intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình trạng rối loạn giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy tim mạn tính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình trạng rối loạn giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy tim mạn tính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả trên 101 bệnh nhân từ 9/2021 đến tháng 3/2022, thu thập các đặc điểm lâm sàng, siêu âm tim, điện tim, khảo sát các đặc điểm rối loạn giấc ngủ, phân tích tìm các yếu tố liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình trạng rối loạn giấc ngủ và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy tim mạn tính tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp

  1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2023 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP Vũ Mạnh Tân1, Phạm Việt Quang2 TÓM TẮT 2 nói chung ở mức độ nhẹ. Không có mối liên Mục tiêu: nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận quan giữa giới, cân nặng, phân số tống máu với lâm sàng, tình trạng rối loạn giấc ngủ và một số rối loạn giấc ngủ. Suy tim giai đoạn C, D làm yếu tố liên quan ở bệnh nhân suy tim mạn tính tại tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ 2,79 lần Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Đối tượng và (OR=2,79, 95%CI: 1,14-6,81, p=0,02). Kết phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả luận: Ở bệnh nhân suy tim mạn tính, khó thở về trên 101 bệnh nhân từ 9/2021 đến tháng 3/2022, đêm, ho về đêm, khó thở gắng sức và phù chi là thu thập các đặc điểm lâm sàng, siêu âm tim, các triệu chứng thường gặp. Suy tim giai đoạn C, điện tim, khảo sát các đặc điểm rối loạn giấc ngủ, D là yếu tố làm tăng nguy cơ rối loạn giấc ngủ. phân tích tìm các yếu tố liên quan. Kết quả Từ khóa: liên quan, rối loạn giấc ngủ, suy nghiên cứu: Tuổi trung bình 66,45 ± 12,32, nam tim. nhiều hơn nữ. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ thường gặp: tăng huyết áp (57,4%), bệnh SUMMARY mạch vành (40,6%), rung nhĩ (30,7%), bệnh van CLINICAL AND SUBCLINICAL tim (31,7%). Các triệu chứng lâm sàng thường CHARACTERISTICS, INSOMNIA gặp: khó thở về đêm (60,4%), ho về đêm STATUS AND RELATED FACTORS IN (84,2%), khó thở khi gắng sức (83,2%), phù chi PATIENTS WITH CHRONIC HEART (62,4%). Suy tim giai đoạn C (63,4%); suy tim FAILURE AT VIET TIEP FRIENDSHIP phân số tống máu giảm 43,6%, giảm nhẹ 27,8%, HOSPITAL bảo tồn 28,7%. Các dấu hiệu rối loạn gấp ngủ Objectives: to evaluate the characteristic of gặp nhiều: thức dậy sớm mức độ ít (34,7%), khó clinical and subclinical manifestation, insomnia vào giấc ngủ mức độ ít (29,7%) và khó duy trì status and some related factors in patients with giấc ngủ mức độ trung bình (27,7%). 42,6% bệnh chronic heart failure at Viet Tiep Friendship nhân không hài lòng với giấc ngủ, 63,3% bệnh Hospital. Subjects and methods: a descriptive nhân có ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, 67,3% study on 101 patients who was hospitalized from lo lắng về giấc ngủ. 38,6% có rối loạn giấc ngủ September 2021 to March 2022; collect information on: clinical characteristics, echocardiography, electrocardiogram, insomnia 1 Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng characteristics; analyse to find related factors. 