intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và biến chứng của bệnh cúm mùa tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

22
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và biến chứng của bệnh cúm mùa tại Bệnh Viện Trẻ Em Hải Phòng, Việt Nam. Đối tượng: 2009 bệnh nhi được chẩn đoán cúm mùa điều trị tại Bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng từ 1/5/2019 đến 30/4/2020.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và biến chứng của bệnh cúm mùa tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

  1. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC LÂM SÀNG VÀ BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH CÚM MÙA TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG Vũ Thị Ánh Hồng*, Nguyễn Ngọc Sáng*, Tô Thanh Hương* TÓM TẮT 31 Từ khoá: Cúm mùa, trẻ em, biến chứng, Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm tiêm phòng, Hải Phòng, Việt Nam. sàng và biến chứng của bệnh cúm mùa tại Bệnh Viện Trẻ Em Hải Phòng, Việt Nam. Đối tượng: SUMMARY 2009 bệnh nhi được chẩn đoán cúm mùa điều trị THE CLINICAL EPIDEMIOLOGICAL tại Bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng từ 1/5/2019 đến CHARACTERISTICS 30/4/2020. Phương pháp: Mô tả một loạt ca AND COMPLICATIONS OF bệnh. Kết quả: Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng: INFLUENZA AT HAIPHONG Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt cao CHILDREN'S HOSPITAL, VIETNAM nhiệt độ sốt trung bình là 39.14 ± 0.2°C, ho Objective: To describe the clinical (96%) và đau họng (91%). Các triệu chứng khác epidemiological characteristics and như chảy mũi, nôn, co giật, đau đầu, viêm kết complications of influenza at Haiphong mạch và đau cơ ít phổ biến hơn. Kết quả test Children's Hospital, Vietnam. Subjects: 2009 nhanh: cúm A(78%), cúm B (21%), cả A và B children with influenza at Haiphong Children's (1%). Hầu hết bệnh nhân có số lượng bạch cầu Hospital from 1/5/2019 to 30/4/2020. Methods: bình thường. Biến chứng và các yếu tố liên Case-series study. Results: Clinical quan: Tỉ lệ bệnh nhân có biến chứng là 944/2009 epidemiological characteristics: The main (44.9%). Biến chứng phổ biến nhất là viêm phế symptoms were high fever, mean temperature quản (20%) và viêm phổi (16%). Các biến chứng was 39.14 ± 0.2 ° C, cough (96%) and sore throat khác như viêm tai giữa, đồng thời viêm tai giữa (91%). Other symptoms such as runny nose, và viêm phổi, tiêu chảy và viêm xoang ít gặp vomiting, convulsions, headache, conjunctivitis, hơn. Trẻ không được tiêm phòng cúm có nguy cơ and myalgia were less common. The results of mắc cúm gấp 2.94 lần trẻ được tiêm phòng. Kết test: influenza A (78%), influenza B (21%), both luận: Cúm mùa có triệu chứng chủ yếu là sốt, A and B (1%). Most patients had a normal white biến chứng thường gặp là nhiễm trùng đường hô blood cell count. Complications and related hấp. Nên tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi factors: The proportion of patients with trở lên để phòng ngừa nguy cơ mắc cúm cũng complications was 944/2009 (44.9%). The most như làm giảm nhẹ khả năng mắc các biến chứng common complications were bronchitis (20%) và giảm mức độ nặng của biến chứng gây ra bởi and pneumonia (16%). Other complications such bệnh cúm. as otitis media, and otitis media and pneumonia, diarrhea and sinusitis were less common. *Trường Đại học Y Dược Hải Phòng Children who had not received influenza Chịu trách nhiệm chính: Vũ Thị Ánh Hồng vaccination were 2.94 times more likely to get Email: vtahong@hpmu.edu.vn influenza than children vaccinated. Conclusions: Ngày nhận bài: The main symptom of influenza was fever; the Ngày phản biện khoa học: 15.4.2021 most common complication was respiratory tract Ngày duyệt bài: 31.5.2021 207
