Đặc điểm hình thái và sinh học phân tử của chủng nấm Cordyceps sp. V4 tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia - Sơn La
lượt xem 1
download
Cordyceps là chi nấm ký sinh trên côn trùng thuộc họ Cordycipitaceae. Đây là chi được nghiên cứu nhiều bởi sự đa dạng số lượng loài (với khoảng 176 loài đã biết) và các giá trị dược liệu. Trong quá trình nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, Sơn La chúng tôi đã thu được mẫu nấm Cordyceps sp. V4. Mẫu nấm ký sinh trên kén sâu và sâu bướm (bộ Lepidoptera).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm hình thái và sinh học phân tử của chủng nấm Cordyceps sp. V4 tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Copia - Sơn La
- BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.00025 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH HỌC PHÂN TỬ CỦA CHỦNG NẤM Cordyceps sp. V4 TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA - SƠN LA Nguyễn Đình Việt1, Trịnh Thúy Nga1, Nguyễn Thị Thùy Vân2, Trương Xuân Lam3, Dương Minh Lam1,* Tóm tắt: Cordyceps là chi nấm ký sinh trên côn trùng thuộc họ Cordycipitaceae. Đây là chi được nghiên cứu nhiều bởi sự đa dạng số lượng loài (với khoảng 176 loài đã biết) và các giá trị dược liệu. Trong quá trình nghiên cứu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, Sơn La chúng tôi đã thu được mẫu nấm Cordyceps sp. V4. Mẫu nấm ký sinh trên kén sâu và sâu bướm (bộ Lepidoptera). Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân tích trình tự ADN của một số đoạn gen cho thấy mẫu nấm nghiên cứu thuộc chi Cordyceps và có các loài gần gũi là C. militaris và C. rosea. Tuy nhiên, mức độ phân biệt của đặc điểm hình thái và sinh học phân tử chưa đủ để khẳng định mẫu nghiên cứu là một trong các loài đã được công bố và công nhận của chi này. Đây có thể là một loài mới cho khoa học. Những nghiên cứu về các sinh học phân tử và đặc điểm sinh học khác cần được tiến hành để khẳng định vị trí xếp loại của loài nấm này. Từ khóa: Cordyceps, nấm ký sinh trên côn trùng, Copia, Sơn La. 1. MỞ ĐẦU Nấm túi họ Cordycipitaceae và họ Ophiocordycipitaceae là hai họ nấm có số lượng loài lớn thuộc ngành Nấm túi. Ban đầu hai họ nấm này được xếp chung vào họ Clavicipitaceae với các đặc điểm hình thái nhận biết như: túi bào tử hình trụ, có đỉnh túi dày và các bào tử túi có thể phân rã thành nhiều bào tử thứ cấp. Các đặc điểm hình thái là cơ sở để định loại các nấm này (Kobayashi, 1982). Tuy nhiên, Sung và nnk. (2007) đã dựa trên các phân tích di truyền của 5 - 7 vùng gen mục tiêu là: nrSSU, nrLSU, tef1, rpb1, rpb2, β-tubulin (tub) và atp6 đã tách họ nấm Clavicipitaceae thành 3 họ là Clavicipitaceae, Cordycipitaceae, và Ophiocordycipitaceae (Sung et al., 2007). Phân loại dựa vào đặc điểm hình thái hai chi nấm Cordycipitaceae và Ophiocordycipitaceae có nhiều đặc điểm hình thái phân biệt như: hình thái, sự sắp xếp của quả thể, hình thái của asci, ascospores, part-spores; Đối với các loài thuộc chi Cordyceps phần chất nền (stroma) thường có màu sắc đậm, mềm. Quả thể được sắp xếp theo trật tự, nằm chìm hoàn toàn hoặc nửa nổi, nửa chìm trong chất nền. Bào tử túi không màu (hyaline), hình trụ, có vách ngăn sâu và có thể đứt gãy; Các loài nấm thuộc họ Ophiocordycipitaceae có các đặc điểm như: chất nền sẫm màu hoặc hiếm khi có màu sắc rực rỡ, cứng rắn. Các quả thể nấm (perithecia) có thể nằm nghiêng chìm trong chất nền 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Học viện Cảnh sát; 3Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam *Email: duong.minhlam@gmail.com
- PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 209 hoặc nằm rời rạc trên bề mặt của chất nền. Các túi bào tử (asci) không màu, hình trụ, thường có cấu trúc phần đỉnh dày. Bào tử túi hình trụ, phân rã thành part-spores hoặc không phân rã (Sung et al., 2007). Sự giống nhau của nhiều đặc điểm hình thái và khả năng biến đổi cao theo điều kiện môi trường, vùng địa lý, sự biến đổi giữa thể vô tính, thể hữu tính và thành phần loài phong phú là những nguyên nhân gây nhiều khó khăn cho việc định danh các loài nấm ký sinh côn trùng (Sung et al., 2007; Shrestha et al., 2014). Việt Nam có điều kiện tự nhiên lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài nấm. Tuy nhiên, các nghiên cứu nấm học nói chung ở Việt Nam và nghiên cứu chi nấm Cordyceps nói riêng còn ít. Ngoài ra, các nghiên cứu về nấm ký sinh côn trùng của Việt Nam mới chỉ tập trung vào nghiên cứu đặc điểm hình thái. Khi nghiên cứu tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, Lê Tấn Hưng (2010) đã ghi nhận có 12 loài thuộc 6 chi của họ Cordycipitaceae; Nghiên cứu về nấm ký sinh côn trùng tại Vườn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An, Phạm Quang Thu ghi nhận 10 loài, nghiên cứu của Trương Xuân Sinh ghi nhận 97 loài thuộc 21 chi; Tại Tam Đảo - Vĩnh Phúc tác giả Phạm Quang Thu cũng mô tả nấm Cordyceps gunnii (Berk.) Berk (Phạm Quang Thu nnk., 2011; Phạm Quang Thu, 2009; Trương Xuân Sinh, Nguyễn Thị Thúy, 2013). Như vậy, so với số lượng các loài đã được miêu tả và công nhận thuộc chi Cordyceps trên thế giới, những hiểu biết và ghi nhận của chúng ta về nhóm nấm này còn rất hạn chế. Tiềm năng phát triển, nghiên cứu khai thác ứng dụng của các nấm thuộc họ này ở nước ta là rất lớn. Trong đợt khảo sát tháng 12/2016 tại Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, Sơn La, chúng tôi đã phát hiện một mẫu nấm ký sinh trên cá thể sâu trưởng thành thuộc bộ Lepidoptera. Mẫu nấm có trạng thái hữu tính, các đặc điểm hình thái giống các loài nấm thuộc chi Cordyceps họ Cordycipitaceae. Để có thể định loại chính xác tới loài mẫu này, nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học phân tử được tiến hành và trình bày trong bài báo này. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Mẫu nấm V4 được thu tại Khu bảo tồn thiên nhiên Copia, Sơn La ngày 24, tháng 12, năm 2016, tại vị trí tọa độ: 21,19345 oN - 103,36546 oE; Độ cao 1450 m. Mẫu có trạng thái hữu tính, được loại bỏ đất và lá cây, đựng trong túi giấy vô trùng, đảm bảo giữ ẩm cho mẫu và chuyển về phòng thí nghiệm. Mẫu nấm được bảo quản ở 4 oC trong trong 1 tuần để nghiên cứu đặc điểm hình thái và phân lập. Sau đó, mẫu được làm khô trong điều kiện 4 oC, và được sấy khô trong điều kiện nhiệt độ 45 oC và bảo quản lâu dài tại bộ môn Công nghệ sinh học - Vi sinh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân lập và bảo quản chủng nghiên cứu Mẫu phân lập được quan sát trực tiếp dưới kính hiển vi soi nổi Olympus SZ61, kính hiển vi Olympus CX31. Bào tử được tách, hòa tan trong 100 µl nước vô trùng, sau đó chuyển qua môi trường PDA: khoai tây 200 g, dextrose 20 g, agar 17 g, nước cất 1000 ml, SDAY: dextrose 40 g, peptone 10 g, yeast extract 10 g, agar 17 g, có bổ sung 100 mg/L chloramphenicol. Sau 24 - 48 giờ nuôi cấy bào tử nẩy chồi được quan sát dưới kính hiển
