Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Khương Linh Tá từ Hồi III tuồng “Sơn <br />
Hậu”<br />
Bài làm<br />
Trong số những vở tuồng của Đào Tấn sáng tác hoặc nhuận sắc, vở tuồng “Sơn Hậu” là <br />
một kiệt tác nghệ thuật mang tính chất bi hùng hấp dẫn. Cấu trúc “Sơn Hậu” vô cùng <br />
hoành tráng với hàng chục vai diễn, với bao tình huống, tình cảnh đầy máu và nước mắt, <br />
được diễn ra trong nhiều đêm liền từng gây xúc động nhiều thế hệ khán giả. Hình tượng <br />
các trung thần nghĩa sĩ như Đổng Kim Lân, Khương Linh Tá,… là những ngọn lửa rực <br />
cháy giữa đêm dày đen tối mãi mãibừng sáng hồn người.<br />
Đoạn trích “Dũng khí của Khương Linh Tá” chỉ là một màn tuồng ngắn trong pho tuồng <br />
“Sơn Hậu”. Lòng trung nghĩa, chí quả cảm, đức hi sinh của Khương Linh Tá, tình bạn <br />
chiến đấu keo sơn thắm thiết giữa Khương Linh Tá và Đổng Kim Lân được khắc hoạ <br />
sắc nét, đầy chấn động.<br />
Màn tuồng này được tái hiện lại hai cảnh: cuộc chiến đấu giữa Khương Linh Tá với ba <br />
anh em Ôn Đình; sau khi bị tử thương, Linh Tá tự xách đầu mình, tay cầm ngọn kiếm <br />
chạy theo Kim Lân và thứ phi vượt qua vòng vây của bè lũ phản nghịch.<br />
Đổng Kim Lân đưa hai mẹ con thứ phi chạy trốn: Với quyết tâm diệt cỏ thì nhổ cả rễ, <br />
Tạ Thiên Lãng sai ba người em là Ôn Đình, Lôi Phong, Lôi Nhược mang quân hùng tướng <br />
mạnh truy kích. Kim Lân gặp phải một tình thế cực kì hiểm nghèo. Giữa lúc đó, Khương <br />
Linh Tá xuất hiện, cầm ngang lưỡi gươm cùng đoàn kị mã xuất trận để cản hậu, để bảo <br />
vệ hai mẹ con thứ phi.<br />
Linh Tá gặp ba anh em Ôn Đình, và cho biết mình đã lĩnh ấn tiên phong đem quân “đoạt <br />
lộ” với quyết tâm:<br />
“Chém Kim Lân lấy quách đem về;<br />
Bắt Phàn thị lập công báo hiệu”.<br />
Lôi Phong và Ôn Đình đòi xem thánh chiếu thì Linh Tá bảo “chiếu chưa kịp viết” rồi hỏi <br />
lại: “Có thánh chiếu, có nhưng mà không – Vậy chứ tam vị đi đó có chiếu hay không?”.<br />
Kết thúc cuộc đấu trí gay go, Linh Tá hùng hồn tuyên bố, nêu cao lòng trung nghĩa quyết <br />
tâm diệt trừ “Tạ thị gian tà”, lũ phản thần bất nghĩa:<br />
“Mỗ dốc gánh Tề triều tôn xã;<br />
Min lăm trừ Tạ thị gian tà.<br />
Tận kì trung vốn có một ta;<br />
Thủ kì nghĩa chém đầu ba gã”.<br />
Mỗ, min, gã… là lời ăn tiếng nói đời thường dân dã. Tôn xã, gian tà, tận kì trung, thủ kì <br />
nghĩa… là ngôn từ Hán Việt trang trọng. Sự kết hợp đó là một nét riêng của ngôn ngữ <br />
nhân vật trong vở tuồng “Sơn Hậu”, tạo nên cốt cách, phong cách vừa bình dị, vừa cổ <br />
điển.<br />
Ôn Đình xua quân tướng xông vào quyết “chém đầu” kẻ đã dám “bẻ nạng chống trời”. <br />
Hai bên đánh nhau dữ dội. Giữa vòng vây, gươm của Linh Tá thấm đầy máu. Áo giáp và <br />
bờm ngựa nhuộm máu đỏ tươi. Tiếng người thét, tiếng gươm khua, tiếng ngựa hí,… vang <br />
trời dậy đất. Rồi Ôn Đình chém rơi đầu Linh Tá. Linh Tá tay xách đầu mình, tay vung <br />
gươm chém giặc, phi ngựa chạy. Có được mục kích vở tuồng “Sơn Hậu” đang diễn ra <br />
trên sân khấu thì khán giả mới cảm nhận được cảnh tượng bi hùng. Văn bản tuồng chỉ <br />
“nói” với ta một phần nhỏ mà thôi.<br />
Khi nhìn thấy Linh Tá “xách đầu ruổi chạy” như tên bay, Ôn Đình “sởn gáy” ghê sợ và <br />
hắn cảm thấy đó là một chuyện “dị thường” xưa nay. Bị tử thương giữa trận tiền, tư thế <br />
lẫm liệt hiên ngang của Linh Tá còn làm cho kẻ tử thù phải khiếp sợ:<br />
“Chém Linh Tá đầu rơi khỏi cổ;<br />
Y xách đầu ruổi chạy đường tên.<br />
Xem bỗng thấy dờn dờn;<br />
