intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm nhận của em về nhân vật Đổng Mẫu qua trích đoạn "Đổng Mẫu" từ Hồi III tuồng "Sơn Hậu"

Chia sẻ: Lan Si Zhui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

38
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Sơn Hậu" là vở tuồng nổi tiếng nhất trong kho tàng nghệ thuật tuồng dân tộc. Vở tuồng này có ba hồi, thường được diễn trong ba đêm liên tiếp. Cuộc đấu tranh giữa hai phe trung thần (Đổng Kim Lân,...) và nghịch tặc (Tạ Thiên Lăng,...) diễn ra vô cùng dữ dội. Lửa cháy rực trời, máu tuôn như suối, tiếng ngựa hí quân reo, tiếng trống trận dội vang như sấm sét... Có biết bao hình tượng kiêu hùng, bi tráng như Khương Linh Tá bị giặc chém rụng đầu vẫn hiên ngang cắp thương, cắm đuốc, phi ngựa; Đổng Mẫu sắp bị bọn phản nghịch thiêu trên giàn lửa vẫn lớn tiếng mắng nhiếc lũ tặc thần, thống thiết khuyên con hãy giữ tròn đạo trung, "hãy phò ân nghiệp chúa".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm nhận của em về nhân vật Đổng Mẫu qua trích đoạn "Đổng Mẫu" từ Hồi III tuồng "Sơn Hậu"

Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Đổng Mẫu qua trích đoạn "Đổng Mẫu" từ <br /> Hồi III tuồng "Sơn Hậu"<br /> Bài làm<br /> "Sơn Hậu" là vở tuồng nổi tiếng nhất trong kho tàng nghệ thuật tuồng dân tộc. Vở tuồng  <br /> này có ba hồi, thường được diễn trong ba đêm liên tiếp. Cuộc đấu tranh giữa hai phe trung <br /> thần (Đổng Kim Lân,...) và nghịch tặc (Tạ  Thiên Lăng,...) diễn ra vô cùng dữ  dội. Lửa  <br /> cháy rực trời, máu tuôn như  suối, tiếng ngựa hí quân reo, tiếng trống trận dội vang như <br /> sấm sét... Có biết bao hình tượng kiêu hùng, bi tráng như Khương Linh Tá bị  giặc chém <br /> rụng đầu vẫn hiên ngang cắp thương, cắm đuốc, phi ngựa; Đổng Mẫu sắp bị  bọn phản  <br /> nghịch thiêu trên giàn lửa vẫn lớn tiếng mắng nhiếc lũ tặc thần, thống thiết khuyên con  <br /> hãy giữ tròn đạo trung, "hãy phò ân nghiệp chúa".<br /> Hình tượng Đổng Mẫu xuất hiện  ở Hổi III vở tuồng "Sơn Hậu" đẹp như  một tượng đài <br /> tráng liệt về bà mẹ trung nghĩa anh hùng.<br /> Sau khi Đổng Kim Lân và Khương Linh Tá đưa hai mẹ con thứ phi Phàn Phụng Cơ chạy  <br /> thoát về Sơn Hậu, bốn anh em Tạ Ôn Đình dùng độc kế "bắt hổ mẹ để cầm tù hổ con' đã <br /> bắt Đổng Mẫu nhằm khuất phục Đổng Kim Lân, hòng dụ dỗ lôi kéo về phe cánh mình.<br /> Đoạn tuồng này gồm có hai cánh: Một, cuộc đối mặt giữa Tạ  Ôn Đình với Đổng Mẫu:  <br /> Hai, cuộc đối thoại giữa mẹ con Đổng Mẫu và Đổng Kim Lân. Xung đột giữa trung thần <br /> với nghịch tặc, giữa đạo trung với đạo hiếu diễn ra căng thẳng, tạo nên tính kịch quyết <br /> liệt; qua đó, tính cách của các vai tuồng được bộc lộ  và thể  hiện một cách sâu sắc, đầy  <br /> ám ảnh.