Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG U MẠCH MÁU<br />
XƯƠNG HÀM Ở TRẺ EM NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG I<br />
TRONG 10 NĂM (2003 -2014)<br />
Nguyễn Văn Đẩu*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các đặc điểm về dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh. Nhằm giúp các<br />
bác sỹ dễ dàng nhận diện bệnh, tránh được những tai biến chết người như chảy máu không cầm được sau nhổ<br />
răng.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu: tất cả trẻ em nhập viện Bệnh<br />
viện Nhi Đồng 1 được chẩn đoán là u mạch máu xương hàm, từ năm 2003 đến 2014.<br />
Kết quả - Bàn luận: Có 20 bệnh nhân được đưa vào lô nghiên cứu. Về dịch tễ học: bệnh thường gặp ở độ<br />
tuổi từ 7-12 tuổi. Phân bố bệnh rãi rác, không đặc thù về địa lý. Tỷ lệ nam nữ là 1/1. Bệnh gặp ở cả hai hàm,<br />
thường gặp ở xương hàm dưới (70%), ít gặp ở xương hàm trên (30%). Với xương hàm dưới, vị trí u thường ở<br />
cành ngang (42%), góc hàm (33%), cành cao (12%). Với xương hàm trên, u khu trú chuyên biệt ở phần xương<br />
hàm phía sau và xoang hàm (100%), không gặp ở xương hàm phía trước. Về lâm sàng: Bệnh tiến triển chậm, âm<br />
thầm, khó phát hiện. Không gây đau (100%). Người bệnh thường nhập viện trong tình trạng cấp cứu do u máu<br />
bị vỡ gây chảy máu ồ ạt (25% trường hợp), do chảy máu kéo dài không cầm được sau nhổ răng (10% trường<br />
hợp), hoặc do chảy máu miệng tái phát nhiều lần không rõ nguyên nhân (15% trường hợp), và phổ biến nhất là<br />
đến khám vì lý do bị biến dạng mặt - xương hàm (50% trường hợp). Thăm khám u, thấy các dấu hiệu rung miu<br />
(40% trường hợp), mạch đập (60% trường hợp), đặc biệt là dấu hiệu sờ nóng (100% trường hợp). Xương hàm bị<br />
biến dạng (100% trường hợp). Hiện tượng răng lung lay gặp ở tất cả trường hợp (100% trường hợp), cả răng<br />
sữa và răng vĩnh viễn, mức độ lung lay thay đổi tùy thuộc độ tiêu của xương ổ răng. Nướu và niêm mạc<br />
đáy hành lang miệng phù nề, sưng đỏ, chảy máu và lỡ loét (100% trường hợp). Về cận lâm sàng: Hình ảnh X<br />
quang và CT cho thấy sang thương dạng 1 hốc (45% trường hợp),dạng nhiều hốc liên kết nhau (25% trường<br />
hợp), nhiều hốc rời nhau (30% trường hợp). Cấu trúc bên trong có dạng bè xương (25% trường hợp), bọt xà<br />
phòng (15% trường hợp), tổ ong (20% trường hợp) và dạng không đồng nhất (40% trường hợp). Chân răng<br />
trong u bị mòn ngót, ống răng dưới bị dãn rộng. Hình ảnh chụp mạch máu xóa nền (DSA): cho thấy có sự dãn<br />
rộng và phân bố bất thường của mạch máu ở trong và ngoài khối u (100% trường hợp). Chọc dò khối u ra máu<br />
đỏ tươi, tự đông sau 10 phút theo dõi (100% trường hợp).<br />
Kết luận: U mạch máu xương hàm là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ em, biểu hiện bệnh đa dạng từ dịch tễ, lâm sàng<br />
và cận lâm sàng, có khả năng gây những nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người bệnh.<br />
Từ khóa: U mạch máu xương hàm, trẻ em.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
EPIDEMIOLOGIC, CLINICAL, PARACLINICAL FEATURES OF INTRAOSSEOUS HEMANGIOMA OF<br />
THE JAWS IN CHILDREN-A STUDY IN CHILDREN’S HOSPITAL 1 IN 10 YEARS (2003 -2014)<br />
Nguyen Van Dau * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 116 - 123<br />
