Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG<br />
BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ Ở TRẺ SANH RẤT NHẸ CÂN<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ THÁNG 12/2010 ĐẾN THÁNG 08/2011<br />
Nguyễn Quý Tỷ Dao*, Huỳnh Thị Duy Hương*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm ruột hoại tử ở trẻ sanh rất nhẹ cân<br />
tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm ruột<br />
hoại tử ở trẻ sanh rất nhẹ cân tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 12/2010 đến tháng 08/2011.<br />
Kết quả: Với 18 trường hợp viêm ruột hoại tử, chúng tôi đã xác định được các đặc điểm sau: đa phần,<br />
(16/18) trẻ có cha mẹ sống ở tỉnh ngoài TP.HCM, 12/18 trẻ được chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 vì sanh non,<br />
12/18 trẻ có cân nặng lúc sanh dưới 1250g và 9/18 trẻ sanh non dưới 28,5 tuần tuổi thai, 3/18 trẻ có mẹ được<br />
dùng corticoide trước sanh. Trẻ thường được bắt đầu cho ăn sữa vào 3 ngày tuổi, ăn được nửa lượng sữa vào 7<br />
ngày tuổi và ăn được đủ sữa lúc 10 ngày tuổi. Phần lớn trẻ được ăn sữa công thức (16/18). Tốc độ tăng sữa tối<br />
đa là 33,6ml/kg/ngày. Trẻ thường có bệnh khác kèm theo: 15/18 bệnh màng trong, 15/18 suy hô hấp phải hỗ trợ<br />
CPAP hay thở máy, 11/18 nhiễm trùng huyết, 6/18 trẻ có PDA trước khi khởi phát viêm ruột hoại tử. Không trẻ<br />
nào được sử dụng probiotic. Có 9/18 trẻ khởi phát VRHT trước 12 ngày tuổi với bệnh cảnh 16/18 trẻ có chướng<br />
bụng, 15/18 trẻ có dịch dạ dày ứ; 14/18 trẻ lừ đừ; 9/18 trẻ có hạ thân nhiệt. Về cận lâm sàng thì 11/18 trường hợp<br />
có quai ruột dãn cố định, 3/18 có hơi trong thành ruột và không bệnh nhi nào có hơi trong tĩnh mạch cửa trên X<br />
quang bụng không sửa soạn. 8/18 trẻ có hình ảnh viêm phúc mạc; 2/18 trẻ có hơi trong tĩnh mạch cửa và 2/18 trẻ<br />
có hơi trong thành ruột phát hiện bằng siêu âm bụng.Trong 18 trẻ VRHT thì có 4/18 trẻ được dẫn lưu ổ bụng và<br />
6/18 trẻ được phẫu thuật, 9/18 VRHT tử vong.<br />
Kết luận:Viêm ruột hoại tử xảy ra tập trung ở nhóm trẻ có cân nặng lúc sanh dưới 1250g, 50% trường hợp<br />
dưới 28,5 tuần tuổi thai. Triệu chứng thường gặp nhất là chướng bụng (16/18), dịch dạ dày ứ (14/18). Triệu<br />
chứng thường gặp nhất trên Xquang bụng không sửa soạn là quai ruột dãn cố định (11/18) và trên siêu âm bụng<br />
là viêm phúc mạc (8/18). Tỉ lệ tử vong đến 50%.<br />
Từ khóa: viêm ruột hoại tử, dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
NECROTISING ENTEROCOLITIS IN NEWBORNS WITH VERY LOW BIRTH WEIGHT<br />
AT CHILDREN’S HOSPITAL 1<br />
Nguyen Quy Ty Dao, Huynh Thi Duy Huong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 217 - 223<br />
Objective:The present study was designed to describe the epidemiological, clinical characteristics and lab<br />
results of very low birth weight (VLBW) newborns with necrotizing enterocolitis (NEC).<br />
Methods: A prospective case series investigation conducted in the Neonatal Intensive Care Department,<br />
Children’s Hospital 1, Vietnam between December 2010 and August 2011. Twenty one VLBW newborns with<br />
