ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN THALASSEMIA THỂ NẶNG CÓ Ứ SẮT<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I<br />
Mã Phương Hạnh*, Lâm Thị Mỹ**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Đặt vấn đề: Thalassemia nặng cần truyền máu để duy trì sự sống tuy nhiên truyền máu kéo dài sẽ có biến<br />
chứng ứ sắt ở mô dẫn đến tổn thương các cơ quan gây tử vong.<br />
Mục tiêu: Mô tả các đặc điểm dịch tễ học, phát triển thể chất, huyết học, tim mạch, hô hấp, hormone GH,<br />
TSH, T4 tự do<br />
Phương Pháp: tiền cứu mô tả<br />
Kết quả: Nghiên cứu này có 32 ca Thalassemia nặng ≥ 6 tuổi, có ứ sắt nhập khoa sốt xuất huyết BVNĐI từ<br />
ngày 15/12/2007 – 15/12/2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thể bệnh β thalassemia HbE 65,63%, β<br />
Thalassemia 31,25%. Tất cả các trường hợp đều có chậm phát triển về chiều cao, cân nặng và có vẻ mặt<br />
Thalassemia, 12,5% hình ảnh bờ bàn chải trên X-quang sọ. Thiếu máu mức trung bình nặng và có xạm da<br />
(100%), gan to (100%) trong đó gan to > 5cm dưới bờ sườn phải là 37,5%, lách to 78,12%, đã cắt lách 21,88%.<br />
Suy tim 40,62%, bóng tim to trên X-quang ngực 87,5%. Trên ECG, 56,25% nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút,<br />
block nhĩ thất độ I 3,12%, Block nhánh phải không hoàn toàn 3,12%. Đo siêu âm tim doppler màu, dãn buồng<br />
tim 25%, dãn buồng tim kết hợp cao áp phổi 15,62%, phân suất tống máu trong giới hạn bình thường (100%).<br />
Đo hô hấp ký, 29,63% hội chứng hạn chế, 22,22% hội chứng nghẽn tắc. Tỉ lệ giảm hormon GH 18,75%, TSH<br />
tăng 6,25%.<br />
Kết luận: Các trường hợp nghiên cứu đều có chậm phát triển chiều cao, cân nặng. Ghi nhận tổn thương<br />
tim, phổi và tuyến nội tiết ở bệnh nhân Thalassemia có ứ sắt.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTICS OF THALASSEMIA MAJOR WITH IRON OVERLOAD IN CHILDREN'S<br />
HOSPITAL NUMBER 1<br />
Mã Phương Hạnh*, Lâm Thị Mỹ<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 167 – 171<br />
Background: Children with Thalassemia major need blood transfusing regularly for all their life- time.<br />
Gradually, there is iron overload in tissue leading to damage organs in the body and causing death.<br />
Objectives: To describe the characteristics of epidemiology, physical development, hematological system,<br />
cardiovascular system, respiratory system, and hormone GH, TSH, free-T4.<br />
Methods: Prospective descriptive study<br />
Results: There were 32 children with thalassemia major and iron overload admitted to the Children's<br />
Hospital No.1 in Ho Chi Minh city, from 15th December 2007 to 15th May 2008. The incidence of β Thalassemia–<br />
HbE was 65.63%, β Thalassemia was 31.25%. All of cases had impaired growth about height, weight and<br />
Thalassemia facies; 12.5% of cases had hair on end image in the skull X-ray; 100% of cases had moderate to severe<br />
anemia and gray skin; the incidence of hematomegaly was 100%, of which 37.5% hematomegaly over than 5cm<br />
below the right hip frames; 78.12% of cases had splenomegaly, 21.88% had splenectomy, 40.62% of cases had<br />
cardiac failure; 87.5% of cases had cardiomegaly on chest X- ray, 56.25% of cases had tachycardia; 3.12% had<br />
*<br />
<br />
BVĐK Mỹ Tú, Sóc Trăng.** Bộ môn nhi, ĐHYD TP HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
first degree atrioventricular block and 3.12% had incomplete right bundle branch block. In Echocardiogram<br />
dopple, 25% of cases had cardial chamber dilatation; 15.62% had both cardial chamber dilatation and pulmonary<br />
hypertension, 100% had normal ejection fraction, In the spirometry, there was 29.63% of cases having restrictive<br />
syndrome, 22.22% having obstructive syndrome. The rate of growth hormone deficiency was 18.75%. Thyroid<br />
stimulating hormone increased in 6.25% of cases.<br />
Conclusion: All of cases had impaired growth about height, weight and Thalassemia facies<br />
in our study.There were injuries to the heart, lungs and endocrine system in Thalassemia major with iron<br />
overload.<br />
BVNĐ 1 từ 15/12/2007 đến 15/05/2008 để được<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
truyền máu.<br />
Thalassemia là một bệnh thiếu máu tán<br />
huyết di truyền phổ biến. Theo hiệp hội<br />
Thalassemia có 1,5% dân số toàn thế giới mắc<br />
bệnh β.Thalassemia, với khoảng 60.000 trẻ sinh<br />
ra hàng năm mắc bệnh này tuy nhiên chỉ có<br />
100.000 trẻ Thalassemia nặng sống sót và được<br />
điều trị. Ở Việt Nam, theo báo cáo Viện Nhi<br />
bệnh chiếm 49% các trường hợp thiếu máu tán<br />
huyết. Tại trung tâm truyền máu huyết học,<br />
bệnh huyết sắc tố chiếm 11,46% trong đó<br />
β.Thalassemia chiếm 30,2%. Bệnh Thalassemia<br />
nặng có biến chứng nổi bật là có sắt ở mô dẫn<br />
đến tổn thương các cơ quan gây tử vong cho<br />
bệnh nhân mặc dù truyền máu đủ. Tại thành<br />
phố Hồ Chí Minh chưa có nghiên cứu nói về ứ<br />
sắt ở bệnh nhân Thalassemia thể nặng do đó<br />
chúng tôi chọn vấn đề này nhằm góp thêm dữ<br />
liệu về bệnh này.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
1. Xác định tỉ lệ các đặc điểm về dịch tễ học.<br />
2. Xác định tỉ lệ các đặc điểm về phát triển<br />
thể chất.<br />
3. Xác định tỉ lệ các đặc điểm về huyết học.<br />
4. Xác định tỉ lệ các đặc điểm về tim mạch.<br />
5. Xác định tỉ lệ các đặc điểm về hô hấp.<br />
6. Xác định tỉ lệ các đặc điểm về GH, TSH, T4<br />
tự do.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu<br />
• Bệnh nhân ≥ 6 tuổi.<br />
• Có điện di hemoglobin bất thường hoặc có<br />
giấy xuất viện chẩn đoán Thalassemia tại bệnh<br />
viện Nhi Đồng 1.<br />
• Có tiền căn truyền máu nhiều lần.<br />
• Có ferritin > 1000 ng/ml.<br />
<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
• Tiền căn bệnh tim bẩm sinh hoặc<br />
• Viêm phổi, sốt nhiễm trùng trong đợt lấy<br />
mẫu.<br />
<br />
Cách thu thập số liệu<br />
Chọn bệnh nhân theo tiêu chí chọn mẫu. Các<br />
bệnh nhân được chọn sẽ hỏi bệnh sử qua cha mẹ<br />
hoặc người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trẻ,<br />
khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm theo<br />
phiếu mẫu thu nhập số liệu soạn sẵn.<br />
<br />
Xử lý và phân tích dữ liệu<br />
Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm<br />
stata 3.1. Quản lí dữ liệu bằng phần mềm<br />
EpiData 10.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Qua khảo sát 32 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn<br />
vào lô nghiên cứu, chúng tôi có một số kết quả<br />
như sau<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
<br />
-Tuổi trung bình phát hiện bệnh là 3,2 ± 1,6<br />
tuổi, có 71,88% phát hiện bệnh lúc nhỏ hơn hoặc<br />
bằng 3 tuổi.<br />
<br />
Các bệnh nhân ≥ 6 tuổi được chẩn đoán<br />
Thalassemia thể nặng nhập khoa sốt xuất huyết<br />
<br />
-65,63% thể bệnh là β Thalassemia – HbE,<br />
31,25% β Thalassemia.<br />
<br />
Tiền cứu mô tả.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
2<br />
<br />
-68,75% các trường hợp có tiền căn thải sắt.<br />
<br />
Đặc điểm về phát triển thể chất<br />
-Tất cả các trường hợp nghiên cứu đều có<br />
chậm phát triển về chiều cao, cân nặng và có vẻ<br />
mặt Thalassemia.<br />
-81,25% và 68,75% trường hợp suy dinh<br />
dưỡng mức trung bình nặng dựa vào cân nặng<br />
theo tuổi và chiều cao theo tuổi.<br />
-12,5% có hình ảnh bờ bàn chải trên X-quang<br />
sọ<br />
<br />
Đặc điểm về huyết học<br />
-100% thiếu máu mức trung bình – nặng,<br />
trong đó 40,63% thiếu máu nặng<br />
-100% các trường hợp xạm da<br />
-100% các trường hợp gan to, trong đó có<br />
37,5% gan > 5cm dưới bờ sườn phải.<br />
-78,12% trường hợp lách to, 21,88% đã cắt<br />
lách<br />
-56,25% trường hợp có mức ferritin > 2500<br />
ng/ml<br />
<br />
Đặc điểm về tim mạch<br />
- 40,62% trường hơp mệt, khó thở khi gắng<br />
sức<br />
-87,5% trường hợp có bóng tim to<br />
-56,25% trường hợp nhịp tim nhanh ; 3,12%<br />
block nhĩ thất độ I ; 3,12% block nhánh phải<br />
không hoàn toàn.<br />
<br />
tuổi, kết quả này cũng khá phù hợp với nghiên<br />
cứu của các tác giả sau: theo Modell và cộng sự<br />
có 60% bệnh nhân phát hiện bệnh trong năm<br />
đầu tiên và 91% phát hiện bệnh trước 3 tuổi, theo<br />
Kattamis tuổi phát hiện bệnh dao động từ 2<br />
tháng đến 36 tháng<br />
-Tỉ lệ bệnh β.Thalassemia – HbE là 65,63%,<br />
β.Thalassemia 31,25% so với báo cáo tổng kết<br />
trong 10 năm (1991 - 2001) của Trung Tâm<br />
Truyền Máu Huyết Học TPHCM tỉ lệ<br />
β.Thalassemia – HbE là 48,37% và β.Thalassemia<br />
là 30,2%. Theo Lâm Thị Mỹ nghiên cứu tại Bệnh<br />
Viện Nhi Đồng I tỉ lệ bệnh β.Thalassemia – HbE<br />
là 42,8%, β.Thalassemia là 34,5%(8).Tỉ lệ bệnh<br />
β.Thalassemia – HbE của chúng tôi cao hơn có lẽ<br />
do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chọn các trẻ<br />
lớn và thể nặng. Theo hiệp hội Thalassemia, β<br />
Thalassemia thể nặng nếu không điều trị sẽ tử<br />
vong trong thập niên đầu, còn β-Thalassemia –<br />
HbE tuy một số cũng biểu hiện nặng nhưng<br />
thường nhẹ hơn và sống trên 10 tuổi<br />
-Trong nghiên cứu chúng tôi 68,57% trường<br />
hợp được thải sắt cao hơn so với báo cáo của<br />
Lâm Thị Mỹ (2003) là 2,4%(8). Có lẽ do từ năm<br />
2005 trở lại đây thuốc thải sắt được giới thiệu<br />
khá phổ biến ở Việt Nam và do vấn đề tuyên<br />
truyền về điều trị và phát hiện ứ sắt được cha<br />
mẹ bệnh nhân quan tâm hơn<br />
<br />
Đặc điểm phát triển thể chất<br />
<br />
-25% trường hợp dãn buồng tim ; 15,62%<br />
dãn buồng tim kết hợp cao áp phổi, 100% có<br />
phân suất tống máu bình thường.<br />
<br />
-Tất cả các trẻ trong nhóm nghiên cứu đều có<br />
chậm phát triển về chiều cao, cân nặng và có vẻ<br />
mặt thalassemia, 12,5% có hình ảnh bờ bàn chải.<br />
<br />
Đặc điểm về hô hấp<br />
<br />
-Theo nghiên cứu của Bùi Ngọc Lan (1995)<br />
có 90,57% và 86,79% trẻ chậm phát triển dựa<br />
theo cân nặng so tuổi và chiều cao so tuổi (4).<br />
Theo tác giả Bùi Văn Viên (1999) có 97,7% trẻ<br />
chậm phát triển thể chất và tình trạng này càng<br />
nặng trẻ càng lớn(5). Theo Trương Đỗ Ngọc Dung<br />
có 7,5% có hình ảnh bờ bàn chải(15).<br />
<br />
-29,63% có hội chứng hạn chế<br />
-22,22% có hội chứng nghẽn tắc.<br />
<br />
Đặc điểm về hormon GH, TSH, T4 tự do<br />
-18,75% GH giảm<br />
-6,25% TSH tăng<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
-Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có<br />
71,88% phát hiện bệnh lúc nhỏ hơn hoặc bằng 3<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
-Theo y văn chậm phát triển do nhiều yếu tố:<br />
truyền máu không đủ, do ứ sắt dẫn đến suy<br />
chức năng các tuyến như tuyến nội tiết (tuyến<br />
yên, tuyến giáp…….) biến dạng xương sọ mặt<br />
<br />
3<br />
<br />
do tăng sinh tủy quá mức, hình ảnh bờ bàn chải<br />
trên X-quang sọ do phản ứng màng xương. Các<br />
thay đổi trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn<br />
các tác giả đã nêu có lẽ do nhóm nghiên cứu là<br />
trường hợp bệnh nặng và kéo dài tuy nhiên kết<br />
quả cũng phù hợp y văn.<br />
<br />
. gđ 2: Không triệu chứng lâm sàng hoặc hơi<br />
mệt, dày dãn thất trái, phân suất tống máu bình<br />
thường trên siêu âm, rối loạn nhịp nhĩ hoặc thất.<br />
<br />
Đặc điểm huyết học<br />
<br />
-Trong nghiên cứu của chúng tôi có biểu<br />
hiện mệt, khó thở khi gắng sức, có tim to, có rối<br />
loạn nhịp nhĩ hoặc thất và các trường hợp đều có<br />
phân suất tống máu bình thường. Biểu hiện này<br />
phù hợp với tổn thương tim mạch ở giai đoạn 2<br />
của bệnh.<br />
<br />
-100% có thiếu máu mức trung bình đến<br />
nặng, kết quả này cũng phù hợp với tác giả Lâm<br />
Thị Mỹ (2003) 100% thiếu máu, 98,8% thiếu máu<br />
mức trung bình – nặng<br />
-Do chọn các trường hợp có ứ sắt nên tỉ lệ<br />
xạm da của chúng tôi cao 100%, điều này cũng<br />
phù hợp y văn xạm da do sắt lắng đọng ở da gây<br />
tổn thương da, làm các tế bào sắc tố da tăng tạo<br />
melanin khiến da có màu xám.<br />
- Gan to và lách to chiếm tỉ lệ cao, tương ứng<br />
là 100% và 78,12%, có 21,88% trường hợp đã cắt<br />
lách. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp y văn<br />
và các tác giả sau: theo Trương Đỗ Ngọc Dung<br />
91,4% gan to (15), theo tác giả Lâm Thị Mỹ 88,1%<br />
lách to và 10,7% đã cắt lách (8). Theo y văn gan<br />
to do hậu quả của ứ sắt, trẻ càng lớn, thời gian<br />
bệnh càng kéo dài, gan càng to. Lách to là do<br />
thiếu máu tán huyết nặng và kéo dài<br />
- Mức ferritin trên 2500 ng/ml chiếm tỉ lệ<br />
56,25% đây là yếu tố tiên lượng không tốt cho<br />
bệnh nhân. Theo Oliver (1994) mức ferritin ≥<br />
2500 ng/ml tăng nguy cơ ứ sắt ở tim, mức ferritin<br />
< 2500 ng/ml và tuân thủ điều trị với<br />
desferroxamine giúp ngừa ứ sắt ở tim, 91% bệnh<br />
nhân sống > 15 tuổi, ngượclại mức ferritin > 2500<br />
ng/ml tỉ lệ sống > 15 tuổi dưới 20%. Theo Borgna<br />
– Pignatti (2004) trong số 720 trẻ có các biến<br />
chứng suy tim, rối loạn nhịp, tiểu đường, suy<br />
giáp...(3). Có 50 trẻ tử vong, trong đó có 44/50<br />
(88%) trẻ có ferritin > 1000 ng/ml và 30/50 (60%)<br />
trẻ có mức ferritin > 2500 ng/ml.<br />
<br />
Đặc điểm tim mạch<br />
-Biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân<br />
thalassemia thể nặng ứ sắt chia làm 3 giai đoạn.<br />
. gđ 1: Không triệu chứng lâm sàng, dày thất<br />
trái trên siêu âm, điện tim bình thường.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
4<br />
<br />
. gđ 3: Hồi hộp và hoặc suy tim sung huyết,<br />
phân suất tống máu giảm trên siêu âm, có thể<br />
rung nhĩ hoặc thất.<br />
<br />
e. Đặc điểm hô hấp<br />
-Trong 32 trường hợp đo hô hấp ký, có 27<br />
trường hợp phân tích được kết quả, nhận thấy<br />
có 29,63% có hội chứng hạn chế, 22,22% có hội<br />
chứng nghẽn tắc, điều này cũng phù hợp y văn<br />
biểu hiện bệnh lý phổi mãn tính là do lắng đọng<br />
Hemosiderin ở phế nang và mô kẽ gây tăng áp<br />
phổi, dãn và suy thất phải. Bất thường chức<br />
năng phổi gồm tắc nghẽn đường dẫn khí nhỏ,<br />
tổn thương màng phế nang mao mạch, biểu hiện<br />
bằng hội chứng nghẽn tắc và hoặc hội chứng<br />
hạn chế.<br />
<br />
Đặc điểm hormon GH,TSH,T4 tự do<br />
-Có 18,75% trường hợp có GH giảm. Theo<br />
Santic (2004) dựa trên mẫu nghiên cứu 3872<br />
bệnh nhân thalassemia ở 29 quốc gia thấy 7,1% 8,8% giảm hormon GH ở nam và nữ (7).<br />
-Theo y văn trẻ Thalassemia chậm tăng<br />
trưởng do nhiều yếu tố góp phần như thiếu<br />
máu, ứ sắt làm giảm chức năng các tuyến nội tiết<br />
trong đó có tuyến yên gây giảm GH<br />
-100% T4 tự do bình thường ; 6,25% trường<br />
hợp TSH tăng. Theo hiệp hội Thalassemia thế<br />
giới, suy giáp có thể do thiếu máu nặng và do ứ<br />
sắt, thường xảy ra ở thập niên thứ 2, giai đoạn<br />
đầu không có triệu chứng, T4 tự do, TSH bình<br />
thường về sau có triệu chứng suy giáp, T4 tự do<br />
giảm, TSH tăng. Có lẽ trường hợp trong nhóm<br />
nghiên cứu của chúng tôi trong giai đoạn đầu<br />
của tổn thương giáp.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Tóm lại bệnh nhân Thalassemia thể nặng, từ<br />
6 tuổi trở lên và có ứ sắt trong nghiên cứu chúng<br />
tôi đều có chậm phát triển chiều cao, cân nặng<br />
và có vẻ mặt Thalassemia. Có ghi nhận tổn<br />
thương ở tim, phổi và tuyến nội tiết ở trẻ<br />
Thalassemia có ứ sắt. Vì thế điều trị bệnh nhân<br />
Thalassemia không chỉ cần truyền máu đầy đủ<br />
mà còn cần phải thải sắt.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
of growth hormone secrection and defective pituitary<br />
gonadotropin secrection”, Eur. J. Pediatr, pp 156-777.<br />
Quirolo K and Vichinsky E (2004), “Thalassaemia<br />
Syndrome”, Nelson Textbook of Pediatric, 17th Edition,<br />
Volume 2, Saunders, pp 1630-1634.<br />
Trương Đỗ Ngọc Dung (2007),“Đặc điểm bệnh Beta<br />
Thalassemia/ HbE tại bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2 từ<br />
01/04/2006-31/01/2007 ”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội<br />
trú., Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
12.<br />
<br />
13.<br />
<br />
(Downloaded from: www.adc.bmj.com on 12 September 2008)<br />
Bernard D (2006) “Iron overload in thalassemia”,<br />
Thalassemia International Frederation magazine, Issue<br />
No.49, pp 24-25.<br />
Borgna-PC, Rugolotto S, De SP et al (2004), “ Survival<br />
and complication in patient with thlassemia major<br />
treated<br />
with<br />
transfusion<br />
and<br />
desferoxamin”,<br />
Haematological, 89 (10) pp 93-1187.<br />
Bùi Ngọc Lan (1995), “Bước đầu nghiên cứu sự phát<br />
triển thể chất của bệnh nhân β thalassemia thể nặng và<br />
thể phối hợp β thalassemia/HbE”, Luận văn Thạc sĩ y học<br />
Bùi Văn Viên, Nguyễn Công Khanh (1999),“Một số đặc<br />
điểm lâm sàng, huyết học bệnh Hemoglobin và tần suất<br />
người mang gen Hemoglobin E ở dân tộc Mường Hòa<br />
Thành ”, Luận văn Tiến sĩ y học<br />
Cohen AR., Galanello R, Pennell DJ., Cunningham MJ<br />
and Vichinsky E (2004), “Thalassemia”, The American<br />
Society of Hematology.<br />
De Sanctis V, Eleftheriou A, Malaventura C, on behalf of<br />
the Thalassemia International Federation Study Group<br />
on Growth and Endocrine Complication in Thalassemia<br />
(2004), “. Prevalence of Endocrine Complication and<br />
Short Stature in Patient with Thalassemia major:<br />
Multicenter Study by the Thalassemia International<br />
Federation”, Ped Endocrinol Rev, (suppl.2), pp 249-255<br />
Lâm Thị Mỹ, Lê Bích Liên và cộng sự,“Tình hình chẩn đoán<br />
và điều trị bệnh thalassemia tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1 ”, Tạp<br />
chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, 2003, tập 7, phụ bản số 1, trang<br />
39-42.<br />
Li AM, Chan D, Li CK, Wong E, Chan YL, Fok TF (2002),<br />
“Respiratory function in patients with thalassaemia major:<br />
relation with iron overload”, Arch Dis Child ; 87, pp 328–330.<br />
Nguyễn Công Khanh (2004),“Thalassemia”, Huyết học<br />
lâm sàng nhi khoa. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, trang<br />
132-146.<br />
Nguyễn Thị Hồng Nga (2001),“Tổng kết tình hình bệnh<br />
thalassemia trong 10 năm (1991-2001) tại Trung Tâm<br />
Truyền Máu và Huyết học TPHCM ”, Hội thảo quốc gia<br />
về huyết học và truyền máu tại TPHCM.<br />
Orkin SH.., Nathan DG. (2003),“ The Thalassemias”,<br />
Hematology of Infancy and childhood, 6th, volume 1,<br />
Saunders, pp 842-900.<br />
Pekrun RC.. Bartz. AM. et al (1997),“ Short stature and<br />
failure of pubertal development in thalassemia major:<br />
evidence for hypothalamic neurosecretory dysfunction<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
5<br />
<br />