Công ước quốc tế về quyền bản địa (2007)
lượt xem 19
download
Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của Người Bản địa Đại hội đồng, Xét rằng đề nghị của Uỷ ban Nhân quyền tại Nghị quyết 1/2 ngày 29 tháng 6 năm 2006, theo đó Uỷ bản thông qua Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của Người Bản địa, Nhắc lại Nghị quyết số 61/178 ngày 20 tháng 12 năm 2006, quyết định kéo dài thời gian cho việc cân nhắc và tham vấn cho Công ước, và quyết định kết thúc quá trình cân nhắc trước khoá họp thứ 61 của Đại hội đồng, Thông qua Công ước của Liên hợp quốc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Công ước quốc tế về quyền bản địa (2007)
- Liên hợp quốc A/61/L.67 ∗ Đại hội đồng Distr.: Limited 12 September 2007 Original: English Phiên họp thứ 61 Chương trình Nghị sự 68 Báo cáo của Uỷ ban Nhân quyền Bỉ, Bolivia, Costa Rica, Cuba, Đan Mạch, Cộng hoà Dominica, Ecuador, Estonia, Phần Lan, Đức, Hy Lạp, Guatemala, Hungary, Latvia, Nicaragua, Peru, Bồ Đào Nha, Slovenia và Tây Ban Nha: Dự thảo Nghị quyết Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của Người Bản địa Đại hội đồng, Xét rằng đề nghị của Uỷ ban Nhân quyền tại Nghị quyết 1/2 ngày 29 tháng 6 năm 2006, theo đó Uỷ bản thông qua Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của Người Bản địa, Nhắc lại Nghị quyết số 61/178 ngày 20 tháng 12 năm 2006, quyết định kéo dài thời gian cho việc cân nhắc và tham vấn cho Công ước, và quyết định kết thúc quá trình cân nhắc trước khoá họp thứ 61 của Đại hội đồng, Thông qua Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của Người Bản địa trong phần phụ lục của Nghị quyết. ế Tái bản vì lý do kỹ thuật. 1
- Phụ lục Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của Người Bản địa Đại hội đồng, Căn cứ các mục tiêu và nguyên tắc trong Hiến chương Liên hợp quốc, và cam kết nghĩa vụ của các nhà nước thành viên phù hợp với Hiến chương, Khẳng định rằng người bản địa bình đẳng với mọi người khác, đồng thời công nhận quyền củ tất cả mọi người có tính chất riêng không giống người khác, tuyên bố mình có tính chất riêng và được tôn trọng như vậy, Cũng khẳng định rằng tất cả mọi người được đóng góp vào tính đa dạng của nền văn minh và văn hoá, xây dựng lên di sản chung của nhân loại, Khẳng định thêm rằng các học thuyết, chính sách và thực thi dựa trên hoặc ủng hộ sự vượt trội của nhóm người hay cá nhân trên cơ sở nguồn gốc dân tộc hay nòi giống, tôn giáo, dân tộc hay văn hoá là phân biệt chủng tộc, phi khoa học, không có giá trị pháp lý, phi đạo đức và gây bất công xã hội, Khẳng định tiếp rằng người bản địa không phải chịu bất cứ loại hình phân biệt chủng tộc nào, khi thực thi quyền của họ, Nhận định rằng người bản địa đã từng chịu đựng bất công trong lịch sử do thực dân chiếm đất đai, lãnh thổ, tài nguyên của họ, ngăn cản họ thực hiện các quyền, đặc biệt là quyền phát triển phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của họ, Nhận thức rằng nhu cầu cấp bách phải tôn trọng và phát huy các quyền vốn có của người bản địa, xuất phát từ cấu trúc xã hội, kinh tế và chính trị của họ và văn hoá, truyền thống tín ngưỡng, lịch sử, triết lý, đặc biệt là quyền của họ đối với đất đai, lãnh thổ và tài nguyên, Nhận thức rằng nhu cầu cấp bách