Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU MẠCH XUYÊN CƠ<br />
TỪ ĐỘNG MẠCH MŨ ĐÙI NGOÀI Ở NGƯỜI VIỆT NAM<br />
Trần Đăng Khoa*, Phạm Đăng Diệu*, Trần Ngọc Anh**, Nguyễn Kim Giang*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Mô tả và đo đạc một số kích thước của mạch xuyên cơ ra da của hệ thống động mạch mũ đùi<br />
ngoài (ĐMMĐN) trên xác người Việt Nam.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 30 xác gồm 17 xác nam và 13 xác nữ.<br />
Kết quả: mạch xuyên cơ ra da chiếm 84% tổng số mạch xuyên; nguyên uỷ 53,8% từ nhánh xuống, 45,6%<br />
từ nhánh lên; đường kính nguyên uỷ trung bình 1,0 ± 0,5 mm, chiều dài trung bình 27,6 ± 14,8 mm.<br />
Kết luận: Mạch xuyên loại M chiếm tỉ lệ cao (84,0% tổng số mạch xuyên ra da), đường kính nguyên uỷ lớn<br />
hơn 0.5mm (78,5%), chiều dài trung bình 27,6 ± 14,8 mm. Có hướng đi ra trước hoặc hướng xuống dưới về phía<br />
xương bánh chè, chếch với bề mặt da một góc dưới 720, tập trung cao ở khoảng (2/8 – 3/8) và (5/8 – 6/8) theo trục<br />
dọc đùi.<br />
Từ khóa: động mạch mũ đùi ngoài, nhánh xuống ngoài, nhánh xuống trong, mạch xuyên, mạch xuyên cơ<br />
da.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SURGICAL ANATOMY OF THE MUSCULAR PERFORATORS OF THE LATERAL CIRCUMFLEX<br />
FEMORAL ARTERY (STUDY ON VIETNAMESE CADAVER)<br />
Tran Đang Khoa, Pham Dang Dieu, Tran Ngoc Anh, Nguyen Kim Giang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 - 2012: 172 - 177<br />
Objectives: Describe and measure some sizes of the vessels through skin of Lateral Circumflex Femoral<br />
Artery in Anterolateral Thigh Flap on Vietnamese cadavers<br />
Methods: cross-sectional study on 30 cadavers included 17 males and 13 females<br />
Results: the vessels through skin have a high rate (84% of total of the vessels through skin), the original<br />
diameter is greater than 0.5 mm (78.5%), the average length is 27.6 ± 14.8 mm with directions to the front or side<br />
facing down the patella, angling with a bottom skin surface 720 and a high concentration of about (2/8 - 3/8) and<br />
(5/8 - 6/8) by along the femoral axis.<br />
Key words: lateral circumflex femoral artery, branch perforators, muscular perforators.<br />
trước ngoài, dựa trên nền tảng cấp máu của<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
nhánh xuống của động mạch mũ đùi ngoài,<br />
Các nhánh lên – ngang – xuống của động<br />
đang được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi<br />
mạch mũ đùi ngoài trên đường đi cho các<br />
trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Á(1,14).<br />
nhánh động mạch xuyên cơ hoặc xuyên qua cân<br />
Vạt đùi trước ngoài được mô tả lần đầu bởi<br />
ra nuôi da, gọi tắt là các mạch xuyên da. Các<br />
Song và cộng sự(12) năm 1984. Mạch xuyên nuôi<br />
mạch xuyên da này là cơ sở để thiết kế các loại<br />
vạt được mô tả như là mạch xuyên vách gian cơ<br />
vạt da mà loại vạt nổi tiếng nhất chính là vạt đùi<br />
ra da, tỷ lệ loại mạch xuyên này theo nghiên cứu<br />