2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Results: Mean age was 66.45 ± 12.32, the ratio Chịu trách nhiệm chính: Vũ Mạnh Tân of male sex was highter. Common causes and Email: vmantan@hpmu.edu.vn risk factors ware hypertension (57.4%), coronary Ngày nhận bài: 6.4.2023 heart disease (40.6%), atrial fibrillation (30.7%), Ngày phản biện khoa học: 25.4.2023 valvular heart disease (31.7%). Common clinical Ngày duyệt bài: 23.5.2023 10
  2. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 529 - THÁNG 8 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 symptoms and signs ware nocturnal dyspnea khoảng 70% số bệnh nhân suy tim mạn tính (60.4%), nocturnal cough (84.2%), exertional bị mất ngủ [1]. Rối loạn giấc ngủ ở bệnh dyspnea (83.2%), edema (62.4%). The rate of nhân suy tim có tác động tiêu cực đến sức stage C heart failure was 63.4%; the rate of heart khỏe thể chất, mức độ nhận thức, hoạt động failure with reduced ejection fraction was 43.6%, slightly reduced ejection fraction was 27.8%, hàng ngày, sức khỏe tâm thần cũng như tiến preserved ejection fraction was 28.7%. Most triển của bệnh [2], [3]. Bệnh nhân suy tim có common signs of insomnia ware early arousal – rối loạn giấc ngủ giảm khả năng đối mặt và mild level (34.7%), sleep-onset difficulties – giải quyết các vấn đề mới phát sinh, giảm mild level (29.7%) and difficulty in maintaining mức độ tỉnh táo và ghi nhớ, dẫn đến giảm sleep - moderate level (27.7%). 42.6% of patients tuân thỉ điều trị và tự chăm sóc sức khỏe [4- ware unsatisfied with their sleep, the rate of 8]. Việc tìm hiểu các yếu tố liên quan giữa impacted quality of life was 63.3%, of anxiety các đặc điểm suy tim và rối loạn giấc ngủ, từ about their sleep was 67,3%. 38.6% of patients had mild sleep disturbance. There was no đó có biện pháp can thiệp sớm sẽ giúp cải association between gender, weight, ejection thiện chất lượng cuộc sống và tiên lượng fraction and insomnia status. Stage C, D heart bệnh nhân suy tim mạn tính. Đề tài vì vậy failure increased the risk of insomnia 2.79 times được tiến hành với mục tiêu: (OR= 2.79, 95% CI: 1.14-6.81, p=0.02). 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm Conclusion: In patients with chronic heart sàng của bệnh nhân suy tim mạn tính tại failure, most common clinical signs are nocturnal Khoa tim mạch - Bệnh viện Hữu nghị Việt dyspnea, nocturnal cough, exertional dyspnea, and extremity edema. Stage C, D heart failure is Tiệp từ 09/2021 đến 3/2022. a risk factor of insomnia. 2. Nhận xét đặc điểm rối loạn giấc ngủ Keywords: heart failure, insomnia, relation và một số yếu tố liên quan ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Suy tim là một hội chứng lâm sàng phức II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU tạp, là tiến triển cuối cùng của các bệnh lý 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm tim mạch. Suy tim xảy ra khi tim không đủ nghiên cứu khả năng đảm bảo một lượng máu hoàn hảo Gồm 101 bệnh nhân suy tim mạn tính cho các hoạt động của cơ thể. Đây là một nhập viện khoa Tim mạch - Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp từ 9/2021 đến 3/2022, thỏa vấn đề sức khỏe toàn cầu do sự gia tăng mãn tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại nhanh của suy tim, cùng với sự gia tăng của trừ các bệnh lý tim mạch chuyển hóa. * Tiêu chuẩn lựa chọn: Suy tim gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng Bệnh nhân được chẩn đoán suy tim mạn đến chất lượng sống của người bệnh. Một tính theo tiêu chuẩn Framingham; đồng ý trong những hệ lụy đó là rối loạn giấc ngủ. tham gia nghiên cứu. Một số nghiên cứu đã công bố cho thấy * Tiêu chuẩn loại trừ: 11