  2. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG infection. Influenza vaccination should be given - Mô tả các biến chứng của bệnh cúm to children at the age of 6 months and older to mùa và các yếu tố liên quan ở các bệnh nhân prevent the risk of influenza as well as reduce the trên complications and the severity of complications Hy vọng với kết quả thu được sẽ góp caused by influenza. phần vào công tác chẩn đoán, điều trị và Keywords: Influenza, children, phòng bệnh cúm mùa, một bệnh thường gặp complications, vaccination, Haiphong, Vietnam. ở nước ta. I. ĐẶT VẤN ĐỀ II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Cúm là một bệnh truyển nhiễm thường 2.1 Đối tượng, thời gian, địa điểm gặp ở đường hô hấp, với các triệu chứng như nghiên cứu sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau - Đối tượng nghiên cứu: Gồm 2009 họng và ho (4). Bệnh có tỷ lệ mắc cao, xảy ra bệnh nhi được chẩn đoán cúm mùa điều trị ở mọi lứa tuổi, thường gặp với các triệu tại Bệnh viện Trẻ Em Hải Phòng từ 1/5/2019 chứng nhẹ nhưng cũng có diễn biến đa dạng, đến 30/4/2020. phức tạp gây nên các biến chứng về hô hấp, Tiêu chuẩn lựa chọn: Tất cả các bệnh nhi tim mạch, thần kinh, thậm chí có thể dẫn đến dưới 16 tuổi, được chẩn đoán cúm mùa dựa tử vong. Bệnh cúm mùa gây ra bởi các virus vào yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng thuộc họ Orthomyxoviridae, gồm 3 type là (theo hướng dẫn của Bộ Y tế năm 2011 (4). A, B và C trong đó type A hay gây ra các vụ + Ca bệnh nghi ngờ: Có yếu tố dịch tễ: dịch lớn. Sống hoặc đến từ khu vực có bệnh cúm mùa Tại Việt Nam, trong 10 năm gần đây, lưu hành hoặc có tiếp xúc trực tiếp với bệnh hàng năm ghi nhận khoảng từ 1 triệu đến 1,8 nhân cúm mùa. Lâm sàng có sốt (thường trên triệu trường hợp mắc hội chứng cúm, nguyên 38°C), đau nhức cơ toàn thân và có một nhân chủ yếu do các chủng vi rút cúm trong số các biểu hiện về hô hấp như đau A(H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây ra họng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho, các biến chứng nặng và tử vong trên mọi lứa khó thở. Hình ảnh chụp X-quang phổi bình tuổi trong đó có trẻ em. Tại Việt Nam đã có thường hoặc có tổn thương thâm nhiễm lan các nghiên cứu về bệnh cúm mùa. Tuy nhiên, tỏa ở phổi. Xét nghiệm công thức máu bạch tại Bệnh viện Trẻ emHải Phòng chưa có cầu bình thường hoặc giảm. nghiên cứu nào đi sâu về vấn đề này. + Ca bệnh xác định: Có các tiêu chuẩn Vậy bệnh cúm mùa tại Bệnh viện Trẻ em của ca bệnh nghi ngờ: Xét nghiệm dương Hải Phòng có đặc điểm lâm sàng và cận lâm tính với virus cúm bằng kỹ thuật RT-PCR sàng như thế nào? Biến chứng ra sao? Là hoặc real time RT-PCR hoặc nuôi cấy virus những câu hỏi cần được giải đáp. Vì vậy đối với các bệnh phẩm là dịch ngoáy họng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm dịch tỵ hầu, dịch phế quản. mục tiêu: Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhi không đủ - Mô tả đặc điểm dịch tễ học lâm sàng, tiêu chuẩn chẩn đoán hoặc thông tin không cận lâm sàng bệnh cúm mùa tại Bệnh viện đầy đủ theo yêu cầu của phiếu điều tra. Trẻ em Hải Phòng từ 01/05/2019 đến 2.2. Phương pháp nghiên cứu 30/04/2020. 208