Hoà mình đều rợn gáy.<br />
Luận như đấng ấy<br />
Kim cổ dị thường”.<br />
Có thể nói cảnh Linh Tá “xách đầu ruổi chạy” là một cảnh bi tráng nhất trong vở tuồng <br />
“Sơn Hậu” được tác giả sáng tạo nên đã làm nổi bật khí phách anh hùng của đấng trượng <br />
phu phi thường, của bậc trung thần dám xả thân vì đại nghĩa.<br />
Sau khi chém rơi đầu Linh Tá, Ôn Đình xua quân đuổi theo Kim Lân và thứ phi quyết thực <br />
hiện mưu ma chước quỷ. Linh Tá, Kim Lân, thứ phi nối tiếp nhau cất lời than, cùng thổ <br />
lộ nỗi niềm. Tình bạn chiến đấu vào sinh ra tử có nhau, nguy khốn có nhau như ngọn lửa <br />
bất diệt toả sáng tâm hồn, trái tim nhân vật.<br />
Tự xách đầu mình chạy theo “hiền hữu” Đổng Kim Lân, Linh Tá tiếc cho mình bị sa cơ, <br />
than cho sự nghiệp người anh hùng cớ sao lại bị đất dày hãm hại (địa hậu hà hại ngã?) Dù <br />
phải “xa chơi dị lộ”, nhưng Linh Tá vẫn không quên nhắc nhở, cậy nhờ người bạn chiến <br />
đấu:<br />
“Cậy anh phò hoàng tử thứ phỉ<br />
Khá gắng sức phù Tề, diệt Tạ”.<br />
Đó là lời trăng trối của nghĩa sĩ. Đó là lời tâm huyết của những anh hùng thời loạn cùng <br />
chung lý tưởng trung quân, cùng đồng sinh đồng tử! Ngã xuống trên chiến địa mà vẫn <br />
“không nguôi lời thề”: tận trung và quyết chiến “phủ Tề, diệt Tạ”.<br />
Trong cơn bi thương và nguy kịch, Kim Lân vô cùng thương xót Linh Tá. Nhìn đầu bạn <br />
đầy máu rơi xuống đất, mà lòng đau khôn xiết kể. Biết ngày nào mới gặp lại nhau? Gan <br />
ruột đau đớn như cắt ra từng khúc, lòng tái tê buồn đau, lệ đầm đìa tuôn chảy:<br />
“Thống thiết cát can li đoạn đoạn;<br />
Sầu đê mê lệ sái uông uông!”<br />
Giọng văn lâm li thống thiết. Trong tiếng than có lời nguyền. Ngôn ngữ các vai tuồng <br />
biến hoá. Các điệu hát như giá ban, than, tán, nói, nam — của các nhân vật được thể hiện <br />
biến hoá làm nổi bật lòng xót thương, nỗi buồn đau, tình ngưỡng mộ vô cùng sâu sắc.<br />
Linh Tá đã hi sinh nhưng tinh thần người nghĩa sĩ còn sáng mãi: “Vị quốc gia chi đại nghĩa <br />
– Hoài cơ nghiệp tận kì trung”. Một tấm da ngựa bọc thây bạn, một nấm mộ liệt sĩ ven <br />
đường, ngoái đầu nhìn lại, Kim Lân “cúi đầu… đời chân”, tự hào về Linh Tá, nguyện noi <br />
gương mà nuôi chí phục thù:<br />
“Lợi bất cầu, gắng câu nghĩa khí;<br />
Sánh bách tùng, là chí trượng phu”<br />
Sự hi sinh lẫm liệt của Linh Tá làm cho thứ phi vừa đau đớn vừa quyết tâm nuôi dưỡng <br />
và giữ vững ý chí chiến đấu sắt son: “Vận nghèo hèn cả rúng xiêu — Vạc nghiêng đỡ <br />
vạc, thành xiêu bồi thành”.<br />
Có một đạo diễn đã nói: “Có được xem diễn tuồng mới thấy được cái hay của tuồng nếu <br />
chỉ đọc tuồng thì mới gặp anh hùng trong mộng”! Vai diễn, phục sức, hóa trang, đạo cụ, <br />
âm nhạc, ánh sáng, phông màn,… tất cả đều góp phần làm nên vẻ đẹp cổ điển, hoành <br />
tráng, bi tráng của các vở tuồng như “Sơn Hậu”, ‘Tam nữ đồ vương”, ‘Trầm hương các”, <br />
“Đào Phi Phụng”, “Quan Công phá quan”, v.v… của Đào Tấn sáng tạo nên và để lại cho <br />
nghệ thuật sân khấu dân tộc. Nhiều câu hát bằng chữ Hán trong vở tuồng “Sơn Hậu” <br />
không dễ hiểu đối với nhiều người.<br />
Qua màn tuồng này, cốt cách anh hùng phi thường, lòng trung nghĩa sắt son, tình bạn <br />
chiến đấu vào sinh ra tử có nhau… của Khương Linh Tá và Đổng Kim Lân mãi mãi như <br />
ánh sao băng rực sáng giữa đêm dày thời loạn. Họ là những anh hùng tận trung vì đại <br />
nghĩa được người đời ngưỡng mộ, như Đào Tấn viết:<br />
“Lao xao sóng vỗ ngọn tùng,<br />
Gian nan là nợ anh hùng phải vay”.<br />
<br />