* Bộ môn Giải Phẫu - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: BS. Trần Đăng Khoa<br />
ĐT: 0916301199<br />
<br />
172<br />
<br />
** Đại học Y Hà Nội.<br />
Email: khoatrandr@yahoo.com<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
của tác giả trên 9 vạt là 100%. Tuy nhiên những<br />
nghiên cứu sau đó nhận thấy rằng loại mạch<br />
xuyên chủ yếu của vùng này là loại mạch xuyên<br />
cơ – da, loại mạch xuyên vách gian cơ – da<br />
chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều.<br />
Ở Việt Nam cho đến nay, chúng tôi chưa<br />
thấy có tài liệu nghiên cứu về mạch xuyên vách<br />
gian cơ ra da được công bố(9,11). Chính vì vậy<br />
trong bài báo này chúng tôi giới thiệu những kết<br />
quả bước đầu về đặc điểm giải phẫu mạch<br />
xuyên vách gian cơ ra da của hệ ĐMMĐN trên<br />
người Việt nam, với mục tiêu nghiên cứu như<br />
sau:<br />
1. Mô tả đặc điểm giải phẫu mạch xuyên cơ<br />
từ động mạch mũ đùi ngoài<br />
2. Đo đạc một số kích thước mạch xuyên cơ<br />
từ động mạch mũ đùi ngoài trên 30 xác người<br />
Việt Nam tại Bộ môn Giải phẫu trường Đại học<br />
Y khoa Phạm Ngọc Thạch từ 12/2008 đến<br />
12/2010.<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
60 vùng đùi của xác, không phân biệt nam<br />
nữ.<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu và kiểu chọn mẫu<br />
Chọn thuận tiện các xác có trong phòng lưu<br />
trữ xác tại Bộ môn Giải phẫu trường Đại học y<br />
khoa Phạm Ngọc Thạch sao cho thỏa tiêu chuẩn<br />
nhận :<br />
1. Xác người Việt Nam, trưởng thành trên 18<br />
tuổi<br />
2. Còn nguyên vẹn cả 2 đùi phải trái<br />
3. Không biến dạng, u bướu hay bất thường<br />
về giải phẫu vùng đùi, không có phẫu thuật và<br />
vết thương trước đó.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại<br />
Khi không thỏa các điều kiện trong tiêu<br />
chuẩn nhận.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chỉ số cần thu thập<br />
Chỉ số định tính<br />
Nguồn gốc của mạch xuyên cơ ra da của hệ<br />
thống động mạch mũ đùi ngoài; tính chất phân<br />
loại theo đường đi ra da của các mạch xuyên cơ<br />
ra da.<br />
<br />
Chỉ số định lượng<br />
Đường kính và chiều dài của mạch xuyên cơ<br />
ra da.<br />
<br />
Cách tiến hành<br />
1. Xác được cố định trong dung dịch<br />
formalin.<br />
2. Chọn xác thỏa tiêu chuẩn nhận.<br />
3. Tiến hành phẫu tích:<br />
- Đường vẽ và rạch da: dùng xanh<br />
methylene và thước dây vẽ 1 đường thẳng<br />
đường gai chậu trước trên đến điểm giữa bờ<br />
ngoài xương bánh chè (gọi là “Đường chuẩn”).<br />
- Xây dựng hệ trục tọa độ Oxy trên bề mặt<br />
da vùng đùi trước ngoài với gốc tọa độ O tại gai<br />
chậu trước trên; trục Y là đường thẳng nối từ gai<br />
chậu trước trên đến điểm giữa bờ ngoài xương<br />
bánh chè, hướng dương của trục Y hướng<br />
xuống bàn chân; trục X vẽ vuông góc với trục Y<br />
tại gai chậu trước trên, hướng dương của trục X<br />
hướng ra ngoài.<br />
- Lấy điểm giữa đoạn chuẩn làm tâm, vẽ một<br />
vòng tròn có bán kính là 3cm.<br />
- Dùng dao rạch da dọc theo giữa cơ may<br />