NEC were enrolled in the study. Of them, three individuals were excluded by having severe congenital defects.<br />
Results: Among 18 cases, number of patients came from provinces, transferred to Children’s hospital 1 due<br />
* Đại học Y dược TPHCM.<br />
Tác giả liên lạc: BSCK1. Nguyễn Quý Tỷ Dao<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi khoa<br />
<br />
ĐT: 0937250092<br />
<br />
Email: hdvb2004@yahoo.com<br />
<br />
217<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
to premature, had birth weight under 1250g, gestational age under 28.5 weeks, and their mothers injected<br />
corticoid before delivery were 16, 12, 12, 9, and 3 respectively. Newborns were started enteral feeding at 3-day old,<br />
got the half of enteral feeding at 7- day old and caught full feeding at 10-day old. Sixteen cases fed formula milk<br />
with maximum volume increase was 33.6ml/kg/d. In addition, they often had co-morbidities such as severe<br />
respiratory distress syndrome (15/18), sepsis (11/18), and patent ductus arteriosus (6/18). None of them has been<br />
used probiotic before developing NEC; 9/18 developed NEC before 12-day old with; 16/18 abdominal distention,<br />
15/18 gastric retention, 14/18 lethargy, 9/18 hypothermia. On abdominal radiograph, there were 11/18 patients<br />
with persistent dilated loops of bowel, 3/18 patients with pneumatosis intestinalis, none of patients had portal<br />
venous gas. In term of abdominal ultrasonography, we detected 8/18 cases with peritonitis, 2/18 cases with portal<br />
venous gas, 2/18 cases with pneumotosis intestinalis. Among the 18 cases, there were 4/18 patients with<br />
peritoneal drainage, 6/18 patients with surgical management and 9/18 died.<br />
Conclusions: These data suggest that NEC frequently occurred in newborns under 1250g birth weight and<br />
up to 28.5 weeks for gestational age. The most often signs were abdominal distention, gastric retention, persistent<br />
dilated loops of bowel and peritonitis. The mortality rate is still high.<br />
Keywords: Necrotizing enterocolitis, epidemiology, and clinical, subclinical characteristic.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Tiêu chí chọn bệnh<br />
<br />
Viêm ruột hoại tử (VRHT) là một cấp cứu<br />
tiêu hoá thường gặp nhất ở giai đoạn sơ sinh,<br />
tập trung 90% ở trẻ sanh rất nhẹ cân (SRNC)<br />
và 7-14% trẻ SRNC bị VRHT, bệnh đặc trưng<br />
bởi tình trạng thiếu máu gây hoại tử ruột, xuất<br />
hiện hơi trong lớp cơ thành ruột và tĩnh mạch<br />
cửa. Tỉ lệ bệnh VRHT sơ sinh vẫn không thay<br />
đổi trong 20 năm gần đây(4) và gây tử vong<br />
cao, 15-30% tại Mỹ(6) hoặc để lại di chứng nặng<br />
nề, do đó, vấn đề phòng ngừa bệnh luôn được<br />
đặt lên hàng đầu.<br />
<br />
Tiêu chí chọn vào lô nghiên cứu<br />
Tất cả các bệnh nhi có cân nặng lúc sanh từ<br />
dưới 1500g, mắc VRHT từ giai đoạn II trở đi lúc<br />
dưới 6 tuần tuổi.<br />
<br />
Tại Việt Nam, những nghiên cứu về VRHT<br />
sơ sinh chưa có nhiều. Hiện ở miền Nam Việt<br />
Nam rất ít nghiên cứu về VRHT sơ sinh để cho<br />
chúng ta một cái nhìn chung về bệnh và đặc biệt<br />
