intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một hội chứng lâm sàng do rối loạn điều hòa đáp ứng viêm với nhiễm trùng gây rối loạn chức năng các cơ quan đe dọa tính mạng. Đề tài này nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng NKH ở trẻ em.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em

  1. Đặc điểm lâm sàng, cận Huế sàng và một số yếu tố tiên lượng... Bệnh viện Trung ương lâm DOI: 10.38103/jcmhch.96.3 Nghiên cứu ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG NHIỄM KHUẨN HUYẾT Ở TRẺ EM Nguyễn Hữu Châu Đức1, Phan Thi Ngoc Bich1, Nguyễn Văn Tuy1 Trường Đại Học Y Dược, Đại học Huế 1 TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một hội chứng lâm sàng do rối loạn điều hòa đáp ứng viêm với nhiễm trùng gây rối loạn chức năng các cơ quan đe dọa tính mạng. Đề tài này nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố tiên lượng NKH ở trẻ em. Đối tượng, phương pháp: Gồm 69 bệnh nhi < 16 tuổi được chẩn đoán và điều trị NKH tại Trung tâm Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế được sử dụng trong nghiên cứu mô tả tiến cứu. Kết quả: Các triệu chứng huyết áp thấp/tụt kẹt, mạch nhẹ/khó bắt, refill ≥ 3 giây gặp ở khoảng 30% số trường hợp. Suy giảm tri giác và thiểu niệu/vô niệu gặp với tỷ lệ thấp hơn. Tiêu điểm nhiễm khuẩn tại đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất 30,4%. Cơ quan bị rối loạn chức năng nhiều nhất là hô hấp và tim mạch với tỷ lệ đều là 37,7%, tiếp đến là huyết học với tỷ lệ 30,4%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng bạch cầu, tiểu cầu, creatinin, SGOP, SGPT, và lactate máu giữa các mức độ nặng của bệnh. Các yếu tố làm tăng nguy cơ kết cục xấu trong nhiễm khuẩn huyết là có bệnh nền, refill ≥ 3 giây, huyết áp thấp, mạch nhẹ/khó bắt, Glassgow ≤ 11, thiếu niệu, suy đa cơ quan, tiểu cầu giảm, creatinin tăng, lactate tăng và cấy máu dương tính. Kết luận: NKH ở trẻ em là bệnh lý nặng có biểu hiện lâm sàng đa dạng, tổn thương đa dạng các cơ quan với tỷ lệ tử vong 29%. Suy đa cơ quan, suy giảm tri giác và tiểu cầu giảm là các yếu tố làm tăng nguy cơ kết cục xấu cao nhất. Từ khóa: Nhiễm khuẩn huyết, lâm sàng, cận lâm sàng, tiên lượng. ABSTRACT CLINICAL, PARACLINICAL FEATURES AND PROGNOSTIC FACTORS OF SEPSIS IN CHILDREN Nguyen Huu Chau Duc1, Phan Thi Ngoc Bich1, Nguyen Van Tuy1 Background: Sepsis is a clinical syndrome caused by dysregulation of the inflammatory response to infection causing life-threatening organ dysfunction. This study aims to describe the clinical and paraclinical features of sepsis in children, as well as to identify certain prognostic factors. Methodsː Including 69 pediatric patients < 16 years old diagnosed and treated for septicemia at the Pediatric Center - Hue Central Hospital were used in a prospective descriptive study. Resultsː Approximately 30% of sepsis cases exhibit symptoms of hypotension, tachycardia, and altered mental status. Oliguria and anuria occur less frequently. Respiratory tract infections are the most common source (30.4%). The respiratory and cardiovascular systems experience the highest rates of dysfunction (37.7%), followed by