Objective: Study the epidemiological, clinical, and paraclinical features of introsseous hemangioma of the<br />
<br />
* Bệnh viện Nhi Đồng 1<br />
Tác giả liên lạc: Bs CK2 Nguyễn Văn Đẩu<br />
<br />
116<br />
<br />
ĐT: 0903787304<br />
<br />
Email: drdau60@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
jaws in the children. The purpose of it is to helped the doctors esier on diagnosis, to prevent some death<br />
complications as continuted severe bleeding after tooth extraction.<br />
Methods: A descriptive retrospective study was carried out in 20 patients admitted to Odonto-MaxilloFacial Department of Children’s hospital 1 during the period of 2003-2014.<br />
Results and Discussion: Epidemiology: There were 10 males and 10 females with vascular lesion of the<br />
jaws. The ratio of male/female is 10/10. The age of the patients changed from 2- 14 year old, the frequent incidence<br />
occurs during the early mixed dentition period with the peak age of 10 years old. The tumor affected both in the<br />
maxillary and mandibular jaws. The mandible was more acquired than the maxilla, especially at body (43%)<br />
angle (33%) and ramus (12%) of mandible. With maxilla, all of the tumor is located at back body and maxillary<br />
sinus (100%). Clinical features: The tumor developed with a slow and gradually increasing swelling, destroyed<br />
the structure of normal bone and created blood hallow. The lesions were asymptomatic, without pain (100%). The<br />
patients usually admitted with the situation as severe bleeding from a broken tumor (25%), continued severe<br />
bleeding after tooth extraction (10%), idiopathic recurrent bleeding from mouth (15%), malformation of the face<br />
(50%). On tumor examination, feel thrill (40%), feel pulse (60%), heat (100%), malformation of the jaw (100%),<br />
loose teeth (100 %,) gingival bleeding (100%), Radiological features: from X-Ray and CT, radiolucent lesions<br />
were found with unilocular (45%), linking multilocular (25%), separate multilocular (30%). Inside flocculate<br />
appearances are trabecular (25%), soap bubble (15%), and honey-combs (20%). Displacement of tooth and tooth<br />
germ, dental roots wear flat, inferior alveolar canal deviation. Digital subtraction Angiography (DSA) patterns<br />
showed dilatation of abundant vascular network in this region, and having an anomalies distribution of the blood<br />
vessels. Needle puncture got fresh blood, complete coagulation after 10minutes.<br />
Conclusions: Intraosseous hemangioma of the jaws in children is a rarely diseases. The features of it are not<br />
so clear. It can cause many dangerous vital affects.<br />
Keywords: Intraosseous hemangioma of the jaws, children.<br />
ít có đủ cơ hội để các tác giả đầu tư nghiên cứu<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
một cách có hệ thống về bệnh lý này(12), đặc biệt<br />
Trong các bệnh lý về xương của cơ thể con<br />
là ở đối tượng trẻ em thì điều kiện này càng khó,<br />
người, u mạch máu xương hàm (UMMXH) là<br />
chính vì thế cho đến nay nhiều đặc điểm bệnh lý<br />
một bệnh lý khá hiếm gặp, đặc biệt là ở trẻ em.<br />
UMMXH trên đối tượng trẻ em như dịnh tể học,<br />
Về sinh bệnh học, bướu hình thành do sự tăng<br />
lâm sàng và cận lâm sàng vẫn chưa được làm rõ.<br />
sinh, dãn ra, hoặc do thông nối bất thường của<br />