  3. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021 - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả - Phương pháp xét nghiệm virus cúm: một loạt ca bệnh. Quicktest là test nhanh xác định cúm A/B - Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: 2009 bệnh dựa trên xét nghiệm sắc ký miễn dịch định nhi. Cách chọn mẫu: theo phương pháp tính nhanh, đơn dòng để phát hiện kháng thuận tiện: Lấy tất cả bệnh nhân đủ tiêu nguyên cúm A/B từ dịch tiết ở mũi, họng, chuẩn chẩn đoán vào điều trị tại bệnh viện được thực hiện tại khoa Vi sinh Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng trong thời gian từ Trẻ em Hải Phòng 1/5/2019 đến 30/4/2020. - Phương pháp thu thập và xử lý số - Nội dung nghiên cứu: liệu: Dữ liệu về mỗi bệnh nhi được thu thập + Dịch tễ học lâm sàng: địa dư, tuổi, giới, vào một mẫu bệnh án riêng theo mục tiêu thời gian mắc bệnh, các triệu chứng khi vào chung đề ra. Tính số lượng và tỷ lệ phần viện: sốt, ho, họng đỏ, chảy nước mũi, khó trăm; Tính giá trị trung bình và độ lệch thở, … chuẩn; tính OR, CI; So sánh tỷ lệ phần trăm + Cận lâm sàng: công thức máu, CRP bằng χ2 test, tính p. Nếu p < 0,05, sự khác huyết thanh, test cúm, Xquang ngực khi có biệt có ý nghĩa thống kê. biến chứng viêm phổi,… 2.3. Đạo đức trong nghiên cứu. + Chẩn đoán các biến chứng: viêm phế Đề tài nghiên cứu được phê duyệt bởi hội quản, viêm phổi, viêm tai giữa, … dựa vào đồng Đạo đức y sinh học trường Đại học Y lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh. dược Hải Phòng và Bệnh viện Trẻ em Hải Xác định mối liên quan giữa biến chứng Phòng. và tiêm phòng cúm: III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng Bảng 1. Đặc điểm dịch tễ học của các bệnh nhi mắc cúm mùa Đặc điểm dịch tễ học Số bệnh nhi Tỉ lệ (%) Tuổi < 6 tháng 128 6,4 Tuổi 6 – < 12 tháng 230 11,4 Tuổi 12 – < 60 tháng 1228 61,1 Tuổi ≥ 60 tháng 423 21,1 Tuổi trung bình (tháng) 39,99 ± 0,68 Nam 1181 58,8 Nữ 827 41,2 Nông thôn 1340 66,7 Thành thị 669 32,8 Đã tiếp xúc với BN cúm mùa 72 4,0 Không tiếp xúc với BN cúm mùa 1937 96,0 Đã tiêm vắc xin cúm 129 6,4 Chưa tiêm vắc xin cúm 1880 93,6 209
  4. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG Lý do đến khám: Sốt 1235 61,5 Sốt + ho 506 25,2 Sốt + co giật 190 9,5 Ho 49 2,4 Bảng 1 chỉ ra rằng: Tuổi mắc bệnh: Nhiều nhất là các trẻ từ 12 đến 60 tháng tuổi chiếm 61.1%. Số bệnh nhi nam nhiều hơn nữ. Tỷ lệ nam/nữ là 1,43. Sự khác biệt giữa hai nhóm nam và nữ có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Số trẻ sống ở nông thôn gấp 2 lần số trẻ sống ở thành thị. Hầu hết các bệnh nhi không xác định được nguồn lây nhiễm, chỉ một tỷ lệ nhỏ bệnh nhi có tiếp xúc với người bị cúm mùa. Đa số trẻ chưa được tiêm phòng cúm. Sốt là lý do chính gia đình đưa trẻ đến khám. - Thời gian mắc bệnh theo tháng trong năm: Hình 1. Phân bố bệnh nhân cúm mùa theo tháng trong năm Hình 1 cho thấy: Bệnh cúm mùa xuất hiện quanh năm trong đó cao nhất từ tháng 12 cho đến tháng 1. Số bệnh nhân cũng tăng lên vào tháng 5 và tháng 6. Bảng 2. Triệu chứng lâm sàng của các bệnh nhi lúc mới vào viện Triệu chứng lâm sàng Số bệnh nhi Tỉ lệ (%) Sốt nhẹ 234 11,6 Sốt vừa 1105 55,0 Sốt cao 668 33,3 Nhiệt độ trung bình 39,14 ± 0,2oC Ho 1935 96,3 Chảy nước mũi 819 40,8 Họng đỏ 1836 91,4 Đau đầu 58 2,9 Viêm kết mạc 11 0,5 Co giật 184 9,2 Nôn 145 7,2 Đau cơ 13 0,6 210
  5. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021 Bảng 2 chỉ ra rằng: Đại đa số trẻ nhập viện đều sốt với chủ yếu là sốt cao >38.5°C, nhiệt độ sốt trung bình là 39,14±0,2°C. Hầu hết trẻ đều có triệu chứng ho, ngoài ra còn gặp triệu chứng chảy nước mũi (40.8%), viêm họng đỏ,… Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu Đặc điểm cận lâm sàng Số bệnh nhi Tỉ lệ (%) Hemoglobin giảm 491 24,4 Hemoglobin bình thường 1518 75,6 Bạch cầu tăng 702 34,9 Bạch cầu giảm 95 4,7 Bạch cầu bình thường 1212 60,3 Tiểu cầu tăng 46 2,3 Tiểu cầu bình thường 1861 92,6 Tiểu cầu giảm 102 5,1 CRP huyết thanh CRP huyết thanh ≥ 12mg/l 387 19,3 CRP huyết thanh < 12mg/l 1622 80,7 Infuenza A dương tính 1568 78,0 Influenza B dương tính 424 21,1 Influenza A + B dương tính 17 0,8 Bảng 3 cho thấy tổng phân tích tế bào máu: bạch cầu đa số bình thường. Chỉ có một số ít bệnh nhi giảm huyết sắc tố và tiểu cầu. Đa số các bệnh nhân có giá trị CRP dưới 12mg/l. Số bệnh nhi nhiễm cúm A là cao nhất, sau đó đến cúm B. Chỉ có một số ít bệnh nhi nhiễm đồng thời cả A và B. 3.2. Biến chứng và các yếu tố liên quan Trong 2009 trẻ bị cúm mùa, có 904 (44,9%) trẻ mắc các biến chứng. Bảng 4. Các biến chứng xảy ra ở bệnh nhi nghiên cứu Biến chứng Số bệnh nhi Tỉ lệ (%) Viêm phế quản 397 19,8 Viêm phổi 315 15,7 Viêm tai giữa 66 3,3 Viêm phổi và viêm tai giữa 64 3,2 Tiêu chảy cấp 60 3,0 Viêm xoang trán 2 0,1 Bảng 4 cho thấy viêm phế quản là biến chứng hay gặp nhất ngoài ra còn gặp một số các biến chứng khác: viêm phổi, viêm tai giữa, tiêu chảy cấp, viêm xoang trán. 211
  6. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG Bảng 5. Liên quan giữa biến chứng và tiêm phòng cúm mùa Có tiêm phòng Không tiêm OR Biến chứng Tổng p cúm phòng cúm (95% CI) Không 90 1015 1105 1.97
  7. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021 và những người cùng sống trong gia đình biểu hiện sốt, trong nghiên cứu của (262 người) mà có ít nhất 1 người có xét Silvennoinen cũng đạt 95% (8). Nhiệt độ sốt nghiệm khẳng định nhiễm cúm A (H1N1) thì của các bệnh nhi này được phân bố ở 3 mức thấy: 28,7% gia đình có thêm trên 1 người độ nhẹ, trung bình và nặng (theo nhiệt độ cao mắc và 22,9% gia đình có thêm 2 người mắc. nhất trong quá trình bệnh của mỗi trẻ) với tỷ Hiện nay, người dân đã được tiếp cận nhiều lệ không đều nhau, trong đó các trẻ có sốt từ hơn với các thông tin về bệnh cúm mùa và ý 38,5 đến 39 độ chiếm tỷ lệ cao nhất 54,7%, thức được khả năng lây truyền của bệnh nên tiếp đó là sốt cao trên 39 độ chiếm 33,4% số có thể hạn chế sự lây truyền cho người khác. trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ là ít nhất 11,6%. Cũng có thể do cha mẹ chưa biết rõ nguồn - Ho cũng là một triệu chứng rất hay gặp lây bệnh của trẻ (trường lớp học, công viên, cùng với sốt khi trẻ mắc cúm mùa chiếm khu tập thể….) do vậy tỷ lệ này của chúng 96.3%, kết quả này tương tự với nghiên cứu tôi còn thấp. trước đó là 93,95% (8). Ho