- 210 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM vi soi nổi. Các khuẩn lạc không bị tạp nhiễm được tách và cấy chuyển (Choi et al., 1999). Các ống nghiệm chứa giống nấm đã thuần sau 4 - 5 ngày nuôi cấy sẽ được bảo quản ở 4 oC và được cấy truyền định kỳ 2 - 4 tháng 1 lần phục vụ cho những mục đích nghiên cứu tiếp theo. Phân tích đặc điểm hình thái, định loại mẫu Việc phân loại, định danh mẫu đến mức độ chi hoặc loài được thực hiện bằng phương pháp hình thái học dựa trên các đặc điểm về ký chủ, chất nền, quả thể, túi bào tử, bào tử túi… sau đó so sánh dựa trên các tài liệu và khóa định loại đã được xuất bản (Kobayashi, 1982). Chất nền: chất nền là một đặc điểm hình thái có thể quan sát bằng mắt thường hoặc sử dụng kính hiên vi soi nổi Olympus SZ61 để quan sát và ghi nhận các đặc điểm: Vị trí xuất hiện trên vật chủ, hình dạng, màu sắc, kích thước của phần vô tính, hữu tính, vị trí xuất hiện quả thể (chìm, nửa chìm, nổi,…). Quả thể: quả thể là cơ quan sinh sản hữu tính của nấm Cordyceps. Bề mặt chứa quả thể được quan sát bằng kính hiển vi soi nổi Olympus SZ61 để xác định hình dạng, kích thước, màu sắc, đặc điểm hình thái bề mặt. Các đặc điểm được quan sát và miêu tả trên lát cắt ngang dưới kính hiển vi Olympus CX31, như hình dạng thể quả (đối với thể quả chìm hoặc nửa chìm), độ dày của thành, cách phân bố của thể quả trong chất nền. Túi bào tử được quan sát và ghi nhận dưới kính hiển vi quang học các đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc, thể đỉnh, số lượng bào tử trong túi, khả năng bắt màu thuốc nhuộm Melzers, và cấu trúc paraphyses. Bào tử túi được quan sát và ghi nhận các đặc điểm số lượng, hình dạng, kích thước của chuỗi, của mỗi phân đoạn, màu sắc, bề mặt, khả năng bắt màu thuốc nhộm Melzer’s. Phương pháp sinh học phân tử Tách ADN 300 mg sinh khối nấm được cho vào ống Eppendorf chứa 500 µL dung dịch đệm 2XCTAB và được nghiền nhỏ. Hỗn hợp dịch sau nghiền được ủ ở 65 oC trong thời gian 60 phút; Sau đó 500 ml hỗn hợp Chloroform: isoamyl alcohol (24:1) được bổ sung, trộn đều, ly tâm 13.000 vòng/phút, thu dịch nổi (bước này được lặp lại 2 lần); Sau đó 2/3 thể tích Isopropanol (lạnh) được bổ sung và hỗn hợp được để trong điều kiện (-20 oC) trong 24 giờ, và được ly tâm 13000 vòng/phút trong thời gian 20 phút. Kết tủa là ADN được thu lại và được rửa với 1ml ethanol 70% bằng cách đảo trộn và ly tâm 13.000 vòng/p trong 2 phút. Kết tủa ADN được thu lại, để khô trong tủ hút vô trùng, sau đó được bổ sung 50 µl nước khử ion vô trùng. Sản phẩm ADN được bảo quản ở -20 oC để phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo (Doyle, 1987). Phản ứng PCR Cặp mồi ITS4 - ITS5, LROR- L7 (Vilgalys & Hester, 1990) và Crpb1A- RPB1Cr (Castlebury et al., 2004) được sử dụng để khuếch đại các trình tự tương ứng lần lượt là ITS đầy đủ; một phần LSU và vùng gen Rpb1. Thành phần các chất cho một phản ứng PCR (50 µl) bao gồm: PCR master mix 25 µl, mỗi loại mồi 1,5 µl (10 pM), H2O 19 µl và ADN 3 µl. Các ống PCR được đặt trong máy luân nhiệt với 35 chu kỳ: (1) biến tính ở 94 oC trong 40 giây; (2) bắt cặp mồi ở 48 oC trong 40 giây; (3) kéo dài đoạn ở 72 oC trong
- PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 211 1 phút 20 giây; Thời gian kéo dài cuối cùng là 8 phút ở 72 oC. Sản phẩm PCR được điện di trên gel agarose 1% chứa ethidium bromide, tại 80 V trong 30 - 40 phút và hiển thị trên đèn cực tím. Phân tích trình tự ADN và cây phát sinh phân loại Giải trình tự ADN được thực hiện bởi Công ty First Base sử dụng mồi xuôi và mồi ngược trong phản ứng PCR. Sau đó, các trình tự xuôi, ngược được dóng hàng và cho ra trình tự thống nhất bằng cách sử dụng phần mềm BioEdit. Các trình tự ADN liên quan trong phân tích được lấy từ ngân hàng gen NCBI thông qua công cụ tìm kiếm Blast và được dóng hàng với trình tự nghiên cứu sử đụng phần mềm ClustalX1.83. Tất cả các trình tự nghiên cứu và trình tự ADN cần thiết (Bảng 1) được dóng hàng và được sử dụng để phân tích mối quan hệ phân loại, quan hệ phát sinh chủng loại (Hall, 2011; Thompson et al., 1997). Phân tích xây dựng cây phát sinh loài được thực hiện dựa trên phương pháp Neighbor Joining trong ClustalX1.83; Cây phát sinh loài được hiển thị bằng phần mềm Mega 6. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm hình thái Ký hiệu mẫu V4 là nấm ký sinh trên sâu bướm (bộ Lepidoptera), được thu tại Copia, tọa độ: 21,19345 oN - 103,36546 oE; Độ cao 1450 m; trên thảm lá mục của rừng tre nứa. Chất nền thể quả có màu vàng cam, mọc đơn độc trên ký chủ, có dạng xốp mềm, kích thước 2-5 cm. (Hình 1. A, B). Quả thể nửa nổi nửa chìm trong chất nền, có vỏ mềm, màu vàng cam, kích thước quả thể 312 x 450 µm, quả thể có dạng cổ ngắn, hình trứng (Hình 1. B, C). Túi bào tử trong suốt, kích thước trung bình 1818,59 x 5 µm, hình trụ, tròn, dài, mịn, một lớp vỏ, cấu trúc đỉnh túi dày tạo thành hình bán cầu (3,24-3,59 µm), không bắt màu với thuốc nhuộm Melzer’s (J-), không có cấu trúc paraphyses, (Hình 1. D, E, F). Bào tử túi nằm trong các bó xếp song song trong túi bào tử. Bào tử túi khi trưởng thành tách khỏi chuỗi thành các phần (part-spores) có dạng hình elip bằng ở hai đầu, kích thước của bảo tử túi 4,53-4,59 x 1,03-1,53 µm ( Hình 1. F). Tổng hợp các đặc điểm hình thái cho thấy mẫu nấm nghiên cứu thuộc chi Cordyceps và một số loài có đặc điểm hình thái khá gần gũi như Cordyceps militaris và C. rosea. Đặc điểm túi bào tử và bào tử túi cho thấy chủng nấm V4 có nhiều đặc điểm giống với loài nấm Cordyceps militaris. Tuy nhiên, nấm Cordyceps militaris có quả thể dạng dẹt, hơi cong, nằm chìm phần lớn, gần như hoàn toàn trong phần chất nền, khác biệt so với mẫu Cordyceps đang nghiên cứu (Shrestha et al., 2005). Cordyceps rosea có kích thước phần chất nền khá bé, có màu hồng. Quả thể hình trứng, chìm phần lớn trong chất nền, bào tử túi hình chữ nhật nên cũng không trùng với đặc điểm của Cordyceps V4. Như vậy, các đặc điểm hình thái mới cho phép khẳng định được mẫu nấm nghiên cứu là một loài thuộc chi Cordyceps.
- 212 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hình 1. A. Nấm Cordyceps sp. V4 mọc trên ký chủ; B. Quả thể trên bề mặt cơ chất; C. Quả thể trên tiêu bản dưới kính hiển vi quang học; D, E, F: Túi bào tử và bào tử túi nấm Cordyceps V4. Bảng 1. Các trình tự được sử dụng để xây dựng cây phát sinh phân loại trên 3 vùng gen ITS, nrLSU, Rpb1 TT Tên loài Ký hiệu chủng Đoạn gen ITS nrLSU rpb1 Beauveria bassiana ATCC 20872 KU729042 KU729127 KU933455 C. brongniartii NBRC 101394 JN943297 JN941381 JN992350 C. gunnii ARSEF 6828 HM140630 HM140633 HM140639 C. militaris NBRC 100741 JN943437 JN941386 JN992489 C. militaris NBRC 9787 JN943433 JN941384 JN992491 C. militaris NBRC 5298 JN943299 JN941383 JN992492 C. militaris J1 KC242657 KC242632 KC242729 C. militaris OSC 93623 JN049825 AY184966 DQ522377 C. pseudomilitaris NBRC 101413 JN943310 JN941396 JN992479 C. sp. voucher PDD108762 MF574421 MF574422 MF595798 C. rosea spat 09-053 MF416637 3.2. Đặc điểm sinh học phân tử Nghiên cứu hình thái kết hợp việc phân tích trình tự bằng các cặp mồi ITS 4-5, LROR- L7, Crpb1A- Crp1cr thấy chủng nấm thu được có tỉ lệ tương đồng khi so sánh trên NCBI với loài Cordyceps militaris là 92% (Hình 3). Đối với vùng gen mục tiêu Rpb1 chủng Cordyceps sp. có quan hệ gần gũi đối với các loài Cordyceps rosea (Hình 2). Sự sai khác về hình thái và qua phân tích cây phát sinh chủng loại khi sử dụng đơn lẻ từng vùng gen mục tiêu ITS, nrLSU, Rpb1 và kết hợp cả ba vùng gen trên cho kết quả chủng nấm thu được thuộc chi Cordyceps, họ Cordycipitaceae (Hình 2, 3). Với các kết quả thu
- PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 213 được trong nghiên cứu này, cho đến thời điểm hiện tại có thể nhiều khả năng đây là một loài mới cho khoa học. Các nghiên cứu tiếp theo nhằm cung cấp các minh chứng cho giả định này cần tiếp tục được triển khai. Hình 2. Kết quả xây dựng cây phát sinh loài dựa trên vùng gen rpb1 Hình 3. Kết quả xây dựng cây phát sinh loài dựa trên 3 vùng gen ITS-LSU-RPB1 4. KẾT LUẬN Mẫu nấm ký sinh côn trùng thu được tai Khu bảo tồn thiên nhiên Copia được xác định ký chủ thuộc bộ Lepidoptera và miêu tả hình thái chi tiết, đặc điểm sinh học phân tử của 03 đoạn gen ITS, LSU và Rpb1. Kết quả phân tích hình thái và trình tự ADN cho phép xác định được mẫu nấm nghiên cứu thuộc chi Cordyceps nhưng khác biệt với các loài đã được chấp nhận. Điều này chứng tỏ đây có thể là loài mới cho khoa học và cần các nghiên cứu sâu hơn để khẳng định giả thiết này. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng đa dạng nấm của Việt Nam là rất lớn và cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để mở rộng kho tri thức khoa học nấm học của Việt Nam.