  3. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2023 - Bệnh nhân hôn mê hoặc thở máy không Khó vào giấc; 1b) Khó duy trì giấc ngủ; 1c) thể khai thác dấu hiệu rối loạn giấc ngủ; Thức dậy sớm vào buổi sáng không đồng ý tham gia nghiên cứu - Phản ứng của bệnh nhân về tình trạng 2.2. Phương pháp nghiên cứu rối loạn giấc ngủ: 2) Mức độ hài lòng về giấc 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu ngủ hiện tại; 3) Ảnh hưởng đến hoạt động mô tả một loạt ca bệnh. hàng ngày; 4) Ảnh hưởng đến chất lượng 2.2.2. Cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu: cuộc sống; 5) Mức độ lo lắng về tình trạng Mẫu toàn bộ, phương pháp chọn mẫu thuận rối loạn giấc ngủ. tiện, không xác suất, tích lũy đủ thời gian Mỗi mục trong số 7 mục được đánh giá nghiên cứu. trên thang điểm Likert 5 điểm (0: không có; 2.2.3. Các chỉ số/ biến số nghiên cứu và 1: ít; 2: trung bình; 3: nhiều; 4: rất nhiều). phương pháp đánh giá Tổng điểm nhận được bằng cách cộng điểm + Các chỉ số/ biến số phục vụ mục tiêu 1: của 7 mục (1a + 1b + 1c + 2 + 3 + 4 + 5), - Tuổi: tính theo số năm. Phân chia tuổi thay đổi từ 0 đến 28. Đánh giác các mức độ bệnh nhân thành các nhóm tuổi: 5,5kg 2.2.5. Xử lý số liệu sau 5 ngày điều trị, phù chi, ho về đêm, gan - Các số liệu thu thập trong nghiên cứu to, tràn dịch màng phổi, nhịp tim nhanh được xử lí theo thuật toán thống kê y học >120ck/p. bằng phần mềm Microsoft EXCEL 2019 và - Phân suy tim 4 giai đoạn (A, B, C, D) SPSS 25.0. - Các thông số siêu âm tim: Đường kính - Tính giá trị X̅ ± SD với các biến liên nhĩ trái, đường kính thất trái cuối tâm thu, tục. Tính giá trị phần trăm với các biến phân số tống máu (EF%), đường kính thất logical. Tính chỉ số OR (odds ratio) để đánh phải, chỉ số TAPSE giá liên quan giữa các yếu tố. - Các thông số điện tim: trục trái/phải, tăng gánh thất trái/phải III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU + Các chỉ số/biến số phục vụ mục tiêu 2: 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng - Các triệu chứng rối loạn giấc ngủ: 1a) của các đối tượng nghiên cứu 12
  4. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 529 - THÁNG 8 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 Bảng 3.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu Đặc điểm (n=101) Kết quả Tuổi (X̅ ±SD) 66,45 ± 12,32 < 40 3 (2,9) 40-49 4 (3,9) Lứa tuổi 50-59 15 (14,9) (n, %) 60-69 38 (37,6) 70-79 26 (25,7) ≥80 15 (14,9) Nam 64 (63,4) Giới tính (n, %) Nữ 37 (36,6) Bệnh mạch vành (n, %) 26 (25,7) Rung nhĩ (n, %) 31 (30,7) Bệnh van tim (n, %) 32 (31,7) Bệnh tim bẩm sinh (n, %) 3 (2,9) Tăng huyết áp (n, %) 58 (57,4) Đái tháo đường (n, %) 27 (26,7) Hút thuốc lá/lào(n, %) 45 (44,6) Nhận xét: Hầu hết các đối tượng nghiên cứu có tuổi ≥ 50 (93%), nam nhiều hơn nữ. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ thường gặp nhất Bảng 3.2. Triệu chứng lâm sàng của các đối tượng nghiên cứu Đặc điểm (n= 101) n % Khó thở về đêm 61 60,4 Tĩnh mạch cổ nổi 7 6,9 Ran ẩm 45 44,6 Tim to trên siêu âm tim/Xquang ngực 66 65,3 Phù phổi cấp 7 6,9 Tiếng ngựa phi 0 0 Áp lực tĩnh mạch trung tâm > 16 cm H20 0 0 Phản hồi gan – tĩnh mạch cổ 7 6,9 Giảm > 4,5kg sau 5 ngày điều trị 2 1,9 Phù chi 63 62,4 Ho về đêm 85 84,2 Khó thở khi gắng sức 84 83,2 Gan to 13 12,9 Tràn dịch màng phổi 10 9,9 Dung tích khí sống giảm >33% lý thuyết 0 0 Nhịp tim nhanh (>120ck/phút) 19 18,8 Nhận xét: Các biểu hiện suy tim thường gặp nhất là: ho về đêm, khó thở khi gắng sức, tim to, khó thở về đêm, phù chi 13
  5. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2023 Bảng 3.3. Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo giai đoạn suy tim của ACC/AHA Giai đoạn suy tim (n=101) n % Giai đoạn A 0 0 Giai đoạn B 35 34,7 Giai đoạn C 64 63,4 Giai đoạn D 2 1,9 Nhận xét: Đa số các đối tượng nghiên cứu là suy tim ở giai đoạn C Bảng 3.4. Đặc điểm siêu âm tim của các đối tượng nghiên cứu Thông số (n=101) Trung bình (X̅ ± SD) Cao nhất Thấp nhất Kích thước nhĩ trái (mm) 44,93 ± 13,40 25 139 Kích thước thất trái cuối tâm trương (mm) 58,67 ± 12,90 32 113 Phân số tống máu EF% 41,47 ± 12,64 12 67 Kích thước thất phải (mm) 28,10 ± 4,91 18 43 Áp lực động mạch phổi tâm thu (mmHg) 25,65 ± 12,92 11 73 Chỉ số TAPSE (mm) 18,26 ± 6,47 12 25 Nhận xét: Kích thước trung bình các buồng tim tăng so với giá trị bình thường; phân số tống máu EF% trung bình giảm so với giá trị bình thường Bảng 3.5. Đặc điểm điện tâm đồ của các đối tượng nghiên cứu Đặc điểm (n=101) n % Trục trái 25 24,6 Trục phải 11 10,9 Tăng gánh thất trái 18 17,8 Tăng gánh thất phải 5 4,9 Nhận xét: Trục trái và tăng gánh thất trái là các bất thường điện tâm đồ gặp nhiều nhất 3.2. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ và các yếu tố liên quan Bảng 3.6. Mức độ triệu chứng rối loạn giấc ngủ và phản ứng của bệnh nhân Không Ít Vừa Nhiều Rất nhiều Đặc điểm (n=101) n % n % n % n % n % Khó vào giấc ngủ 11 10,9 30 29,7 28 27,7 29 28,7 3 2,9 Khó duy trì giấc ngủ 20 19,8 24 23,8 28 27,7 26 25,7 3 2,9 Thức giấc sớm vào buổi 9 8,9 35 34,7 32 31,7 22 21,8 3 2,9 sáng Không hài lòng với giấc 13 12,9 30 29,7 26 25,7 27 26,7 5 4,9 ngủ hiện tại Ảnh hưởng hoạt động 34 33,7 32 31,7 19 18,8 16 15,8 0 0 hàng ngày Ảnh hưởng đến chấn 21 20,8 16 15,8 28 27,7 28 27,7 8 7,9 lượng cuộc sống Lo lắng về tình trạng rối 33 32,7 34 33,7 18 17,8 15 14,9 1 0,9 loạn giấc ngủ 14
  6. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 529 - THÁNG 8 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 Nhận xét: Hầu hết các đối tượng nghiên cứu có ít nhất một trong số các tiệu chứng : khó vào giấc (89,1%), khó duy trì giấc ngủ (80,2%), thức giấc sớm buổi sáng (91,1%). Hầu hết bệnh nhân đều không hài lòng và lo lắng về trình trạng rối loạn giấc ngủ hiện tại, thấy ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và chất lượng cuộc sống Bảng 3.7. Phân bố các đối tượng nghiên cứu theo mức độ rối loạn giấc ngủ Mức độ rối loạn giấc ngủ (n=101) n % Không rối loạn giấc ngủ 28 27,7 Rối loạn mức độ nhẹ 39 38,6 Rối loạn mức độ vừa 24 23,8 Rối loạn mức độ nặng 10 9,9 Tổng cộng 101 100 Nhận xét: Rối loạn giấc ngủ mức độ nhẹ chiếm tỷ lệ cao nhất Bảng 3.8. Mối liên quan giữa một số yếu tố và rối loạn giấc ngủ Rối loạn Không rối loạn OR 95%CI Yếu tố liên quan Tổng giấc ngủ giấc ngủ p Nữ 45 18 63 0,93 Giới Nam 27 11 38 0,37-2,23 Tổng 72 29 101 0,87 Có 45 20 65 0,75 Thừa cân Không 27 9 36 0,3-1,89 Tổng 72 29 101 0,54 Có 32 12 42 1,13 Phân số tống Không 40 17 58 0,47-2,71 máu
  7. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG NĂM 2023 tim thầm lặng. Các yếu tố khác cũng gặp khá lắng về trình trạng rối loạn giấc ngủ hiện tại, nhiều như bệnh mạch vành, rung nhĩ. thấy ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và Bệnh nhân suy tim thường có các biểu chất lượng cuộc sống. Kết quả từ bảng 3.7 hiện lâm sàng phong phú. Trong nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết có rối loạn giấc ngủ ở này, chúng tôi sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán mức độ nhẹ. Kết quả nghiên cứu này tương của Framingham với các nhóm triệu chứng tự như nghiên cứu đã được công bố của chính và phụ. Kết quả nghiên cứu từ bảng Redeker, N.S, Chimluang, J., Y. 3.2 cho thấy các triệu chứng lâm sàng Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ làm gia tăng thường gặp là khó thở về đêm (60,4%), ho về tình trạng rối loạn giấc ngủ sẽ giúp có những đêm (84,2%), khó thở khi gắng sức (83,2%), can thiệp điều trị kịp thời. Nghiên cứu của phù chi (62,4%). Kết quả này cũng tương tự chúng tôi cho thấy: không có mối liên quan các báo cáo trong và ngoài nước khác. Đây giữa giới tính, thừa cân và phân số tống máu cũng chính là các triệu chứng gây khó chịu tới tình trạng rối loạn giấc ngủ (OR: 0,93 ; cho bệnh nhân suy tim, buộc phải đến khám 95%CI: 0,37-2,23; p=0,87; OR: 0,75; bệnh tại các cơ sở y tế. Trong nghiên cứu của 95%CI: 0,3-1,89; p=0,54; OR: 1,13; 95%CI: chúng tôi, hầu hết là suy tim giai đoạn C 0,47-2,71; p=0,78), trong khi suy tim giai (63,4%), giai đoạn mà các triệu chứng lâm đoạn C và D làm tăng nguy cơ xuất hiện rối sàng cũng như các biến đổi cấu trúc và chức loạn giấc ngủ lên 2,79 lần (OR: 2,79; năng tim biểu hiện rõ ràng. 95%CI: 1,14-6,8; p=0,02). Như vậy, cần Về các đặc điểm cận lâm sàng, kết quả ở khảo sát một các hệ thống tính trạng rối loạn bảng 3.4 và 3.5 cho thấy các biến đổi cận giấc ngủ ở bệnh nhân suy tim có triệu chứng lâm sàng thường gặp là tăng kích thước các để có thể có các can thiệp điều trị bằng các buồng tim, giảm chức năng tâm thu thất trái phương pháp khác nhau nhằm cải thiện chất trên siêu âm tim; trục trái và tăng gánh thất lượng sống cho các bệnh nhân này. trái trên điện tâm đồ. Kết quả từ các bảng này phù hợp với kết quả ở bảng 3.4, khi hầu V. KẾT LUẬN hết bệnh nhân trong nghiên cứu ở giai đoạn Qua nghiên cứu 101 bệnh nhân suy tim B và C, mạn tính tạo bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, 4.2. Nhận xét về đặc điểm rối loạn giấc chúng tôi rút ra một số kết luận sau: ngủ và các yếu tố liên quan của các đối 5.