CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
lượt xem 15
download
Cung, cầu, giá cả là những yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường. Để phục vụ cho việc giảng dạy học thuyết giá trị, trong bản báo cáo này, tôi làm rõ khái niệm cung, cầu, giá cả và mối quan hệ giữa chúng trong nền kinh tế thị trường. Cầu là nhu cầu về hàng hóa có khả năng thanh toán. Như vậy, cầu và nhu cầu có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng không phải là một. Chỉ những nhu cầu về hàng hóa mà có khả năng thanh toán thì mới là cầu....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
- CUNG, CẦU VÀ GIÁ CẢ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Phạm Quang Huy Bộ môn: Những NLCB của CN Mác -Lênin Cung, cầu, giá cả là những yếu tố cơ bản của kinh tế thị trường. Để phục vụ cho việc giảng dạy học thuyết giá trị, trong bản báo cáo này, tôi làm rõ khái niệm cung, cầu, giá cả và mối quan hệ giữa chúng trong nền kinh tế thị trường. Cầu là nhu cầu về hàng hóa có khả năng thanh toán. Như vậy, cầu và nhu cầu có quan hệ mật thiết với nhau, nhưng không phải là một. Chỉ những nhu cầu về hàng hóa mà có khả năng thanh toán thì mới là cầu. Ảnh hưởng đến cầu có những nhân tố sau đây: Nhu cầu mua sắm: nhu cầu mua sắm mà càng tăng lên thì cầu càng có - khả năng tăng lên và ngược lại. Thu nhập của người tiêu dùng: thu nhập của người tiêu dùng càng cao - thì cầu càng tăng lên và ngược lại. Giá cả hàng hóa: giá cả hàng hóa càng tăng lên thì cầu về hàng hóa đó - càng giảm và ngược lại. Chất lượng và mẫu mã của hàng hóa: Chất lượng và mẫu mã của hàng - hóa mà phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng thì cầu về hàng hóa đó tăng lên và ngược lại. Giá cả của hàng hóa thay thế: Ví dụ: chúng ta xem xét cầu về thịt heo. - Mặt hàng thay thế thịt heo là thịt bò. Nếu giá thịt bò mà tăng đ ột biến trên thị trường thì cầu về thịt heo sẽ tăng lên. Giá cả của hàng hóa bổ trợ: Ví dụ: chúng ta xem xét cầu về xe gắn - máy. Mặt hàng bổ trợ cho xe gắn máy là xăng. Nếu giá xăng tăng mạnh trên thị trường thì cầu về xe gắn máy sẽ giảm xuống.
- Những dự kiến của người tiêu dùng về giá cả của hàng hóa trong - tương lai: nếu người tiêu dùng cho rằng, trong tương lai, giá cả hàng hóa sẽ tăng lên, thì cầu về hàng hóa đó trong hiện tại sẽ tăng lên. Cung là số lượng hàng hóa có mặt trên thị trường hoặc có khả năng chuyển đến thị trường. Như vậy cung và sản xuất có liên quan với nhau, nhưng không phải là một. Cung và sản xuất có thể chênh lệch nhau. Ví dụ tr ường hợp nhập khẩu: cung lớn hơn sản xuất. Ảnh hưởng đến cung có những nhân tố sau đây: Giá cả các yếu tố đầu vào: giá cả các yếu tố đầu vào mà tăng lên thì - cung về hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại. Trình độ công nghệ: công nghệ càng hiện đại thì cung về hàng hóa - được sản xuất ra càng tăng lên và ngược lại. Số lượng người sản xuất: số lượng người sản xuất càng nhiều thì - cung về hàng hóa càng tăng lên và ngược lại. Giá cả của hàng hóa có cùng sử dụng vật liệu chính. Ví dụ: xét cung - về giường gỗ. Mặt hàng cũng sử dụng gỗ làm vật liệu chính là tủ gỗ. Nếu giá tủ gỗ giảm mạnh trên thị trường. Sản xuất tủ gỗ có hiệu quả thấp, thậm chí lỗ vốn. Người