- 214 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Tấn Hưng, Võ Thị Hạnh, Lê Thị Bích Phượng, Trần Thạnh Phong, Trương Thị Hồng Vân, Somsak Sivichai, 2010. Nấm côn trùng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên; nguồn tài nguyên quý cho các ứng dụng sinh học. Kỷ yếu Hội nghị khoa học Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam. Phạm Quang Thu, 2009. Phát hiện nấm đông trùng hạ thảo Cordyceps gunnii (Berk.) Berk tại Vườn Quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 (6): 96-99. Phạm Quang Thu, Lê Thị Xuân, Đặng Như Quỳnh, Nguyễn Hoài Thu, 2011. Thành phần loài nấm ký sinh côn trùng tại Vườn Quốc gia Pù Mát - Nghệ An. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 11 (2): 88-94. Trương Xuân Sinh, Nguyễn Thị Thúy, 2013. Đa dạng sinh học nấm ký sinh côn trùng ở Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 10 (2): 28-35. Castlebury L. A., Rossman A. Y., Sung G. H., Hyten A. S., Spatafora J. W., 2004. Multigene phylogeny reveals new lineage for Stachybotrys chartarum, the indoor air fungus. Mycological Research, 108 (8): 864-872. Choi Y. W., Hyde K. D., Ho W. H., 1999. Single spore isolation of fungi. Fungal Diversity, 3 (1): 29-38. Doyle J., 1987. A rapid DNA isolation procedure for small quantities of fresh leaf tissue. Phytochemical Bulletin, 19 (1): 11-15. Hall, T.A., 2011. Bioedit: An important software for molecular biology. GERF Bulletin of Biosciences, 2 (1): 60-61. Kobayashi Y., 1982. Keys to the taxa of the genera Cordyceps and Torrubiella. Trans. Mycol. Soc. Jpn., 23 (3): 329-364. Schoch C. L., Seifert K. A., Huhndorf S., Robert V., Spouge J. L., Levesque C. A., Chen W., 2012. Nuclear ribosomal internal transcribed spacer (its) region as a universal DNA barcode marker for fungi. Proc Natl Acad Sci USA, 109 (16): 6241-6246. Shrestha B., Han S. K., Yoon K. S., Sung J. M., 2005. Morphological characteristics of conidiogenesis in Cordyceps militaris. Mycobiology, 33 (2): 69-76. Shrestha B., Hyun M. W., Oha J., Han G. J., Lee T. H., Cho J. Y., Kange H., Kim S. H., Sunga G. H., 2014. Molecular evidence of a teleomorph-anamorph connection between Cordyceps scarabaeicola and Beauveria sungii and its implication for the systematics of Cordyceps sensu stricto. Mycoscience, 55 (3): 231-239. Sung, G.H., Hywel J. N. L., Sung J. M., Luangsa-Ard J. J., Shrestha B., Spatafora J. W., 2007. Phylogenetic classification of Cordyceps and the clavicipitaceous fungi. Stud Mycol, 57 (1): 5-59. Thompson J. D., Gibson T. J., Plewniak F., Jeanmougin F., Higgins D. G., 1997. The clustal x windows interface: Flexible strategies for multiple sequence alignment aided by quality analysis tools. Nucleic Acids Res, 25 (24): 4876-4882. Vilgalys R., Hester M., 1990. Rapid genetic identification and mapping of enzymatically amplified ribosomal DNA from several Cryptococcus species. Journal of Bacteriology, 172 (8): 4238- 4246.