the hematologic system (30.4%). Statistically significant differences exist in white blood cell count, platelet count, creatinine, SGOT, SGPT, and blood lactate levels across disease severity. Underlying disease, prolonged capillary refill time (≥3 seconds), hypotension, weak pulse, Glasgow Coma Scale (GCS) score ≤11, anuria, multiple organ failure, thrombocytopenia, elevated creatinine, increased lactate, and positive blood cultures are factors associated with poorer outcomes in sepsis. Ngày nhận bài: 27/02/2024. Ngày chỉnh sửa: 15/4/2024. Chấp thuận đăng: 29/4/2024 Tác giả liên hệ: Nguyễn Hữu Châu Đức. Email: nhcduc@hueuni.edu.vn. ĐT: 094 990 2121 Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 96/2024 19
  2. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng... Bệnh viện Trung ương Huế Conclusionsː Sepsis in children is a serious disease with diverse clinical manifestations, damage to various organs with a mortality rate of 29%. Multiple organ failure, impaired consciousness, and low platelet count are the factors that increase the risk of adverse outcomes the most. Keywords: Sepsis, clinical features, paraclinical features, prognosis. I. ĐẶT VẤN ĐỀ = NKH + một trong tiêu chí sau: rối loạn chức năng Nhiễm khuẩn huyết (NKH) là một hội chứng lâm tim mạch hoặc hội chứng suy hô hấp cấp tính hoặc sàng do rối loạn điều hòa đáp ứng viêm với nhiễm rối loạn chức năng hai hay nhiều cơ quan khác. Sốc trùng gây rối loạn chức năng các cơ quan đe dọa nhiễm khuẩn (SNK) = NKH + rối loạn chức năng tính mạng. Đây là một trong những nguyên nhân tim mạch chính gây bệnh và tử vong toàn cầu ở trẻ em [1, 2]. Tiêu chuẩn loại trừ: Trẻ hoặc người chăm sóc trẻ Theo ước tính toàn cầu, tỷ lệ mắc NKH ở trẻ em không đồng ý tham gia nghiên cứu. Trẻ có suy chức là 1,2 triệu trường hợp với tỷ lệ tử vong dao động năng cơ quan mạn tính từ 1 - 5% đối với NKH và 9 - 20% đối với NKH 2.2. Phương pháp nghiên cứu nặng [2]. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tử vong Nghiên cứu này sử dụng một thiết kế mô tả kết do NKH ở các nước đang phát triển cao hơn so với hợp tiến cứu, chọn tất cả trẻ nhập viên điều trị tại các nước phát triển (35% so với 5%), điều này có Trung tâm Nhi – Bệnh viện Trung ương Huế trong thể liên quan đến việc chẩn đoán và điều trị muộn thời gian nghiên cứu. Dữ liệu lâm sàng và xét [3]. Ở nước ta, chưa có một nghiên cứu nào ước nghiệm toàn diện được thu thập cho từng bệnh nhân tính tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong chung của cả nước, tại thời điểm nhập viện. Tất cả bệnh nhân được chẩn tuy nhiên, có một số nghiên cứu được tiến hành trên đoán và điều trị theo phác đồ Bộ Y tế. Bệnh nhân phạm vi tỉnh và khu vực [4, 5]. được theo dõi dọc từ khi nhập viện đến khi xuất viện NKH có diễn tiến phức tạp và nhanh chóng, hoặc tử vong/xin về. trong khi triệu chứng lâm sàng thường đa dạng và Xử lý số liệu sau khi thu thập bằng phương không điển hình. Việc chẩn đoán, tiên lượng đòi hỏi pháp thống kê y học với sự hỗ trợ của phần mềm nhiều xét nghiệm cận lâm sàng để hỗ trợ với kết quả Microsoft Excel 2010 và SPSS 26.0. So sánh sự thường muộn. Bệnh có thể diễn tiến từ NKH đến khác biệt của các tỷ lệ bằng test χ2. Sử dụng hiệu NKH nặng, sốc nhiễm khuẩn (SNK), rối loạn chức chỉnh Fisher trong trường hợp có một hay nhiều tần năng đa cơ quan và thậm chí gây tử vong [6]. số lý thuyết < 5. So sánh các giá trị trung bình đối Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến với các biến định lượng có phân phối chuẩn thì dùng hành thực hiện đề tài với mục tiêu mô tả đặc điểm test T-student và test Anova. Trong trường hợp biến lâm sàng, cận lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố định lượng không theo phân phối chuẩn thì so sánh tiên lượng NKH ở trẻ em. các giá trị trung vị bằng phép kiểm định phi tham số. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN 2.3. Đạo đức nghiên cứu CỨU Đề cương nghiên cứu được Hội đồng đạo đức 2.1. Đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu y sinh học của Trường Đại học Y Gồm 69 bệnh nhi < 16 tuổi được chẩn đoán và dược Huế phê duyệt. Tất cả can thiệp lấy máu xét điều trị NKH tại Trung tâm Nhi - Bệnh viện Trung nghiệm trong nghiên cứu này đều phục vụ công tác ương Huế. chẩn đoán và điều trị của bệnh nhân và được bảo Tiêu chuẩn chọn bệnh: Tất cả bệnh nhi từ 1 tháng hiểm y tế chi trả. Tất cả người nhà đều được giải đến < 16 tuổi được chẩn đoán xác định NKH nhập thích và tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu. Các viện điều trị tại Trung tâm Nhi - Bệnh viện Trung thông tin của bệnh nhân được giữ bí mật. ương Huế từ tháng 04/2022 đến tháng 07/2023. III. KẾT QUẢ Chẩn đoán NKH theo tiêu chuẩn chẩn đoán Trong thời gian nghiên cứu có 69 trẻ được chuẩn của Hội nghị quốc tế đồng thuận về NKH trẻ em đoán nhiễm khuẩn huyết, trong đó độ tuổi trung vị là (IPSCC) công bố vào năm 2005 [7]: NKH = SIRS 32 tháng tuổi, nhóm tuổi gặp nhiều nhất là từ 12 đến + Nhiễm khuẩn. Nhiễm khuẩn huyết nặng (NKHN) 60 tháng tuổi chiếm 46,4%. Tỷ lệ nam/nữ là 1,2/1. 20 Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 96/2024
  3. Đặc điểm lâm sàng, cận Huế sàng và một số yếu tố tiên lượng... Bệnh viện Trung ương lâm 3.1. Đặc điểm lâm sàng nhiễm khuẩn huyết trẻ em Bảng 1: Phân bố triệu chứng lâm sàng NKH trẻ em Tất cả NKH NKHN SNK Triệu chứng lâm sàng p (N = 69) (N = 39) (N = 4) (N = 26) Huyết áp thấp/tụt kẹt 21 (30,4%) 2 (5,1%) 0 (0,0%) 18 (73,1%) < 0,01 Mạch nhẹ/khó bắt 21 (30,4%) 1 (2,6%) 1 (25,0%) 19 (73,1%) < 0,01 Refill ≥ 3 giây 21 (30,4%) 1 (2,6%) 1 (25,0%) 19 (73,1%) < 0,01 Glasgow ≤ 11 điểm 14 (20,3%) 0 (0,0%) 1 (25,0%) 13 (50,0%) < 0,01 Thiểu/vô niệu 9 (13,0%) 0 (0,0%) 1 (25,0%) 8 (30,8%) < 0,01 Thời gian Trung vị 11,0 11,0 11,0 10,5 > 0,05 nằm viện 25th - 75th 6,0 - 26,0 7,0 - 26,0 6,3 - 23,3 1,8 - 27 Các dấu hiệu nặng ban đầu của NKH như huyết áp thấp/tụt kẹt, mạch nhẹ/khó bắt, refill ≥ 3 giây gặp ở khoảng 30% số trường hợp. Suy giảm tri giác và thiểu niệu/vô niệu gặp với tỷ lệ thấp hơn. Trung vị thời gian nằm viện là 11 ngày, không có sự khác biệt về thời gian nằm viện giữa các phân loại nặng của NKH. Bảng 2: Tiêu điểm nhiễm khuẩn Bảng 3: Phân loại cơ quan tổn thương trong NKH Tiêu điểm Số lượng (N = 69) % Cơ quan Số lượng (N = 69) % Hô hấp 21 30,4 Hô hấp 26 37,7 Da/mô mềm 19 27,5 Tim mạch 26 37,7 Tiêu hóa 18 26,1 Huyết học 21 30,4 Xương khớp 3 4,3 Thận 14 20,3 Thận - tiết niệu 1 1,4 Không rõ 7 10,1 Gan 14 20,3 Tổng 69 100,0 Thần kinh 14 20,3 Tiêu điểm nhiễm khuẩn tại đường hô hấp chiếm Cơ quan bị rối loạn chức năng nhiều nhất là hô tỷ lệ cao nhất 30,4%. Thấp nhất là tiêu điểm tại hấp và tim mạch với tỷ lệ đều là 37,7%, tiếp đến là xương khớp (4,3%) và thận - tiết niệu (1,4%). huyết học với tỷ lệ 30,4%. 