<br /> Đổng Mẫu là một hình tượng vô cùng lẫm liệt, uy nghi, tiêu biểu cho cốt cách và phẩm <br /> chất cao quý của một bà mẹ anh hùng, quyết thủ nghĩa xả thân, coi "chữ trung nặng hơn  <br /> chữ hiếu".<br /> Hổ Bôn, một tì tướng của Tạ Thiên Lăng đã bắt trói Đổng Mẫu đem dâng nộp cho Tạ Ôn  <br /> Đình. Các lớp tuồng đầy kịch tính lần lượt diễn ra. Tạ Ôn Đình truyền lệnh cởi trói, trải  <br /> chiếu cho Đổng Mẫu ngồi, sai quân đem bút chỉ  (bút và giấy) cho lão bà viết thư  để  dụ <br /> con trai là Đổng Kim Lân mang quân về Tiểu Giang Sơn hàng phục. Hắn bảo: trong thư <br /> phải ghi rõ lợi hại; nếu đầu hàng họ  Tạ  (Tạ  Thiên Lãng) thì sẽ  có công hầu danh vọng; <br /> nếu cứ một lòng gánh vác Tề  triều thì mẹ  già sẽ  bị  giết hại. Vấn đề  danh vọng và tình  <br /> mẫu tử đã được đặt ra:<br /> "Đầu Tạ thì rạng đeo quyền tước<br /> Danh vọng kia chẳng mất công hầu.<br /> Bằng chấp nê gánh vác Tề triều<br /> Niềm màu tử ắt là bị hại".<br /> Vừa nghe Tạ Ôn Đình nói, Đổng Mẫu vô cùng căm phẫn, "bừng bừng lửa dậy..., sùng sục  <br /> dầu sôi". Bà gọi Tạ  Ôn Đình là mi là "gã' một cách khinh bỉ; lớn tiếng vạch mặt anh em  <br /> họ Tạ là bất nghĩa, bất trung:<br /> "Ông cha mi hưởng lộc Tề quân<br /> Anh em gã cướp ngôi Thiên đế'<br /> Đổng Mẫu coi Tạ Ôn Đình là kẻ "có học", nên bà đã lây sử sách ra dạy bảo, răn đe.<br /> Bà đã nhắc lại gương tày liếp của Hoàng Sào, Vương Mãng: đứa "khôi ngụy" thì chết <br /> không giữ được thân xác toàn vẹn (chết, chảng toàn thây), đứa "khi quân" thì chết không <br /> có đất chôn (tử vô táng địa).<br /> Đổng Mẫu tự  hào về  truyền thống gia đình mình, về  con cái mình là người có học thức <br /> (hiến nhân xử thế), có khí tiết (minh tiết bảo thân); đâu phải là kẻ bất nhân bất nghĩa mà  <br /> "theo dâng gian thần", mà "đầu loài sủng nịnh".<br /> Nhưng lời mắng nhiếc  ấy của Đổng Mẫu vừa nêu cao đạo lí trung hiếu, vừa vạch mặt  <br /> chỉ tên kẻ đang đứng trước mặt bà, kẻ đang khuyến dụ bà là lũ phán nghịch bất nghĩa, bất <br /> trung vô cùng ghê tởm!<br /> Qua đó ta cảm phục Đổng Mẫu là một bà mẹ  đức độ, một người phụ  nữ  có học thức  <br /> sống giữa thời phong kiến loạn lạc. Ngôn ngữ của bà rất biến hóa, lúc thì dân dã dung tục <br /> (bay mần chi, tao hỏi, ông cha mi, anh em gã,...), lúc thì dùng điển tích trong sử sách, dùng  <br /> ngôn ngữ, thành ngữ  Hán­Việt (Tề  quận, Thiện đế, khởi nguy, khi quân, tứ  vô táng địa, <br /> hiển nhân, minh tiết, Hoàng Sào, Vương Màng,...) ­ biểu lộ một nhân cách cao cả, đường <br /> hoàng, chính trực, uy vũ bất năng khuất!