hành lại tập hợp quanh mình một số kẻ trung thành. Các cuộc họp ban giám đốc trở thành nơi xác định danh tính những người chống đối. Tất
  5. cả đều có mối quan tâm chung là “Ai trong số chúng ta sẽ được cất nhắc, nghĩa là sẽ đứng cao hơn chúng ta? Kết thân với ai đây?”. - Lãnh đạo không có những nguồn thông tin đầy đủ và trung thực, bởi vì khi các nhân viên thừa hành đều nằm trong một phe phái nào đó, họ sẽ chỉ cung cấp những thông tin có lợi cho mình. Trong nội bộ công ty có sự phân hóa rõ rệt về khu vực lãnh thổ và phạm vi ảnh hưởng. - Trong tình trạng đó, một cuộc khủng hoảng nhỏ bên ngoài cũng dễ dàng làm công ty sụp đổ. Đó có thể là một hành động được tính toán kỹ lưỡng của đối thủ, khủng hoảng tài chính hay nhiều rủi ro khác nữa. Quan trọng là công ty không hề chuẩn bị để đối phó với bất cứ tình huống nào. Toàn cảnh bức tranh thật là ảm đạm, nhưng chưa phải hoàn toàn tuyệt vọng. Nếu công ty bạn, bất chấp những sự kiện đang diễn ra, vẫn mang lại lợi nhuận dù không lớn lắm, nghĩa là bạn là một nhà lãnh đạo thành công và câu chuyện kinh khủng ở trên không thể làm cho bạn hoảng sợ. Tuy những giai đoạn phát triển vừa kể ít khi bộc lộ toàn bộ các đặc điểm của chúng, nhưng chúng có thể được sử dụng như ngọn hải đăng để định hướng cho con tàu của bạn, giúp bạn xác định xem công ty có mắc bệnh gì không, nếu đúng là có bệnh thì sẽ chữa trị cách nào. Cho dù bạn sẽ làm gì và bắt đầu từ đâu, thì quan trọng nhất là bạn không được buông xuôi. Hình tượng và tư cách của nhà lãnh đạo là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến sự hình thành văn hóa công ty – cũng dễ hiểu thôi: gieo hạt nào, hái quả nấy. Vậy thì trước khi muốn thay đổi công ty, bạn thử nghĩ xem liệu bạn có sẵn sàng thay đổi điều gì trong chính con người mình không?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0