phải tôn trọng và phát huy các quyền của người bản địa được ghi nhận trong các hiệp ước, công ước và hiệp định với các nhà nước, Hoan nghênh người bản địa tự mình tổ chức lại vì sự tiến bộ văn hoá, xã hội, kinh tế và chính trị nhằm xoá bỏ tệ phân biệt và áp bức, Tin tưởng rằng việc người bản địa kiểm soát tiến trình phát triển ảnh hưởng đến cuộc sống và đất đai, lãnh thổ, tài nguyên của họ sẽ giúp họ có thể bảo vệ và tăng cường thể chế, văn hoá và truyền thống của họ, phát triển họ phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của họ, Nhận thức rằng sự tôn trọng kiến thức, văn hoá, tập quán truyền thống của người bản địa sẽ góp phần vào phát triển bền vững, công bằng và quản lý môi trường hợp lý hơn, Nhấn mạnh rằng giải trừ quân bị trên vùng đất, lãnh thổ của người bản địa đóng góp vào hoà bình, phát triển xã hội và kinh tế, hiểu biết, tình hữu nghị giữa các quốc gia và dân tộc trên thế giới, Nhận định riêng rằng bảo lưu quyền và trách nhiệm chung của các gia đình và cộng đồng người bản địa trong việc nuôi dưỡng, đào tạo, giáo dục con cái của họ phù hợp với quyền trẻ em, Nhận định rằng các quyền quy định trong các hiệp ước, hiệp định và các thoả ước khác giữa các Nhà nước và các nhóm bản địa, trong một số trường hợp, là mối quan tâm, trách nhiệm và danh dự của cộng đồng quốc tế, Xem xét rằng các hiệp ước, hiệp định và các thoả ước khác, và mối quan hệ trong đó, là cơ sở tăng cường quan hệ hợp tác giữa người bản địa và các Nhà nước, 2
- Ý thức rằng Hiến chương Liên hợp quốc, Hiệp ước quốc tế về Quyền Văn hoá, Xã hội, Kinh tế1 và Hiệp ước quốc tế về các Quyền chính trị và Dân sự cũng như Công ước Vienna và các chương trình hành động,2 khẳng định các quyền cơ bản quan trọng của mọi người được tự quyết , tự do quyết định vị thế chính trị và tự do theo đuổi sự phát triển về văn hoá, xã hội, kinh tế của họ, Lưu ý rằng không được sử dụng Công ước này để loại bỏ các quyền tự quyết định của người dân, được thực thi phù hợp với luật pháp quốc tế, Tin tưởng rằng việc Công ước này công nhận các quyền của người bản địa sẽ tăng cường mối quan hệ hợp tác hài hoà giữa Nhà nước và người bản địa, trên cơ sở nguyên tắc công bằng, dân chủ, tôn trọng nhân quyền, không phân biệt đối xử và lòng tin, Khuyến khích rằng Nhà nước đồng ý và thực hiện nghĩa vụ của mình khi vận dụng các công cụ quốc tế đối với người bản địa, đặc biệt là lĩnh vực nhân quyền có sự tư vấn và hợp tác của người dân có liên quan, Nhấn mạnh rằng Liên hợp quốc có vai trò quan trọng và tiếp tục trong việc phát triển và bảo vệ quyền của người bản địa, Tin tưởng rằng Công ước này là bước tiến quan trọng cho việc công nhận, phát triển và bảo vệ quyền và tự do của người bản địa và trong phát triển các hoạt động của Liên hợp quốc trên lĩnh vực này, Nhận thức và tái khẳng định rằng mỗi người bản địa đều có quyền con người theo luật quốc tế mà không bị phân biệt đối xử, và người bản địa có quyền tập thể không thể chuyển nhượng vì sinh tồn, thịnh vượng và phát triển thống nhất của họ, Khẳng định thêm rằng hoàn cảnh của người bản địa là khác nhau giữa các khu vực, đất nước và đặc điểm riêng biệt và hoàn cảnh văn hoá, lịch sử của từng khu vực và đất nước cần được cân nhắc, Trân trọng công