có thể là biểu - Lý do vào viện: kết quả nghiên cứu của hiện của hội chứng viêm long đường hô hấp chúng tôi thấy rằng: trong 2009 bệnh nhi trên nhưng cũng có thể là triệu chứng của cúm mùa nhập viện thì có tới 61.5% trẻ vào biến chứng viêm phế quản, viêm phổi do căn vì sốt; 2,4% trẻ vào do ho và 9.5% trẻ có sốt nguyên virus hoặc do bội nhiễm vi khuẩn kèm theo co giật; có đến 25.2% trẻ vào vì ho làm cho bệnh tiến triển nặng lên. Vì vậy, trẻ và sốt. cần phải khám kỹ và theo dõi sát để phát - Việc tiêm phòng cúm: tỉ lệ bệnh nhi đã hiện sớm các biến chứng này. được tiêm phòng cúm chỉ chiếm 6.4%. Có - Chảy nước mũi: Có 819 bệnh nhi có đến 93.6% bệnh nhi không được tiêm phòng triệu chứng chảy nước mũi chiếm 40.8% trước đó cho thấy số trẻ được bảo vệ bởi trong tổng số bệnh nhi cúm mùa, cũng là một miễn dịch chủ động là rất thấp. Mặc dù cúm dấu hiệu của viêm long đường hô hấp nên tỷ mùa là bệnh truyền nhiễm nhưng tỉ lệ tiêm lệ có triệu chứng này là khá cao. phòng thấp có thể giải thích do tiêm phòng - Họng đỏ: kết quả nghiên cứu của cúm mùa không nằm trong chương trình chúng tôi có 1839 bệnh nhi có tình trạng tiêm chủng mở rộng. Vì vậy rất nhiều bậc viêm họng chiếm 91,4% tổng số trẻ cúm mùa phụ huynh không có thông tin về tác dụng nhập viện, tỷ lệ này cao hơn so với triệu của vắc xin này. Bên cạnh đó, dù phương chứng chảy nước mũi, là 2 vị trí mà virus tiện thông tin đại chúng đã phát triển, dân trí xâm nhập đầu tiên. nâng cao nhưng giá thành của vắc xin cúm - Các triệu chứng khác: các triệu chứng vẫn khá cao so với thu nhập của người Việt lâm sàng của bệnh rất đa dạng và không Nam, điều này dẫn đến số trẻ có điều kiện giống nhau giữa các bệnh nhi, trong đó số tiêm phòng cúm chiếm tỉ lệ khá thấp. bệnh nhi có triệu chứng nôn là 7.2%, co giật - Sốt: có 99,7% trẻ có triệu chứng sốt. là 9.2%, đau đầu 2.9%, viêm kết mạc 0.5%, Kết quả này tương đương với kết quả của đau cơ ở trẻ lớn 0.6%. một số tác giả khác như có 99,33% trẻ có - Bạch cầu trong máu ngoại vi: 213
  8. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG 1212/2009 trẻ có số lượng bạch cầu trong 15.7%,… tiếp theo viêm tai giữa là 3.3%, giới hạn bình thường chiếm 60,3%; tăng 3% bệnh nhi ỉa chảy cấp có hoặc không dấu chiếm 34,9% trẻ và giảm chiếm 4,7% trẻ. hiệu mất nước; 3.2% bệnh nhi có cả viêm - CRP huyết thanh: có 19.3% bệnh nhi phổi và viêm tai giữa, 0.1% bệnh nhi có biến có tăng CRP > 12mg/L. CRP là một kết quả chứng viêm mũi xoang, không có biến chứng đánh giá tình trạng nhiễm trùng, trong những thần kinh hay tim mạch. Trong số các bệnh bệnh nhi cúm mùa khi chưa có bội nhiễm vi nhi có biến chứng của chúng tôi không có khuẩn CRP thường không tăng. bệnh nhi nào có biến chứng nặng như suy hô - Xét nghiệm tìm virus gây bệnh: có hấp, thở máy hay mất nước nặng,… Tất cả 1568 bệnh nhi dương tính với cúm A chiếm đều tiến triển tốt trong quá trình điều trị và 78%, 424 bệnh nhi dương tính với cúm B khỏi hoàn toàn. chiếm 21,1%, còn lại 0,8% bệnh nhi dương tính với cả A và B. Như vậy cúm A chiếm V. KẾT LUẬN một ưu thế hơn hẳn so với cúm B. - Về đặc điểm dịch tễ học lâm sàng 4.2. Về biến chứng và các yếu tố liên Tuổi mắc bệnh trung bình là 39,99 ± 0,68 quan tháng. Số bệnh nhi nam nhiều hơn nữ, tuổi - Tỷ lệ mắc biến chứng: Trong số 2009 mắc bệnh. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng trẻ nhập viện điều trị vì cúm mùa có 904 trẻ chủ yếu vào mùa đông xuân. có ít nhất một biến chứng chiếm 45%. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là sốt cao - Liên quan giữa biến chứng và tiêm nhiệt độ sốt trung bình là 39.14 ± 0.2°C, ho phòng cúm: Phân tích dữ liệu cho thấy, trẻ (96%) và đau họng (91%). không tiêm phòng cúm có nguy cơ bị mắc Số trẻ mắc cúm A (78%), cúm B (21%), các biến chứng khi nhiễm cúm so với nhóm cả A và B (1%) có tiêm phòng vẫn mắc cúm OR là 1.96 với Các xét nghiệm: công thức máu, CRP khoảng tin cậy 95% dao động từ 1.336 đến huyết thanh hầu hết trong giới hạn bình 2.895 cho thấy trẻ không tiêm phòng cúm có thường. nguy cơ mắc các biến chứng do cúm gấp - Biến chứng và các yếu tố liên quan 1.96 lần trẻ được tiêm phòng. CDC và Hiệp Tỉ lệ bệnh nhân có biến chứng còn cao hội Nhi khoa Mỹ APPP khuyến cáo nên tiêm (44.9%). Biến chứng phổ biến nhất là viêm phòng Cúm cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở phế quản (20%) và viêm phổi (16%), ngoài lên. Điều này không chỉ giúp giảm tỉ lệ mắc ra còn gặp viêm tai giữa, tiêu chảy và viêm bệnh Cúm mà đồng thời còn làm giảm khả xoang. Trẻ chưa được tiêm phòng cúm có năng bị biến chứng cũng như mức độ nặng nguy cơ mắc bệnh gấp 2.94 lần trẻ đã được của biến chứng gây ra bởi cúm so với những tiêm phòng. trẻ không được tiêm phòng. - Các biến chứng thường gặp: biến VI. KHUYẾN NGHỊ chứng hay gặp nhất là viêm phế quản và Nên tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng viêm phổi với tỷ lệ lần lượt là 19.8% và tuổi trở lên đế phòng ngừa nguy cơ mắc cúm cũng như làm giảm nhẹ khả năng mắc các 214
  9. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 503 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT – PHẦN 2 - 2021 biến chứng và giảm mức độ nặng của biến 3. Bramley AM, Bresee J, Finelli L. Pediatric chứng gây ra bởi bệnh cúm. Bệnh cúm mùa influenza. Pediatr Nurs. 2009;35(6):335-45. 4. Bộ Y Tế. Quyết định về việc ban hành có tỉ lệ biến chứng cao do đó cần chẩn đoán hướng dẫn chẩn đoán và điều trị cúm mùa, sớm và điều trị kịp thời. Những nghiên cứu năm 2011. 2011. hơn nữa tại cộng đồng là cần thiết để xác 5. Lowen AC, Mubareka S, Steel J, Palese P. định tần suất mắc bệnh, các yếu tố nguy cơ Influenza virus transmission is dependent on của cúm mùa để phòng bệnh và điều trị kịp relative humidity and temperature. PLoS thời. Pathog. 2007;3(10):1470-6. 6. Bresee J, Hayden FG. Epidemic influenza-- TÀI LIỆU THAM KHẢO responding to the expected but unpredictable. 1. Li CK, Choi BC, Wong TW. Influenza- N Engl J Med. 2013;368(7):589-92. related deaths and hospitalizations in Hong 7. Sikora C, Fan S, Golonka R, et al. Kong: a subtropical area. Public Health. Transmission of pandemic influenza A 2006;120(6):517-24. (H1N1) 2009 within households: Edmonton, 2. Coffin SE, Zaoutis TE, Rosenquist AB et Canada. J Clin Virol. 2010;49(2):90-3. al. Incidence, complications, and risk factors 8. Silvennoinen H, Peltola V, Lehtinen P. for prolonged stay in children hospitalized Clinical presentation of influenza in with community-acquired influenza. unselected children treated as outpatients. Pediatrics. 2007;119(4):740-8. Pediatr Infect Dis J. 2009;28(5):372-5. 215
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
113=>2