CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA_3
lượt xem 7
download
Sự xâm lược của thực dân Pháp đã nhanh chóng hình thành nên hai luồng tư tưởng chủ chiến và chủ hoà trong nội bộ triều Nguyễn. Hành động xâm lược của thực dân Pháp đã làm cho nội bộ triều Nguyễn
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA_3
- CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1888) Sự xâm lược của thực dân Pháp đã nhanh chóng hình thành nên hai luồng tư tưởng chủ chiến và chủ hoà trong nội bộ triều Nguyễn. Hành động xâm lược của thực dân Pháp đã làm cho nội bộ triều Nguyễn vốn đã phức tạp, rối ren nay càng trở nên lúng túng bị động khi đối phó với thực dân Pháp. Sự hình thành hai luồng tư tưởng này là hệ quả của cuộc xâm lược mà Pháp tiến hành. Đó là phản ứng đầu tiên của nhà Nguyễn. Sự phân hoá thành hai phe: chủ chiến và chủ hoà trong nội bộ nhà Nguyễn diễn ra khá sớm ngay từ khi thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà. Tiêu biểu cho phe chủ hoà có Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản, Lưu Lượng, Trần Văn Trung, Lâm Duy Hiệp, Võ Xuân Hãn. Phe chủ chiến có Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường, Phạm Hữu Nghị, Trần Văn Vi, Lê Hiểu Hữu, Nguyễn Đăng Điều.
- Phe chủ hoà chủ trương: “Chiến không bằng hoà, nhưng phải cố thủ rồi sau mới bàn. Kẻ địch vốn cậy quyền bền súng mạnh làm sở trường, họ ở ngoài sóng gió mặt bể, thế ta khó thắng với họ. Thượng kế bây giờ nên lấy giữ (thủ) làm chính, giữ vững rồi sau mới có thể nói đánh, cũng có thể nói đến hoà. Bằng không trước lo việc giữ thì đánh cũng không được mà hoà cũng không xong” [4; 43]. Đây là tư tưởng được Tự Đức cho là hợp lẽ phải. Sở dĩ phe chủ hoà chủ trương như vậy là bởi họ lý giải là nên nuôi sức chọn thời châm chước đối phó. Mặt khác Tự Đức và những người trong phe chủ hoà cho rằng mục đích tấn công vào thực dân Pháp chỉ là truyền đạo và buôn bán, chứ không làm gì tổn hại đến ta. Cái nhìn đó của vua quan nhà Nguyễn là thiển cận, bó hẹp trong phạm vi một quốc gia đang cố duy trì nềnn tảng của chế độ phong kiến, không mở rộng ra thế giới nên thiếu hiểu biết về bản chất của đế quốc nói chung và thực dân Pháp nói riêng. Hơn nữa, không ít người trong số vua quan nhà Nguyễn vốn sớm mang tư tưởng hoang mang lo sợ giặc khi chúng ngấp nghé ngoài cửa ngõ nên dao động sinh ra chủ hoà nhằm bảo vệ quyền lợi ích kỉ của giai cấp mình. Lập trường của phe này tỏ ra phản động và không hợp lòng dân. Đối lập với phe chủ hoà, phe chủ chiến chủ trương công thủ. Họ cho rằng: “Quảng Nam, Gia Định địa thế, địch tính đại đồng mà tiểu dị, địch
- ở ngoài xa khơi thì khó đánh, địch vào nội địa càng dễ đánh, dễ bị tiêu diệt. Phải giữ và đánh, thủ để công, công để thủ, quét sạch địch, bằng nay hoà với họ thì sẽ bắt ta bỏ tấn và thông thương, xây nhà thờ, mở phố xá, rồi trăm sự xảo quyệt đều do một chữ hoà mà ra cả”[4; 44]. Phái chủ chiến ngay từ đầu đã có tinh thần chống giặc triệt để. Bởi theo họ hoà lúc này nghĩa là đầu hàng giặc. Tuy thế giặc mạnh nhưng quan quân một lòng đánh giặc thì thực dân Pháp cũng không phải là đáng lo ngại. Đối lập với đường lối của phe chủ hoà, phe chủ chiến đã lường trước được âm mưu của