bố Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của Người Bản địa như một chuẩn mực đạt được với tinh thần hợp tác và tôn trọng lẫn nhau: Điều 1 Người bản địa có quyền hưởng thụ ở cấp độ tập thể cũng như cá nhân tất cả quyền con người và quyền tự do cơ bản theo Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước về Nhân quyền và pháp luật quốc tế về nhân quyền. Điều 2 Người bản địa và từng cá nhân tự do và bình đẳng với tất cả nhóm người và cá nhân khác và không bị phân biệt đối xử khi thực thi các quyền của họ, đặc biệt là trên phương diện xuất xứ hay bản sắc bản địa của họ. Điều 3 Người bản địa có quyền tự quyết. Họ được tự do quyết định vị thế chính trị và theo đuổi sự phát triển về văn hoá, xã hội, kinh tế để thực thi các quyền này. Điều 4 Khi thực hiện quyền tự quyết của mình, người bản địa có quyền tự trị hoặc tự quản các vấn đề liên quan đến công việc nội bộ và địa phương của họ, cũng như cách thức, phương tiện chi tiêu cho các chức năng tự trị của họ. Điều 5 Người bản địa có quyền giữ gìn và phát triển các thể chế văn hoá, xã hội, kinh tế, luật pháp, chính trị của riêng họ, đồng thời vẫn có quyền tham gia đầy đủ vào đời sống văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của Nhà nước, nếu họ lựa chọn. 1 Xem Nghị quyết 2200 A (XXI), phần Phụ lục. 2 A/CONF.157/24 (Phần I), Chương III. 3
- Điều 6 Tất cả người bản địa đều có quyền có quốc tịch. Điều 7 1. Người bản địa có quyền sống, được bảo đảm về thân thể và tinh thần, bảo đảm tự do và an ninh cá nhân. 2. Người bản địa có quyền tập thể của nhóm riêng được sống tự do, hoà bình và an toàn và sẽ không bị bất cứ hành động diệt chủng hay bạo lực nào, trong đó có sự chuyển nhượng cưỡng bức trẻ em của nhóm này sang nhóm khác. Điều 8 1. Nhóm và cá nhân người bản địa bản địa có quyền không bị đồng hoá cưỡng bức hoặc bị phá huỷ văn hoá của mình. 2. Nhà nước sẽ có các cơ chế hữu hiệu để ngăn ngừa và đền bù cho: (a) Bất cứ hành vi nào nhằm hoặc làm mất tính thống nhất và bản sắc của người dân, hoặc giá trị văn hoá hay bản sắc dân tộc của họ; (b) Bất cứ hành vi nào nhằm hoặc ảnh hưởng đến quyền sở hữu đất, lãnh thổ, tài nguyên của họ; (c) Bất cứ hình thức cưỡng bức dân di chuyển nhằm hoặc vi phạm hay làm suy yếu bất kỳ quyền nào của họ; (d) Bất cứ hình thức đồng hoá hoặc hội nhập cưỡng bức nào; (e) Bất cứ hình thức tuyên truyền khuyến khích hoặc kích động phân biệt dân tộc hay chủng tộc chống lại họ. Điều 9 Nhóm và cá nhân người bản địa có quyền thuộc về một cộng đồng hay dân tộc bản địa, phù hợp với truyền thống, phong tục của cộng đồng hay dân tộc liên quan. Không được phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào khi thực hiện các quyền này. Điều 10 Người bản địa không bị cưỡng bức di rời khỏi đất đai hoặc lãnh thổ của họ. Không được tái định cư nếu không có sự đồng thuận tự do và được thông tin trước của người bản địa có liên quan và đền bù thoả đáng sau khi họ đồng ý, và họ được quay trở lại ở nơi nào có thể. Điều 11 1. Người bản địa có quyền thực hành và phát huy phong tục và truyền thống văn hoá của mình. Khái niệm đó bao gồm quyền giữ gìn và phát triển các hình thức thể hiện văn hoá của họ trong quá khứ, hiện tại và tương lai, như các công trình lịch sử, kiến trúc, đồ tạo tác, thiết kế, nghi lễ, công