sản xuất sẽ chuyển sang sản xuất giường gỗ nhiều hơn. Cung về giường gỗ sẽ tăng lên. Chính sách thuế của chính phủ: Thuế về mặt hàng nào đó tăng lên thì - cung về mặt hàng đó giảm đi và ngược lại. Cung và cầu tác động qua lại lẫn: Cầu xác định khối lượng và cơ cấu cung về hàng hóa. - Cung tác động đến cầu, kích thích cầu. - Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. Giá trị hàng hóa được xác định bằng chi phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó. Trên thị trường, giá cả do người mua và người bán thỏa thuận với nhau hình thành giá cả thị trường. Trong quá trình trao đổi, mua bán HH, người bán luôn luôn muốn bán với giá cao, còn người mua lại luôn luôn muốn mua với giá
- thấp. Đối với người bán, giá cả phải đáp ứng nhu cầu bù đắp chi phí và có doanh lợi. Chi phí sản xuất là giới hạn dưới, là phần cứng của giá c ả, còn doanh l ợi càng nhiều càng tốt. Giới hạn trên của giá cả tùy thuộc vào hoàn cảnh của thị trường. Người bán phải biết bán với gía trị cao, nhưng nếu giá cao quá thì sẽ có lợi cho đối thủ cạnh tranh vì người mua luôn luôn muốn mua với giá thấp. Giá bán cao quá sẽ mất khách hàng, hàng hóa khó tiêu thụ, bước chuyển hàng hóa thành tiền không thực hiện được. Vì vậy giới hạn cao của giá chính là nhu cầu có khả năng thanh toán của người mua. Đối với người mua, giá cả phải phù hợp với ích lợi giới hạn của họ. Giá cả thị trường dung hòa lợi ích của người mua lẫn lợi ích của người bán. Tất nhiên, trong cuộc “giằng co” giữa người mua và người bán để hình thành giá cả thị trường, lợi thế sẽ nghiêng về người bán, nếu cung ít, cầu nhiều và ngược lại, lợi thế sẽ nghiêng về phía người mua nếu như cung nhiều, cầu ít. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả thị trường: - Nhân tố 1: giá trị HH. Giá trị là cơ sở của giá cả thị trường. - Nhân tố 2: giá trị (hay sức mua) của tiền. Giá cả thị trường tỷ lệ nghịch với sức mua của tiền. - Nhóm nhân tố 3 gây ra sự tách rời giữa gía trị và giá cả: quan hệ cung -cầu, quan hệ cạnh tranh, yếu tố tâm lý,... Sự tác động qua lại cung – cầu và giá cả thị trường: Cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường giảm xuống và ngược lại. - Giá cả thị trường giảm xuống thì cầu tăng lên, còn cung giảm xuống - và ngược lại. Như vậy, việc xác định giá cả thị trường phải dựa trên các luận cứ khoa học. Giá cả phản ánh giá trị xã hội của hàng hóa, phù hợp với sức mua đồng tiền và quan hệ cung-cầu. Giá cả thị trường bảo đảm cho người sản xuất kinh doanh bù đắp được các chi phí và có lãi cần thiết. Giá cả có các chức năng sau đây:
- - Chức năng thông tin: những thông tin về giá cả thị trường cho người sản xuất biết được tình hình sản xuất trong các ngành, biết được tương quan cung- cầu, biết được sự khan hiếm đối với đối với các loại hàng hóa. Vì vậy, tin tức về giá cả có thể hướng dẫn các đơn vị kinh tế có liên quan định ra những quy ết sách đúng đắn. Không có những thông tin từ giá cả, quyết sách của các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ không chuẩn xác, thậm chi có những quyết sách mù quáng. Như vậy, những thông tin về giá cả điều chỉnh hướng sản xuât và quy mô sản xuất, từ đó điều chỉnh cơ cấu sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội. - Chức