những yếu tố nguy cơ gây VRHT tại đây.<br />
<br />
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU<br />
Mô tả hàng loạt ca.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU<br />
Dân số chọn mẫu<br />
Tất cả các trẻ sơ sinh sanh rất nhẹ cân bị<br />
VRHT trước 6 tuần tuổi điều trị tại Khu chuyên<br />
sâu Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 từ tháng<br />
12/2010 đến tháng 08/2011.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
<br />
Tiêu chí loại trừ<br />
Bệnh nhi có gia đình bệnh nhi không đồng ý<br />
tham gia nghiên cứu.<br />
Những bệnh nhi sanh ngạt nặng (độ III), có<br />
dị tật bẩm sinh nặng như bất thường nhiễm sắc<br />
thể, tim bẩm sinh phức tạp (chuyển vị đại động<br />
mạch, bất thường tĩnh mạch phổi về tim toàn<br />
phần, bất sản thất phải, bất sản thất trái, …), dị<br />
tật tiêu hoá (teo đường ruột bẩm sinh, hở thành<br />
bụng, thoát vị rốn, …).<br />
<br />
Phương pháp chọn mẫu<br />
Tất cả các bệnh nhi thoả tiêu chí chọn bệnh<br />
nói trên.<br />
<br />
Xử lý và phân tích số liệu<br />
Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê<br />
SPSS 19.0.<br />
Biến số rời được tính tỉ lệ phần trăm.<br />
Biến số liên tục được tính trị số trung bình,<br />
độ lệch chuẩn, trung vị, giá trị tối thiểu và giá trị<br />
tối đa, tối thiểu (Min – Max).<br />
<br />
Lấy trọn.<br />
<br />
218<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
16/18 bệnh nhi điều trị tại Khoa HSSS.<br />
<br />
Trong 9 tháng thực hiện đề tài, chúng tôi có<br />
được 21 ca VRHT CNLS dưới 1500g, giai đoạn II<br />
trở đi, chỉ có 18 trường hợp thoả tiêu chí nhận<br />
vào nghiên cứu, 3 trường hợp bị loại đi vì 1<br />
trường hợp dị tật tim bẩm sinh phức tạp, 1<br />
trường hợp dị tật không lỗ hậu môn và 1 trường<br />
hợpRubella bẩm sinh.<br />
<br />
Tỉ lệ nam: nữ là 0,8:1.<br />
<br />
Tỉ lệ phân bố các đặc điểm dịch tễ học<br />
Có 16/18 bệnh nhi có ba mẹ ở các tỉnh khác<br />
ngoài TP.HCM và chỉ 2/18 bệnh nhi có cha mẹ ở<br />
TP.HCM. Có 16/18 bệnh nhi được chuyển đến<br />
BV Nhi Đồng 1 từ Khoa nhi các BV và 2/18 bệnh<br />
nhi đến từ BV Sản.<br />
Có 11/18 bệnh nhi chuyển viện ngay sau<br />
sanh với chẩn đoán sanh non. Bảy trường hợp<br />
khác chuyển viện vì: VRHT (2), nhiễm trùng<br />
huyết (3) và mổ ROP (2).<br />
<br />
Bảng 1: Tỉ lệ phân bố theo cân nặng<br />
CNLS<br />
20s<br />
Không sốc<br />
Tuần hoàn<br />
Sốc<br />
Nhịp tim < 100l/ph<br />
Tim mạch Nhịp tim 100-160l/ph<br />
Nhịp tim > 160l/ph<br />
Thân nhiệt<br />
Hạ thân nhiệt<br />
Thần kinh<br />
<br />
220<br />
<br />
Tần số<br />
(Bệnh nhi)<br />
0<br />
14<br />
4<br />
<br />
Tần số<br />
(Bệnh nhi)<br />
9<br />
0<br />
<br />
Triệu chứng<br />
Thân nhiệt ổn định<br />
Tăng thân nhiệt<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
50<br />
0<br />
<br />
Triệu chứng tiêu hoá<br />
Bảng 8: Đặc điểm các triệu chứng tiêu hoá<br />
Triệu chứng<br />
Chướng bụng<br />
Dịch dạ dày ứ<br />
Viêm mô tế bào thành bụng<br />
Ọc dịch<br />
Tiêu phân xanh<br />
Bụng chướng kèm dịch dạ dày ứ<br />
Bụng chướng kèm viêm mô tế bào<br />
thành bụng<br />
Dịch dạ dày ứ đơn thuần<br />
Bụng chướngđơn thuần<br />
<br />
Tần số<br />
(bệnh nhi)<br />
16<br />
15<br />
5<br />
1<br />
1<br />
13<br />
<br />
Tỉ lệ<br />
(%)<br />
88,9<br />
83,3<br />
27,8<br />
5,6<br />
5,6<br />
72,2<br />
<br />
5<br />
<br />
27,8<br />
<br />
2<br />
1<br />
<br />
11,1<br />
5,6<br />
<br />
Tỉlệ phân bố các đặc điểm cận lâm sàng<br />
bệnh VRHT ở trẻ sanh rất nhẹ cân.<br />
Xét nghiệm máu<br />
Bảng 9: Đặc điểm các xét nghiệm máu<br />
Triệu chứng<br />
Tần số (Bệnh nhi) Tỉ lệ (%)<br />
Hạ Natri máu kéo dài<br />
7<br />
38,9<br />
Tăng đường huyết kéo dài<br />
0<br />
0<br />
Toan chuyển hoá kéo dài<br />
12<br />
66,7<br />
Giảm tiểu cầu kéo dài<br />
7<br />
38,9<br />
Đông máu nội mạch lan toả<br />
5<br />
27,8<br />
Cấy máu dương tính<br />
4<br />
22,2<br />
<br />
Bảng 10: Soi phân<br />
Âm tính<br />
Dương tính<br />
Không thực hiện<br />
<br />
6 bệnh nhi<br />
8 bệnh nhi<br />
4 bệnh khi<br />
<br />
33,3%<br />
44,4%<br />
22,2%<br />
<br />
X quang bụng không sửa soạn<br />
Bảng 11: Đặc điểm X quang bụng không sửa soạn<br />
Tỉ lệ (%)<br />
0<br />
77,8<br />
22,2<br />
<br />
8<br />
<br />
44,4<br />
<br />
5<br />
15<br />
3<br />
1<br />
15<br />
2<br />
9<br />
<br />
27,8<br />
83,3<br />
16,7<br />
5,6<br />
83,3<br />
11,1<br />
50<br />
<br />
Triệu chứng<br />
Quai ruột dãn cố định<br />
Hơi trong thành ruột<br />
Hơi tĩnh mạch cửa<br />
Không có hơi ruột<br />
Hơi tự do trong ổ bụng<br />
Bình thường<br />
<br />
Tần số (Bệnh nhi)<br />
11<br />
3<br />
0<br />
3<br />
6<br />
0<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
61,1<br />
16,7<br />
0%<br />
16,7<br />
33,3<br />
0<br />
<br />
Siêu âm bụng<br />
Bảng 12: Đặc điểm siêu âm bụng<br />
Siêu âm bụng<br />
Hình ảnh viêm phúc mạc<br />
Hơi trong thành ruột<br />
<br />
Tần số (Bệnh nhi) Tỉ lệ (%)<br />
8<br />
44,4<br />
2<br />
11,1<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
Siêu âm bụng<br />
Hơi trong tĩnh mạch cửa<br />
Ruột chướng hơi<br />
Dày thành ruột<br />
Hơi tự do trong ổ bụng<br />
<br />
Tần số (Bệnh nhi) Tỉ lệ (%)<br />
2<br />
11,1<br />
2<br />
11,1<br />
2<br />
11,1<br />
1<br />
5,6<br />
<br />
Tỉ lệ phân bố kết quả điều trị bệnh VRHT<br />
ở trẻ sanh rất nhẹ cân.<br />
Bảng 13: Xử trí ngoại khoa<br />
Chỉ định dẫn lưu ổ bụng<br />
Chỉ định phẫu thuật<br />
Dẫn lưu ổ bụng<br />
Phẫu thuật<br />
<br />
2 bệnh nhi<br />
7 bệnh nhi<br />
4 bệnh nhi<br />
6 bệnh nhi<br />
<br />
11,1%<br />
38,9%<br />
22,2%<br />
33,3%<br />
<br />
Tử vong<br />
Năm mươi phần trăm (9/18) trường hợp<br />
VRHT tử vong với 5 trường hợp là VRHT giai<br />
đoạn IIIB, 1 trẻ VRHT giai đoạn IIIA, 2 trẻ VRHT<br />
giai đoạn IIB và 1 trẻ VRHT giai đoạn IIA. Có 1/5<br />
trường hợp VRHT giai đoạn IIA tử vong và 5/7<br />
trường hợp VRHT giai đoạn IIIB tử vong.<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Các đặc điểm dịch tễ học bệnh VRHT ở trẻ<br />
sanh rất nhẹ cân.<br />
Đa phần trẻ được chuyển viện ngay sau sanh<br />
11/18 từ các Khoa nhi BV đa khoa với chẩn đoán<br />
sanh non do những nơi này không thể điều trị<br />
được nhóm trẻ CNLS dưới 1500 gram. Do vậy,<br />
các BV tuyến tỉnh cần phát triển hơn để có thể<br />
điều trị được đối tượng trẻ SRNC nhằm giảm tải<br />
cho các BV tuyến cuối.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ nam:nữ là<br />
0,8:1. Mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ, không<br />
phản ánh đúng được tỉ lệ chung giữa nam:nữ<br />
của trẻ VRHT của dân số thế giới là nam nữ<br />
tương đương nhau.<br />
CNLS có trung vịlà 1,125g, trung bình là<br />
1,206g, nghĩa là trẻ có CNLS thấp chiếm ưu<br />
thế, tuy nhiên cần phải thực hiện một nghiên<br />
cứu phân tích xác định được tỉ lệ VRHT theo<br />
từng nhóm CNLS và mối tương quan giữa<br />
VRHT và CNLS.<br />
Cortiocoide trước sanh ngoài việc giảm nguy<br />
cơ bệnh màng trong còn làm giảm nguy cơ<br />
VRHT ở trẻ sanh non(1,5,11). Corticoide tại các<br />
Khoa sản Bệnh viện miền Nam Việt Nam được<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
sử dụng trong phác đồ phòng ngừa bệnh màng<br />
trong ở trẻ sanh non nhưng chưa được chú ý và<br />
dùng với mục đích phòng ngừa VRHT. Vậy<br />
chúng ta cần chú ý thêm vấn đề hiệu quả việc<br />
dùng corticoide trước sanh trong việc phòng<br />
ngừa VRHT ở trẻ sanh non, nghiên cứu thêm để<br />
sử dụng tại các BV, nhằm làm giảm tối thiểu số<br />
trường hợp bệnh VRHT.<br />
<br />
Các đặc điểm lâm sàng bệnh VRHT ở trẻ<br />
sanh rất nhẹ cân<br />
Các đặc điểm lâm sàng trước khi khởi phát<br />
bệnh VRHT<br />
Ngày tuổi bắt đầu cho ăn dao động từ 2 đến<br />
9 ngày tuổi sau sanh, trong đó hơn 50% trẻ được<br />
cho ăn từ ngày tuổi thứ 2, 15/18 trẻ được bắt đầu<br />
ăn dưới 4 ngày tuổi, chứng tỏ trẻ được cho ăn<br />
đường tiêu hoá rất sớm. Nghiên cứu của<br />
Cakmak và nghiên cứu của O.Flidel-Rimon đã<br />
kết luận: Cho ăn đường tiêu hoá sớm không làm<br />
tăng nguy cơ VRHT. Việc cho ăn sữa sớm rất có<br />
lợi trong việc: (1) Tăng hoạt động các enzym và<br />
hormon tiêu hoá, tăng dòng máu đến ruột và<br />
nhu động ruột, (2) Nhanh chóng đạt được dinh<br />
dưỡng bằng đường tiêu hoá hoàn toàn, giảm<br />
thời gian nằm việc, giảm nguy cơ nhiễm<br />
trùng(10,14), (3) Giúp tăng cân nhanh để đạt được<br />
sự phát triển thể chất và tâm vận tốt hơn(3,13),nên<br />
Khu Chuyên sâu Sơ sinh BV Nhi Đồng 1 thực<br />
hiện cho trẻ sanh non rất nhẹ cân ăn sữa càng<br />
sớm càng tốt, tuỳ theo tình trạng bệnh của trẻ.<br />
Sữa mẹ làm giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử.<br />
Tỉ lệ trẻ dùng sữa mẹ thấp, chỉ 2/18 trường hợp,<br />
do VRHT hầu hết (13/18) xảy ra trong vòng 2<br />
tuần đầu sau sanh, 50% trường hợp VRHT xảy<br />
ra dưới 12 ngày tuổi, 4/18 VRHT xảy ra trong<br />
tuần đầu tiên, khi mà trẻ chưa được dùng sữa<br />
mẹ do mẹ đã xuất viện nhưng còn chưa khoẻ<br />
hẳn nên chưa có mặt tại BV Nhi Đồng 1 (77,7%)<br />
để trẻ được hưởng nguồn sữa mẹ.<br />
Tốc độ tăng sữa tối đa là 33,6 ml/kg/ngày,<br />
không vượt quá ngưỡng 35 ml/kg/ngày, là<br />
ngưỡng được chứng minh không làm tăng nguy<br />
cơ VRHT(7), vậy thì tốc độ tăng sữa tại Bệnh viện<br />
<br />
221<br />
<br />