(phân chia vùng đùi trước ngòai và vùng đùi<br />
trước trong). Bóc tách từ da vào đến cơ.<br />
- Bóc tách dọc theo bờ trong cơ may để vào<br />
tam giác đùi, tìm động mạch đùi, động mạch<br />
đùi sâu, động mạch mũ đùi ngoài và thần kinh<br />
đùi. Sau đó bóc tách dần từ gốc của động mạch<br />
mũ đùi ngoài để tìm các phân nhánh ngang và<br />
phân nhánh lên, phân nhánh xuống của động<br />
mạch này. Tiếp theo đó bóc tách dọc theo đường<br />
đi của các phân nhánh lên-nhánh ngang-nhánh<br />
xuống để tìm các mạch xuyên cơ ra da.<br />
- Tại vị trí mạch xuyên đâm vào da, dùng<br />
kim đâm vuông góc với mặt trong da để xác<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
173<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
định vị trí của mạch xuyên trên mặt ngoài của<br />
da.<br />
<br />
Nguồn gốc nhánh xuyên cơ từ động mạch<br />
mũ đùi ngoài<br />
<br />
4. Thu thập các số liệu nghiên cứu. Sau đó<br />
xử lý số liệu: hiệu chỉnh các số liệu thô từ bảng<br />
thu thập, mã hóa các biến số, thống kê và phân<br />
tích bằng phần mềm SPSS/PC 10.5. Cuối cùng<br />
trình bày số liệu và báo cáo kết quả.<br />
<br />
Trong 60 mẫu đùi nghiên cứu chúng tôi tìm<br />
được tổng cộng 405 nhánh xuyên ra da. Đây là<br />
tất cả những nhánh xuyên của hệ thống động<br />
mạch mũ đùi ngoài. Trong tổng số nhánh<br />
xuyên, có 340 nhánh xuyên cơ da, nguồn gốc<br />
chủ yếu từ nhánh xuống (53,8%) hoặc nhánh lên<br />
(45,6%), tỉ lệ rất thấp từ thân chung lên – ngang.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tổng số mẫu: 60 vùng đùi (15 bên phải, 15<br />
bên trái) của 30 xác, trong đó có 17 xác nam<br />
(56,7%), 13 xác nữ (43,3%) với độ tuổi trung bình<br />
56 dao động từ 21-84 tuổi.<br />
<br />
Mẫu có ít nhánh xuyên nhất là 1 nhánh và<br />
nhiều nhánh xuyên nhất là 14 nhánh. Số nhánh<br />
xuyên loại M trung bình trên mỗi chân là 5.7<br />
nhánh/chân và không có sự khác biệt có ý nghĩa<br />
thống kê về số lượng nhánh xuyên giữa hai<br />
chân.<br />
<br />
Hình 1: Các loại mạch xuyên ra da<br />
nghĩa thống kê về các kích thước này giữa hai<br />
Một số kích thước mạch xuyên cơ từ động<br />
chân phải và trái với giá trị p > 0,05.<br />
<br />
mạch mũ đùi ngoài<br />
<br />
Đuờng kính nguyên uỷ của mạch xuyên cơ<br />
từ hệ ĐMMĐN trung bình là 1,0 ± 0,5 mm,<br />
78,5% có đường kính > 0,5 mm. Đuờng kính vào<br />
da của mạch xuyên loại M từ hệ ĐMMĐN trung<br />
bình là 0,96 ± 0,53 mm, 75,5% có đường kính ><br />
0,5 m. Chiều dài mạch xuyên loại M trung bình<br />
27,6 ± 14,8 mm. Không có sự khác biệt có ý<br />
<br />
174<br />
<br />
Phân bố vị trí mạch xuyên loại M trên bề<br />
mặt da<br />
Xét về hướng đi của các mạch xuyên loại M<br />
theo trục dọc đùi, chúng tôi ghi nhận đa số<br />
mạch này chạy hướng ra trước hoặc hướng<br />
xuống dưới về phía xương bánh chè, với tổng tỉ<br />
lệ 77,4%.<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Hình 2: Hướng của mạch xuyên theo chiều dọc của đùi<br />
Khi xét theo trục ngang đùi, các mạch xuyên<br />
loại M đa số tập trung ở phía ngoài đường<br />
chuẩn đùi (54,7%), những mạch xuyên thoát ra<br />
da ở trong đường chuẩn cũng chiếm tỉ lệ cao là<br />
27,9%.<br />
Góc vào da của các mạch xuyên loại M đa<br />
số dưới 720, chiếm 75%, có nghĩa các mạch<br />
xuyên này đi song song hoặc chếch so với bề<br />
mặt da bên trên.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân lớp đùi thành 3 khoảng.<br />
<br />
Khi chia đường chuẩn đùi thành 3 khoảng<br />
bằng nhau, chúng tôi ghi nhận các mạch xuyên<br />
loại M tập trung rất cao ở khoảng 1/3 và 2/3 đầu<br />
của đường chuẩn (81,5%) (biểu đồ 1). Khi chia<br />
đường chuẩn đùi thành 8 khoảng bằng nhau,<br />
chúng tôi nhận thấy các mạch xuyên loại M tập<br />
trung chủ yếu ở khoảng (2/8 – 3/8) và (5/8 – 6/8)<br />
với tỉ lệ lần lượt là 42% và 34,1% (biểu đồ 2).<br />
<br />
Nguồn gốc nhánh xuyên cơ từ động mạch<br />
mũ đùi ngoài<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân lớp đùi thành 8 khoảng.<br />
chân trái. Đây là tất cả những mạch xuyên của<br />
hệ thống động mạch mũ đùi ngoài. Trong tổng<br />
số mạch xuyên này, có đến 340 mạch xuyên<br />
vách gian cơ ra da, chiếm 84,0%.<br />
<br />
Trong 60 mẫu đùi nghiên cứu chúng tôi tìm<br />
được tổng cộng 405 mạch xuyên ra da, trong đó<br />
có 106 mạch thuộc chân phải và 209 mạch thuộc<br />
<br />
Chúng tôi tìm thấy trung bình 5,7 mạch<br />
xuyên loại M/chân, số mạch dao động từ 1 đến<br />
14 mạch trong mỗi đùi. Tỉ lệ này cao hơn hẳn so<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />
175<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
với các nghiên cứu khác như Kavita(8) trung bình<br />
4,26 mạch/đùi, Kimata(4) báo cáo 2,31 mạch/đùi,<br />
Tanvaa(13) báo cáo có trung bình 2,2 mạch/ đùi.,<br />
S.W.Choi(1) tìm thấy trung bình có 4,2 mạch/đùi.<br />
Chúng tôi nhận thấy nguyên nhân khiến số<br />
mạch xuyên của nghiên cứu chúng tôi cao hơn<br />
các nghiên cứu khác là bởi vì chúng tôi khảo sát<br />
tất cả các phân nhánh của động mạch mũ đùi<br />
ngoài, trong khi các nghiên cứu khác chỉ khảo<br />
sát nhánh xuống hoặc chỉ nhánh xuống và<br />
nhánh ngang của động mạch mũ đùi ngoài do<br />
đây là nhánh chính cung cấp máu cho vạt đùi<br />
trước ngoài. Trong khi đó, kết quả của chúng tôi<br />
nhận thấy rằng nhánh lên cho một số lượng<br />
mạch xuyên loại M rất đáng kể, trung bình là 2,6<br />
mạch cho mỗi đùi. Còn nếu chỉ khảo sát riêng<br />
nhánh xuống thì số mạch xuyên ra da trung<br />
bình chỉ là 3,1 mạch/đùi, gần tương tự so với các<br />
kết quả khác. Điều này cho thấy rằng nếu khi<br />
phẫu tích vạt đùi trước ngoài mà không tìm<br />
thấy mạch xuyên của nhánh xuống thì có thể<br />
dời vị trí bóc vạt lên cao hơn về phía gai chậu thì<br />
có thể gặp mạch xuyên của nhánh lên dễ dàng.<br />
Hoặc cũng có thể khi cần che phủ một tổn<br />
thương quá lớn thì có thể kết hợp cả vạt đùi<br />
trước ngoài và vạt cơ căng mạc đùi do nhánh<br />
lên và nhánh xuống cấp máu, khi đó ta sẽ có<br />
một vạt rời có một diện tích đáng kể phục vụ<br />