thực dân Pháp. Đó là nhu cầu mở rộng thuộc địa chứ không chỉ đơn giản là truyền đạo và thông thương. Chủ trương này xem ra đúng đắn, hợp lòng dân nhưng đa số đình thần không nghe theo. Bởi họ đã sớm mang tư tưởng sợ giặc và chủ hoà. Cuối cùng, khi tiếng súng của giặc đã nổ bên tai mà triều đình vẫn còn bận tranh cãi nghị luận lung tung, người đánh, kẻ hoà, trên dưới không nhất trí, đánh hoà không ngã ngũ, do đó dẫn đến lúng túng bị động trước những đợt tấn công của thực dân Pháp. Cơ sở và chỗ dựa của phái chủ chiến là các lực lượng chống Pháp trong nhân dân. Còn chỗ dựa của phái chủ hoà là thực dân Pháp, vì thế mâu thuẫn, xung đột giữa hai phe thường xuyên xảy ra. Trong khi phái chủ hoà ngày càng gắn bó với thực dân Pháp, nhất nhất làm theo mệnh
- lệnh của chúng thì phái chủ chiến cũng tìm cách đối phó. Về đường lối, phe chủ hoà chủ chương mềm dẻo, đàm phán để đấu tranh với địch, còn phe chủ chiến thì sử dụng bạo lực, chiến tranh để tiêu diệt địch. Hai chủ chương này hoàn toàn đối lập nhau và cuối cùng đều đi đến thất bại. 2.2. Sự phân hoá sâu sắc và cuộc đấu tranh giữa hai phe chủ chiến và chủ hoà Khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược Việt Nam, nội bộ triều đình Huế đã sớm bị phân hoá. Trong suốt quá trình Pháp xâm lược Việt Nam, hai phe này mâu thuẫn sâu sắc với nhau, tìm cách loại bỏ nhau. Cuối cùng công cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp kết thúc và phe chủ hoà đã giành được thắng lợi. Từ đó, phe chủ hoà câu kết chặt chẽ và bắt tay với Pháp cùng chia sẻ quyền lợi. 2.2.1. Giai đoạn 1858 – 1883 từ khi Pháp bắt đầu xâm lược đến khi Tự Đức mất (17/7/1883) Từ chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha đã kéo tới cửa biển Đà Nẵng. Kế hoạch của địch là đánh nhanh thắng nhanh để chiếm
- lấy Đà Nẵng làm căn cứ bàn đạp tấn công nội địa, tiêu diệt sinh lực của triều đình Huế tại đây, rồi vượt đèo Hải Vân đánh lên Huế bóp chết kháng chiến của phong kiến triều Nguyễn tại chỗ và buộc phải đầu hàng. Mờ sáng ngày 1/9/1858, Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. Triều đình Huế vội phái quân tới tăng cường cho lực lượng phòng thủ. Nguyễn Tri Phương được cử làm tổng chỉ huy tại mặt trận Quảng Nam để lo việc chống giặc. Nhưng ông không chủ động tiến công giặc mà chỉ án binh bất động, chủ chương bao vây địch ngoài mé biển, nếu địch đánh vào mới chống lại. Còn về phía Pháp lúc này, trên mặt trận duy nhất sát cạnh kinh thành Huế chỉ có 3000 quân chính quy. Điều này đủ nói lên sự thiếu hụt quân số của thực dân Pháp. Hơn nữa khó khăn của chúng ngày càng tăng lên do không hợp khí hậu nên binh linh địch bị ốm đau và chết khá nhiều. Trước những khó khăn của giặc Pháp, ta thấy cơ hội phòng thủ và tấn công địch trên mặt trận Đà Nẵng không phải là ít. Nhưng triều đình đã bỏ mất thời cơ thuận lợi để chiến thắng quân thù. Trong nội bộ triều đình Huế lúc này các ý kiến vẫn còn bàn cãi, chưa ngã
- ngũ. Phe chủ chiến chủ trương trước sau tấn công địch. Nhưng người đứng đầu Tự Đức lúc này lại do dự, hoang mang, thiếu đường lối rõ ràng nên dẫn tới việc chỉ đạo chiến trường chưa triệt để và mang nặng tư tưởng cầm cự bị động. Sau năm tháng bị sa lầy trên mặt trận Đà Nẵng, tháng 2/1859 Pháp chuyển hướng tấn công Gia Định. Âm mưu của địch lần này kéo vào Gia Định so với lúc đánh Đà Nẵng có nhiều điểm khác. Chúng muốn cắt đứt đường tiếp tế của triều đình Huế, đánh Sài Gòn xong sẽ theo đường sông Cửu Long ngược lên đánh chiếm luôn Cao Miên. Trước sức tấn công mạnh mẽ của địch, bọn quan lại triều đình chịu trách nhiệm ở đây đã không có những hành động cứng rắn kịp thời để bóp chết ngay từ đầu ý chí xâm lăng của địch. Quân triều đình chỉ chống đỡ vài trận, rồi bỏ thành chạy dài. Trấn thủ thành Gia Định là Võ Duy Ninh thắt cổ tự vẫn để trốn tránh trách nhiệm, mở đầu cho một chuỗi tự sát của những bầy tôi bất lực dưới một triều đình phong kiến đã suy tàn. Như vậy, từ thất bại ở Đà Nẵng đến Gia Định ta nhận thấy quan quân nhà Nguyễn đều mang nặng tư tưởng thất bại chủ nghĩa nên sớm đầu hàng địch.
- Trong khi thực dân Pháp đang đánh chiếm Gia Định thì triều đình Huế vẫn còn đang nghị luận. Phe chủ chiến và chủ hoà đều có lập trường riêng để bảo vệ chính kiến của mình. Nhưng Tự Đức đã nghiêng về phe chủ hoà. Còn phe chủ chiến vẫn theo đường lối cứng rắn. Do có chỗ dựa vững chắc là quần chúng nhân dân nên phe chủ hoà và Tự Đức không thể loại trừ phe chủ chiến. Sau khi chiếm được Gia Định, quân Pháp lo sợ vấp phải sức chiến đấu quyết liệt của nghĩa quân nên chúng không dám đóng quân trên bộ mà phải rút xuống tàu giữa sông rộng. Trong khi đó, tướng lĩnh triều đình vẫn ngồi yên mà không hành động. Lúc này, phần lớn quân Pháp đã tiếp viện cho số quân đang bị khốn đốn ở Đà Nẵng nên phải dàn mỏng lực lượng trên một phòng tuyến dài hơn mười cây số. Đây là một thời cơ thuận lợi để tiến công địch nhưng triều đình vẫn hay biết gì. Nguyễn Tri Phương từ lúc vào làm Tổng đốc quân vụ đại thần phụ trách mặt trận Gia Định (tháng 3/1860) cũng chỉ biết đôn đốc quân dân hết đào hầm lại đắp luỹ để bao vây địch mé ngoài, thực hiện triệt để chiến thuật án binh bất động. Quân triều đình tuyệt nhiên không hề có một lần nào chủ động tiến công địch.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Lịch sử 12 bài 9: Quan hệ quốc tế trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh
39 p | 535 | 66
-
Giáo án Lịch Sử 8: Bài 13: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 –1918)
6 p | 530 | 26
-
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA_6
9 p | 99 | 12
-
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA_2
7 p | 64 | 11
-
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA_1
7 p | 73 | 8
-
CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1888)_5
11 p | 129 | 6
-
Cảm nhận của em về nhân vật Đổng Mẫu qua trích đoạn "Đổng Mẫu" từ Hồi III tuồng "Sơn Hậu"
4 p | 36 | 3
-
TÀI LIỆU THAM KHẢO: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1888) (PHẦN 1)
8 p | 93 | 3
-
TÀI LIỆU: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA HAI PHE CHỦ CHIẾN - CHỦ HÒA VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (1858 – 1888) (PHẦN 3)
9 p | 91 | 3
-
SKKN: Sử dụng phần mềm Microsoft Power Point trong dạy học bài Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Lịch sử lớp 11 THPT, Chương trình cơ bản
28 p | 60 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn