Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH HỌC BẤT THƯỜNG TAI TRONG<br />
TRÊN BỆNH NHÂN CÓ CHỈ ĐỊNH PHẪU THUẬT CẤY ỐC TAI ĐIỆN TỬ<br />
Trần Viết Luân*, Dương Anh Vũ *<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm hình ảnh học bất thường tai trong trên bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cấy<br />
ốc tai điện tử.<br />
Phương pháp nghiên cứu: cắt ngang phân tích, thực hiện trên 158 bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật cấy<br />
ốc tai điện tử tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 10 năm 2018.<br />
Kết quả: Có 12 trường hợp bất thường giải phẫu tai trong (7,59%): 6 trường hợp phát triển không hoàn<br />
toàn loại 2 (chiếm tỉ lệ cao nhất, 50%), 3 trường hợp cốt hóa ốc tai (25%), 2 trường hợp ốc tai kém phát triển loại<br />
3 (16,67%) và 1 trường hợp phát triển không hoàn toàn loại 3 (8,33%). Các bất thường tiền đình kèm theo bao<br />
gồm 4 trường hợp ống bán khuyên ngang dạng nang (33,33%), 2 trường hợp giãn rộng cống tiền đình (16,67%)<br />
và 1 trường hợp không có cả ba ống bán khuyên (8,33%).<br />
Khi phẫu thuật cấy ốc tai điện tử với bệnh nhân bất thường giải phẫu tai trong, thời gian phẫu thuật sẽ dài<br />
hơn (trung bình 18,5 phút), phẫu thuật viên sẽ gặp khó khăn hơn trong việc xác định cửa sổ tròn và tỉ lệ chảy<br />
dịch não tủy trong lúc phẫu thuật cao hơn (16,67%).<br />
Kết luận: Các bất thường giải phẫu tai trong hiện nay vẫn là một thử thách đối với các phẫu thuật viên khi<br />
phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Việc nắm vững kiến thức về các bất thường này sẽ giúp phẫu thuật viên lập kế<br />
hoạch cho việc phẫu thuật để đạt được hiệu quả tốt nhất.<br />
Từ khóa: phẫu thuật cấy ốc tai điện tử, bất thường tai trong<br />
ABSTRACT<br />
PREOPERATIVE IMAGING OF THE INNER EAR MALFORMATIONS IN COCHLEAR IMPLANT<br />
CANDIDATES<br />
Tran Viet Luan, Duong Anh Vu<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3- 2019: 211-218<br />
Objective: The aim of this study is to determine the preoperative imaging of the inner ear malformations in<br />
cochlear implant candidates.<br />
Methods: This was a cross-sectional study performed at Ear Nose Throat Hospital of Ho Chi Minh City<br />
from January 2016 to October 2018. 158 cochlear implant candidates were included in this study.<br />
Results: There were 12 patients with inner ear malformations (7.59%): 6 patients with incomplete partition<br />
type II (most commonly, 50%), 3 patients with cochlear ossification (25%), 2 patients with cochlear hypoplasia<br />
type III (16.67%) and 1 patient with incomplete partition type III (8.33%). Labyrinthine malformations were<br />
found in 7 cases including: cystic lateral semicircular canal (4 cases, 33.33%), enlarged vestibular aqueduct (2<br />
cases, 16.67%) and semicircular canal aplasia (1 case, 8.33%). Surgeons spent more time for cochlear<br />
implantation in those inner ear malformations cases, about was 18.5 minutes longer on average, partly due to<br />
difficulty in identifying the round window. The risk of intra-operative cerebrospinal fluid leak was higher<br />
(16.67%) as well.<br />
*Bộ môn Tai Mũi Họng, Trường Đai học Y khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Trần Viết Luân ĐT: 0908137755 Email: luantranviet@gmail.com<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 211<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
Conclusion: Inner ear malformations remain a challenge to cochlear implant surgeons. Understanding and<br />
experience about such anomalies will aid surgeons in making surgical strategy to obtain an optimal outcome.<br />
Keywords: cochlear implantation, inner ear malformation<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ cấy ốc tai điện tử được điều trị tại Bệnh viện<br />
Nghe kém mức độ nặng và điếc sâu Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh trong thời<br />
thường ít hoặc không đáp ứng với máy trợ gian nghiên cứu.<br />
thính và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của Bệnh nhân được chụp CT-Scan và MRI<br />
trẻ khiếm thính hay người lớn điếc sau ngôn xương thái dương tại bệnh viện Tai Mũi Họng<br />
ngữ. Phẫu thuật cấy ốc tai điện tử là một trong TP. Hồ Chí Minh và Trung tâm Y khoa Hòa Hảo.<br />
những tiến bộ mang tính cách mạng được Cục Đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ Tiêu chuẩn loại trừ<br />
(FDA) chấp thuận trong điều trị nghe kém Bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật cấy<br />
mức độ nặng và điếc sâu. ốc tai điện tử.<br />
Hình ảnh học xương thái dương, bao gồm Bệnh nhân không có đủ hỉnh ảnh CT-Scan và<br />
chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) và chụp cộng MRI xương thái dương.<br />
hưởng từ (MRI) đóng một vai trò rất thiết yếu<br />
Không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
trước phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Ngoài việc<br />
ảnh hưởng đến chỉ định phẫu thuật, hình ảnh Phương pháp nghiên cứu<br />
học xương thái dương còn giúp phẫu thuật viên Bệnh nhân được khảo sát tiền căn, các triệu<br />
xác định các mốc giải phẫu quan trọng (sự rõ chứng lâm sàng và làm các xét nghiệm thính<br />
ràng của cửa sổ tròn, đường đi dây thần kinh học: đo âm ốc tai, thính lực đồ, nhĩ lượng đồ,<br />
mặt, vị trí của lồi tĩnh mạch cảnh,…), khảo sát phản xạ cơ bàn đạp, điện thính giác thân não,<br />
những bất thường bẩm sinh hoặc mắc phải về nội soi tai mũi họng trước mổ xác định và giải<br />
mặt giải phẫu, các bệnh lý ảnh hưởng đến phẫu quyết các bệnh lý vùng tai mũi họng có thể ảnh<br />
thuật, lựa chọn tai để thực hiện phẫu thuật, hưởng đến phẫu thuật: VA, viêm mũi xoang,<br />
đường phẫu thuật để tiếp cận tốt nhất, lựa chọn viêm tai giữa,…<br />
loại điện cực phù hợp để cấy. Bên cạnh đó, nó Bệnh nhân được chụp CT-Scan (với máy<br />
cũng có giá trị trong việc và tiên lượng được EMONTION 16 hoặc AQUILION ONE 640) và<br />
hiệu quả sau phẫu thuật(12). Chúng tôi thực hiện MRI xương thái dương (với máy SIGNA<br />
nghiên cứu này để khảo sát đặc điểm hình ảnh EXPLORER 1,5T). Các hình ảnh được dựng theo<br />
học bất thường tai trong trên bệnh nhân có chỉ các mặt phẳng ngang, đứng ngang và đứng dọc<br />
định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. chếch (với MRI) trên phần mềm eFilm để xác<br />
ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU định các bất thường giải phẫu tai trong.<br />
Sau khi xác định được các bất thường giải<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
phẫu tai trong, bệnh nhân sẽ được chia thành<br />
Nghiên cứu cắt ngang phân tích.<br />
hai nhóm:<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Nhóm có giải phẫu tai trong bình thường,<br />
158 bệnh nhân nghe kém tiếp nhận thần kinh<br />
Nhóm có giải phẫu tai trong bất thường.<br />
có chỉ định phẫu thuật cấy ốc tai điện tử tại Bệnh<br />
Tất cả bệnh nhân của hai nhóm được phẫu<br />
viện Tai Mũi Họng TP. Hồ Chí Minh từ tháng 1<br />
thuật cấy ốc tai điện tử. Sau phẫu thuật, các bệnh<br />
năm 2016 đến tháng 10 năm 2018.<br />
nhân của hai nhóm được theo dõi trong vòng 7<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu ngày và xuất viện sau đó nếu tình trạng hoàn<br />
Tất cả bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật toàn ổn định.<br />
<br />
<br />
<br />
212 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Các biến số thời gian phẫu thuật, những khó Các số liệu được thu thập, xử lý và phân tích<br />
khăn trong quá trình phẫu thuật, biến chứng theo phần mềm Stata 12. Biến số định lượng<br />
trong và sau phẫu thuật được ghi nhận và so được trình bày dưới dạng trung bình ± độ lệch<br />
sánh giữa hai nhóm để tìm sự khác biệt. chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. Biến số<br />
Các bước khảo sát giải phẫu tai trong trên định tính được trình bày dưới dạng tần số, tỉ lệ<br />
CT-Scan xương thái dương: các cấu trúc giải %. Chúng tôi dùng kiểm định Chi bình phương<br />
phẫu tai trong lần lượt được khảo sát ở mặt để tìm mối liên hệ giữa hai biến số định tính.<br />
phẳng ngang và đứng ngang theo thứ tự sau: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Tiền đình: bình thường 4 – 6mm, giãn rộng Đặc điểm chung<br />
khi đường kính này > 6 mm(15). Giới: 82 nam (51,9%) và 76 nữ (48,1%).<br />
Các ống bán khuyên: bình thường khi đường Tuổi: Tuổi trung bình là 7,74 tuổi với độ lệch<br />
kính đảo xương 2,6 – 4,8 mm. Ống bán khuyên chuẩn là 9,5. Tuổi nhỏ nhất là 1 tuổi, tuổi lớn<br />
ngang kém phát triển khi đường kính này < 2,6 nhất là 57 tuổi.<br />
mm. Không có ống bán khuyên khi chỉ có soan<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
nang và cầu nang mà không có sự lồi ra của ống<br />
bán khuyên. Nang ống bán khuyên khi không có Tiền căn: thường gặp nhất là nhiễm Rubella<br />
sự hiện diện của đảo xương(5). thai kì (5,06%), sau đó là bất thường bẩm sinh<br />
khác kèm theo (3,8%), sốt phát ban thai kì (3,8%),<br />
Cống tiền đình: giãn rộng khi có đường kính<br />
điếc đột ngột (2,53%), điều trị tại NICU với<br />
≥ 1,5 mm hoặc lớn hơn ống bán khuyên sau trên<br />
thông khí hỗ trợ (2,53%), viêm màng não (1,9%),<br />
mặt phẳng ngang(10).<br />
chấn thương đầu (0,63%).<br />
Ốc tai: bình thường 2,5 – 2,75 vòng, gồm trụ<br />
Lâm sàng: các bệnh nhân đến khám vì nghe<br />
ốc, mảnh xoắn xương, vách giữa các thang(10).<br />
kém (96,2%) và chậm nói (3,8%). Không có triệu<br />
Ống tai trong: bình thường khi đường kính<br />
chứng thực thể nào gợi ý các hội chứng có liên<br />
trước sau là 2 – 8 mm. Ống tai trong hẹp khi<br />
quan nghe kém tiếp nhận thần kinh bẩm sinh<br />
đường kính này < 2 mm, rộng khi > 8 mm(1).<br />
(hội chứng CHARGE, Usher…)<br />
Các bước khảo sát giải phẫu tai trong trên<br />
Đặc điểm thính lực<br />
MRI xương thái dương: các cấu trúc của tai<br />
Theo thời điểm khởi phát: 150 bệnh nhân<br />
trong cũng được khảo sát trên các mặt phẳng<br />
nghe kém trước ngôn ngữ (94,94%) và 8 bệnh<br />
theo thứ tự: tiền đình, các ống bán khuyên, cống<br />
nhân nghe kém sau ngôn ngữ (5,06%).<br />
tiền đình, ốc tai. Ngoài ra, cấu trúc giải phẫu<br />
Theo mức độ nghe kém: 155 bệnh nhân điếc<br />
quan trọng nhất trên MRI cần được khảo sát đó<br />
sâu (98,1%) và 3 bệnh nhân nghe kém mức độ<br />
là thần kinh ốc tai. Cách xác định dây thần kinh<br />
nặng (1,9%).<br />
ốc tai:<br />
Đặc điểm hình ảnh học bất thường giải phẫu<br />
Ở mặt phẳng ngang, dây thần kinh nào nhìn<br />
tai trong<br />
thấy đi vào trụ ốc thì đó là thần kinh ốc tai.<br />
Bảng 1: Tỉ lệ các bất thường giải phẫu ốc tai<br />
Ở mặt phẳng đứng dọc chếch, thần kinh ốc<br />
Các bất thường giải phẫu ốc tai Tần số Tỉ lệ (%)<br />
tai nằm ở vị trí trước dưới và gần ốc tai nhất. Phát triển không hoàn toàn loại 2 (IP-2) 6 50<br />
Thần kinh ốc tai kém phát triển khi đường Cốt hóa ốc tai 3 25<br />
kính của thần kinh ốc tai nhỏ hơn đường kính Ốc tai kém phát triển loại 3 2 16,67<br />
Phát triển không hoàn toàn loại 3 (IP-3) 1 8,33<br />
của các thần kinh còn lại trong ống tai trong.<br />
Tổng 12 100<br />
Không có thần kinh ốc tai khi không xác định<br />
được dây thần kinh ốc tai trong ống tai trong Có 12 trường hợp bất thường giải phẫu tai<br />
trong, chiếm tỉ lệ 7,59%. 146 bệnh nhân còn lại có<br />
trên MRI(12).<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 213<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
giải phẫu tai trong bình thường. Loại IIb: Cốt hóa đến vòng giữa ốc tai.<br />
Theo Wang (2014), cốt hóa ốc tai được chia Loại III: Cốt hóa đến vòng đỉnh ốc tai.<br />
thành 4 loại(16). Trong 3 trường hợp cốt hóa ốc tai, có 2<br />
Loại I: Cốt hóa cửa sổ tròn. trường hợp cốt hóa ốc tai loại IIb sau viêm màng<br />
Loại IIa: Cốt hóa từ cửa sổ tròn đến vòng đáy não và 1 trường hợp cốt hóa ốc tai loại IIa sau<br />
ốc tai. chấn thương đầu.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1: Phát triển không hoàn toàn loại 2 (IP-2) trên CT-Scan và MRI T2-W<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Cốt hóa ốc tai loại IIb trên CT-Scan.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3: Ốc tai kém phát triển loại 3 trên CT-Scan<br />
Bảng 2: Tỉ lệ các bất thường giải phẫu tiền đình kèm<br />
theo<br />
Các bất thường giải phẫu tiền đình Tần số Tỉ lệ (%)<br />
kèm theo<br />
Ống bán khuyên ngang dạng nang 4 33,33<br />
Giãn rộng cống tiền đình 2 16,67<br />
Không có cả ba ống bán khuyên 1 8,33<br />
Giải phẫu tiền đình bình thường 5 41,67<br />
Tổng 12 100<br />
<br />
Hình 4: Phát triển không hoàn toàn loại 3 (IP-3) trên<br />
CT-Scan<br />
<br />
<br />
214 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5: Ống bán khuyên ngang dạng nang trên CT-Scan và MRI<br />
mở ốc tai ngay sau khi mở ốc tai (16,67%). Đây là<br />
biến chứng nặng (theo Cohen).<br />
BÀN LUẬN<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Tiền căn: nhiễm Rubella thai kì là yếu tố tiền<br />
căn thường gặp nhất (5,06%).<br />
Lâm sàng: Nghe kém (96,2%) và chậm nói<br />
(3,8%) là 2 lý do đến khám chủ yếu.<br />
Hình 6: Cống tiền đình giãn rộng trên CT-Scan Đặc điểm thính lực<br />
Những ảnh hưởng của bất thường tai trong đối Đa số bệnh nhân thuộc loại nghe kém trước<br />
với phẫu thuật cấy ốc tai điện tử ngôn ngữ (94,94%) và bị điếc sâu (98,1%). Tỉ lệ<br />
Thời gian phẫu thuật này không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê<br />
Nhóm tai trong bình thường (146 bệnh với nghiên cứu của tác giả Lê Trần Quang Minh<br />
nhân): 13 bệnh nhân được phẫu thuật hai bên tai (2015)(8) (p > 0,05).<br />
với thời gian trung bình là 264,23 phút và 133 Đặc điểm hình ảnh học bất thường giải phẫu<br />
bệnh nhân được phẫu thuật một bên tai với thời tai trong<br />
gian trung bình là 131,92 phút. Bảng 3: So sánh tỉ lệ bất thường giải phẫu tai trong<br />
Nhóm tai trong bất thường (12 bệnh nhân): Nghiên cứu Cỡ mẫu Tỉ lệ (%) Giá trị P<br />
Chúng tôi 158 7,59<br />
tất cả đều được phẫu thuật một bên tai với thời<br />
Lê Trần Quang Minh (2015) 54 3,7 P > 0,05<br />
gian trung bình là 150,42 phút.<br />
Adibelli (2017) 440 9,77<br />
Bất thường cửa sổ tròn<br />
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ lệ bất<br />
Trong nhóm tai trong bất thường có: thường giải phẫu tai trong là 7,59%, không có sự<br />
3 trường hợp cốt hóa ốc tai bị cốt hóa cửa khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiên cứu<br />
sổ tròn. của tác giả Lê Trần Quang Minh (2015)(8) và<br />
1 trường hợp ốc tai kém phát triển loại 3 Adibelli (2017)(1) (p > 0,05).<br />
không xác định được cửa sổ tròn sau khi mở<br />
Bảng 4: So sánh tỉ lệ phát triển không hoàn toàn loại<br />
rộng tối đa ngách mặt.<br />
2 (IP-2)<br />
Biến chứng Nghiên cứu Cỡ mẫu Tỉ lệ IP-2 (%) Giá trị P<br />
Nhóm tai trong bình thường: 2 trường hợp Chúng tôi 12 50<br />
P > 0,05<br />
liệt mặt ngoại biên thoáng qua (1,37%). Đây là Neil (2009) 10 50<br />
<br />
biến chứng nhẹ (theo Cohen). IP-2 là bất thường thường gặp nhất trong<br />
Nhóm tai trong bất thường: 1 trường hợp IP- nghiên cứu của Neil (2009)(2). IP-2 cũng là bất<br />
2 và 1 trường hợp IP-3 bị chảy dịch não tủy từ lỗ thường thường gặp nhất trong nghiên cứu của<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 215<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
chúng tôi (6 trường hợp, 50%), tỉ lệ này không có Bất thường cửa sổ tròn<br />
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiên Bất thường cửa sổ tròn trong nhóm tai trong<br />
cứu của Neil (p > 0,05). bất thường cao hơn nhóm tai trong bình thường,<br />
Viêm màng não là nguyên nhân gây cốt hóa sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê giữa 2<br />
ốc tai thường gặp nhất. Nhiễm trùng sẽ đi vào ốc nhóm (p < 0,0001).<br />
tai từ khoang dưới nhện qua cống ốc tai vào Những khó khăn khi phẫu thuật với các<br />
thang nhĩ gần màng cửa sổ tròn. Nhiễm trùng trường hợp bất thường tai trong<br />
lan từ phần đáy ốc tai về phía đỉnh ốc tai, gây cốt<br />
Với IP-2, ốc tai và tiền đình gần như bình<br />
hóa ốc tai và phá hủy các cấu trúc bên trong ốc<br />
thường. Tuy nhiên, chảy dịch não tủy có thể<br />
tai, quan trọng nhất là cơ quan Corti, dẫn đến<br />
xảy ra trong quá trình phẫu thuật vì trụ ốc bị<br />
tình trạng nghe kém, thường là điếc sâu và<br />
khiếm khuyết ở vòng giữa và vòng đỉnh. Do<br />
không hồi phục(4,9).<br />
đó, tác giả Kaga Kimitaka (2017) đã khuyến<br />
Trong thời kì phôi thai, ống bán khuyên trên cáo rằng lỗ mở ốc tai nên được bít kín một<br />
phát triển đầu tiên trong ba ống bán khuyên, sau cách hiệu quả để tránh nguy cơ viêm màng<br />
đó là ống bán khuyên sau, sau cùng là ống bán não. Vì trụ ốc và ốc tai ở vòng đáy bình<br />
khuyên ngang. Vì vậy, bất thường ống bán thường nên tất cả các loại điện cực (điện cực<br />
khuyên trên và ống bán khuyên sau thường đi cong và thẳng) đều có thể được lựa chọn(7).<br />
kèm với bất thường ống bán khuyên ngang.<br />
Với cốt hóa ốc tai: hiện nay không còn là<br />
Trong khi đó, bất thường duy nhất ống bán<br />
chống chỉ định tuyệt đối của phẫu thuật cấy ốc<br />
khuyên ngang có thể xảy ra và là dạng bất<br />
tai điện tử. Tuy nhiên, phẫu thuật viên cần đánh<br />
thường ống bán khuyên thường gặp nhất(11).<br />
giá mức độ cốt hóa để quyết định hướng điều trị<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bất thường ống<br />
phù hợp và bệnh nhân cũng nên được chụp lại<br />
bán khuyên ngang cũng là bất thường ống bán<br />
phim CT-Scan xương thái dương ngay trước<br />
khuyên thường gặp nhất.<br />
phẫu thuật, vì diễn tiến của quá trình cốt hóa ốc<br />
Cống tiền đình là một ống nhỏ đi từ tiền tai là không thể dự đoán được(6,17).<br />
đình đến hố sọ sau, chứa túi nội dịch và ống nội Cốt hóa ốc tai loại I, IIa: Zhu (2008) đã<br />
dịch. Trong thời kì phôi thai, cống tiền đình khuyến cáo nên khoan mở ốc tai từ vùng cửa sổ<br />
được hình thành vào tuần thứ 5 thai kì do sự hẹp tròn, cách cửa sổ bầu dục 3,74mm, khoan vào<br />
lại của túi thừa tiền đình. Cống tiền đình giãn vòng đáy ốc tai hướng về vòng giữa đến khi nào<br />
rộng do túi thừa tiền đình không hẹp lại(3). Một thấy được vùng ốc tai không bị cốt hóa và điện<br />
điều cần lưu ý đối với những trường hợp có cực được đặt vào vị trí này.<br />
cống tiền đình giãn rộng là nguy cơ chảy dịch Cốt hóa ốc tai loại IIb: Isaacson (2008) đã<br />
não tủy khi mở vào ốc tai. khuyến cáo nên khoan mở vòng giữa ở vị trí 2-<br />
Những ảnh hưởng của bất thường tai trong đối 3mm trước cửa sổ bầu dục, ngay dưới ống cơ<br />
với phẫu thuật cấy ốc tai điện tử căng màng nhĩ để đặt điện cực.<br />
Thời gian phẫu thuật Cốt hóa ốc tai loại III: chỉ định cấy điện cực<br />
Thời gian phẫu thuật một bên tai của nhóm thân não.<br />
tai trong bất thường dài hơn 18,5 phút so với Theo Sanna (2016), với cốt hóa ốc tai, điện<br />
nhóm tai trong bình thường, sự khác biệt này có cực có đường kính nhỏ và có stylet nên được sử<br />
ý nghĩa thống kê (p < 0,05), do quá trình phẫu dụng để tăng cường lực đẩy vào trong ốc tai và<br />
thuật đối với nhóm tai trong bất thường sẽ gặp giúp cho quá trình đặt điện cực được dễ dàng<br />
khó khăn hơn trong việc tìm đường vào ốc tai và hơn. Ngoài ra, những nguy cơ trong phẫu thuật<br />
đặt điện cực. mà phẫu thuật viên cần chú ý là(9):<br />
<br />
<br />
<br />
216 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Chấn thương trụ ốc và mảnh xoắn xương nhiên, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ<br />
trong quá trình khoan mở ốc tai. biến chứng nặng giữa hai nhóm này (p < 0,0001).<br />
Tổn thương động mạch cảnh trong, đây là Bảng 5: So sánh tỉ lệ biến chứng chảy dịch não tủy<br />
một biến chứng nguy hiểm vì động mạch cảnh Số bệnh nhân Biến chứng<br />
Giá trị<br />
Nghiên cứu bất thường giải chảy dịch Tỉ lệ %<br />
trong nằm rất gần phía trước của vòng đáy ốc tai. phẫu tai trong<br />
P<br />
não tủy<br />
Điện cực đặt không đúng vị trí. Chúng tôi 12 2 16,67<br />
Tổn thương dây thần kinh mặt. Neil (2009) 10 5 50 > 0,05<br />
Sun (2017) 96 9 9,38<br />
Nguy cơ viêm màng não do ốc tai bị khoan<br />
rộng đến vòng giữa. Khi so sánh tỉ lệ biến chứng chảy dịch não<br />
tủy đối với những trường hợp có bất thường<br />
Với ốc tai kém phát triển: bất thường giải<br />
giải phẫu tai trong với các nghiên cứu khác<br />
phẫu thần kinh mặt có thể xảy ra và ụ nhô có thể<br />
trên thế giới, chúng tôi ghi nhận không có sự<br />
không nhô ra như bình thường. Các bất thường<br />
khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ chảy dịch<br />
này làm cho phẫu thuật viên có thể khó xác định<br />
não tủy trong nghiên cứu của chúng tôi so với<br />
được cửa sổ tròn khi mở rộng ngách mặt. Ốc tai<br />
các nghiên cứu của tác giả Neil (2009)(2) và Sun<br />
trong trường hợp này có kích thước nhỏ hơn<br />
(2017)(14) (p > 0,05).<br />
bình thường và có ít hơn 2,5 vòng. Vì vậy, Kaga<br />
Kimitaka (2017) đã khuyến cáo phẫu thuật viên Những bệnh nhân có bất thường giải phẫu<br />
nên lựa chọn loại điện cực ngắn với đường kính tai trong sẽ có nguy cơ bị chảy dịch não tủy cao<br />
nhỏ để đặt được hết vào trong ốc tai(7). hơn những bệnh nhân có giải phẫu tai trong<br />
bình thường. Chảy dịch não tủy được cho là do<br />
Với IP-3, vì không có trụ ốc nên tác giả Kaga<br />
sự khiếm khuyết mảnh xương ở phần ngoài ống<br />
Kimitaka (2017) đã lưu ý 2 vấn đề mà phẫu thuật<br />
tai trong ngăn cách ống tai trong và ốc tai. Ngoài<br />
viên có thể gặp trong quá trình phẫu thuật cấy<br />
ra, chảy dịch não tủy còn có thể do điện cực<br />
ốc tai điện tử là(7):<br />
được đặt vào ống tai trong.<br />
Chảy dịch não tủy: rất thường xảy ra vì có sự<br />
thông thương giữa ốc tai và ống tai trong. Nếu Khi gặp biến chứng chảy dịch não tủy,<br />
không được bít kín hiệu quả, tình trạng chảy Sennaroglu (2010) đã khuyến cáo phẫu thuật<br />
dịch não tủy rất dễ tiếp tục xảy ra sau phẫu viên nên nâng đầu bệnh nhân, khoan rộng lỗ<br />
thuật và làm tăng nguy cơ viêm màng não. mở ốc tai hơn, dùng một tay đặt ống hút cạnh<br />
Điện cực đi vào ống tai trong: vì không có lỗ mở ốc tai, tay còn lại đặt điện cực vào ốc tai<br />
trụ ốc và có sự thông thương giữa ốc tai với ống và bịt kín lỗ mở ốc tai bằng cân cơ thái dương<br />
tai trong, điện cực được đặt vào ốc tai có thể đi hoặc keo sinh học(13). Hiếm khi gặp trường hợp<br />
vào ống tai trong. Loại điện cực dài sẽ dễ đi vào chảy dịch não tủy nhiều đến mức cần phải đặt<br />
ống tai trong hơn loại điện cực ngắn. Vì vậy, dẫn lưu thắt lưng.<br />
điện cực thẳng với chiều dài ngắn nên được lựa KẾT LUẬN<br />
chọn đối với những trường hợp IP-3. Ngoài ra,<br />
Các bất thường giải phẫu tai trong hiện nay<br />
vị trí của điện cực nên được kiểm tra bằng X-<br />
vẫn là một thử thách đối với các phẫu thuật viên<br />
quang trong lúc phẫu thuật, nếu điện cực đi vào<br />
khi phẫu thuật cấy ốc tai điện tử. Nghiên cứu<br />
ống tai trong thì phẫu thuật viên sẽ chỉnh lại vị<br />
của chúng tôi ghi nhận có 12 trường hợp bất<br />
trí của điện cực ngay trong lúc phẫu thuật. thường giải phẫu tai trong (7,59%), trong đó,<br />
Biến chứng phát triển không hoàn toàn loại 2 là bất thường<br />
Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thường gặp nhất (6 trường hợp, 50%). Đối với<br />
tỉ lệ biến chứng nhẹ giữa hai nhóm tai trong bình các trường hợp bất thường giải phẫu tai trong,<br />
thường và tai trong bất thường (p > 0,05). Tuy thời gian phẫu thuật sẽ dài hơn (trung bình 18,5<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch 217<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019<br />
<br />
phút), phẫu thuật viên sẽ gặp khó khăn hơn 9. Mario S, Rolien F, Paul M et al (2016). “Cochlear Implantation in<br />
Cochlear Ossification, Surgery for Cochlear and Other Auditory<br />
trong việc xác định cửa sổ tròn và tỉ lệ chảy dịch Implants”. Thieme, pp.179-194.<br />
não tủy trong lúc phẫu thuật cao hơn (16,67%). 10. Mario S, Rolien F, Paul M et al (2016). “Radiology in Auditory<br />
Implantation, Surgery for Cochlear and Other Auditory<br />
Nắm vững kiến thức về các bất thường này sẽ<br />
Implants”. Thieme, pp. 28-42.<br />
giúp các phẫu thuật viên lập kế hoạch cho việc 11. Michel G, Espitalier F, Delemazure AS et al (2016). "Isolated<br />
phẫu thuật để đạt được hiệu quả tốt nhất. lateral semicircular canal aplasia: Functional consequences". Eur<br />
Ann Otorhinolaryngol Head Neck Dis, 133(3):pp.199-201.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12. Peng KA, Kuan EC, Hagan S et al (2017). "Cochlear Nerve<br />
1. Adibelli ZH, Isayeva L, Koc AM et al (2017). "The new Aplasia and Hypoplasia: Predictors of Cochlear Implant<br />
classification system for inner ear malformations: the INCAV Success". Otolaryngol Head Neck Surg, 157(3):pp. 392-400.<br />
system". Acta Otolaryngol, 137(3):pp.246-252. 13. Sennaroglu L (2010). "Cochlear implantation in inner ear<br />
2. Chadha NK, James AL, Gordon KA et al (2009). "Bilateral malformations--a review article". Cochlear Implants Int,<br />
cochlear implantation in children with anomalous 11(1):pp.4-41.<br />
cochleovestibular anatomy". Arch Otolaryngol Head Neck Surg, 14. Sun SP, Lu W, Men XM et al (2017). "Possible reasons for<br />
135(9):pp.903-9. cerebrospinal fluid gusher in cochlear implantation with inner<br />
3. Claros P, Fokouo JV, Claros A (2017). "Cochlear implantation in ear abnormality". Zhonghua Er Bi Yan Hou Tou Jing Wai Ke Za<br />
patients with enlarged vestibular aqueduct. A case series with Zhi, 52(4):pp.283-286.<br />
literature review". Cochlear Implants Int, 18(3):pp.125-129. 15. Swartz JD, Loevner LA (2009). “The Inner Ear and<br />
4. Đặng Xuân Hùng, Huỳnh Khắc Cường (2018). “Hình ảnh giải Otodystrophies, Imaging of the Temporal Bone”. Thieme,<br />
phẫu xương thái dương, Hình ảnh tai xương chũm”. Nhà xuất pp.298-411.<br />
bản Y học, pp.10-26. 16. Wang L, Zhang D (2014). "Surgical methods and postoperative<br />
5. Huang BY, Zdanski C, Castillo M (2012). "Pediatric results of cochlear implantation in 79 cases of ossified cochlea".<br />
sensorineural hearing loss, part 1: Practical aspects for Acta Otolaryngol, 134(12):pp. 1219-24.<br />
neuroradiologists". AJNR Am J Neuroradiol, 33(2):pp.211-7. 17. Zhu Y, Tong B, Xu S et al (2008). "Applied anatomy of operation<br />
6. Isaacson B, Roland PS., Wright CG (2008). "Anatomy of the through posterior tympanum approach". Lin Chung Er Bi Yan<br />
middle-turn cochleostomy". Laryngoscope, 118(12):pp.2200-4. Hou Tou Jing Wai Ke Za Zhi, 22(19):pp.867-70.<br />
7. Kimitaka K (2017). “Classifcation of Inner Ear Malformations,<br />
Cochlear Implantation in Children with Inner Ear Malformation Ngày nhận bài báo: 14/01/2019<br />
and Cochlear Nerve Deficiency, Levent Sennaroglu, Münir Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/02/2019<br />
Demir Bajin, Editors”. Springer, pp.61-86.<br />
8. Lê Trần Quang Minh (2015). "Nghiên cứu phẫu thuật cấy ốc tai Ngày bài báo được đăng: 20/04/2019<br />
điện tử loại đa kênh". Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
218 Hội Nghị Khoa Học Công Nghệ Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch<br />