Đề bài: Cảm nhận của em về nhân vật Vũ Như Tô qua Hồi V vở kịch "Vũ Như Tô" <br />
của Nguyễn Huy Tưởng.<br />
Bài làm<br />
Trong ba vở kịch: "Vũ Như Tô" (1941), "Bắc Sơn" (1946), "Những người ở lại" (1948) <br />
của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng để lại, thì "Vũ Như Tô" là một vở bi kịch mang nhiều ý <br />
nghĩa nhất về lịch sử và xã hội, về cái tài và cái tâm, về nghệ thuật và nhân sinh, và cho <br />
đến nay, nó vẫn còn mang tính thòi sự làm cho nhiều người phải suy nghĩ.<br />
Vũ Như Tô là một nhân vật lịch sử sống vào dưới triều đại vua Lê Tương Dực (1510 <br />
B1516), một tên vua mà quần chúng nhân dân thời bấy giờ và các sử gia phong kiến khinh <br />
miệt gọi là "vua lợn"! Tên tuổi Vũ Như Tô gắn liền với công trình Cửu Trùng Đài. Cửu <br />
Trùng Đài đã bị quân khởi loạn đập phá tan tành, và thủ phạm xây dựng Cửu Trùng Đài đã <br />
bị giết chết một cách thảm khốc.<br />
Nhân vật Vũ Như Tô là một nghệ sĩ có nhiều tài năng, trải qua nhiều thăng trầm, đã sống <br />
và chết trong bi kịch. Nhân vật Vũ Như Tô đáng tôn vinh ca ngợi hay đáng thương hại?<br />
Lúc đầu, Vũ Như Tô đã sáng suốt không muốn đem tài năng phục vụ Lê Tương Dực, xây <br />
dựng các cung điện để phục vụ cuộc sống xa hoa hưởng lạc của "vua ni nhưng về sau đã <br />
bị Đan Thiềm thuyết phục. Trước nhan sắc và sự săn sóc "dịu dàng" của người cung nữ <br />
này mà Vũ Như Tô đã thay đổi thái độ. Ông đã đem tài năng ra xây dựng Cửu Trùng Đài. <br />
Lí tưởng của nhà kiến trúc sư họ Vũ thật đẹp và lãng mạn là quyết đem tài năng xây <br />
dựng nên một lâu đài hùng vĩ tráng lệ, có thể "tranh tinh xảo với hoá công", "bền như <br />
trăng sao " đem lại vinh dự cho non sông và niềm tự hào cho hậu thế.<br />
Xây Cửu Trùng Đài không phải bằng nước lã. Lê Tương Dực đã ra sức thu vét thuế. Trăm <br />
họ lầm than, công khố hao hụt. Cửu Trùng Đài đã làm đổ bao máu, nước mắt, mồ hôi của <br />
dân lành. Hàng ngàn hàng vạn quân lính, thợ thuyền phải phục dịch đêm ngày, phải trải <br />
qua mưa nắng, phải lao động cực nhọc. Bao nhiêu người đã chết vì đói rét khổ cực. Bao <br />
nhiều người đã chết vì tai nạn. Bao nhiêu phu phen bỏ trốn đã bị Vũ Như Tô bắt giết. Vũ <br />
Như Tô đã trở thành "thủ phạm", đôi bàn tay của ông ta đã vấy đầy máu!<br />
Hoài bão của Vũ Như Tô thật lãng mạn nhưng vô nghĩa. Vũ Như Tô có biết ông ta đã <br />
đem tài năng để phục vụ sự ăn chơi xa xỉ, cuộc sống sa đoạ của vua lợn Lê Tương Dực? <br />
Vũ Như Tô có biết xây Cửu Trùng Đài có mang lại lợi ích gì cho nhân dân, hay chỉ làm <br />
cho trăm họ lầm than đau khổ? Vũ Như Tô là một kiến trúc sư nhiều tài năng, nhưng sinh <br />
bất phùng thời. Quan điểm nghệ thuật của Vũ Như Tô hoàn toàn sai lầm, vì đó là quan <br />
điểm nghệ thuật vì nghệ thuật. Xây dựng Cửu Trùng Đài là để phục vụ bạo chúa, vị hôn <br />
quân, đâu phải vì nhân dân! Khi Lê Tương Dực đã bị Trịnh Duy Sản sai võ sĩ đâm chết, <br />
khi An Hoà Hầu Nguyễn Hoằng Dụ đã đốt phá Kinh thành Thăng Long, sai quân khởi <br />
loạn đập phá tan tành Cửu Trùng Đài, nhưng Vũ Như Tô vẫn mơ hồ và u mê. Kẻ sĩ cần <br />
có trí. Vũ Như Tô là một kẻ sĩ sống dưới thời loạn, ông ta bị đẩy xuống đáy bi kịch cuộc <br />
đời, trở thành một kẻ gàn, kẻ quẫn trí. Đan Thiểm khuyên Vũ Như Tô trốn đi, vì "Ai cũng <br />
cho ông là thủ phạm": Vua xa xỉ vì ông, công khố hao hụt là vì ông, dân gian lầm than là vì <br />
ông man di nổi giận là vì ông, thần nhân trách móc là vì ông Cửu Trùng Đài họ có cần <br />
đâu? Họ dấy nghĩa cốt giết ông, phá cửa Trùng Đài". Nhưng Vũ Như Tô vẫn cho rằng <br />
"không làm gì nên tội", thiên hạ "hiểu nhầm mà thôi!<br />
Khi bọn nội giám đòi phanh thây lũ cung nữ làm trăm mảnh, khi quân khởi loạn thét lên: <br />
"Bạo chúa đã chết. Còn thằng Vũ NhưTô, đem phanh thây làm trăm mảnh", khi Đan <br />
Thiềm giục "trốn đi", nhưng Vũ Như Tô vẫn mơ mộng, u mê cho đó là chuyện vô lí: "Họ <br />
tìm tôi, nhưng có lí do gì họ giết tôi. Tôi có gây oán gây thù với ai?".<br />
Khi lửa khói đã bốc lên ngùn ngụt khắp kinh thành, các lâu đài đã bị đốt cháy, khi lưỡi <br />
gươm Ngô Hạch đã kề tận cổ, nhưng Vũ Như Tô vẫn gào lên đòi gặp An Hoà Hầu. Đoạn <br />
đối thoại sau đây giữa Vũ Như Tô và quân khởi loạn đã phản ánh sự u mê đến cùng cực <br />
của ông Cả.<br />
Ngô Hạch Dẫn thẳng này về trình chủ tướng.<br />
Vũ Như Tô (đầy hi vọng) Dân ta ra mắt An Hoà Hầu, để ta phán trần, để ta giảng giải <br />
cho người đời biết tổ nguyện vọng của ta. Ta tội gì. Không, ta chỉ có một hoài bão là tô <br />
điểm đất nước, đem hết tài ra xây cho nòi giống một toà đài hoa lệ, thách cả những công <br />
trình sau trước, tranh tinh xảo với hoá công. Vậy thì ta có tội gì? Ta xây Cửu Trùng Đài cõ <br />
phải đâu để hại nước? Không, không, Nguyễn Hoằng Dụ sẽ biết cho ta, ta không có tội <br />
và chủ tướng các người sẽ cởi trói cho ta để ta xây nốt cửu Trùng Đài, dựng một kì công <br />
muôn thuở...<br />
Quân sĩ (cười ầm) Câm ngay đi. Quân điên rồ, câm ngay đi không chúng ông vả vỡ <br />
miệng bây giờ. Mày không biết mấy nghìn người chết vì Cửu Trùng Đài, mẹ mất con, vợ <br />
mất chồng vì mày đó ư? Người ta oán mày hơn oán quỷ. Câm ngay đi!<br />
Vũ Như Tô ...Vài năm nữa, đài Cửu Trùng hoàn thành, cao cả, huy hoàng, giữa cõi trần <br />
lao lực, có một cảnh Bồng Lai...<br />
Quân sĩ Câm mồm!<br />
Thậm chí khi bị quân khởi loạn xúm vào vả miệng, điệu ra pháp trường, nhưng Vũ Như <br />
Tô vẫn gào lên đòi ra mắt chủ tướng, muốn nói chuyện với An Hoà Hầu. Khi quân khởi <br />
loạn cho biết chính An Hòa Hầu đã ra lệnh "phát hoả" kinh thành, đập phá Cửu Trùng <br />
Đài, nhưng Vũ Như Tô vẫn cho rằng đó là điều vô lí, rồi cất lời than: "Đời ta không quý <br />
bằng Cửu Trùng Đài" khiến cho đám quân sĩ khinh bỉ hói: "Giống vật không biết nhục í"<br />
Tiếng kêu thảm thiết của Vũ Như Tô đúng là tiếng kêu tuyệt vọng của một kẻ cuồng sĩ <br />
mất trí: "Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng <br />
Đài!... Thôi thế là hết! Dẫn ta đến pháp trường..".<br />
Kẻ sĩ thì phải biết xuất xử. Vũ Như Tô chỉ biết cúc cung phục vụ hôn quân bạo chúa. Vì <br />
thế ông ta bị bọn thái giám, lũ cung nữ coi khinh là "gian phu dâm phụ", vì gian díu với <br />
Đan Thiềm, "làm uế tạp nơi cung cấm". Khi Đan Thiềm đã bị quân dẫn ra pháp trường, <br />
khi tử thần đã gõ cửa, nhưng Vũ Như Tô vẫn còn lên giọng: "Đời ta chưa tận, mệnh ta <br />
chưa cùng. Ta sẽ xây một đài vĩ đại để tạ lòng tri kỉ". Thật là bi hài!<br />
Cuộc đời của Vũ Như Tô là những trang dài bi kịch. Cái chết của Vũ Như Tô đã phản ánh <br />
cuộc đời của người nghệ sĩ này thật bi thảm và đáng thương hại. Hoài bão thì cao xa mà <br />
viển vông, vô nghĩa. Tài năng chỉ để phục vụ cuộc sống xa hoa của bạo chúa. Quan điểm <br />
nghệ thuật thì mơ hồ sai trái: đem nghệ thuật đối lập với hiện thực cuộc sống, đối lập <br />
với hạnh phúc của muôn dân, coi thường tiền của, máu và mồ hôi của quần chúng. Cửu <br />
Trùng Đài không phải là một kì công "Vì dân, do dân và của dân".<br />
Qua nhân vật Vũ Như Tô và việc xây dựng Cửu Trùng Đài, qua các biến cố lịch sử như <br />
Lê Tương Dực bị giết, Đan Thiềm, Vũ Như Tô bị điệu ra pháp trường, Cửu Trùng Đài bị <br />
đốt phá tan hoang, ta càng thấm thía bài học: nghệ thuật vị nghệ thuật là sai lầm, chỉ có <br />
nghệ thuật vị nhân sinh mới là đúng đắn, tiến bộ. Tài năng không thể là món hàng; nghệ <br />
sĩ không nên, không bao giờ "đem ngọc bán rao". Nếu làm như vậy là tự huỷ diệt!<br />
Vũ Như Tô từ một nhân vật lịch sử đã trở thành một nhân vật rất sống dưới ngòi bút của <br />
Nguyễn Huy Tưởng. Qua nhân vật Vũ Như Tô, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã nêu lên <br />
mối quan hệ giữa nghệ thuật va đời sống, giữa nghệ sĩ với nhân dân, để mọi người cùng <br />
suy ngẫm. Trong m Đề tựấ vở kỊch "Vũ Như Tô", Nguyên Huy Tưởng viết: "Than ôi! Vũ <br />
Như Tô phải hay những kẻ giết" Vũ Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua <br />
cùng một bệnh với Đan Thiềm". Đó chỉ là một cách nổi của nhà văn mà thôi.<br />
Cuối "Truyện Kiều", thi hào đân tộc Nguyễn Du có viết:<br />
"Cố tài mà cậy chi tài,<br />
Chữ tài liền vởì chữ tai một Vần.<br />
Đã mang lấy nghiệp vào thân,<br />
Cũng đừng trách lẫn trời gần đất xa.<br />
Thiện căn ở tại lòng ta,<br />
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài".<br />
Vũ Như Tô là một nghệ sĩ tuy có nhiều tài năng nhưng thiếu hẳn cái tâm. Cái chết của Vũ <br />
Như Tô là một bi kịch nói rõ điều đó. Vũ Như Tô đã phải trả giá! Những kẻ như Vũ Như <br />
Tô, trước sau đều phải trả giá.<br />