Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ HỌC VÀ BIỂU HIỆN LÂM SÀNG<br />
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG DO ENTEROVIRUS<br />
Tăng Chí Thượng*, Nguyễn Thanh Hùng*, Đỗ Văn Niệm*, Trương Hữu Khanh*,<br />
Bạch Văn Cam*, Nguyễn Bạch Huệ*, Lê Anh Tuấn*, Lê Phan Kim Thoa*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: mô tả đặc điểm dân số học, biểu hiện lâm sàng BTCM do Enterovirus; và xác định tỉ lệ các biến<br />
chứng thường gặp và thời điểm xuất hiện các biến chứng.<br />
Phương pháp: nghiên cứu 419 trường hợp BTCM do enterovirus được xác định bằng phản ứng khuếch đại<br />
chuỗi gien có sao chép ngược (RT-PCR) trực tiếp từ mẫu bệnh phẩm phết họng, dịch não tủy và bóng nước đến<br />
khám và điều trị tại BV. Nhi Đồng 1 từ tháng 4/2007 đến 3/2008.<br />
Kết quả: có 163 trường hợp dương tính với EV71 chiếm tỉ lệ 38,9%. Bệnh gặp ở trẻ nam (61,1%) nhiều<br />
hơn trẻ nữ. Tuổi mắc bệnh thay đổi từ 3 đến 80 tháng; trung bình là 21,19±10,08 tháng. Hầu hết các trường hợp<br />
(94%) có tuổi dưới 36 tháng. Bệnh phân bố rộng ở khắp các tỉnh thành, không phân biệt nông thôn và thành thị.<br />
Các triệu chứng thường gặp là sốt (90,7%), phát ban (83,5%), giật mình (74,5%), loét miệng (71,6%), nổi bóng<br />
nước ở vị trí đặc hiệu (58,5%). Những biểu hiện khác ít gặp hơn như nôn ói (24,3%), run chi (22,4%), tiêu chảy<br />
(8,6%), ho (13,8%), chảy mũi (12,4%). Tỉ lệ biến chứng là 47,7%. Các biến chứng thường gặp là viêm màng não<br />
vô trùng (36,8%), viêm não (9,1%), liệt mềm cấp (8,4%), co giật (6%), sốc (2,1%), phù phổi cấp (2,1%), liệt thần<br />
kinh sọ (0,7%), viêm cơ tim (0,2%).<br />
Kết luận: BTCM biểu hiện rất cấp tính, biến chứng có thể xuất hiện rất sớm trong ngày đầu tiên, nhưng<br />
thường từ ngày thứ 2-5, một vài trường hợp muộn hơn vào ngày 6-8. Nhóm BTCM do EV71 thường có biến<br />
chứng nhiều hơn nhóm EV non-71 với tỉ số chênh là 1,57 (1,06-2,33).<br />
Từ khóa: bệnh tay chân miệng, enterovirus, RT-PCR.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DEMOGRAPHIC FEATURES AND CLINICAL MANIFESTAIONS OF ENTEROVIRUS-INDUCED<br />
HAND-FOOT-MOUTH DISEASE.<br />
Tang Chi Thuong, Nguyen Thanh Hung, Do Van. Niem, Truong Huu Khanh, Bach Van Cam,<br />
Nguyen Bach Hue, Le Anh Tuan, Le Phan Kim Thoa<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 87 - 93<br />
Study objectives: describe the demographic features and clinical manifestations of Enterovirus –induced<br />
Hand – Foot – Mouth disease; and determine the proportion and occurring time of common complications.<br />
Methods: A prospective study of 419 Enterovirus-induced HFMD cases identified by RT-PCR directed<br />
from pharyngeal swap, CSF and vesicular swap at Children’s hospital 1 from April 2007 to March 2008.<br />
Results: There are 163 cases positive with EV71 (38.9%). Male is more than female (61.1% vs. 38.9%). Age<br />