cho yêu cầu của lâm sàng.<br />
Nhánh xuống cho 183 mạch xuyên chiếm<br />
53,8% và nhánh lên cho 155 mạch chiếm 45,6%<br />
tổng số mạch xuyên loại M. Năm 1984. Song<br />
và các cộng sự(12) đã lần đầu miêu tả vạt đùi<br />
trước ngoài như một vạt có mạch xuyên là<br />
loại xuyên vách gian cơ(6). Tuy nhiên nghiên<br />
cứu của chúng tôi lại cho thấy tỉ lệ mạch<br />
xuyên cơ ra da chiếm tỉ lệ ưu thế (75,6% tổng<br />
số mạch xuyên ra da).<br />
Bảng 1: So sánh các loại mạch xuyên giữa các nghiên<br />
cứu<br />
Tác giả (năm)<br />
(12)<br />
<br />
Song 1984<br />
Koshima(5) 1989<br />
Zhou(3) 1991<br />
<br />
176<br />
<br />
Mẫu nghiên Mạch xuyên<br />
cứu<br />
cơ da (%)<br />
9 vạt<br />
0<br />
13 vạt<br />
38,5<br />
32 vạt<br />
63,0<br />
<br />
Tác giả (năm)<br />
Wolff 1992<br />
Kimata(4) 1997<br />
Shieh(10) 1998<br />
Xu(3) 1998<br />
Luo(6) 1999<br />
Luo(6) 1999<br />
Demirkan(2) 2000<br />
Wei(15) 2002<br />
Makitie(7) 2003<br />
P,Yu(16) 2004<br />
(1)<br />
SW Choi 2007<br />
(13)<br />
Tansatit 2008<br />
Nghiên cứu này 2010<br />
<br />
Mẫu nghiên Mạch xuyên<br />
cứu<br />
cơ da (%)<br />
100 xác<br />
90,0<br />
38 vạt<br />
73,7<br />
37 vạt<br />
83,8<br />
42 xác<br />
60,0<br />
152 vạt<br />
82,2<br />
10 xác<br />
75,0<br />
59 vạt<br />
88,0<br />
672 vạt<br />
87,0<br />
39 vạt<br />
77,0<br />
72 vạt<br />
79,0<br />
19 xác<br />
82,5<br />
30 xác<br />
76,9<br />
20 xác<br />
82,5<br />
<br />
Nhận xét: Tuy các cỡ mẫu có khác nhau nhưng<br />
các kết quả đưa ra đều cho thấy sự vượt trội của loại<br />
mạch xuyên cơ ra da, trừ hai kết quả đầu tiên của<br />
Song và Koshima.<br />
<br />
Một số kích thước mạch xuyên cơ từ động<br />
mạch mũ đùi ngoài<br />
Đường kính trung bình của các mạch trong<br />
nghiên cứu này là 1,0 ± 0,5 mm. Loại mạch có<br />
đường kính lớn hơn 0,5 mm chiếm đa số,<br />
khoảng 78,5%. So với 160 mạch xuyên của 38<br />
vùng đùi trong khảo sát của SW.Choi(1) trên<br />
người Hàn Quốc ,đường kính trung bình của<br />
mạch xuyên là 0,9 mm, tỉ lệ mạch xuyên lớn hơn<br />
0,5 mm đường kính chiếm 68,1%, thì kết quả của<br />
nghiên cứu trên người Việt Nam có hơi lớn hơn<br />
kết quả của tác giả này. Kết quả của chúng tôi<br />
cũng lớn hơn kết quả của tác giả P.Yu(16) nghiên<br />
cứu trên người phương Tây với 72 vạt đùi trước<br />
ngoài, với hệ thống mạch xuyên ABC của ông<br />
thì có 64,3% trường hợp có đường kính mạch<br />
lớn hơn 0,5 mm, và chú ý rằng những mạch<br />
xuyên ở xa (mạch xuyên C) thì đa số là đường<br />
kính nhỏ hơn 0,5 mm (72% tổng số mạch xuyên<br />
C).<br />
Chiều dài mạch xuyên trung bình là 27,6 ±<br />
14,8, trong đó mạch xuyên có chiều dài ngắn<br />
nhất là 5mm và dài nhất là 105mm, các mạch<br />
loại này rất thuận lợi cho những khuyết hổng<br />
cần có một cuống mạch dài và một vùng cấp<br />
máu rộng lớn để che phủ. Tác giả S.W.Choi(1) thì<br />
đo đạc từ vị trí xuất phát của nhánh xuống đến<br />
<br />
Hội nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch 2012<br />
<br />