<br /> Đổng Mẫu là một người phụ nữ lẫm liệt, hiên ngang trước kẻ tử thù. sắp bị Tạ Ôn Đình  <br /> đưa lên giàn hoả thiêu, bà vẫn ung dung vạch trần âm mưu quỷ quyệt của lũ phản nghịch  <br /> bắt bà để "làm bia đỡ đạn", nhằm lung lạc ý chí bà để bà dụ dỗ Đổng Kim Lân đem quân  <br /> về đầu hàng anh em họ Tạ.<br /> Khí tiết của bà sáng ngời, tư thế của bà lẫm liệt. Bà coi cái chết nhẹ tựa lông hồng quyết  <br /> hi sinh để bảo toàn danh tiết:<br /> "Mẹ dù về chín suối<br /> Danh tiết để ngàn thu".<br /> Biết Đổng Kim Lân rất thương mẹ, lo mẹ bị giết chết, đạo làm con không giữ tròn được <br /> chữ hiếu, bà đã sáng suốt khuyên con. Bà khuyên con phải giữ vững ý chí kiên cường của <br /> đấng trượng phu, không được đầu hàng giặc Tạ: "Trượng phu đừng thoái chí ­ Thoái chí <br /> bất trượng phu". Bà khuyên con phải trung quan ái quốc, phải hết lòng vì nước vì vua:<br /> "Con hãy ngay cùng nước cùng vua.<br /> Ấy là thảo với cha với mẹ.<br /> Hãy phò an nghiệp chúa.<br /> Cho rạng tiết nhân thần".<br /> Đạo làm tôi phải lấy chữ trung làm đầu; đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm trọng. Đổng <br /> Mẫu tha thiết khuyên con:<br /> “Lấy chữ trung, chữ hiếu cho cân.<br /> Chữ trung ấy nặng hơn chữ hiếu (đó con)."<br /> Lời mẹ dặn mới tha thiết và sâu sắc biết bao. Với Đổng Kim Lân thì bài học mẹ dạy về <br /> chí trượng phu, về  đạo trung hiếu sẽ  không bao giờ  có thể  quên. Vì thế  mà Đổng Kim  <br /> Lân biết nén đau thương, nêu cao dũng khí, mưu trí tìm mọi cách để  cứu mẹ  già, quyết <br /> tâm "phò Tề' kiên cường chiến đấu, nếm mật nằm gai, cuối cùng đã tiêu diệt được bọn  <br /> phán nghịch Tạ Thiên Lăng, phất cao ngọn cờ chiến thắng trên Tiểu Giang Sơn, làm rạng <br /> danh bậc trung thân nghia sĩ.<br /> Đổng Mẫu đã bị Tạ Ôn Đình coi là "Tân kê tác quái ­ Thị tử như du" (gà mái làm điều quái  <br /> gở, coi cái chết như đi chơi), nhưng bà đã quyết noi gương những bậc "tiên thánh" để giữ <br /> tròn khí tiết của người mẹ, của người phụ nữ sống trong thời loạn lạc:<br /> "Mẹ Diêu Kì với mẹ sầm Bành,<br /> Mẹ Từ Thứ, mẹ người Tô Định.<br /> Như bốn ấy là gương tiên thánh,<br /> Để soi cho những kẻ hậu lai"...<br /> Tóm lại, Đổng Mẫu là một hình tượng điển hình về  bà mẹ  anh hùng. Bà đã hiên ngang  <br /> đối mặt với bọn loạn thần tặc tử. Bà đà dũng cảm coi thường cái chết. Khí phách của <br /> Đổng Mẫu lẫm liệt vô song. Bà đã nêu cao lòng trung nghĩa. Anh hùng Đổng Kim Lân <br /> trong vở tuồng "Sơn Hậu" thật hạnh phúc biết bao, tự hào biết bao vì có người mẹ hiền  <br /> như Đổng Mẫu.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2