Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG, GIẢI PHẪU BỆNH HỌC<br />
CỦA UNG THƯ LƯỠI TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY<br />
Nguyễn Thanh Tùng*, Trần Phan Chung Thủy*, Lý Xuân Quang*, Trần Minh Trường*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, giải phẫu bệnh học của bệnh nhân ung<br />
thư lưỡi đến khám tại bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả 33 bệnh nhân bị ung thư lưỡi đến khám tại bệnh<br />
viện Chợ Rẫy từ 01/2009-12/2011.<br />
Kết quả: Tuổi trung bình 56,3 tuổi. Tỉ lệ nam/nữ : 5,6. Triệu chứng lâm sàng thường gặp: loét lưỡi. Bệnh<br />
nhân thường nhập viện ở giai đoạn muộn. Carcinome tế bào gai chiếm tỉ lệ cao nhất.<br />
Kết luận: Ung thư lưỡi là ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng. Cần tuyên truyền giáo dục cho người<br />
dân về các yếu tố nguy cơ và dấu hiệu lâm sàng của bệnh.<br />
Từ khóa: Ung thư lưỡi, loét lưỡi, hạch cổ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EPIDEMIOLOGIC, CLINICAL AND PATHOLOGIC CHARACTERISTICS OF TONGUE CANCER AT<br />
CHORAY HOSPITAL<br />
Nguyen Thanh Tung, Tran Phan Chung Thuy, Ly Xuan Quang, Tran Minh Truong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 431 - 434<br />
Objective: Analyze epidemiologic, clinical and pathologic characteristics of tongue cancer cases at Cho ray<br />
Hospital.<br />
Method: retrospective study. Describe 33 tongue carcinomas at Cho ray Hospital from 01/2009 to 12/2011.<br />
Result: Mean age: 56.3. Male/Female: 5.6. Common clinical sign: ulcer. Most cases come at late stage.<br />
Squamous cell carcinoma is the most common.<br />
Conclusion: Tongue cancer is the most common cancer in the oral cavity. We should raise awareness about<br />
the risk factors and clinical signs of tongue cancer.<br />
Keywords: Tongue cancer, tongue ulcer, neck onde<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ung thư lưỡi là bệnh lý do tăng sinh ác tính<br />
của niêm mạc hoặc mô liên kết của lưỡi. Ung thư<br />
lưỡi là loại ung thư thường gặp nhất (khoảng<br />
30%) trong các ung thư vùng miệng. Xuất độ của<br />
ung thư lưỡi là khoảng 3/100.000 dân. Lưỡi là cơ<br />
quan nằm ở vị trí dễ quan sát nên có thể chẩn<br />
đoán và điều trị sớm. Tuy nhiên đa số bệnh nhân<br />
đến bệnh viện khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Để<br />
góp phần tìm hiểu về bệnh, chúng tôi tiến hành<br />
* Khoa Tai Mũi Họng - BV Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: BSCKI Nguyễn Thanh Tùng<br />
<br />
nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng,<br />
giải phẫu bệnh học của bệnh nhân ung thư lưỡi<br />
đến khám và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng<br />
bệnh viện Chợ Rẫy từ 01/2009-12/2011.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng<br />
Đối tượng nghiên cứu gồm 33 bệnh nhân<br />
ung thư lưỡi điều trị tại khoa Tai Mũi Họng<br />
bệnh viện Chợ Rẫy từ 2009-2011.<br />
<br />
ĐT: 0903127902<br />
<br />
email: thanhtungng@yahoo.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
431<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp hồi cứu mô tả dựa vào hồ sơ<br />
bệnh án.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
<br />
Giai đoạn thường gặp là T3 chiếm 36,3%.<br />
<br />
Dịch tễ học<br />
Bảng 1: Tần suất ung thư lưỡi dựa theo tuổi, giới<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
0-39<br />
40-49<br />
50-59<br />
60-69<br />
>70<br />
Tổng<br />
<br />
Hạch cổ sờ được trên lâm sàng trong 45,5%<br />
trường hợp. Kích thước hạch dưới 3cm (78,3%),<br />
cùng bên với sang thương nguyên phát chiếm<br />
86,7%, nhiều nhất là nhóm I chiếm 55,7%.<br />
<br />
Nam<br />
Số trường<br />
hợp<br />
1<br />
5<br />
8<br />
13<br />
1<br />
<br />
%<br />
3<br />
15,1<br />
24,2<br />
39,3<br />
3<br />
<br />
Nữ<br />
Số trường<br />
hợp<br />
0<br />
1<br />
2<br />
2<br />
0<br />
<br />
%<br />
<br />
Giải phẫu bệnh học<br />
Thường gặp nhất là carcinome tế bào gai<br />
chiếm 97% trong đó chủ yếu là biệt hóa cao<br />
(54,5%), biệt hóa vừa (30,3%).<br />
<br />
3<br />
6<br />
6<br />
0<br />
<br />
Tuổi trung bình 56,3 tuổi. Tuổi thường gặp:<br />
60-69 tuổi. Nam: 28 trường hợp (85%). Tỉ lệ<br />