3.2. Đặc điểm cận lâm sàng NKH trẻ em Bảng 4: Một số đặc điểm cận lâm sàng của NKH Tất cả NKH NKHN SNK p (N = 69) (N = 39) (N = 4) (N = 26) Bạch cầu 12,4 14,9 10,7 3,7 < 0,01 (109/L) (4,8 - 19,7) (11,3 - 21,5) (2,6 - 14,6) (0,9 - 14,2) Tiểu cầu 247,0 265,0 274,0 87,5 < 0,01 (109/L) (99,5 - 330,0) (235 - 376,0) (59,8 - 470,3) (21,0 - 196,5) CRP 110,1 109,5 94,5 125,2 0,98 (mg/L) (42,0 - 308,2) (60,1 - 188,3) (20,6 - 305,5) (24,6 - 257,6) Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 96/2024 21
  4. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng... Bệnh viện Trung ương Huế Tất cả NKH NKHN SNK p (N = 69) (N = 39) (N = 4) (N = 26) Creatinin 46,9 38,8 108,1 79,3 < 0,01 (µmol/L) (35,5 - 81,6) (30,3 - 53,3) (34,1 - 232,2) (48,0 - 161,8) 29,5 21,4 382,1 49,2 SGPT (U/L) < 0,01 (18,0 - 81,0) (12,1 - 38,9) (87,6 - 2264,9) (30,5 - 194,2) 51,5 40,0 720,8 115,1 SGOT (U/L) < 0,01 (29,6 - 139,6) (25,3 - 53,7) (202,5 - 2882,4) (49,7 - 520,1) Lactate 2,8 2,0 2,3 3,8 < 0,01 (mmol/L) (1,8 - 4,5) (1,3 - 3,0) (2,0 - 3,4) (2,7 - 6,9) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số lượng bạch cầu, tiểu cầu, creatinin, SGOP, SGPT, và lactate máu giữa các mức độ nặng của bệnh với p < 0,01. 3.3. Kết quả điều trị Bảng 5: Kết quả điều trị Kết quả điều trị Số lượng (N = 69) % Sống 49 71,0 Tử vong - xin về 20 29,0 Sau 24 giờ 13 65,0 Tử vong + Xin về (N = 20) 24 giờ đầu 7 35,0 Số bệnh nhân sống có tỷ lệ cao hơn với 71,0% so với số bệnh nhân tử vong và xin về chiếm 29,0%. Trong số các trường hợp tử vong - xin về, 35% trẻ tử vong trong 24 giờ đầu nhập hồi sức. Bảng 6: Một số yếu tố liên quan với kết quả điều trị Sống Tử vong/xin về Đặc điểm OR (95%CI) p (N = 49) (N = 20) Có bệnh nền 8 (38,1%) 13 (61,9%) 9,5 (2,9 - 31,3) < 0,01 Refill ≥ 3 giây 9 (42,9%) 12 (57,1%) 6,7 (2,1 - 21,1) < 0,01 Huyết áp thấp 8 (38,1%) 13 (61,9%) 9,5 (2,9 - 31,3) < 0,01 Mạch nhẹ/khó bắt 7 (33,3%) 14 (66,7%) 14,0 (4,0 - 48,7) < 0,01 Glassgow ≤ 11 3 (21,4%) 11 (78,6%) 18,7 (4,3 - 80,9) < 0,01 Thiểu niệu 2 (22,2%) 7 (77,8%) 12,7 (2,3 - 68,4) < 0,01 Suy đa cơ quan 11 (36,7%) 19 (63,3%) 65,6 (7,9 - 546,8) < 0,01 Tiểu cầu giảm 9 (36,0%) 16 (64,0%) 17,8 (4,8 - 66,1) < 0,01 CRP tăng 44 (74,6%) 15 (25,4%) 0,26 (0,1 - 1,3) > 0,05 Creatinin tăng 12 (42,9%) 16 (57,1%) 11,3 (3,1 - 40,7) < 0,01 Lactate tăng 4 (30,8%) 9 (69,2%) 6,8 (1,6 - 28,0) < 0,01 Cấy máu dương tính 11 (52,4%) 10 (47,6%) 3,5 (1,1 - 10,4) < 0,05 22 Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 96/2024
  5. Bệnh việnlâm sàng, cận Huế sàng và một số yếu tố tiên lượng... Đặc điểm Trung ương lâm Các yếu tố làm tăng nguy cơ kết cục xấu trong cứu của chúng tôi, nồng độ lactate máu lúc chẩn NKH là có bệnh nền, refill ≥ 3 giây, huyết áp thấp, đoán có giá trị trung vị là 2,8 mmol/L, đạt giá trị mạch nhẹ/khó bắt, Glassgow ≤ 11, thiếu niệu, suy cao nhất ở nhóm SNK (3,8 mmol/L) so với 2 nhóm đa cơ quan, tiểu cầu giảm, creatinin tăng, lactate NKH và NKHN (2,0 mmol/L và 2,3 mmol/L); sự tăng và cấy máu dương tính. Trong đó suy đa cơ khác biệt có ý nghĩa thống kê p < 0,01. quan, suy giảm tri giác và tiểu cầu giảm là các yếu 4.3. Kết quả điều trị tố làm tăng nguy cơ kết cục xấu cao nhất với OR lần Kết quả điều trị của các đối tượng nghiên cứu lượt là 65,6, 18,7 và 17,8. của chúng tôi như sau: 71,0% sống và 29,0% tử IV. BÀN LUẬN vong-xin về. Trong các trường hợp tử vong-xin về 4.1. Đặc điểm lâm sàng nhiễm khuẩn huyết trẻ em ghi nhận 35% trẻ tử vong trong 24 giờ đầu nhập Chúng tôi nhận thấy mạch, huyết áp, refill, tri hồi sức. Tác giả Bùi Thanh Liêm, cũng ghi nhận giác và nước tiểu có sự khác biệt rõ rệt giữa các 22,6% các trường hợp tử vong trong thời gian điều nhóm NKH, NKHN và SNK. trị [9] và trong nghiên cứu của tác giả Hà Thanh Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 89,9% trẻ Hiếu, tỷ lệ điều trị thành công chiếm 63,6% và thất có tiêu điểm nhiễm khuẩn. Trong đó, hô hấp là tiêu bại là 36,4% [4]. Kết quả của chúng tôi cao hơn các điểm thường gặp nhất chiếm 30,4%, tiếp đến là nghiên cứu trên thế giới. Theo tác giả Mishra J., tỷ da/mô mềm và tiêu hóa lần lượt chiếm 27,5% và lệ tử vong do nhiễm trùng huyết ở PICU là 7,3% 26,1%; ít gặp nhất là xương khớp (4,3%) và thận- [11]. Tác giả Boeddha N. P. ghi nhận tỷ lệ tử vong tiết niệu (1,4%). Tiêu hóa và hô hấp là 2 tiêu điểm là 6% (51/795) [12]. nhiễm trùng phổ biến nhất cũng được tìm thấy ở 4.4. Một số yếu tố liên quan với kết quả điều trị nhiều nghiên cứu trong nước: tác giả Hoàng Trọng Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy, tỷ lệ tử Kim ghi nhận hô hấp (38,33%) và tiêu hóa (31,37%) vong-xin về cao hơn ở nhóm có bệnh nền (61,9%) là 2 tiêu điểm nhiễm khuẩn thường gặp nhất [8]; tác so với nhóm không có bệnh nền (14,6%) và đây là giả Bùi Thanh Liêm ghi nhận với tỷ lệ lần lượt là yếu tố tăng nguy cơ tử vong trong NKH (OR = 9,5; 43,4% và 37,7% [9]. p < 0,01). Tương tự, tác giả Rusmawatiningtyas D. Chúng tôi ghi nhận cơ quan bị rối loạn chức cũng ghi nhận tỷ lệ bệnh nền cao hơn ở nhóm tử năng nhiều nhất là hô hấp và tim mạch (37,7%), vong (47,8%) và nguy cơ tử vong cao hơn ở nhóm tiếp đến là huyết học (30,4%); rối loạn chức năng có bệnh nền với p < 0,001 [13]. thần kinh, thận và gan đều chiếm tỷ lệ 20,3%. Tác Tỷ lệ tử vong cao hơn ở nhóm có refill ≥ 3 giây giả Bùi Quốc Thắng cho thấy thần kinh, hô hấp, (57,1%) so với nhóm có thời gian đổ đầy mao mạch huyết học và gan là các cơ quan bị tổn thương nhiều < 3 giây (16,7%) (OR = 6,7; p < 0,01). Glasgow nhất [10]. Trong nghiên cứu của Weiss S. L. rối loạn thấp ≤ 11 điểm (78,6%), trong nghiên cứu của chúng chức năng cơ quan chủ yếu là hô hấp (82,7%), tim tôi, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm có thang điểm mạch (70,2%), huyết học (30,9%), gan (25,2%) [6]. glasgow > 11 điểm (16,4%) gấp 18,7 lần (OR = 18,7; 4.2. Đặc điểm cận lâm sàng NKH trẻ em p < 0,01). Thiểu niệu có tỷ lệ tử vong cao hơn 77,8% Trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng bạch so với nhóm có nước tiểu bình thường (21,7%) (OR cầu máu ngoại vi có giá trị trung vị thấp ở SNK 3,7 = 12,7; p < 0,01). Các kết quả này là tương đương x 109/L so với nhóm NKH 14,9 x 109/L và NKHN với kết quả của tác giả Hoàng Trọng Kim [8]. 10,7 x 109/L và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê Tỷ lệ tử vong ở nhóm có biến chứng suy đa cơ p < 0,05. Số lượng tiểu cầu máu ngoại vi thấp ở quan (63,3%) cao hơn nhóm không có biến chứng nhóm SNK với giá trị trung vị 87,5 x 109/L so giá trị suy đa cơ quan (2,6%) (OR = 65,6; p < 0,01). trung vị của nhóm NKH (265,0 x 109/L) và NKHN Nghiên cứu của tác giả Bansude, A. cho thấy những (274,0 x 109/L) và sự khác biệt này có ý nghĩa bệnh nhân tiến triển thành MODS có liên quan đáng thống kê (p < 0,01). Nồng độ creatinine cao nhất kể đến tỷ lệ tử vong với p = 0,001 [14]. ở nhóm NKHN 108,1 µmol/L so với nhóm NKH Tỷ lệ tử vong ở nhóm số lượng tiểu cầu giảm (38,8 µmol/L) và SNK (79,3 µmol/L) và sự khác (64,0%), trong nghiên cứu của chúng tôi, cao hơn biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Trong nghiên có ý nghĩa so với nhóm số lượng tiểu cầu không Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 96/2024 23
  6. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố tiên lượng... Bệnh viện Trung ương Huế giảm (9,1%) (OR = 17,8; p < 0,01). Tác giả Phan 5. Đinh Dương Tùng Anh, Nguyễn Thị Huyền. Đặc điểm của Thị Ngọc Diễm thấy rằng số lượng tiểu cầu giảm có nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh viện trẻ em Hải Phòng 2014- nguy cơ tử vong cao hơn 3,67 lần so với nhóm tiểu 2020. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023;525(2):40-43. cầu bình thường/tăng, p < 0,05 [15]. 6. Weiss SL, Fitzgerald JC, Pappachan J, Wheeler D. Tỷ lệ tử vong - xin về cao hơn ở nhóm có nồng độ Global epidemiology of pediatric severe sepsis: the sepsis creatinin huyết thanh tăng (57,1%) so với nhóm có prevalence, outcomes, and therapies study. American nồng độ creatinin huyết thanh không tăng (10,5%) journal of respiratory and critical care medicine. (OR = 11,3; p < 0,01). 2015;191(10):1147-1157. Tỷ lệ tử vong-xin về ở nhóm nồng độ lactate 7. Goldstein B, Giroir B, Randolph A al e. International huyết thanh tăng > 4 mmol/L (69,2%) cao hơn nhóm pediatric sepsis consensus conference: definitions for sepsis nồng độ lactate huyết thanh < 4 mmol/L (25,0%) and organ dysfunction in pediatrics. Pediatric critical care (OR = 6,8; p < 0,01). Tác giả Boeddha N. P. đã báo medicine. 2005;6(1):2-8. cáo nồng độ lactate tăng cao khi nhập PICU cũng 8. Hoàng Trọng Kim. Những yếu tố tiên lượng nặng trong liên quan đến tỷ lệ tử vong do NKH [12]. nhiễm trùng huyết tại khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Tỷ lệ tử vong-xin về trong nhóm cấy máu dương Nhi đồng 1. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. tính là 47,6% cao hơn nhóm cấy máu âm tính (29,8%) 2005;9(1):7-15. (OR = 3,5; p < 0,01). Tương tự kết quả của tác giả 9. Bùi Thanh Liêm. So sánh kết quả cấy máu và Real-time Rusmawatiningtyas D., cấy máu dương tính có mối CRP máu trên bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết tại Bệnh liên quan đến kết quả điều trị với p = 0,001 [13]. viện Nhi đồng 1. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. V. KẾT LUẬN 2019;23(4):63-69. Nhiễm khuẩn huyết ở trẻ em là bệnh lý nặng có 10. Bùi Quốc Thắng. Khảo sát yếu tố dịch tễ, lâm sàng, cận lâm biểu hiện lâm sàng đa dạng, tiêu điểm nhiễm trùng sàng trên những bệnh nhi nhiễm trùng huyết tử vong. Tạp đến từ các vị trí khác nhau, tổn thương đa dạng các chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2005;9(1):104-108. cơ quan với tỷ lệ tử vong 29%. Các yếu tố làm tăng 11. Mishra J, Patidar S, Chakma C, Bajaj N. To compare nguy cơ kết cục xấu trong NKH là có bệnh nền, clinical profile and outcome of pediatric patients with refill ≥ 3 giây, huyết áp thấp, mạch nhẹ/khó bắt, sepsis admitted in pediatric and neonatal intensive care unit Glassgow ≤ 11, thiếu niệu, suy đa cơ quan, tiểu cầu in a tertiary care hospital of central India. European Journal giảm, creatinin tăng, lactate tăng và cấy máu dương of Molecular & Clinical Medicine. 2022;9(3):517-524. tính. Trong đó suy đa cơ quan, suy giảm tri giác và 12. Boeddha NP, Schlapbach LJ, Driessen GJ, Herberg JA. tiểu cầu giảm là các yếu tố làm tăng nguy cơ kết cục Mortality and morbidity in community-acquired sepsis xấu cao nhất với OR lần lượt là 65,6, 18,7 và 17,8. in European pediatric intensive care units: a prospective cohort study from the European Childhood Life-threatening TÀI LIỆU THAM KHẢO Infectious Disease Study (EUCLIDS). Critical Care. 1. Cruz AT, Lane RD, Balamuth F, Aronson PL. Updates 2018;22(1):1-13. on pediatric sepsis. Journal of the American College of 13. Rusmawatiningtyas D, Rahmawati A, Makrufardi F, Emergency Physicians Open. 2020;1(5):981-993. Mardhiah N, Murni IK. Factors associated with mortality 2. Fleischmann-Struzek C, Goldfarb DM, Schlattmann P, of pediatric sepsis patients at the pediatric intensive Schlapbach LJ. The global burden of paediatric and neonatal care unit in a low-resource setting. BMC pediatrics. sepsis: a systematic review. The Lancet Respiratory 2021;21(1):1-10. Medicine. 2018;6(3):223-230. 14. Bansude A, Sanjay N, Kulkarni K, Deshpande EA. Study 3. de Souza DC, Machado FR. Epidemiology of pediatric of clinicopathological profile and outcome of patients with septic shock. Journal of Pediatric Intensive Care. septic shock in PICU of Tertiary care hospital. International 2019;8(01):03-10. journal of pediatric research. 2023;9(1):1-6. 4. Hà Thanh Hiếu, Bùi Quang Nghĩa. Đặc điểm lâm sàng, cận 15. Phan Thị Ngọc Diễm. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nhiễm trùng huyết ở kết quả điều trị sốc nhiễm khuẩn ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi trẻ tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ năm 2018-2020. Tạp đồng Cần Thơ năm 2020-2021. Tạp chí Y Dược học Cần chí Y Dược học Cần Thơ. 2020(29):66-72. Thơ. 2021;2021(42):144. 24 Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế - Số 96/2024
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2