of patients range from 3 to 80 months with the mean age of 21.19 ± 10.08 months. Most of cases (94%) are under<br />
36 months. Cases are from every province in the South of Vietnam, both urban and rural. Common symptoms<br />
and signs are fever (90.7%), skin rash (83.5%), myoclonic check (74.5%), herpangina (71.6%), vesicular lesions<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 1<br />
Tác giả liên lạc: ThS BS Đỗ Văn Niệm,<br />
<br />
ĐT: 0909997987,<br />
<br />
Email: niemdv@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
87<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
(58.5%). Other signs are vomiting (24.3%), extremity myoclonus (22.4%), cough (13.8%), nose running<br />
(12.4%), diarrhea (8.6%). The proportion of complication is 47.7%. Common complications are aseptic<br />
meningitis (36.8%), encephalopathy (9.1%), paresis and acute flaccid paralysis (8.4%), convulsion (6%),<br />
neurological shock (2.1%), pulmonary edema (2,1%), cranial nerve paralysis (0.7%), endocarditis (0.2%).<br />
Conclusion: HFMD is an acute disease. The complications can be detected very early in the first day,<br />
common from day 2-5, but can be late from 6-8 days. Complication occurs in EV71 group more often than in<br />
Non-EV71 group with the OR of 1.57 (CI: 1.06-2.33).<br />
Key words: Hand-food-mouth disease (HFMD), enterovirus, RT-PCR<br />
8 năm 2003(5). Từ đó đến nay, số ca mắc BTCM<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
gia tăng nhanh hàng năm. Năm 2006 đã có trên<br />
Bệnh tay chân miệng (BTCM) hiện đã trở<br />
2000 trường hợp mắc mới được chẩn đoán với<br />
thành một bệnh lưu hành ở khu vực phía Nam.<br />
trên 400 ca có biến chứng thần kinh, trong đó<br />
Thống kê hằng năm tại Bệnh viện Nhi đồng 1<br />
63% trẻ bệnh thuộc địa bàn Thành phố Hồ Chí<br />
(BVNĐ1), tổng số lượt khám và nhập viện do<br />
Minh. Nghiên cứu về tác nhân BTCM phối hợp<br />
BTCM tương đương với sốt xuất huyết Dengue.<br />
giữa BVNĐ1 và Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh<br />
BTCM do vi rút đường ruột gây ra, lây lan<br />
năm 2005 bằng phương pháp nuôi cấy đã xác<br />
nhanh qua đường tiêu hóa, nguy cơ phát triển<br />
định được 2 tác nhân chính là Coxsaskie A 16 và<br />
thành dịch, đặc biệt trong môi trường chăm sóc<br />
EV71, trong đó EV71 chiếm tỉ lệ 46%(8).<br />
trẻ tập trung như nhà trẻ, mẫu giáo. Biểu hiện<br />
Nhằm hiểu rõ hơn về đặc điểm dân số học,<br />
lâm sàng bằng vết loét ở miệng, nổi bóng nước<br />
biểu hiện lâm sàng và các biến chứng của BTCM<br />
vùng lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối. Hai tác<br />
chúng tôi tiến hành nghiên cứu này.<br />
nhân quan trọng là Coxaskie A 16 và<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
Enterovirus 71 (EV71). BTCM do EV71 có thể<br />
Mô tả đặc điểm dân số học, biểu hiện lâm<br />
gây biến chứng nguy hiểm như viêm thân não,<br />
sàng BTCM do enterovirus.<br />
viêm cơ tim, phù phổi cấp; diễn tiến bệnh nặng<br />
rất nhanh và tử vong cao. Trên thế giới từ năm<br />
1974(6), BTCM do EV71 đã xuất hiện ở hầu hết<br />
các nước và gây ra khoảng 13 trận dịch lớn nhỏ<br />
như năm 1973 và 1978 tại Nhật Bản; tại Bungary<br />
và Hungary vào những năm cuối của thập kỷ 70<br />
đã có 4 trận dịch và gây nhiều ca tử vong do<br />
biến chứng viêm thân não; tại Mã Lai và Trung<br />
quốc - Đài Loan năm 1997 – 1998 (7), Singapore(1)<br />
Trong thời gian xảy ra dịch tại Trung quốc - Đài<br />
Loan năm 1998 đã có trên 100.000 ca mắc bệnh<br />
và 78 ca tử vong.<br />
Từ năm 2002 – 2003, tại BVNĐ1 đã xuất hiện<br />
nhiều ca viêm não tối cấp, gây tử vong rất<br />
nhanh ở trẻ nhỏ hơn 3 tuổi(9,5). Trong đó, một số<br />
trẻ có biểu hiện lâm sàng điển hình của BTCM.<br />
Qua nghiên cứu tại BVNĐ1 phối hợp với Viện<br />
Pasteur TP. Hồ Chí Minh, lần đầu tiên đã phân<br />
lập được EV71 trong phân trẻ BTCM có biến<br />
chứng viêm não tại Việt nam vào ngày 04 tháng<br />
<br />
88<br />
<br />
Xác định tỉ lệ các biến chứng thường gặp và<br />
thời điểm xuất hiện các biến chứng.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
Bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu khi có<br />
2 tiêu chuẩn sau:<br />
(a) Có chẩn đoán lâm sàng là BTCM: khi có<br />
một trong các dấu hiệu sau: (1) có sang thương<br />
điển hình ở miệng: vết loét đỏ hay bóng nước<br />
đường kính 2-3 mm ở vòm khẩu cái, niêm mạc<br />
má, nướu, lưỡi; (2) bóng nước có kích thước 2-10<br />
mm ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông có tính<br />
chất: hình bầu dục, nổi cộm hay ẩn dưới da, trên<br />
nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để<br />
lại vết thâm, không loét. Trường hợp biến chứng<br />
nếu kèm theo một trong các biểu hiện sau: (1)<br />
run chi hoặc giật mình; (2) yếu liệt chi hay liệt<br />
thần kinh sọ, (3) co giật hoặc hôn mê; (4) phù<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
(b) Có xét nghiệm RT-PCR dương tính với<br />
EV, EV71 trên ít nhất một mẫu bệnh phẩm phết<br />
họng, phết trực tràng, phết bóng nước hay dịch<br />
não tủy ở trường hợp có nghi ngờ biến chứng<br />
thần kinh.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân được loại trừ khỏi nghiên cứu<br />
khi có một trong 2 tiêu chuẩn sau:<br />
Gia đình bệnh nhi không đồng ý tham gia<br />
nghiên cứu<br />
Tổn thương da do vi trùng<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến<br />
cứu<br />
Chọn bệnh nhân đến khám lần đầu, có biểu<br />
hiện lâm sàng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán BTCM.<br />
Thời gian chọn ca bệnh vào nhóm nghiên cứu từ<br />
tháng 4/2007 đến tháng 3/2008. Mỗi tuần chọn 8<br />
ca bệnh đầu tiên. Trường hợp số ca bệnh trong<br />
tuần không đủ sẽ chọn bổ sung trong những<br />
tuần kế tiếp.<br />
Dựa trên kết quả nghiên cứu thử nghiệm tại<br />
BVNĐ1 với tỉ lệ phát hiện EV bằng RT-PCR là<br />
67%; nghiên cứu hợp tác giữa BVNĐ1 và Viện<br />
Pasteur TP. Hồ Chí Minh với tỉ lệ EV71/EV là<br />
50%; tổng số bệnh nhân BTCM đến khám trong<br />
năm 2006 tại BV. Nhi đồng 1 là 2225 bệnh nhân.<br />
Ước tính cỡ mẫu nghiên cứu mô tả dựa vào<br />
chương trình Epi Info 2002 là 400 bệnh nhân<br />
BTCM tương ứng với số bệnh nhân BTCM do<br />
EV71 cần đạt là 125, sai số xa nhất chấp nhận ở<br />
mức 5%, alpha 95%.<br />
Bệnh nhân chọn vào nghiên cứu sẽ được<br />
theo dõi diễn tiến lâm sàng trong ít nhất 7<br />
ngày đầu của bệnh, lấy mẫu phết họng, phết<br />
bóng nước (nếu có thể), dịch não tủy khi có<br />
biến chứng để thực hiện chẩn đoán nguyên<br />
nhân bằng qui trình chẩn đoán 3 bước: xác<br />
định nhiễm EV bằng RT-PCR với đoạn mồi<br />
<br />
EV, xác định nhiễm EV71 bằng RT-PCR với<br />
đoạn mồi EV71 nếu bước 1 dương tính với<br />
EV, định lượng nồng độ vi rút bằng Real-time<br />
RT-PCR với đoạn mồi EV nếu kết quả bước 2<br />
dương tính với EV71. Việc điều trị theo Phác<br />
đồ điều trị nhi khoa BVNĐ1 do NXB Y Học<br />
phát hành, xuất bản năm 2006.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Sau 12 tháng chúng tôi đã chọn được 449<br />
bệnh nhân vào khảo sát. Tất cả các bệnh nhân<br />
được lấy ít nhất 1 mẫu bệnh phẩm bao gồm phết<br />
họng, phết bóng nước, phết trực tràng và dịch<br />
não tủy khi có nghi ngờ biến chứng thần kinh.<br />
Có 419 bệnh nhân có ít nhất 1 mẫu bệnh phẩm<br />
dương tính với EV (93,3%) được đưa vào phân<br />
tích. Trong đó có 163 (38,9%) trường hợp dương<br />
tính với EV71, đạt yêu cầu cỡ mẫu tối thiểu 125<br />
bệnh nhân EV71 theo thiết kế ban đầu nhằm<br />
đảm bảo các số liệu thống kê có giá trị đáng tin<br />
cậy. Tỉ lệ dương tính EV71 tương tự như nghiên<br />
cứu của Phan Van Tu và cộng sự(8), nhưng thấp<br />
hơn các báo cáo tại Singapore(1) và Đài Loan(4,7).<br />
70<br />
60<br />
<br />
Mean = 21.19<br />
Std. Dev. = 10.802<br />
N = 419<br />
<br />
50<br />
Số ca bệnh<br />
<br />
phổi hay trụy mạch; (5) dịch não tủy có số lượng<br />
tế bào bạch cầu > 5 tế bào/mm3. Trường hợp<br />
biến chứng nặng nếu kèm theo biểu hiện (1)<br />
viêm cơ tim, (2) viêm não hoặc (3) phù phổi cấp.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
40<br />
69<br />
<br />
30<br />
<br />
60<br />
<br />
59<br />
44<br />
<br />
20<br />
<br />
42<br />
32<br />
<br />
26<br />
<br />
26<br />
<br />
10<br />
<br />
23<br />
<br />
12<br />
3<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
0<br />
<br />
20<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
5<br />
<br />
3<br />
<br />
3<br />
<br />
40<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
60<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
1<br />
<br />
80<br />
<br />
Tháng tuổi<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố tuổi theo tháng<br />
<br />