- PHẦN I. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG SINH HỌC 215 MORPHOLOGICAL AND MOLECULAR CHARACTERISTICS OF Cordyceps sp. V4 COLLECTED FROM COPIA NATURAL RESERVE, SON LA PROVINCE Nguyen Dinh Viet1, Trinh Thuy Nga1, Nguyen Thi Thuy Van1,2, Truong Xuan Lam3 and Duong Minh Lam1,* Abstract: Cordyceps is one of the most famous entomopathogenic fungi that belongs to Cordycipitaceae family. This genus has been well studied because of its diversity (172 accepted species) and its medicinal values. During field trips in Copia natural reserve, Son La province, a beautiful sample of insect fungus grown on an insect host that belonged to Lepidoptera order was collected and named V4. The morphological and DNA sequence analysis showed that the studied fungus belonged to Cordyceps genus with two closely related species of C. militaris and C. rosea. However, the identification resolution of the combination morphology and molecular data was not good enough to confirm it belongs to any known species of the genus. The result suggested that this could be a new species of Cordyceps but more studies are needed. Keywords: Cordyceps, insect fungi, Copia Son La. 1Hanoi National University of Education 2People’s Police Academy; 3Institute of Ecology and Biological Resources, Vietnam Academy of Science and Techonology *Email: duong.minhlam@gmail.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm hình thái và phân bố của trùn chỉ (Limnodrilus hoffmeisteri Claparede, 1862) trong ao nuôi thủy sản nước ngọt
6 p | 246 | 16
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu loài Hà thủ ô đỏ (fallopia multiflora (thunb.) haraldson) ở Việt Nam
7 p | 96 | 6
-
Đặc điểm hình thái và phân tử của vi khuẩn Xenorhadus sp. X-7TN cộng sinh với tuyến trùng Steinernema longicaudum phân lập ở Tây Nguyên, Việt Nam
6 p | 67 | 4
-
Đặc điểm hình thái và giải phẫu cây Sơn đôn - Amalocalyx microlobus Pierre ex Spire (Apocynaceae) ở Sơn La
8 p | 97 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) tại Sa Pa – Lào Cai
0 p | 50 | 3
-
Một số đặc điểm hình thái và sinh thái sinh sản của cá thát lát (notopterus notopterus) ở Thừa Thiên Huế
7 p | 61 | 3
-
Đặc điểm hình thái và phân tử của loài tuyến trùng steinernema longicaudum shen & wang, 1991 ở Việt Nam
7 p | 42 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm hình thái và xây dựng khóa phân loại các loài thuộc chi qua lâu (Trichosanthes L.) ở Việt Nam
5 p | 84 | 3
-
Một số đặc điểm hình thái, sinh học của nhện bắt mồi paraphytoseius cracentis (acari: phytoseiidae) nuôi trên hai vật mồi khác nhau
10 p | 99 | 3
-
Một số đặc điểm hình thái, hóa sinh của khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro
5 p | 100 | 3
-
Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của cá bột loài cá cơm sọc xanh (Encrasicholina punctifer Fowler 1938)
9 p | 57 | 3
-
Một số đặc điểm hình thái và sinh cảnh nòng nọc loài cóc mắt bên Xenophrys major (Boulenger, 1908) ở vườn quốc gia Tam Đảo
4 p | 40 | 2
-
Đặc điểm hình thái và phân tử của vi khuẩn xenorhabdus sp. chủng l1 cộng sinh với tuyến trùng steinernema longicaudum phân lập ở Vườn Quốc gia Ba Vì
6 p | 88 | 2
-
Đặc điểm hình thái và trình tự gen 16s rna ribosomal của chủng vi khuẩn XTĐ18 cộng sinh với tuyến trùng steinernema sp. TĐ3 phân lập từ Tam Đảo, Vĩnh Phúc
5 p | 74 | 2
-
Đặc điểm hình thái và phân tử của loài tuyến trùng Steinernema siamkayai ký sinh gây bệnh côn trùng ở Việt Nam
8 p | 98 | 2
-
Đặc điểm hình thái và tiếng kêu của loài cóc mắt bên xenophrys major (boulenger, 1908) ở vườn Quốc gia Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
5 p | 74 | 2
-
Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ rùa đen nhỏ Stethorus sp. (Coleoptera: Coccinellidae)
6 p | 84 | 1
-
Đặc điểm hình thái và đa dạng di truyền của các giống cây ba kích (Morinda officinalis How)
11 p | 25 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn