intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Tam Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Tam Kỳ’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng, Tam Kỳ

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Nội Kĩ TT dung/đơn vị Mức độ nhận thức năng kĩ năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng ( số câu) ( số câu) (số câu) (số câu) TN TL TN TL TN TL TN TL 1 Đọc Truyện 4 0 3 1 0 1 0 1 10 Tỉ lệ % điểm 20 15 10 10 5 60 2 Viết Viết bài văn phân tích một tác 0 1* 0 1* 0 1* 0 1* 1 phẩm ( truyện) Tỉ lệ % điểm 10 15 10 5 40 Tỉ lệ % các mức độ nhận 30 100 70 thức
  2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8 Nội dung/ T Kĩ năng Đơn vị Mức độ đánh giá T kiến thức 1 Đọc hiểu Truyện Nhận biết: - Nhận biết được thể loại, bối cảnh truyện. - Thành phần biệt lập, biện pháp tu từ. Thông hiểu: - Hiểu chức năng của kiểu câu. - Hiểu nội dung câu văn, đoạn trích. Vận dụng: - Trình bày ý kiến, suy nghĩ về một vấn đề. - Bài học rút ra từ đoạn trích 2 Viết Viết bài Nhận biết: văn phân - Nhận biết được kiểu bài văn phân tích một tác phẩm (truyện). tích một - Biết trình bày rõ ràng bố cục của một bài phân tích. tác phẩm( Thông hiểu: truyện) - Hiểu được cách làm bài văn phân tích tác phẩm ( truyện) - Hiểu được nội dung, nghệ thuật của tác phẩm đó. Vận dụng: -Viết được bài văn phân tích tác phẩm ( truyện). - Có kĩ năng phân tích, trình bày rõ ràng. Vận dụng cao: Có sự sáng tạo trong cách dùng từ, diễn đạt; … Giáo viên ra đề
  3. TRƯỜNG THCS H. T. KHÁNG KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ( Đề gồm 02 trang) MÃ ĐỀ: A I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Cũng như tất cả những nhà giàu khác ở trong làng, cái hy vọng của cha mẹ Tân là cho chàng đi học để trở nên thầy thông hay thầy ký... Mà lúc bấy giờ, chí nguyện của Tân cũng chỉ có thế, chàng hết sức chăm học nên năm mười tám tuổi đã đạt được cái hy vọng của gia đình. Tân mỉm cười khi nghĩ đến cái tâm trạng của mình lúc mới đi làm; nghĩ đến cái anh chàng lúc nào cũng ăn bận chải chuốt như một cô gái, lúc nào cũng nghĩ đến cái quan trọng của mình. Hình như mỗi cử chỉ của thầy ký trẻ tuổi đều có ảnh hưởng đến mọi người. Khi có nạn kinh tế, chàng mất việc. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng lúc bấy giờ thực đến cực điểm. Cha chàng buồn rầu từ trần. Còn chàng cứ lang thang ở Hà Nội mấy tháng trời, sống cái đời vất vưởng của anh thất nghiệp. […] Nhưng một hôm rét mướt, một ý nghĩ bỗng nảy ra trong trí, nếu ở đây không đủ sống, tại sao không trở về quê sống cái đời giản dị của người làm ruộng? Thế là hôm sau, Tân xách khăn gói về. Rồi từ đấy chàng hoàn toàn là một người nhà quê dễ dãi. Mới đầu Tân cũng thấy nhiều sự thiếu thốn khổ sở. Nhưng dần dần chàng nghiệm ra rằng những cái thiếu thốn đó, không phải là những cái cần dùng cho cuộc đời, mà là những cái thừa. […] Buổi chiều, thửa ruộng của Tân đã gặt xong. Cả một cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ. Bọn thợ gặt đều thu xếp liềm hái để trở về. Trên con đường vào làng, các lực điền gánh những gánh lúa vàng nặng trĩu. Mặt trời đã xế phía bên kia đồi. Ở dưới thung lũng, sương mù lạnh trắng xóa lan ra lẫn với làn khói tỏa ở xung quanh các làng. Cỏ bên đường đi đã ướt. Về phía xa, có ngọn lửa của ai đốt trên sườn rặng núi mờ ở chân trời. Tân với bọn thợ bước đều trở về nhà, ai nấy yên lặng không nói gì, như cùng kính trọng cái thời khắc của một ngày tàn. Trong cái thời khắc này, Tân như thấy cảnh vật đều có một tâm hồn, mà lớp sương mù kia là tâm hồn của đất màu, đã nuôi hạt thóc cần cho sự sống của loài người. Khi vào đến con đường khuất khúc trong làng, trời nhá nhem tối. Qua hàng rào cây, Tân thấy lấp lánh đèn ở sân các nhà, tiếng néo đập lúa trên cối đá, tiếng hạt thóc bắn vào nia cót như mưa rào. Đâu đâu cũng thấy tiếng cười nói vui vẻ, cảnh đêm trong làng thôn quê vẫn yên lặng âm thầm thì chiều nay hoạt động vô cùng. […]Sau khi hẹn thưởng cho bọn thợ nồi cơm nếp mới, Tân bước ra ngõ, nhìn xuống dưới đồi. Trên trời, ngàn sao lấp lánh. Gió dưới ruộng đưa lên mùi rạ ướt và hơi sương lạnh. Cả một vùng đêm rộng rãi và bình tĩnh trên cánh đồng yên lặng. Tân chợt thấy ở chân phía trời xa, cái khoảng ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà Nội... Chàng sung sướng nghĩ đến những ngày đầy đủ của mình ở chốn thôn quê này. Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng... (Trích Những ngày mới, Thạch Lam, Dẫn theo Tuyển tập Thạch Lam) 1/ Trắc nghiệm ( mỗi câu 0,5 điểm): Ghi vào phần làm bài chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể loại gì? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Nghị luận D. Văn bản thông tin Câu 2: Câu chuyện được kể trong đoạn trích diễn ra chủ yếu trong không gian nào? A. Nơi thôn quê thanh bình, yên tĩnh B. Nơi ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà Nội
  4. C. Nơi đồng bằng yên tĩnh, phù sa D. Nơi cao nguyên hùng vĩ, lộng gió Câu 3: Từ in đậm trong câu sau: “Hình như mỗi cử chỉ của thầy ký trẻ tuổi đều có ảnh hưởng đến mọi người.” thuộc thành thành phần biệt lập nào? A. Thành phần gọi – đáp B. Thành phần cảm thán C. Thành phần chêm xen D. Thành phần tình thái Câu 4: Câu văn: “Qua hàng rào cây, Tân thấy lấp lánh đèn ở sân các nhà, tiếng néo đập lúa trên cối đá, tiếng hạt thóc bắn vào nia cót như mưa rào.”sử dụng biện pháp tu từ gì? A. Ẩn dụ. B. Nhân hóa. C. So sánh. D. Hoán dụ. Câu 5: Câu văn : “Ở dưới thung lũng, sương mù lạnh trắng xóa lan ra lẫn với làn khói tỏa ở xung quanh các làng.” được dùng để làm gì? A. Nhận định B. Thông báo C. Kể D. Miêu tả Câu 6: Đoạn trích trên chủ yếu kể về sự việc gì? A. Quyết định của Tân khi trở về sống ở thôn quê. B. Sự thay đổi của Tân khi rời Hà Nội trở về sống ở thôn quê. C. Sự thiếu thốn, khổ sở của Tân khi về sống ở thôn quê. D. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng khi ở Hà Nội. Câu 7: Theo em, cuộc đời mới đang chờ đợi Tân trong câu kết của truyện “Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng...” là gì? A. Cuộc đời đầy hi vọng, nhưng dự báo nhiều trắc trở, chông gai. B. Cuộc đời đầy hi vọng, sẵn sàng đối mặt với sóng gió chốn thôn quê. C. Cuộc đời đầy hi vọng, mở ra một tương lai tươi sáng tốt đẹp. D. Cuộc đời đầy hi vọng, mở ra cuộc sống thanh nhàn, chỉ có hưởng thụ. 2/ Trắc nghiệm tự luận : (2,5 điểm) Câu 8 (1,0 điểm): Nêu cảm nhận của em về nhân vật Tân trong đoạn trích. Câu 9 (1,0 điểm): Qua đoạn trích, em có suy nghĩ gì về hình ảnh những người lao động nơi làng quê? Câu 10 (0,5 điểm): Bài học rút ra từ đoạn trích trên? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích đoạn trích trên. ------------------------ Hết ------------------------
  5. Lưu ý: HSKT không làm câu 7, 8, 9, 10 phần đọc hiểu. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II Môn: Ngữ văn lớp 8 – Năm học: 2023-2024 Mã đề A I. PHẦN ĐỌC HIỂU: 1. Phần trắc nghiệm khách quan (3,5 điểm, mỗi câu 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án B A D C D B C 2. Trắc nghiệm tự luận (2,5 điểm) Câu 8: (1 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 Mức 3 (0,5 Mức 4 Mức 5 (0đ) (0,75 đ) đ) (0,25 đ) - Học sinh nêu cảm nhận - Học sinh - Học sinh - Học sinh -Trả lời về nhân vật Tân. nêu được nêu cảm nhận nêu một ý, không đúng *Gợi ý: cảm nhận tương đối diễn đạt lủng yêu cầu của -Là một người yêu quê về nhân được nhưng củng. đề bài hoặc
  6. hương mình, yêu những vật Tân chưa đầy đủ, không trả thứ đơn sơ, mộc mạc, nhưng diễn đạt chưa lời. giản dị nhất nơi đây. Ở chưa đầy rõ ràng. quê hương, làm một đủ ý. người nông dân chân chất, anh thấy thật hạnh phúc và bình yên, nhận ra được ý nghĩa thực sự của cuộc sống -> trân trọng cuộc sống. - Có tinh thần lạc quan, yêu đời, hăng hái lao động; quan tâm, yêu thương những người nông dân lao động nơi quê hương anh. … Câu 9: (1 điểm) Mức 1 (1 đ) Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 (0,75 đ) (0,5 đ) (0,25 đ) (0đ) - Học sinh nêu suy nghĩ về hình - Học sinh Nêu suy - Học sinh - Trả lời ảnh những người lao động: nêu được nghĩ nêu suy không Gợi ý: suy nghĩ bằng một nghĩ bằng đúng yêu - Họ là những người lao động nhưng chưa vài từ một vài từ cầu của đề chân chất, sống giản dị, mộc đầy đủ. ngữ. ngữ bài hoặc mạc; luôn vui vẻ, yêu thương nhưng còn không trả nhau; trân trọng những gì mình mắc lỗi lời. đang có. chính tả ... - Họ lao động chăm chỉ, hăng say; không ngại khó, ngại khổ… Câu 10: (0,5 điểm) Mức 1 (0,5đ) Mức 2 (0,25 đ) Mức 3 (0 đ) Bài học rút ra từ đoạn trích. - Học sinh nêu được bài - Trả lời không đúng yêu Gợi ý: - Muốn có một tương lai học nhưng chưa rõ , cầu của đề bài hoặc tươi sáng, cần phải biết thay đổi chưa đầy đủ. không trả lời. và nỗ lực không ngừng. - Trân trọng cuộc sống bình dị nơi làng quê.
  7. - Biết yêu quê hương, có thái độ sống lạc quan, hướng về tương lai phía trước… *Lưu ý: Giáo viên có thể chấm linh hoạt, phát huy sự sáng tạo của học sinh. II. PHẦN VIẾT II. PHẦN VIẾT 4,0 VIẾT a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích một tác phẩm 0,25 truyện. - Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một tác 0,25 phẩm truyện. c. Yêu cầu nội dung: Hs có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: *Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả, ...); nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. 0,25 *Thân bài: - Nêu nội dung chính của tác phẩm (đoạn trích): Sự thay 2,5 đổi của Tân khi rời Hà Nội trở về sống ở thôn quê. Tuy có khó khăn nhưng anh đã thích nghi được và thấy vô cùng hạnh phúc. Tân và những người nông dân nơi đây đều luôn vui vẻ, yêu thương lẫn nhau, hăng say lao động, biết trân trọng những gì mình có, luôn hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn. - Nêu chủ đề của tác phẩm:Cách lựa chọn cuộc sống của những người trí thức trẻ trước Cách mạng tháng Tám. - Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. + Nghệ thuật xây dựng nhân vật. + Chọn ngôi kể là ngôi thứ 3. + Ngôn ngữ giản dị, giàu chất thơ. + Sử dụng biện pháp tu từ, loại từ,… *Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. 0,25 d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo, thể 0,25 hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề . ------------HẾT---------- Lưu ý: HSKT không chấm câu 7,8,9,10 tại phần đọc hiểu. Phần trắc nghiệm 6 câu, mỗi câu 1,0 điểm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2