năng phân bổ các nguồn lực kinh tế. Sự biến động của giá cả sẽ dẫn đến sự biến động của cung-cầu, sản xuất và tiêu dùng và dẫn đ ến s ự biến đổi trong phân bố các nguồn lực kinh tế. Những người sản xuất sẽ chuy ển vốn từ nơi có giá thấp, lợi nhuận thấp đến nơi giá cả cao, lợi nhuận cao, tức là các nguồn lực sẽ được chuyển đến nơi mà chúng được sử dụng với hiệu quả cao nhất, cân đối giữa tổng cung và tổng cầu. - Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật. Để có thể cạnh tranh được về giá cả, buộc những người sản xuất phải giảm chi phí đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Do đó thúc đẩy sự tiến bộ của kỹ thuật, công nghệ và sự phát triển của lực lượng sản xuất. - Chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, thu nhập cá nhân thông. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, thì giá cả là một công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện việc quản lý, kích thích, điều tiết các hoạt động kinh tế theo những định hướng, mục tiêu nhất định như nhằm duy trì những cân đối của nền kinh tế, phân phối & phân phối lại thu nhập quốc dân... Nhà nước quản lý giá không phải bằng cách định giá trực tiếp (tr ừ mặt hàng nhà nước độc quyền), mà quản lý một cách gián tiếp chẳng hạn thông qua các công cụ kinh tế & pháp luật để tác động vào tổng cung và tổng cầu, tăng
- cường lực lượng dự trữ quốc gia nhằm bình ổn giá cả thị trường, đổi mới cơ chế dự trữ lưu thông... Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin. NXB CTQG, Hà nội – 2002. 2. C.Mác và Ph.ăng-Ghen:Toàn tập, T. 23, 24, 25. NXB CTQG, Hà nội - 1993. 3. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: Giáo trình kinh tế chính trị học Mác – Lênin. NXB CTQG, Hà nội – 1999.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG BỘT GIẶT OMO TẠI VIỆT NAM (2008-2010)
23 p | 1725 | 359
-
Chương 3: Đo lường GDP, tăng trưởng kinh tế và lạm phát
70 p | 519 | 120
-
Tiểu luận: lý luận về nền kinh tế thị trường
17 p | 535 | 81
-
Bài thảo luận thị trường cạnh tranh hoàn hảo
0 p | 932 | 75
-
CHƯƠNG 1. CUNG CẦU HÀNG HÓA VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
84 p | 377 | 70
-
Topic 3: Ứng dụng của cung và cầu
24 p | 424 | 66
-
Chương 3: THỊ TRƯỜNG, CẦU VÀ CUNG
48 p | 116 | 20
-
Cung cầu và chính sách của chính phủ
27 p | 161 | 14
-
CHƯƠNG II. CÂU CUNG VÀ GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
16 p | 177 | 13
-
Cung - Cầu giáo dục
17 p | 166 | 12
-
Tình hình nghiên cứu về thơ ca của các nữ thi nhân trong Toàn Đường thi và Manyoshu
9 p | 83 | 6
-
Tài liệu kiểm tra thực địa: Cẩm nang đánh giá tình hình HIV và nhu cầu trong trại giam
71 p | 17 | 5
-
Sử dụng nguồn Internet trong giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ
10 p | 63 | 4
-
Thực trạng liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay
8 p | 23 | 4
-
Đáp ứng nhu cầu của tất cả học sinh thông qua dạy học phân hóa: giúp mọi trẻ em đạt và vượt chuẩn
6 p | 21 | 2
-
Xu hướng nghiên cứu khác biệt giới trong xung đột công việc gia đình
5 p | 67 | 2
-
Thành Thăng Long - Hà Nội: Giá trị toàn cầu, niềm tự hào và trách nhiệm quốc gia
9 p | 54 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn