intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạ dày đôi: Nhân một trường hợp và điểm lại y văn

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

59
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết có nội dung nhằm báo cáo một trường hợp dạ dày đôi hiếm gặp ở trẻ em. Trường hợp đó là bệnh nhi 32 tháng tuổi được chẩn đoán trước mổ nghi là nang bạch huyết ổ bụng hoặc dạ dày đôi. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết của đề tài nghiên cứu này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạ dày đôi: Nhân một trường hợp và điểm lại y văn

Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br /> <br /> DẠ DÀY ĐÔI: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP VÀ ĐIỂM LẠI Y VĂN<br /> Nguyễn Mai Thủy*, Nguyễn Thanh Liêm*, Lê Anh Dũng*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Báo cáo một trường hợp dạ dày đôi hiếm gặp ở trẻ em.<br /> Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Trình bày một trường hợp bệnh nhi 32 tháng tuổi được chẩn đoán<br /> trước mổ nghi là nang bạch huyết ổ bụng hoặc dạ dày đôi. Chúng tôi tiến hành mổ nội soi thấy tổn thương trong<br /> mổ là một nang tròn, đường kính 4 cm, chứa dịch trong, nằm ở mặt sau của dạ dày sát với bờ cong lớn. Chẩn<br /> đoán trong mổ: dạ dày đôi thể nang. Tiến hành cắt bỏ phần nang này.<br /> Kết quả: Diễn biến trong mổ và sau mổ thuận lợi. Bệnh nhi ra viện sau 4 ngày. Kết quả kiểm tra sau mổ<br /> tốt. Dị tật đường tiêu hóa đôi nói chung và dị tật dạ dày đôi nói riêng là một bệnh lý rất hiếm gặp. Đây là một<br /> tổn thương lành tính. Biểu hiện lâm sàng thường không điển hình. Chẩn đoán trước mổ thường khó. Điều trị<br /> theo tổn thương, kết quả nói chung tốt.<br /> Kết luận: Dạ dày đôi là một dị tật hiếm gặp, bệnh lành tính, chẩn đoán thường khó, kết quả điều trị tốt.<br /> Từ khóa: Đường tiêu hóa, dạ dày đôi.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> DUPLICATION OF THE STOMACH. A CASE REPORT.<br /> Nguyen Mai Thuy, Nguyen Thanh Liem, Le Anh Dung<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 60 - 62<br /> Objective: Report a case of duplication of the stomach in children<br /> Methods: A boy of 32 months was diagnosed of abdominal cyst or duplication of the stomach before the<br /> operation. We performed laparoscopic exploration and we found a cyst of 4 cm behind the stomach and near the<br /> greater curvature. The diagnosis was duplication of the stomach, cyst type. The resection of the cyst was<br /> performed<br /> Results: There was no complication during the operation and post-operation. Post-operation stay was 4<br /> days. The result was satisfied. in general the duplication of the alimentary tract and specially the duplication of<br /> the stomach are very rare. This is benign. Symptoms are not clears. Diagnosis pre-operation is difficult.<br /> Treatment depend on the site and the type of the lesion and have a good result.<br /> Conclusions: The duplication of the stomach is rare and benign. Diagnosis is difficult but result is satisfied.<br /> Key words: Alimentary tract, duplication, stomach.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ống tiêu hóa đôi là một dị tật bẩm sinh hiếm<br /> gặp, có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào từ thực quản<br /> đến trực tràng. Dạ dày đôi là một tổn thương<br /> hiếm gặp của bệnh lý ống tiêu hóa đôi. Tổn<br /> thương thường là lành tính. Tuy triệu chứng lâm<br /> sàng không điển hình nhưng bệnh thường được<br /> <br /> phát hiện sớm.<br /> Nhân một trường hợp dạ dày đôi được mổ<br /> tại Khoa ngoại bệnh viện Nhi Trung Ương và<br /> điểm lại các thông báo trên y văn chúng tôi xin<br /> nêu ra vài nhận xét về bệnh lý hiếm gặp này.<br /> <br /> * Bệnh viện Nhi Trung Ương<br /> Tác giả liên lạc: ThS. BS Nguyễn Mai Thủy ĐT: 0913379595<br /> <br /> 60<br /> <br /> Email: nguyenmaithuy@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> bụng, siêu âm ổ bụng bình thường<br /> <br /> Trình bày bệnh án của một bệnh nhi được<br /> chẩn đoán là dạ dày đôi và được phẫu thuật tại<br /> khoa Ngoại bệnh viện Nhi Trung Ương.