intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút(Không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường II.THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Lĩnh vực Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng số nội dung cao I. Đọc hiểu - Phương - Hiểu được - Bày tỏ suy Ngữ liệu: Đoạn thức biểu nội dung ý nghĩ về vấn đề văn bản trong đạt nghĩa của đoạn đặt ra trong sách giáo khoa -Các thành trích. văn bản/đoạn Ngữ văn 9 tập phần biệt lập trích. hai, độ dài -Phép liên - không quá 200 kết câu và chữ. liên kết đoạn văn - Số câu 3 1 1 5 - Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 - Tỉ lệ 30 % 10% 10 % 50% Viết bài văn II. Làm văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích) - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 3 1 1 1 6 Số điểm 3.0 1.0 1.0 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 10% 10% 50% 100%
  2. BẢNG MÔ TẢ ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút(Không kể thời gian giao đề) MỨC ĐỘ NHẬN THỨC NỘI DUNG VẬN VẬN DỤNG NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU DỤNG THẤP CAO Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và Năng lực (Câu hỏi - bài tập định tính/định lượng bằng hình thức tự luận) Văn bản Phương thức biểu Nêu được nội - Bày tỏ suy nghĩ Đoạn văn đạt(Câu 1 – 1đ) dung của đoạn về vấn đề đặt ra trong văn văn(Câu 4 – 1đ) trong văn bản “Bệnh bản/đoạn trích. lề mề” (Câu 5 – 1đ) Tiếng Việt - Xác định và gọi tên -Thành thành phần biệt lập(Câu phần biệt 2 – 1đ lập -Liên kết - Xác định và gọi tên câu và liên phép liên kết(Câu 3 – kết đoạn 1đ) văn Viết bài văn Tập làm nghị luận về văn tác phẩm Văn Nghị truyện(hoặc luận đoạn trích)(5.0đ)
  3. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9 (MÃ ĐỀ A) Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới vào giấy làm bài: I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN(5.0 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau rồi trả lời câu hỏi câu hỏi vào giấy làm bài: Người ta nói: "Ăn cho mình, mặc cho người", có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xòe váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vàng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp... Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang. (Ngữ văn 9, tập hai, trang 9, NXB Giáo dục 2008) Câu 1(1.0điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2(1.0điểm): Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu: "Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài đồng vắng chắc không chải đầu bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp.." Câu 3(1.0điểm): Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: “Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể nào lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang”. Câu 4(1.0điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích. Câu 5(1.0điểm): Theo em, cách ăn mặc như thế nào là phù hợp đối với lứa tuổi học sinh hiện nay? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn: “Làng” của nhà văn Kim Lân. Qua đó, thể hiện suy nghĩ của em về tình yêu làng, yêu nước của nhân dân ta hiện nay.
  4. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9(MÃ ĐỀ B) Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới vào giấy làm bài: Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện. Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn lại có hại ngay đế quyền lợi thiết thân của họ. Nhưng đi họp, hội thảo, việc chung có đến muộn cũng không thiệt gì. Thế là hết chậm lần này đến chậm lần khác, bệnh lề mề không sửa được. (Bệnh lề mề, Ngữ văn 9, Tập 2) Câu 1(1.0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? Câu 2(1.0 điểm): Xác định thành phần biệt lập được sử dụng trong phần trích sau và gọi tên thành phần biệt lập đó. “Những người lề mề ấy, khi ra sân bay, lên tàu hỏa, đi nhà hát chắc là không dám đến muộn, bởi đến muộn lại có hại ngay đế quyền lợi thiết thân của họ”. Câu 3(1.0 điểm): Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong hai câu văn sau: “Trong đời sống hiện nay có một hiện tượng khá phổ biến, mọi người đều thấy, nhưng thường bỏ qua. Đó là bệnh lề mề mà coi thường giờ giấc là một biểu hiện”. Câu 4(1.0 điểm): Nội dung chính của đoạn trích trên là gì? Câu 5(1.0 điểm): Bên cạnh bệnh lề mề, có một thực tế nhiều bạn trẻ hiện này sử dụng thời gian một cách lãng phí. Em suy nghĩ gì về hiện tượng này? PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (5.0 điểm) Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn: “Làng” của nhà văn Kim Lân. Qua đó, thể hiện suy nghĩ của em về tình yêu làng, yêu nước của nhân dân ta hiện nay. ......................... Hết ........................
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM – ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII Mã đề A: I.PHẦN ĐỌC – HIỂU(5.0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận 1.0 Câu 2 - Thành phần tình thái: chắc là 1.0 Câu 3 Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong 2 câu văn: + Phép lặp: đi, không 1.0 Câu 4 Nội dung chính của đoạn trích: - Bàn về vấn đề ăn mạc, trang phục của con người trong cuộc sống. 0.5 - Ăn mặc phải phù hợp với công việc, môi trường sống, tuân thủ theo các quy tắc văn hoá xã hội. 0.5 Câu 5 *HS trình bày quan điểm về cách ăn mặc như thế nào là phù hợp đối 1.0 với lứa tuổi học sinh hiện nay: Tùy HS suy nghĩ trả lời – song đảm bảo: - Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và phù hợp với nơi công cộng hay toàn xã hội”. Mã đề B: Câu Nội dung Điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt: Nghị luận 1.0 Câu 2 - Thành phần tình thái: chắc 1.0 Câu 3 Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong 2 câu văn: + Phép thế: Đó là 1.0 Câu 4 HS nêu được nội dung chính của đoạn trích: - Bệnh lề mề và biểu hiện của bệnh lề mề trong lợi ích cá nhân và tập thể. 1.0 Câu 5 Tùy HS suy nghĩ trả lời – có thể: 1.0 - Đó là việc học hành trên lớp, còn khi có thời gian rảnh rỗi, hầu như các bạn trẻ thích ngủ, thích nằm lì ở nhà cày phim, cày game, đọc truyện hơn là bước ra đường đi làm thêm, đi học thêm. Đôi khi sống "ảo" trên facebook ngồi nhìn chăm chăm vào cái màn hình điện thoại, trả lời từng comment, thậm chí ngồi xem đứa nào chê hình xấu, sẵn sàng đáp trả lại ngay,… II. PHẦN TẠO LẬP VĂN BẢN(5.0 điểm) * Đề: Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn: “Làng” của nhà văn Kim Lân. Qua đó thể hiện suy nghĩ của em về 5.0 tình yêu làng, yêu nước của nhân dân ta hiện nay. Tạo lập * Yêu cầu chung: văn bản - Biết tạo lập được một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện.
  6. - Bài văn phải đảm bảo bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; - Bố cục rõ ràng, luận điểm phù hợp; - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. *Yêu cầu cụ thể: a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về tác phẩm truyện(đoạn trích): 0.5đ Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về nhân vật ông 0.5đ Hai trong truyện ngắn: “Làng” của nhà văn Kim Lân. Thể hiện suy nghĩ của em về tình yêu làng, yêu nước của nhân dân ta hiện nay. c) Xây dựng luận điểm, luận cứ và lập luận hợp lí, chặt chẽ. 3.0đ - Sau đây là một số gợi ý. 1. Mở bài 0.5 - Kim Lân được xem là nhà văn chuyên viết về cuộc sống nông thôn. - Có thể nói đuộc một trong những tác phẩm của ông là truyện ngắn Làng với nhân vật chính là ông Hai – một người phải rời làng của mình để đến nơi tản cư. - Khái quát suy nghĩ về tình yêu làng, yêu nước của nhân dân ta. 2. Thân bài a) Tình yêu làng của nhân vật ông Hai * Niềm tự hào, sự kiêu hãnh về làng của mình - Dù đã rời làng nhưng ông Hai dường như vẫn: + Nghĩ về làng của mình, ông lại nghĩ về những buổi làm việc cùng anh em + Lo lắng và lúc nào cũng nhớ đến làng: “Chao ôi! Ông lão nhớ cái làng này quá ” * Tâm trạng khi nghe tin làng Chợ Dầu đi theo giặc - Lúc này đây thì cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi. - Lúc đầu ông Hai dường như cũng không tin nên hỏi lại. - Ông Hai thật cảm thấy quá xấu hổ nên đã chép miệng, và đánh trống lảng đi “Hà, nắng gớm, về nào…” thế rồi ông cứ rồi cúi mặt mà đi. - Cho đến khi về nhà, ông nằm vật ra gường. Người đọc như nhận thấy được cũng chính tối hôm đó thì trằn trọc mà không sao ngủ được khi biết làng chợ Dầu theo Tây. - Ông Hai lúc này đây dường như cứ nhìn dám trẻ ngây thơ mà bị mang 2.0 tiếng Việt gian rồi nước mắt cứ chan chứa. - Ông Hai khi đã điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông dường như càng lại không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy. - Nhân vật ông Hai sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và đồng thời cũng không chứa chấp Việt gian. * Tâm trạng ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính - Mặt ông Hai lúc này đây lại như cứ vui tươi, rạng rỡ hẳn lên.
  7. - Thế rồi khi về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin. - Nhân vật ông Hai qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình. b) Tình yêu nước mạnh mẽ trong nhân vật ông Hai - Người đọc như cũng nhận thấy được chính tình yêu làng là cơ sở cho tình yêu nước. - Các chi tiết trong truyện đã nêu chứng tỏ tình yêu làng, yêu nước của nhân vật khi nghe được tin làng theo Tây được cái chính là “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá!” khi nghe các tin dân ta đánh Tây từ phòng thông tin. - Lúc này đây thì ông và con ông đều ủng hộ cụ Hồ Chí Minh (cuộc đối thoại giữa 2 cha con gần cuối bài – đoạn chữ nhỏ trong truyện). c) Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của truyện - Tác giả Kim Lân làm rõ qua cách xây dựng nhiều tình huống truyện khác nhau. Việc miêu tả tâm lí nhân vật qua những cuộc đối thoại hay đó chính là những cuộc độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng cho nhân vật, khiến nhân vật sống động hơn. d) Khẳng định lại nhân vật ông Hai, HS liên hệ bộc lộ suy nghĩ về tình yêu làng, yêu nước của nhân dân ta. - Nhân vật ông Hai là biểu tượng cho tinh thần yêu quê hương, yêu đất nước. Ông có một tình yêu quê hương và đất nước sâu sắc, biểu hiện cho tinh thần yêu làng, yêu nước của nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam.(lí lẽ và dẫn chứng) 3. Kết bài - Nhân vật ông Hai là một người rất rất yêu làng và yêu nước của mình thông qua câu chuyện “Làng” của nhà văn Kim Lân. Khẳng định lại 0.5 giá trị của truyện và tinh thần yêu làng, yêu nước của nhân dân ta. d) Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, lập luận chặt chẽ, thuyết phục. 0.5 e) Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.5 câu. DUYỆT CỦA CM TTCM GV bộ môn Người ra đề Lê Thị Ngọc Hà Lê Thị Thanh Vân Lê Thị Ngọc Hà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2