Tuổi trung bình là 21,19±10,80 tháng; thay<br />
đổi từ 3 đến 80 tháng. Đa số trẻ dưới 36 tháng<br />
tuổi (94%). Tuổi trung vị là 19 tháng (Giá trị tứ<br />
phân vị trên và dưới là 13-27 tháng). So với<br />
nghiên cứu trước đây vào năm 2005 tại Bệnh<br />
viện Nhi Đồng 1, tuổi trung vị trong nghiên cứu<br />
này cao hơn (năm 2005: tuổi trung vị 14: 11-20),<br />
nhưng tương tự với nghiên cứu tại Đài Loan<br />
năm từ 1998-2005(1,3,5).<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
89<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
<br />
Có 256 trẻ nam chiếm tỉ lệ 61,1%; tỉ lệ này<br />
tương đương với nghiên cứu năm 2005(9,5).<br />
Phân tích theo địa phương, trẻ ở Tp. Hồ Chí<br />
Minh chiếm gần phân nửa các trường hợp. Đây<br />
là nghiên cứu các bệnh nhân đến điều trị tại một<br />
bệnh viện nên không đại diện cho tỉ lệ phân bố<br />
chung trong cộng đồng. Tuy nhiên, dữ liệu<br />
nghiên cứu cho thấy bệnh không còn khu trú ở<br />
một số địa phương đặc biệt mà xuất hiện ở khắp<br />
các tỉnh phía Nam (Bảng 1).<br />
Bảng 1: Phân bố bệnh tay chân miệng theo địa<br />
phương<br />
Địa phương<br />
TP HCM<br />
Long An<br />
Tây Ninh<br />
An Giang<br />
Tiền giang<br />
Bình dương<br />
Đồng Nai<br />
Cần thơ<br />
Bà Rịa - VT<br />
Đồng tháp<br />
Bến Tre<br />
Lâm đồng<br />
Trà Vinh<br />
Bình phước<br />
Vinh Long<br />
Bình thuận<br />
Cà Mau<br />
Kiên Giang<br />
Gia Lai<br />
Sóc Trăng<br />
Bạc Liêu<br />
Đaklak<br />
Tỉnh khác<br />
<br />
Số ca<br />
203<br />
47<br />
26<br />
24<br />
20<br />
17<br />
13<br />
10<br />
8<br />
7<br />
6<br />
5<br />
5<br />
4<br />
4<br />
3<br />
3<br />
3<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1<br />
5<br />
<br />
%<br />
48,4<br />
11,2<br />
6,2<br />
5,7<br />
4,8<br />
4,1<br />
3,1<br />
2,4<br />
1,9<br />
1,7<br />
1,4<br />
1,2<br />
1,2<br />
1,0<br />
1,0<br />
0,7<br />
0,7<br />
0,7<br />
0,5<br />
0,5<br />
0,2<br />
0,2<br />
1,2<br />
<br />
% tích lũy<br />
48,4<br />
59,7<br />
65,9<br />
71,6<br />
76,4<br />
80,4<br />
83,5<br />
85,9<br />
87,8<br />
89,5<br />
90,9<br />
92,1<br />
93,3<br />
94,3<br />
95,2<br />
95,9<br />
96,7<br />
97,4<br />
97,9<br />
98,3<br />
98,6<br />
98,8<br />
100<br />
<br />
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bệnh xuất hiện<br />
ở tất cả các địa phương, không thấy có sự khác<br />
biệt lớn giữa khu vực nội thành và ngoại thành.<br />
Những quận huyện có địa bàn gần bệnh viện có<br />
số lượng bệnh nhân nhiều hơn tương tự như tất<br />
cả các loại bệnh lý khác.<br />
Có 82 trẻ đi học chiếm 19,6%. Trong đó 6 trẻ<br />
(1,4%) có bạn ở trường mắc bệnh tay chân<br />
miệng. Tại gia đình có 37 trường hợp có trẻ đã<br />
từng mắc bệnh (8,8%) và bản thân trẻ có 7 trẻ đã<br />
từng được chẩn đoán lâm sàng bệnh tay chân<br />
<br />
90<br />
<br />
miệng trong tiền sử. Tỉ lệ trẻ đi học tại các<br />
trường mầm non chiếm tỉ lệ khá cao đến gần<br />
20% là một yếu tố dịch tễ quan trọng gây nguy<br />
cơ lây lan rộng và nhanh trong cộng đồng như<br />
đã ghi nhận tại các nghiên cứu ở các nước(1,2).<br />
Đây là một yếu tố cần lưu ý trong chiến lược<br />
phòng bệnh. Trong nghiên cứu này không phát<br />
hiện chùm ca bệnh trong trường mầm non.<br />
Trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường<br />
chiếm tỉ lệ 77,1%. Có 16,8% trẻ suy dinh dưỡng<br />
(SDD) nhẹ đến trung bình, 1% trẻ SDD nặng và<br />
5,1% trẻ dư cân. Không có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê về tình trạng dinh dưỡng giữa<br />
nhóm EV non-71 và EV71.<br />
Về biểu hiện lâm sàng: 3 triệu chứng khởi<br />
phát thường gặp nhất chiếm đến 94,5% các<br />
trường hợp bệnh là sốt (67,8%), phát ban (19,3%)<br />
và loét miệng (7,4%). Không có khác biệt có ý<br />
nghĩa thống kê về triệu chứng khởi phát giữa<br />
nhóm EV71 và EV non-71.<br />
Sốt là triệu chứng thường gặp nhất chiếm<br />
90,7%. Sốt thường xuất hiện sớm trong 3 ngày<br />
đầu của bệnh, đặc biệt là ngày đầu tiên với tỉ lệ<br />
76,6%. Thời điểm sốt cao nhất thường từ ngày<br />
thứ 2 – 5 của bệnh, thường gặp nhất là ngày 3<br />
(31,9%). Khoảng ¾ trường hợp sốt nhẹ đến vừa,<br />
25% có biểu hiện sốt cao trên 39oC, trong đó có<br />
7,5% trường hợp sốt cao trên 40oC. Sốt thường<br />
kéo dài trung bình là 2,6 ± 1,8 ngày. Hầu hết<br />
trường hợp (85%) sốt ngưng trước ngày thứ 5<br />
của bệnh. Hầu hết (95%) các trường hợp biến<br />
chứng xảy ra ngay trong giai đoạn bệnh nhân<br />
còn sốt hoặc trong ngày cuối cùng của giai đoạn<br />
sốt. Chỉ có 4 trẻ biến chứng không có sốt và 10<br />
trẻ xuất hiện biến chứng khi đã hết sốt sau 24<br />
giờ (1 trường hợp liệt mềm cấp, 1 trường hợp<br />
viêm não, 8 trẻ viêm màng não).<br />
Phát ban là biểu hiện thường gặp đứng thứ<br />
hai sau sốt, chiếm 83,5% các trường hợp. Hình<br />
thức phát ban có thể thay đổi từ dạng phát ban<br />
không đặc hiệu đến sẩn hồng ban, mụn nước<br />
hay bóng nước. Ban có thể rải rác khắp người,<br />
nhưng thường tập trung ở các vị trí đặc biệt như<br />
lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối – cẳng<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011<br />
chân, khuỷu – cẳng tay. Phát ban đặc hiệu dạng<br />
sẩn – mụn nước trên nền hồng ban hay bóng<br />
nước điển hình thường gặp nhất ở lòng bàn<br />
chân (72,3%), lòng bàn tay (64,4%), mông<br />
(45,1%), gối và cẳng chân (33,4%), khuỷu và<br />
cẳng tay (20,3%). Sẩn và mụn nước trên nền<br />
hồng ban kín đáo là hai dạng phát ban hay gặp<br />
nhất. Điểm đặc biệt là không đau, không ngứa,<br />
tự khỏi rất nhanh trong vài ngày và hầu như<br />
không gặp biến chứng loét hay bội nhiễm sau<br />
khi xuất hiện bóng nước như những bệnh lý<br />
khác. Điều cần lưu ý là không có trường hợp<br />
nào chỉ có phát ban không đặc hiệu đơn thuần,<br />
không kèm theo phát ban dạng sẩn, mụn nước<br />
hay bóng nước điển hình ở một trong các vị trí<br />
trên. Đây là một đặc điểm rất quan trọng giúp<br />
chẩn đoán loại trừ bệnh tay chân miệng với các<br />
bệnh lý có phát ban khác nếu thực hiện khám<br />
lâm sàng một cách kỹ lưỡng. Phát ban thường<br />
xuất hiện sớm trong ba ngày đầu của bệnh<br />
(92,9%), kéo dài 3,051,78 ngày, phần lớn trẻ<br />
không còn biểu hiện phát ban sau ngày thứ 5<br />
của bệnh (79,1%). Do đó, những trẻ đến muộn<br />
có thể biểu hiện bằng các biến chứng nhưng<br />
không có biểu hiện phát ban.<br />
Giật mình - hoảng hốt (myoclonic jerk) là<br />
biểu hiện lâm sàng đứng thứ ba về xuất độ,<br />
chiếm tỉ lệ 74,5% các trường hợp. Giật mình có<br />
thể xuất hiện rất sớm ngay từ ngày đầu tiên<br />
(26,5%). Tập trung từ ngày thứ 2 đến 5 và phần<br />
lớn chỉ gặp trong 5 ngày đầu tiên (98,7%). Giật<br />
mình thường xuất hiện 1-2 ngày trước khi có<br />
biến chứng thần kinh (40,3%); 27,2% trường hợp<br />
giật mình xuất hiện ngay trong ngày có biến<br />
chứng và 5,6% trường hợp biến chứng nhưng<br />
không có triệu chứng giật mình. Đây là một đặc<br />
điểm rất quan trọng trong theo dõi và phát hiện<br />
sớm diễn tiến nặng của bệnh để xử trí kịp thời.<br />
Loét miệng là biểu hiện thường gặp thứ tư<br />
sau sốt, phát ban và giật mình, chiếm 71,6%<br />
trường hợp. Đây cũng là một dấu hiệu sớm của<br />
bệnh, hầu hết xuất hiện trong 2 ngày đầu của<br />
bệnh và rất ít khi xuất hiện sau ngày thứ 3. Loét<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
miệng thường kéo dài, trên ¾ còn loét miệng<br />
sau ngày 5 của bệnh và khoảng 10% trẻ còn loét<br />
miệng sau ngày thứ 7. Có 44 trường hợp (10,5%)<br />
có biểu hiện loét miệng đơn thuần mà không<br />
kèm biểu hiện phát ban.<br />
Các biểu hiện lâm sàng được thân nhân<br />
quan tâm nhất, lí do mang trẻ đến khám thường<br />
gặp theo thứ tự là giật mình (37,9%), sốt (22%),<br />
phát ban (13,1%), loét miệng (4,1%), tiêu chảy<br />
(1,7%), biếng ăn (1%). Giật mình là một dấu hiệu<br />
biến chứng và cũng là biểu hiện được thân nhân<br />
quan tâm nhiều nhất cho thấy mức độ diễn tiến<br />
cấp tính của bệnh, cần quan tâm trong công tác<br />
truyền thông nhằm phát hiện sớm biến chứng<br />
để điều trị kịp thời.<br />
<br />
Phân tích ngày đến khám đầu tiên của trẻ<br />
cho thấy hầu hết trẻ đến vào các ngày 2-5 của<br />
bệnh. Một số ít trẻ nhập viện trễ sau 7 ngày<br />
nhưng có liên quan đến nhiều triệu chứng<br />
không đặc hiệu có thể do sự tiếp nối của 2 đợt<br />
bệnh liên tiếp, trong đó đợt bệnh đầu tiên không<br />
phải là BTCM. Không có khác biệt về ngày<br />
khám đầu tiên giữa nhóm EV71 và EV non-71.<br />
Tỉ lệ xuất hiện hiện các triệu chứng lâm<br />
sàng và sự khác biệt về triệu chứng giữa<br />
nhóm EV71, EV non-71 trình bày trong bảng<br />
2:<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV Nhi Đồng 1 - Năm 2011<br />
<br />
91<br />
<br />