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> Bệnh án<br /> Bệnh nhân Trần Minh Q, nam, 32 tháng tuổi<br /> đến khám bệnh vì gia đình thấy cháu hay kêu<br /> đau bụng khi ăn, đặc biệt khi cháu ăn no.<br /> Khai thác tiền sử bệnh không thấy gì đặc<br /> biệt, trẻ phát triển bình thường, cân nặng 15kg,<br /> thăm khám lâm sàng cảm giác sờ thấy một khối<br /> căng ở vùng dưới sườn trái. Các xét nghiệm<br /> máu trong giới hạn bình thường. Siêu âm bụng<br /> thấy một khối chứa dịch trong nằm ở mặt sau dạ<br /> dày, gần đuôi tụy và rốn lách; kích thước<br /> 37×43mm. Chụp cộng hưởng từ thấy một khối<br /> nằm ở mặt sau của dạ dày, sát với bờ cong lớn,<br /> dính sát vào thành của dạ dày. Khối này có<br /> thành dày, chứa dịch trong, nằm ở trong hậu<br /> cung mạc nối.<br /> Chẩn đoán trước mổ: nang bạch huyết ổ<br /> bụng hoặc dạ dày đôi<br /> Mổ nội soi ổ bụng: đặt 3 trocar kiểm tra thấy<br /> có một nang nằm ở trong hậu cung mạc nối sát.<br /> Mở vào hậu cung mạc nối thấy có một khối hình<br /> tròn, đường kính khoảng 4 cm nằm ở mặt sau<br /> của dạ dày, sát bờ cong lớn, gần phình vị lớn của<br /> dạ dày.<br /> <br /> Dị dạng ruột đôi được Calder mô tả lần đầu<br /> tiên trên y văn vào năm 1733. Đường tiêu hóa<br /> đôi có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu<br /> hóa từ thực quản cho tới trực tràng. Năm 1937<br /> Ladd và Gross đã đưa ra những tiêu chuẩn để<br /> chẩn đoán về mặt giải phẫu bệnh của đường<br /> tiêu hóa đôi.<br /> Dính với ống tiêu hóa.<br /> Thành được tạo bởi lớp cơ trơn.<br /> Lòng được lót bởi biểu mô của đường tiêu<br /> hóa, có thể bị xơ hóa.<br /> Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về sự<br /> hình thành của dị tật này nhưng có 4 giả thuyết<br /> được nhiều người công nhận hơn cả;<br /> Giả thuyết về các túi thừa tiêu hóa: túi thừa<br /> có thể gặp trong quá trình phát triển của ruột ở<br /> thời kỳ bào thai. Quá trình phát triển bất thường<br /> này hình thành nên đường tiêu hóa đôi. Theo<br /> giả thuyết này thì tổn thương có thể nằm ở bất<br /> kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa.<br /> Giả thuyết về sự bất thường trong quá trình<br /> hình thành lòng ruột; do sự chèn ép từ bên ngoài<br /> vào làm ống tiêu hóa bị dẹt lại và phát triển về<br /> hai bên, hình thành vách chia ống tiêu hóa thành<br /> hai lòng.<br /> <br /> Nang này có thành giống như thành của dạ<br /> dày, ấn không xẹp.<br /> <br /> Do bất thường quá trình nhân đôi nên hình<br /> thành những cấu trúc giống hệt nhau về mặt<br /> cơ năng.<br /> <br /> Chẩn đoán trong mổ: dạ dày đôi. Chọc hút<br /> nang ra dịch nhày, trong, khoảng 10ml; xét<br /> nghiệm PH dịch này là 7. Tiến hành cắt bỏ nang,<br /> kiểm tra thấy nang không thông với dạ dày.<br /> Khâu lại thành dạ dày<br /> <br /> Do bất thường sự phát triển bào thai của ống<br /> sống; sự phát triển bất thường của ngoại bì thần<br /> kinh và nội bì ruột, vì vậy bất thường về đường<br /> tiêu hóa đôi hay gặp bất thường về cột sống<br /> <br /> Kết quả giải phẫu bệnh lý: thành nang là cơ<br /> của ống tiêu hóa, lớp niêm mạc lót bên trong là<br /> niêm mạc biểu mô tiết nhày.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Hậu phẫu sau mổ ổn định, trẻ ra viện sau<br /> mổ 4 ngày.<br /> Khám lại sau mổ 1 tháng kết quả tốt, hết đau<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> <br /> Đường tiêu hóa đôi có thể gặp ở bất kỳ vị trí<br /> nào của ống tiêu hóa nhưng hay gặp nhất ở ruột<br /> non, đại tràng. Có hai hình thái lâm sàng thường<br /> gặp là dạng nang hoặc dạng ống; trong đó dạng<br /> nang thường gặp hơn. Cả hai loại này có thể<br /> thông hoặc không với phần đường tiêu hoá<br /> tương ứng. Đa phần tổn thương nằm ở bờ mạc<br /> treo của ruột, mạch máu nuôi là những nhánh<br /> <br /> 61<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br /> <br /> mạch tách ra từ động mạch mạc treo ruột tương<br /> ứng. Về cấu trúc có lớp cơ tròn và niêm mạc của<br /> ống tiêu hóa. Lớp niêm mạc này thường là niêm<br /> mạc của đoạn ống tiêu hóa cùng vị trí(2).