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm tượng nghiên cứu sàng Rối loạn giấc ngủ là một trong những - Tuổi trung bình 66,45 ± 12,32, nam biểu hiện hay gặp ở những bệnh nhân bệnh nhiều hơn nữ. mạn tính, trong đó có suy tim, thường làm - Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ trầm trọng thêm tính trạng sức khỏe ở các thường gặp: tăng huyết áp (57,4%), rung nhĩ bệnh nhân này. Kết quả nghiên cứu từ bảng (30,7%), bệnh mạch vành (25,7%) và bệnh 3.6 cho thấy: hầu hết các đối tượng nghiên van tim (31,7%). Các triệu chứng lâm sàng cứu có ít nhất một trong số các triệu chứng: thường gặp : khó thở về đêm (60,4%), ho về khó vào giấc (89,1%), khó duy trì giấc ngủ đêm (84,2%), khó thở khi gắng sức (83,2%), (80,2%), thức giấc sớm buổi sáng (91,1%). phù chi (62,4%). Đa số là suy tim giai đoạn Hầu hết bệnh nhân đều không hài lòng và lo C (63,4%). 16
  8. TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 529 - THÁNG 8 - SỐ CHUYÊN ĐỀ - 2023 - Phân số tống máu trung bình 41,47 ± of Heart Failure with Sleep Quality: The 12,64%, suy tim phân số tống máu giảm Rotterdam Study. J. Clin. Sleep Med. 2015, 43,6%, giảm nhẹ 27,8%, bảo tồn 28,7%. 11, 117–121. 5.2. Đặc điểm rối loạn giấc ngủ và các 3. Lee, K.S.; Lennie, T.A.; Heo, S.; Song, yếu tố liên quan E.K.; Moser, D.K. Prognostic importance of - Các dấu hiệu rối loạn gấp ngủ gặp sleep quality in patients with heart failure. nhiều: thức dậy sớm mức độ ít (34,7%), khó Am.J. Crit. Care. 2016, 25, 516–525 vào giấc ngủ mức độ ít (29,7%) và khó duy 4. Moradi, M.; Mehrdad, N.; Nikpour, S.; trì giấc ngủ mức độ trung bình (27,7%). Haghani, H.; Aalaa, M.; Sanjari, M.; 42,6% bệnh nhân không hài lòng với giấc Sharifi, F. Sleep quality and associated ngủ, 63,3% bệnh nhân có ảnh hưởng chất factors amongpatients with chronic heart lượng cuộc sống, 67,3% lo lắng về giấc ngủ. failure in Iran. Med. J. Islam Repub Iran. 38,6% có rối loạn giấc ngủ nói chung ở mức 2014, 28, 149 độ nhẹ. 5. Andrews, L.K.; Coviello, J.; Hurley, E.; - Không có mối liên quan giữa giới, cân Rose, L.; Redeker, N.S. “I’d eat a bucket of nặng, phân số tống máu với rối loạn giấc nails if you told me it would help me sleep”. ngủ. Suy tim giai đoạn C, D làm tăng nguy Perceptions of insomnia and its treatment in cơ rối loạn giấc ngủ 2,79 lần (OR=2,79, patients with stable heart failure. Heart Lung 95%CI: 1,14-6,81, p=0,02). 2013, 42, 339–345 6. Moon, C.; Phelan, C.; Lauver, D.R.; VI. LỜI CẢM ƠN Bratzke, L. Is sleep Quality related to Một phần kinh phí thực hiện nghiên cứu cognition in individuals with heart failure? này được tài trợ bởi Trường Đại học Y Dược Heart Lung. 2015, 44, 212–218. Hải Phòng, mã số đề tài HPMU.ĐT.22.77. 7. Juárez-Vela, R.; Sarabia Cobo, C.M.; Antón Solanas, I.; Vellone, E.; Durante, TÀI LIỆU THAM KHẢO A.; Gea Caballero, V.; Pérez Calvo, J.I. 1. Türoff, A.; Thiem, U.; Fox, H.; Investigando el autocuidado en una muestra Spießhöfer, J.; Bitter, T.; Tamisier, R.; de pacientes con insuficiencia cardiaca Punjabi, N.M.; Horstkotte, D.; Oldenburg, descompensada: Un estudio transversal. Rev. O. Sleep duration and quality in heart failure Clin. Esp. 2019, 219, 7 patients. Sleep Breath 2017, 21, 919–927 8. García, S.; Alosco, M.L.; Spitznagel, M.B. 2. Zuurbier, L.A.; Luik, A.L.; Leening, M.J.; Poor sleep quality and reduced cognitive Hofman, A.; Freak-Poli, R.; Franco, O.H.; function in persons with heart failure. Int. Stricker, B.H.; Tiemeier, H. Associations J.Cardiol. 2012, 156, 248–249 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2