Ngoài ra, các nghiên cứu đã thực hiện trước đây<br />
các mạch máu trong tủy xương hàm, và kết quả<br />
thường khảo sát chung cho cả người lớn và trẻ<br />
là cấu trúc xương hàm bị phá hủy dần là tạo<br />
em cũng cho thấy bệnh UMMXH xuất hiện với<br />
thành những hốc trống chứa đầy máu trong<br />
tỷ lệ cao ở trẻ em(7,11) nhưng cũng chưa có nghiên<br />
xương hàm.<br />
cứu nào dành riêng cho đối tượng này cả.<br />
Đặc điểm đáng chú ý của bệnh là phát triển<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
âm thầm trong xương hàm nên khó nhận diện,<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
diễn biến bệnh phức tạp, thể hiện lâm sàng đa<br />
dạng và đặc biệt là u có thể đột ngột vỡ ra gây<br />
Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Răng<br />
chảy máu ồ ạt, bệnh nhân có thể chết nhanh<br />
Hàm Mặt Bệnh viện Nhi Đồng I trên tất cả các<br />
chóng nếu không được xử trí phù hợp.<br />
bệnh nhân được chẩn đoán xác định là UMMXH<br />
Trong thực tế, tuy là bệnh lý mang tính chất<br />
đặc biệt nhưng do số lượng bệnh khá hiếm,<br />
phân bố bệnh rãi rác và việc xử lý phức tạp nên<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi khoa<br />
<br />
trong 10 năm từ 2003 đến 2014.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
- Bệnh nhân tuổi từ sơ sinh đến 15 tuổi.<br />
<br />
117<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
- Được chẩn đóan xác định có bệnh lý<br />
UMMXH.<br />
- Đã được điều trị và theo dõi chặt chẽ từ lúc<br />
tiến hành phẫu thuật cho đến khi xương hàm<br />
lành thương hoàn toàn.<br />
- Có hồ sơ lưu trữ đáp ứng được yêu cầu của<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
Tiêu chuẩn lọai trừ<br />
- Bệnh án không đáp ứng được yêu cầu của<br />
nghiên cứu.<br />
- Không theo dõi được bệnh nhân<br />
<br />
Cỡ mẫu nghiên cứu<br />
Cỡ mẫu tối thiểu dự kiến trong nghiên cứu<br />
này được xác định theo công thức tính cỡ mẫu là<br />
15. Đến thời điểm kết thúc nghiên cứu và sau khi<br />
loại đi các trường hợp không đạt tiêu chuẩn,<br />
mẫu thu thập được gồm có 20 bệnh nhân.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu<br />
cắt ngang mô tả.<br />
<br />
Thu thập số liệu<br />
Bằng cách khai thác bệnh sử, thăm khám lâm<br />
sàng và các kết quả cận lâm sàng. Dữ liệu được<br />
lấy từ hồ sơ bệnh án tính từ khi nhập vào khoa<br />
cho đến khi ra viện dựa trên một mẫu bệnh án<br />
nghiên cứu đã được chuẩn bị sẵn. Nhân viên<br />
Khoa đã được huấn luyện trực tiếp để thu thập<br />
thông tin, sau đó kiểm tra dữ liệu và nhập liệu,<br />
cuối cùng là phân tích dữ liệu.<br />
<br />
Xử lý số liệu<br />
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần<br />
mềm SPSS Epi info phiên bản 16.0. Các phép<br />
kiểm thống kê được sử dụng với mức ý nghĩa<br />
thống kê 0,05. Kết quả được trình bày dưới<br />
dạng bảng, biểu đồ và sơ đồ. Các biến số định<br />
tính được tính theo phân phối tần suất, tỷ lệ<br />
phần trăm. Các biến số định lượng: tính trung<br />
bình, giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và độ lệch<br />
chuẩn.<br />
<br />
118<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm dịch tể học<br />
Tuổi<br />
Phân bố tuổi của 20 bệnh nhân nghiên cứu<br />
như sau.<br />
Bảng 1: Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi<br />
Tuổi bệnh nhân<br />
Từ sơ sinh - 6 T<br />
Từ 7 T- 12 T<br />
Từ 13 T- 16 T<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số bệnh nhân<br />
2<br />
16<br />
2<br />
20 bệnh nhân<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
10<br />
80<br />
10<br />
100%<br />
<br />
Tuổi bệnh nhân phân bố không đều, độ<br />
tuổi trung bình là 10, số trung vị về tuổi là 11.<br />
Nhóm tuổi từ 7 -12 chiếm đa số gồm 16 ca<br />
bệnh (80% trường hợp), về phương diện phát<br />
triển răng, độ tuổi này là tuổi răng hỗn hợp, có<br />
sự hiện diện và thay thế lẫn nhau của cả răng<br />
sữa và răng vĩnh viễn.<br />
<br />
Giới tính<br />
Bảng 2: Phân bố bệnh nhân theo giới tính<br />
Giới tính<br />
Nữ<br />
Nam<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Số lượng<br />
10<br />
10<br />
20 bệnh nhân<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
50<br />
50<br />
100%<br />
<br />
Có 10 bệnh nhân nam và 10 bệnh nhân nữ,<br />
tỷ lệ nam/ nữ là 1/1.<br />
<br />
Địa phương<br />
Bảng 3: Phân bố bệnh nhân theo địa giới hành chánh<br />
Địa<br />
Trung<br />
Tây<br />
Đông<br />
phương Trung bộ Nguyên Nam bộ<br />
Số lượng<br />
6<br />
2<br />
2<br />
bệnh<br />
Tỷ lệ %<br />
30%<br />
10%<br />
10%<br />
<br />
Tp Tây Nam<br />
bộ<br />
HCM<br />
1<br />
9<br />
5%<br />
<br />
45%<br />
<br />
Bệnh phân bố tản mạn, rải rác ở các vùng địa<br />
lý khác nhau, không có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
về yếu tố địa phương.<br />
<br />
Tiền sử bệnh<br />
Khảo sát xem bệnh xuất hiện là bẩm sinh hay<br />
do đã có bị chấn thương hoặc đã phẫu thuật tại<br />
vùng bị UMMX.<br />
Bảng 4: Tiền sử bệnh có liên quan<br />
Tiền sử bệnh Bị chấn thương Đã phẫu thuật Bẩm sinh<br />
Số lượng ca<br />
1<br />
0<br />
19<br />
Tỷ lệ%<br />
5%<br />
0%<br />
95%<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
Kết quả, 19 trường hợp bệnh là bẩm sinh, có<br />
1 trường hợp có tiền sử bị chấn thương tại vùng<br />
có u mạch máu sau này, không có trường hợp<br />
nào u mạch máu xuất hiện tại vùng đã có can<br />
thiệp phẫu thuật trước đây.<br />
<br />
Xương hàm trên<br />
6<br />
30%<br />
<br />
Xương hàm dưới<br />
14<br />
70%<br />
<br />
Bảng 6: Phân bố theo vị trí xương hàm trên<br />
Xương phía<br />
trước<br />
0<br />
<br />
Xương phía<br />
sau<br />
6<br />
<br />
100%<br />
<br />
100%<br />
<br />
Với xương hàm trên: u chủ yếu liên quan<br />
đến cấu trúc phần sau của xương và cầu trúc<br />
xoang hàm, không gặp u ở phần trước của<br />
xương hàm trên.<br />
Vị trí XHD Cằm<br />
<br />
U ở xương hàm dưới gặp nhiều hơn xương<br />
hàm trên,với tỷ lệ XHD/XHT là 14/6 = 2,3 lần.<br />
Vị trí xương<br />
HT<br />
Số lượng<br />
<br />
0%<br />
<br />
Bảng 7: Phân bố theo vị trí xương hàm dưới<br />
<br />
Vị trí u<br />
Bảng 5: Phân bố theo vị trí xương hàm<br />
Vị trí<br />
Số lượng ca<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
%<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Xoang<br />
hàm<br />
6<br />
<br />
Số lượng<br />
%<br />
<br />
2<br />
7%<br />
<br />
Cành<br />
ngang<br />
12<br />
42%<br />
<br />
Góc<br />
hàm<br />
8<br />
33%<br />
<br />
Cành<br />
cao<br />
3<br />
12%<br />
<br />
Lồi<br />
cầu<br />
2<br />
7%<br />
<br />
Mõm<br />
vẹt<br />
1<br />
3,5%<br />
<br />
Có 28 vị trí xương hàm dưới bị tổn thương/<br />
20 bệnh nhân. Có 8 bệnh nhân có sang thương<br />
liên quan đến 2 vị trí giải phẫu của xương hàm.<br />
U phân bố nhiều ở cành ngang (42%), góc hàm<br />
(33%). Gặp ít ở cành cao (12%), cằm (7%), lồi cầu<br />
(7%) và mõm vẹt(3,5).<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Lý do nhập viện<br />
Bảng 8: Lý do nhập viện<br />
Tình trạng lúc Chảy máu miệng ồ ạt Chảy máu nhiều và kéo<br />
dài sau nhổ răng<br />
nhập viện<br />
do u bất ngờ bị vỡ<br />
Số ca<br />
5<br />
2<br />
Tỷ lệ %<br />
25%<br />
10%<br />
<br />
Chảy máu miệng kéo dài<br />
không rõ nguyên nhân<br />
3<br />
15%<br />
<br />
Phát hiện tình cờ khi<br />
chụp film Răng hàm mặt<br />
10<br />
50%<br />
<br />
Lý do nhập viện thường gặp nhất là do phát<br />
hiện tình cờ khi bệnh nhân được chụp film về<br />
răng hàm mặt (50%). Đặc biệt, các ca nhập viện<br />
do u bất ngờ bị vỡ (25%) và chảy máu kéo dài<br />
sau nhổ răng (25%) luôn luôn ở tình trạng cấp<br />
cứu khẩn do tính mạng bệnh nhân bị đe dọa vì<br />
mất máu nặng.<br />
<br />
thường gặp ở u đã bị phá hủy nhiều có vỏ<br />
xương mỏng.<br />
<br />
Biến dạng mặt và xương hàm<br />
Gặp ở tất cả 20 bệnh nhân, đạt tỷ lệ 100 %<br />
trường hợp<br />
<br />
Tất cả các răng trên u đều bị lung lay bất<br />
thường (100%). Mức độ lung lay giữa các răng có<br />
khác nhau phụ thuộc độ tiêu của xương ổ răng.<br />
Trên mỗi cá thể bệnh nhi, răng lung lay có thể là<br />
răng vĩnh viễn (10%), răng sữa (10%), hoặc cả R<br />
vĩnh viễn và răng sữa (80%), đây chính là điểm<br />
khác biệt có ý nghĩa giữa UMMXH ở trẻ em và<br />
người lớn.<br />
<br />
Các dấu hiệu sờ nóng, rung miu, mạch đập,<br />
tiếng thổi.<br />
Bảng 9: Các triệu chứng khi khám bằng động tác sờ<br />
và nghe<br />
Triệu chứng Sờ nóng Rung miu Mạch đập Tiếng thổi<br />
Số lượng ca<br />
20<br />
8<br />
12<br />
0<br />
%<br />
100%<br />
40%<br />
60%<br />
0%<br />
<br />
Sờ nóng là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh<br />
(gặp ở 100% trường hợp), dấu hiệu mạch đập<br />
(60% trường hợp) và rung miu (40% trường hợp)<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi khoa<br />
<br />
Răng lung lay<br />
Bảng 10: Tình trạng R lung lay<br />
Răng lung lay R vĩnh viễn R sữa R vĩnh viễn + R sữa<br />
Số lượng ca<br />
2<br />
2<br />
16<br />
%<br />
10%<br />
10%<br />
80%<br />
<br />
Dấu hiệu: phù nề, sưng đỏ, chảy máu, lỡ loét<br />
nướu và niêm mạc<br />
Là triệu chứng rất phổ biến, gặp ở 100% ca<br />
bệnh.<br />
<br />
119<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Các đặc điểm cận lâm sàng MMXH<br />
Kết quả chọc dò khối u<br />
Bảng11. Kết quả chọc dò UMMXH<br />
Tính chất<br />
Đặc điểm<br />
SSố ca<br />
<br />
Màu sắc dịch<br />
Đỏ tươi<br />
Màu khác<br />
115 ca (100%)<br />
0<br />
<br />
Thực hiện chọc dò 15/20 ca khối u mạch máu<br />
(ngoại trừ 5 ca u đã vỡ trước khi nhập viện).<br />
<br />
Quan sát dịch chảy qua kim khi chọc dò<br />
Thời gian đông<br />
không chảy chảy chậm<br />
chảy nhanh<br />
10’<br />
15’<br />
1<br />
02 ca<br />
13 ca<br />
115 ca (100%)<br />
0<br />
<br />
20’<br />
0<br />
<br />
Tất cả dịch thu được đều là máu đỏ tươi, tự<br />
đông sau 10 phút<br />
<br />
khối u, thường có dạng từng búi mạch máu xoắn<br />
lại nhau.<br />
<br />
Hình ảnh X quang và CT Scanner<br />
Bảng 12: Hình ảnh u mạch máu xương hàm trên film<br />
tia x và CT<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Đặc<br />
1<br />
điểm hốc<br />
Số ca<br />
9<br />
Tỷ lệ % 45<br />
<br />
Nhiều hốc rời<br />
nhau<br />
6<br />
30<br />
<br />
Nhiều hốc liên kết có<br />
vách<br />
5<br />
25<br />
<br />
Hình ảnh UMMXH trên X quang và CT phổ<br />
biến là dạng 1 hốc (45% trường hợp), dạng gồm<br />
nhiều hốc rời nhau (30% trường hợp), dạng gồm<br />
nhiều hốc liên kết nhau và có vách chung chiếm<br />
tỷ lệ thấp hơn (25% trường hợp).<br />
Bảng 13: Cấu trúc bên trong của các hốc<br />
Đặc Hình bè Hình bọt Hình tổ Hình tia Không<br />
điểm xương xà phòng ong mặt trời đồng nhất<br />
Số ca<br />
5<br />
3<br />
4<br />
0<br />
8<br />
Tỷ lệ %<br />
25<br />
15<br />
20<br />
0<br />
40<br />
<br />
Về hình ảnh bên trong các hốc, thường gặp<br />
nhất là dạng không đồng nhất (40%), dạng bè<br />
xương (25%), tổ ong (20%), bọt xà phòng (15%).<br />
Bảng 14: Tình trạng răng lân cận u trên film tia x và<br />
CT<br />
Đặc<br />
điểm<br />
Số ca<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
R bị xô<br />
lệch<br />
8/20<br />
40%<br />
<br />
R bị tiêu<br />
chân<br />
5/20<br />
25%<br />
<br />
Mầm R bị đẩy Sai khớp<br />
lệch<br />
cắn<br />
6/20<br />
4/20<br />
30%<br />
20%<br />
<br />
Răng bị đẩy lệch (40% trường hợp) và xoay<br />
theo nhiều hướng khác nhau, chân răng bị tiêu<br />
ngót (25% trường hợp), mầm răng bị đẩy dạt<br />
theo hướng phát triển của u (30% trường hợp).<br />
Kết quả của sự di lệch răng là khớp cắn của bệnh<br />
nhân bị sai lệch (20 trường hợp).<br />
Chụp mạch máu số hóa xóa nền DSA<br />
Cho thấy hình ảnh sự phân bố bất thường<br />
(100% trường hợp) của mạch máu trong và ngoài<br />
<br />
120<br />
<br />
Tuổi<br />
Tuổi của bệnh nhân thấp nhất là 2 tuổi, cao<br />
nhất là 14 tuổi.<br />
Độ tuổi trung bình là = 202 / 20 =10 tuổi. Các<br />
cá thể chiếm số lượng cao lần lượt là: 10 tuổi (5<br />
ca), 12 tuổi (5 ca) 11 tuổi (2 ca).<br />
Đây là nhóm tuổi đang có sự xáo trộn<br />
nhiều về cấu trúc răng do việc thay răng sữa<br />
và mọc răng vĩnh viễn, còn gọi là nhóm tuổi<br />
răng hỗn hợp.<br />
Theo GS Hoàng Tử Hùng(2) “ trẻ em ở vào<br />
lứa tuổi này có nhiều sự thay đổi về giải phẫu và<br />
sinh lý của xương hàm liên quan đến việc phát<br />
triển mầm răng, việc thay răng, và mọc răng,<br />
song song với sự thay đổi về cấu trúc xương<br />
hàm”. Một giả thiết được đưa ra là liệu: Quá<br />
trình này có thể đã tạo ra những xáo trộn trong cấu<br />
trúc của hệ thống mạch máu trong xương hàm để tạo<br />
nên UMMXH.<br />
Ngoài ra độ tuổi trẻ em cũng liên quan đến<br />
những chấn thương do té ngã trong sinh hoạt<br />
thường ngày. Điều này có thể là nguyên nhân<br />
kích thích để tạo nên u mạch máu xương hàm<br />
Về độ tuổi xuất hiện UMMXH:<br />
Trong nghiên cứu của nhóm tác giả<br />
KACKER A, HEIER L, JONE A cho thấy<br />
UMMXH thường gặp ở bệnh nhân tuổi từ 10<br />
đến 20(3).<br />
Lê Đình Giáp(6) thực hiện trên 13 bệnh nhân<br />
người Việt Nam tại bệnh viện Việt Đức ta thấy<br />
có 8 bệnh nhân thuộc độ tuổi « 15, chiếm 61,5%<br />
tổng số bệnh nghiên cứu. Độ tuổi trung bình của<br />
nhóm trẻ em này là 8,75.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi khoa<br />
<br />