<br /> <br /> âm thấy một khối chứa dịch nằm ở thành của dạ<br /> dày, sát bờ cong lớn, khối này có thể đẩy lồi vào<br /> niêm mạc của dạ dày nhưng không xâm lấn vào<br /> niêm mạc của dạ dày.<br /> <br /> Dạ dày đôi là một dị tật hiếm gặp sau ruột<br /> đôi và thực quản đôi. Thể lâm sàng hay gặp<br /> của dạ dày đôi là dạng nang, nang này thường<br /> không thông với dạ dày, nằm ở dọc bờ cong<br /> lớn của dạ dày. Nang này có thành gồm 2 lớp<br /> cơ: cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong, giống<br /> như thành dạ dày. Niêm mạc lót bên trong là<br /> niêm mạc chế tiết nhày của dạ dày, đôi khi có<br /> thể thấy biểu mô trụ của đường hô hấp, thậm<br /> chí là tổ chức tụy lạc chỗ(5).<br /> <br /> Về điều trị, dạ dày đôi có chỉ định phẫu<br /> thuật. Tốt nhất là cắt bỏ hết nang, chú ý không<br /> làm tổn thương thành dạ dày. Bơm hơi vào dạ<br /> dày trong mổ là một nghiệm pháp an toàn cho<br /> phép kiểm tra sự toàn vẹn của dạ dày. Trong<br /> trường hợp cần thiết có cắt một phần dạ dày.<br /> Tuy nhiên một số trường hợp nếu nang quá to<br /> thì có thể để lại một phần thành của nang<br /> nhưng phải lấy hết niêm mạc phủ bên trong để<br /> tránh tái phát(5,4).<br /> <br /> Đa phần bệnh biểu hiện triệu chứng sớm<br /> nên thường được phát hiện ở trẻ nhỏ. Triệu<br /> chứng lâm sàng thường gặp là đau bụng, hay<br /> gặp đau bụng sau khi ăn, nôn trớ; thường là<br /> nôn ra dịch trong, hoặc nôn ra thức ăn. Tuy<br /> những triệu chứng này không điển hình<br /> nhưng đa phần bệnh nhi đến khám vì những<br /> dấu hiệu lâm sàng này.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> Thăm khám lâm sàng đôi khi khó phát hiện<br /> bệnh; có thể sờ thấy một khối u căng, di động,<br /> nắn không đau ở dưới sườn trái.<br /> Siêu âm là một thăm do đầu tiên cho phép<br /> gợi ý chẩn đoán khi thấy một khối u thành dày,<br /> chứa dịch trong, nằm sát với mặt sau dạ dày,<br /> gần bờ cong lớn. Chụp dạ dày cản quang ít có<br /> giá trị vì đa phần dạ dày đôi thường là dạng<br /> nang, không thông với lòng dạ dày. Chụp cắt<br /> lớp hoặc chụp cộng hưởng từ cho phép phân<br /> biệt dạ dày đôi với các bệnh lý khác như nang<br /> bạch huyết ổ bụng, u nang lách, u nang tụy….<br /> Nội soi thực quản dạ dày đặc biệt là nội soi siêu<br /> <br /> 62<br /> <br /> Dạ dày đôi là một dị tật hiếm gặp của đường<br /> tiêu hóa đôi, thường gặp dạng nang, nằm dọc bờ<br /> cong lớn, không thông với lòng dạ dày. Niêm<br /> mạc lót bên trong thường là biểu mô tiết nhày<br /> nhưng cũng có thể gặp biểu mô trụ của đường<br /> hô hấp. Đây là một tổn thương lành tính. Phẫu<br /> thuật cắt bỏ toàn bộ nang là lựa chọn điều trị.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> Hocking M, Young DG (1981). Duplication of the alimentary<br /> tract. Br.J. Surg; 68: 92-6.<br /> Holcom GW, Gheissari A, O’Neil JA (1989). Surgical<br /> management of alimentary tract duplication. Ann Surg: 209;<br /> 167-9.<br /> Tang XB, Bai YZ, Yang WL (2008). An intraluminal pyloric<br /> duplication cyst in an infant. J Pediatr Surg, 43(12) 2305-7<br /> Tatekawa W, Hoshino N, et al (2008). Omental pseudocyst<br /> formation associated with perforated gastric duplication: a<br /> case report. J Pediatr Surg; 43(9) 27-9.<br /> Thaer Khoury, Louis Rivera (2011 January 7). Foregut<br /> duplication cysts: A report of two cases with emphasis on<br /> embryogenesis. World J Gastroenterol; 17(1) 130-134.<br /> Trần Ngọc Bích (2001). Ruột đôi ở trẻ em. Tạp chí Ngoại khoa<br /> số1: 46-9.<br /> <br /> Chuyên Đề Ngoại Nhi<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0