nam/nữ: 5,6.<br />
76,3% nam giới có hút thuốc. 60,2 % nam giới<br />
có uống rượu. 52,6% nam giới vừa hút thuốc vừa<br />
uống rượu.<br />
<br />
Hình 2: Giải phẫu bệnh vi thể K lưỡi<br />
<br />
Lâm sàng<br />
<br />
Bảng 2: Các đặc điểm của ung thư lưỡi<br />
<br />
Đa số bệnh nhân đến khám trong vòng 6<br />
tháng, chiếm 79,6%. Thời gian khởi bệnh trung<br />
bình là 4,8 tháng.<br />
<br />
Đặc điểm<br />
Số trường<br />
ung thư<br />
hợp<br />
Loại ung thư Carcinome tế bào gai<br />
31<br />
Loại khác<br />
2<br />
Vị trí<br />
Bờ lưỡi<br />
26<br />
Bụng lưỡi<br />
5<br />
Lưng lưỡi<br />
1<br />
Đầu lưỡi<br />
1<br />
Triệu chứng<br />
Loét<br />
20<br />
chính<br />
U<br />
9<br />
Đau<br />
2<br />
Hạch cổ<br />
2<br />
Phân loại mô<br />
Biệt hóa Cao<br />
18<br />
học<br />
Vừa<br />
10<br />
Kém<br />
5<br />
<br />
Triệu chứng thường gặp nhất là vết loét<br />
không lành chiếm 60,6%.<br />
78,7% bướu ở bờ lưỡi. 44,8% trường hợp<br />
bướu xâm lấn sang các vị trí xung quanh trong<br />
đó sàn miệng thường gặp nhất chiếm 33,3%.<br />
<br />
%<br />
94<br />
6<br />
78,7<br />
15,3<br />
3<br />
3<br />
60,6<br />
27,4<br />
6<br />
6<br />
54,5<br />
30,3<br />
15,2<br />
<br />
Bảng 3: Xếp hạng theo giai đoạn TNM<br />
T<br />
<br />
N<br />
<br />
Hình 1: Đại thể K lưỡi<br />
<br />
432<br />
<br />
T1<br />
T2<br />
T3<br />
T4<br />
N0<br />
<br />
Số trường hợp<br />
8<br />
10<br />
12<br />
3<br />
18<br />
<br />
%<br />
24,2<br />
30,3<br />
36,3<br />
8,9<br />
54,5<br />
<br />
N1<br />
<br />
9<br />
<br />
27,2<br />
<br />
N2<br />
N3<br />
<br />
5<br />
1<br />
<br />
15,1<br />
3,2<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
M<br />
Giai đoạn<br />
<br />
M0<br />
M1<br />
I<br />
II<br />
III<br />
IV<br />
<br />
Số trường hợp<br />
32<br />
1<br />
6<br />
6<br />
13<br />
8<br />
<br />
%<br />
97<br />
3<br />
18,2<br />
18,2<br />
39,4<br />
24,2<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
Dịch tễ<br />
Ung thư lưỡi thường xảy ra ở người lớn tuổi,<br />
hiếm gặp dưới 40 tuổi(6). Tuổi trung bình trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi 56,3 tuổi, cũng phù<br />
hợp với các tác giả khác(4,5). Theo tác giả<br />
Kantola(2), tuổi trung bình là 64 (26-90 tuổi).<br />
Tỉ lệ nam/nữ là 5,6. Ở Việt Nam, ung thư<br />
lưỡi xảy ra ở nam nhiều có thể giải thích vì yếu<br />
tố nguy cơ đối với ung thư lưỡi bao gồm thuốc lá<br />
và uống rượu. Tỷ lệ của chúng tôi phù hợp với<br />
các tác giả trong nước nhưng khác các tác giả<br />
nước ngoài. Ở nước ngoài, tỉ lệ hút thuốc lá ở<br />
phụ nữ trẻ ngày càng gia tăng. Theo Kantola(2),<br />
bệnh nhân nữ ung thư lưỡi chiếm 55%.<br />
76,3% bệnh nhân hút thuốc lá, 60,2% bệnh<br />
nhân uống rượu, số người vừa hút thuốc lá<br />
vừa uống rượu chiếm 52,6%. Theo tác giả Trần<br />
Văn Công, số người vừa hút thuốc lá vừa<br />
uống rượu chiếm 25,2%. Theo Kantola(2), trên<br />
50% bệnh nhân hút thuốc, 22% bệnh nhân<br />
uống rượu.<br />
<br />
Lâm sàng<br />
Trong nghiên cứu này, thời gian khởi bệnh<br />
trung bình là 4,8 tháng, phần lớn bệnh nhân đến<br />
khám bệnh trong vòng 6 tháng đầu chiếm 79,6%<br />
cũng phù hợp với các tác giả khác. Loét lưỡi<br />
(60,6%) và u lưỡi (27,4%) là triệu chứng thường<br />
gặp nhất. Theo Razmpa(6), loét lưỡi chiếm 62,1%,<br />
u lưỡi chiếm 24,2%.<br />
Vị trí tổn thương thường gặp là bờ lưỡi<br />
(78,7%), kế đến là bụng lưỡi. U ở lưng lưỡi và<br />
đầu lưỡi hiếm gặp hơn. Theo tác giả NH Phúc(4),<br />
tỉ lệ u ở bờ lưỡi chiếm 80,6%. 50% bệnh nhân có<br />
bướu đã lan rộng sang cấu trúc xung quanh.<br />
Theo Kantola(2), 41% trường hợp di căn hạch<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ở thời điểm chẩn đoán.<br />
Một triệu chứng lâm sàng quan trọng khác<br />
khi thăm khám là phát hiện hạch cổ. Theo tác giả<br />
Trần Đức Lợi, hạch cổ trên lâm sàng chiếm<br />
45,5%, vị trí thường gặp nhất là hạch nhóm I<br />
chiếm 48,8%, hạch nhóm II chiếm 41,3%. Nghiên<br />
cứu của chúng tôi ghi nhận hạch sờ thấy trên<br />
lâm sàng chiếm 45,5%, hạch nhóm I chiếm<br />
55,7%, hạch nhóm II chiếm 45,7%, hạch nhóm III<br />
chiếm 16,4%. Phần lớn kích thước hạch