nghệ, văn nghệ và nghệ thuật biểu diễn. 2. Nhà nước đền bù thông qua cơ chế hiệu quả, có thể bao gồm bồi thường, phát triển kết hợp với người bản địa, với sự tôn trọng các di sản tinh thần, tín ngưỡng, tri thức và văn hoá của họ đã bị mất đi do không có đồng thuận tự do và có thông tin trước hoặc vi phạm luật lệ, truyền thống và phong tục của họ. Điều 12 1. Người bản địa có quyền thể hiện, thực hành, phát triển và giáo dục truyền thống tín ngưỡng và tri thức, phong tục và lễ hội; quyền bảo tồn, bảo vệ và tiếp cận công trình lịch sử, tôn giáo riêng tư của mình; quyền sử dụng và kiểm soát các lễ vật; và quyền hồi hương đối với hài cốt. 2. Nhà nước giúp người bản địa có liên quan để họ có thể tiếp cận và/ hoặc hồi hương các lễ vật và hài cốt thông qua cơ chế có hiệu quả, minh bạch và công bằng. Điều 13 1. Người bản địa có quyền hồi phục, sử dụng, phát triển và truyền bá lịch sử, ngôn ngữ, truyền thống truyền khẩu, triết lý, hệ thống chữ viết và ăn hoá của họ, và đặt tên hoặc giữ tên đối với cộng đồng, địa danh và nhân sự của họ . 4
- 2. Nhà nước có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ các quyền này để bảo đảm người bản địa có thể hiểu và được hiểu các văn kiện hành chính, pháp lý, chính trị cần thiết thông qua các quy định về phiên dịch và các phương thức thích hợp. Điều 14 1. Người bản địa có quyền thiết lập và kiểm soát hệ thống và thể chế cung cấp dịch vụ giáo dục của họ bằng ngôn ngữ của chính họ, phù hợp với phương pháp dạy và học theo văn hoá của họ. 2. Người bản địa, đặc biệt là trẻ em có quyền được đào tạo ở tất cả các cấp học và hình thức đào tạo của nhà nước mà không bị phân biệt đối xử. 3. Nhà nước có các biện pháp hữu hiệu bảo đảm cho người bản địa, đặc biệt là trẻ em, gồm cả những người sống ngoài cộng đồng được tiếp cận, và khi có thể, được giáo dục trong hệ thống văn hoá riêng của họ bằng ngôn ngữ riêng của họ. Điều 15 1. Người bản địa có quyền đối với chân giá trị và tính đa dạng về văn hoá, phong tục, lịch sử và nguyện vọng của họ, được thể hiện tương ứng trong giáo dục và thông tin đại chúng của họ. 2. Nhà nước có biện pháp hữu hiệu, với sự tư vấn và hợp tác của người bản địa, chống lại định kiến và tệ phân biệt đối xử để phát huy sự bao dung, hiểu biết và quan hệ hữu hảo giữa những người bản địa và các thành phần xã hội khác. Điều 16 1. Người bản địa có quyền thiết lập thông tin đại chúng của mình bằng ngôn ngữ của mình và có quyền tiếp cận tất cả các hình thức thông tin đại chúng phi bản địa mà không bị phân biệt đối xử. 2. Nhà nước có biện pháp hữu hiệu bảo đảm cơ quan truyền thông của nhà nước phản ánh đúng tính đa dạng văn hoá của người bản địa. Nhà nước, không có định kiến, bảo đảm đầy đủ tự do thể hiện chính kiến, khuyến khích truyền thông tư nhân phản ánh tính đa dạng văn hoá của người bản địa một cách thoả đáng. Điều 17 1. Nhóm và cá nhân bản địa được hưởng đầy đủ các quyền theo quy định của luật lao động trong nước và luật quốc tế có liên quan. 2. Nhà nước có biện pháp bảo vệ trẻ em bản địa không bị bóc lột về kinh tế và làm các công việc gây tổn hại hoặc ngăn cản việc học hành của trẻ em, hoặc gây hại đến sức khoẻ, sự phát triển về thể chất, tinh thần, tín ngưỡng, đạo đức và xã hội của trẻ em, cân nhắc tính dễ bị tổn thương và tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của trẻ em. 3. Người bản địa có quyền không bị đặt điều kiện phân biệt đối xử về lao động, trong đó có cơ hội nghề nghiệp và lương. Điều 18 Người bản địa có quyền tham gia vào quá trình ra quyết định đối với các vấn đề ảnh hưởng đến quyền của họ, thông qua người đại diện do chính họ bầu chọn phù hợp với thủ tục của họ, cũng như giữ gìn và phát triển thể chế ra quyết định bản địa của họ. Điều 19 Nhà nước tư vấn và hợp tác tin cậy với người bản địa thông qua cơ quan đại diện của họ nhằm có được đồng thuận tự do và được thông tin trước khi thông qua và thực hiện các biện pháp hành chính, lập pháp có thể ảnh hưởng đến người bản địa. Điều 20 1. Người bản địa có quyền giữ gìn và phát triển hệ thống hoặc thể chế xã hội, kinh tế và chính trị của mình, được bảo đảm bằng các phương tiện sinh sống và phát triển, và tham gia tự do vào tất cả các hoạt động truyền thống và kinh tế của họ. 2. Người bản địa bị lấy mất phương tiện sinh sống và phát triển thì được quyền bồi thường công bằng và thoả đáng. Điều 21 5
- 1. Người bản địa có quyền cải thiện điều kiện xã hội và kinh tế của mình mà không bị phân biệt đối xử, trong đó có lĩnh vực giáo dục, việc làm, đào tạo nghề và tái đào tạo, nhà ở, chăm sóc y tế, sức khoẻ và anh ninh xã hội. 2. Nhà nước có biện pháp hữu hiệu bảo đảm sự cải thiện không ngừng điều kiện xã hội và kinh tế của người bản địa trong điều kiện cho phép, nếu có thể là trong điều kiện đặc biệt. Có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt đối với quyền và nhu cầu đặc thù của người già, phụ nữ, thanh niên, trẻ em, người khuyết tật bản địa. Điều 22 1. Có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt đối với quyền và nhu cầu đặc thù của người già, phụ nữ, thanh niên, trẻ em, người khuyết tật bản địa khi thực hiện Công ước này. 2. Nhà nước có các biện pháp phối hợp với người bản địa bảo đảm phụ nữ và trẻ em bản địa được bảo vệ, chống mọi hình thức bạo lực và phân biệt đối xử. Điều 23 Người bản địa có quyền quyết định và phát triển thứ tự ưu tiên và chiến lược thực hiện quyền phát triển của họ. Cụ thể là, người bản địa có quyền tham gia tích cực vào phát triển và quyết định đối với các chương trình về sức khoẻ, nhà ở và xã hội, kinh tế khác ảnh hưởng đến họ, và quản lý các chương trình này bằng chính thể chế truyền thống của họ nếu có thể. Điều 24 1. Người bản địa có quyền đối với y học truyền thống của họ và được giữ gìn tập quán chăm sóc sức khoẻ, bao gồm bảo vệ các cây, con và khoáng chất làm thuốc thiết yếu. Người bản địa có quyền tiếp cận tất cả các dịch vụ xã hội và chăm sóc sức khoẻ mà không bị phân biệt đối xử. 2. Người bản địa có quyền bình đẳng thụ hưởng dịch vụ chăm sóc tinh thần và thể chất ở chất lượng cao nhất. Nhà nước có các lộ trình cần thiết để hiện thực hoá hoàn toàn tiến trình này. Điều 25 Người bản địa có quyền giữ gìn và tăng cường các mối quan hệ về tinh thần riêng biệt cùng với đất đai, lãnh thổ, vùng nước, bờ biển và các tài nguyên khác của họ theo truyền thống hoặc do họ nắm giữ, sử dụng và trách nhiệm lưu truyền lại những di sản đó cho thế hệ tương lai. Điều 26 1. Người bản địa có quyền đối với đất đai, lãnh thổ, tài nguyên mà họ đã sở hữu, nắm giữ hoặc sử dụng hay giành được. 2. Người bản địa có quyền sở hữu, sử dụng, phát triển và kiểm soát đất đai, lãnh thổ và tài nguyên mà họ có được với lý do là sở hữu truyền thống hoặc nắm giữ hay sử dụng theo truyền thống, cũng như giành được. 3. Nhà nước công nhận về mặt pháp lý và bảo hộ đất đai, lãnh thổ, tài nguyên này. Sự công nhận được thực hiện với sự tôn trọng thoả đáng tập quán, truyền thống và hệ thống chiếm hữu đất đai của người bản địa. Điều 27 Nhà nước, với sự hợp tác của người bản địa, thiết lập và thực thi một tiến trình minh bạch, cởi mở, không thiên vị, độc lập, thoả đáng, công nhận một cách công bằng các luật lệ, truyền thống, phong tục và hệ thống nắm giữ đất của người bản địa, công nhận và phân xử quyền về đất, lãnh thổ và tài nguyên của người bản địa, bao gồm cả sở hữu theo truyền thống hoặc nắm giữ hay sử dụng. Người bản địa có quyền tham gia vào tiến trình này. Điều 28 1. Người bản địa có quyền được nhận đền bù, trong trường hợp có thể là bồi thường công bằng, thoả đáng đối với đất đai, lãnh thổ và tài nguyên mà họ sở hữu theo truyền thống, nắm giữ hay sử dụng khi bị tịch thu, chiếm dụng, sử dụng hoặc bị huỷ hoại mà không có đồng thuận tự do và được thông tin từ trước. 2. Nếu không có sự đồng ý tự do của người dân có liên quan, thì hình thức bồi thường là đất đai, lãnh thổ và tài nguyên tương đương với lượng, diện tích và vị thế pháp lý hoặc bồi thường bằng tiền hoặc các hình thức bồi thường khác. Điều 29 6
- 1. Người bản địa có quyền bảo vệ, bảo tồn môi trường và khả năng nuôi dưỡng của đất đai, lãnh thổ và tài nguyên của họ. Nhà nước thiết lập và thực thi các chương trình hỗ trợ hoạt động bảo vệ, bảo tồn của người bản địa, không có phân biệt đối xử. 2. Nhà nước có các biện pháp hữu hiệu bảo đảm không lưu trữ, thải các chất độc hại vào vùng đất, lãnh thổ của người bản địa nếu không có đồng thuận tự do có thông tin từ trước. 3. Nhà nước có các biện pháp hữu hiệu để bảo đảm thực hiện tốt các chương trình đánh giá, bảo vệ sức khoẻ của người bản địa do họ xây dựng và thực hiện, khi họ bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại. Điều 30 1. Các hoạt động quân sự không được tiến hành trên đất đai, lãnh thổ của người bản địa trừ trường hợp vì lợi ích công cộng hợp lý, hoặc có sự đồng thuận tự do hay đề nghị của người bản địa. 2. Nhà nước có tư vấn hiệu quả đối với người bản địa thông qua thủ tục thích hợp, đặc biệt là thông qua cơ chế đại diện của người bản địa, trước khi sử dụng đất đai hay lãnh thổ của người bản địa cho hoạt động quân sự. Điều 31 1. Người bản địa có quyền giữ gìn, kiểm soát, bảo vệ và phát triển di sản văn hoá, tri thức truyền thống và các hình thức biểu hiện văn hoá truyền thống của họ, cũng như biểu hiện về khoa học, công nghệ và văn hoá của họ, bao gồm các tài nguyên, giống, thuốc, kiến thức về động vật, thực vật, truyền thống bằng truyền khẩu, văn học, thiết kế, thể thao và trò chơi truyền thống, nghệ thuật biểu diễn. Họ cũng có quyền giữ gìn, kiểm soát, bảo vệ và phát triển di sản tinh thần trên cơ sở di sản văn hoá, tri thức truyền thống, và các biểu hiện của văn hoá truyền thống. 2. Trong việc phối hợp với người bản địa, Nhà nước có các biện pháp hữu hiệu công nhận và bảo vệ việc thực thi các quyền này. Điều 32 1. Người bản địa có quyền quyết định và phát triển các tài sản và chiến lược phát triển hoặc sử dụng đất đai hoặc lãnh thổ và các tài nguyên khác của họ. 2. Nhà nước tư vấn và hợp tác tin cậy với người bản địa thông qua thể chế đại diện của chính họ nhằm đạt được sự đồng thuận tự do có thông tin từ trước trước khi thông qua bất cứ dự án nào ảnh hưởng đến đất đai hoặc lãnh thổ và các tài nguyên khác của họ, đặc biệt là dự án liên quan đến phát triển, sử dụng hoặc khai thác khoáng chất, nước và các tài nguyên khác. 3. Nhà nước có cơ chế hữu hiệu về bồi thường công bằng và thoả đáng cho bất cứ hành vi nào liên quan, và các biện pháp thích hợp giảm bớt ảnh hưởng bất lợi về tín ngưỡng, văn hoá, xã hội, kinh tế và môi trường. Điều 33 1. Người bản địa có quyền quyết định bản sắc riêng hoặc tư cách thành viên của mình phù hợp với phong tục và truyền thống của họ. Điều này không gây tổn hại đến quyền cá nhân người bản địa với tư cách là công dân của đất nước mà họ sinh sống. 2. Người bản địa có quyền quyết định cấu trúc và bầu cử thành viên vào thể chế của họ phù hợp với thủ tục quy định của chính họ. Điều 34 Người bản địa có quyền phát huy, phát triển và giữ gìn cấu trúc thể chế truyền thống của mình và tập quán, tín ngưỡng, phong tục, thủ tục, thói quen, và hệ thống hoặc tập quán xét xử nếu có, phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quyền con người. Điều 35 Người bản địa có quyền quyết định trách nhiệm của các cá nhân đối với cộng đồng của mình. Điều 36 1. Người bản địa, đặc biệt là những cộng đồng bị biên giới quốc tế chia cắt có quyền giữ gìn và phát triển giao tiếp, quan hệ và hợp tác, bao gồm các hoạt động nhằm mục đích xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá, và tín ngưỡng, với những thành viên của cộng đồng mình cũng như người dân sống ở bên kia biên giới. 7
- 2. Nhà nước, với sự tư vấn và hợp tác của người bản địa có các biện pháp hữu hiệu thúc đẩy việc thực thi và bảo đảm thực hiện các quyền này. Điều 37 1. Người bản địa có quyền công nhận, quan sát và thực thi các hiệp định, hiệp ước và các cam kết có tính xây dựng khác, với nhà nước hoặc người kế vị của họ và được Nhà nước ưu đãi, tôn trọng các hiệp định, hiệp ước và các cam kết có tính xây dựng đó. 2. Không được giải thích Công ước này theo hướng hạn chế hoặc loại trừ quyền của người bản địa được thể hiện trong các hiệp định, hiệp ước và các cam kết có tính xây dựng khác. Điều 38 Nhà nước, với tư vấn và hợp tác của người bản địa có các biện pháp thích hợp, bao gồm lập pháp, để đạt được mục tiêu của Công ước này. Điều 39 Người bản địa có quyền tiếp cận hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ Nhà nước và thông qua hợp tác quốc tế, để họ được thụ hưởng các quyền ghi trong Công ước này. Điều 40 Người bản địa có quyền tiếp cận và thúc đẩy quyết định giải quyết xung đột và tranh chấp với Nhà nước và các bên khác thông qua thủ tục công bằng, hợp lý, cũng như đền bù có hiệu quả nếu làm tổn hại các quyền tập thể và cá nhân của họ. Những quyết định này phải có sự cân nhắc tập quán, phong tục, luật lệ và hệ thống pháp luật của người bản địa có liên quan và các quyền con người trên thế giới. Điều 41 Các tổ chức, cơ quan trong hệ thống Liên hợp quốc và các tổ chức liên Chính phủ sẽ đóng góp vào sự thực hiện đầy đủ Công ước này thông qua việc huy động hợp tác tài chính và hỗ trợ kỹ thuật. Cách thức và phương tiện bảo đảm sự tham gia của người bản địa vào các vấn đề ảnh hưởng đến họ sẽ được thiết lập. Điều 42 Liên hợp quốc, các cơ quan Liên hợp quốc, bao gồm Diễn đàn Thường trực về các Vấn đề Bản địa, và các cơ quan chuyên trách, như ở cấp quốc gia, và Nhà nước sẽ tôn trọng và áp dụng đầy đủ các quy định của Công ước này và theo sát tính hiệu quả của Công ước này. Điều 43 Các quyền được ghi nhận ở đây là chuẩn mực tối thiểu để người bản địa trên thế giới được tồn tại, có phẩm giá và có triển vọng. Điều 44 Tất cả các quyền và tự do ghi nhận ở đây được bảo đảm một cách bình đẳng cho cả nam giới và nữ giới trong cộng đồng bản địa . Điều 45 Không được giải thích bất kỳ quy định nào trong Công ước này theo hướng giảm bớt hoặc loại bỏ quyền của người bản địa có được hiện nay hoặc giành được trong tương lai. Điều 46 1. Không giải thích Công ước này với hàm ý trao quyền cho bất cứ Nhà nước, người dân, nhóm hay cá nhân nào tham gia hoặc hành động trái với Hiến chương của Liên hợp quốc hoặc trao quyền hay khuyến khích bất cứ hành động chia cắt hoặc làm suy yếu toàn bộ hay từng phần sự toàn vẹn lãnh thổ hay thống nhất về chính trị của Nhà nước hoặc vùng lãnh thổ. 2. Khi thực hiện các quyền được quy định trong Công ước này, thì quyền con người và các quyền tự do cơ bản của mọi người được tôn trọng. Thực hiện các quyền trong Công ước này chỉ bị giới hạn theo quy định của luật, phù hợp với các nghĩa vụ về quyền con người trên thế giới. Bất cứ giới hạn nào cũng không được 8
- phân biệt đối xử, và sự hạn chế chỉ khi cần phải bảo vệ sự công nhận thích đáng và tôn trọng quyền, tự do của người khác để đáp ứng các yêu cầu hợp lý và thích đáng nhất của xã hội dân chủ. 3. Các quy định trong Công ước này được giải thích phù hợp với các nguyên tắc công bằng, dân chủ, tôn trọng quyền con người, bình đẳng, không phân biệt đối xử, nên quản trị tốt và lòng tin. 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, 1966
21 p | 384 | 77
-
Công ước về đa dạng sinh học năm 1992
21 p | 318 | 75
-
Công ước quốc tế
9 p | 191 | 51
-
CÔNG ƯỚC TOÀN CẦU VỀ BẢN QUYỀN
17 p | 190 | 49
-
Văn kiện Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng - Tại Rome ngày 26/10/1961
15 p | 203 | 31
-
Văn kiện năm 1991 công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới
23 p | 175 | 26
-
Công ước Vienna - the Multi modal Vienna Convention
51 p | 130 | 23
-
SỐ 3 - BẢO VỆ KHỎI BỊ TRA TẤN, HẠ NHỤC
4 p | 105 | 18
-
SỐ 7 - QUYỀN ĐƯỢC ĐỐI XỬ NHÂN ĐẠO CỦA NGƯỜI BỊ TƯỚC TỰ DO
3 p | 129 | 16
-
SỐ 6 - QUYỀN KHÔNG BỊ BẮT, GIAM GIỮ TÙY TIỆN
2 p | 149 | 16
-
Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người bản địa
14 p | 166 | 15
-
Các Công ước Tuyên bố về người bản địa
11 p | 132 | 13
-
THÔNG TƯ Quy định về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001
5 p | 116 | 7
-
Nghị quyết số 80/2019/QH14: Gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể
13 p | 43 | 3
-
Quyết định số 515/QĐ-TTg năm 2024
7 p | 4 | 2
-
Quyết định số 1252/2019/QĐ-TTg
15 p | 27 | 1
-
Nghị quyết số 197/NQ-CP năm 2024
1 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn