Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm nướu trên phụ nữ có thai tại phòng khám Sản Bệnh viện Vũng Tàu năm 2022
lượt xem 3
download
Bài viết Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm nướu trên phụ nữ có thai tại phòng khám Sản Bệnh viện Vũng Tàu năm 2022 trình bày mô tả thực trạng viêm nướu ở phụ nữ mang thai tại Khoa Sản Bệnh viện Vũng Tàu từ tháng 01 - tháng 09 năm 2022; Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng và xác định nhu cầu điều trị bệnh nha chu ở các đối tượng nghiên cứu trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng của bệnh viêm nướu trên phụ nữ có thai tại phòng khám Sản Bệnh viện Vũng Tàu năm 2022
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA BỆNH VIÊM NƯỚU TRÊN PHỤ NỮ CÓ THAI TẠI PHÒNG KHÁM SẢN BỆNH VIỆN VŨNG TÀU NĂM 2022 BS. Trương Thị Lan Phương BSCK1. Lê Văn Hùng I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh vùng quanh răng là một trong những bệnh phổ biến trong các bệnh răng miệng, gặp ở mọi lứa tuổi, mọi quốc gia trên thế giới, chiếm tỷ lệ cao trong cộng đồng và mang tính chất xã hội. Bệnh không chỉ gây tổn thương tại chỗ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân và thẩm mỹ của người bệnh. Năm 1986, WHO xếp bệnh quanh răng là hiểm hoạ thứ 3 của loài người sau các bệnh ung thư, tim mạch. Bệnh cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu và chứng minh có mối liên quan với tình trạng sinh non, nhẹ cân thiếu tháng ở phụ nữ mang thai. Viêm nướu là một bệnh lý phổ biến trong nhóm bệnh quanh răng, đây là tổn thương ở giai đoạn khởi đầu và khu trú ở nướu mà chưa thâm nhập vào tổ chức khác của vùng quanh răng. Ở nước ta, theo kết quả điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc tỷ lệ viêm nướu trên cả nước ở độ tuổi 15 là 95,6%, ở độ tuổi 35 - 44 là 99,26%. Viêm nướu ở phụ nữ có thai do nguyên nhân mảng bám răng và các hoóc môn steroid nội sinh đã làm tăng nặng thêm tình trạng bệnh vùng quanh răng. Chính vì vậy nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành nhằm “Nhận xét đặc điểm lâm sàng bệnh viêm nướu trên phụ nữ có thai tại phòng khám Sản bệnh viện Vũng Tàu năm 2022”. Từ đó đưa ra một số khuyến cáo và hướng dẫn chăm sóc răng miệng trên phụ nữ đang mang thai tại địa bàn Thành phố Vũng Tàu. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mô tả thực trạng viêm nướu ở phụ nữ mang thai tại Khoa Sản Bệnh viện Vũng Tàu từ tháng 01 - tháng 09 năm 2022. 2. Mô tả kiến thứ c, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng và xác định nhu cầu điều trị bệnh nha chu ở các đối tượng nghiên cứ u trên. III. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Cấu trúc giải phẫu nướu răng Nướu là vùng đặc biệt của niêm mạc miệng, được chia thành hai phần: nướu tự do và nướu dính. 1 Tác giả liên lạc: BS. Trương Thị Lan Phương và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 2. Đặc điểm chung của viêm nướu 2.1 Triệu chứng lâm sàng của viêm nướu Những dấu hiệu chung nhất của viêm nướu là: thay đổi về màu sắc, kích thước, hình dạng của nướu, sưng đỏ, phù nề, không săn chắc, có thể đau hoặc không đau, chảy máu tự nhiên hoặc khi thăm khám. Nướu đổi màu và chảy máu nướu là hai triệu chứng chủ yếu dùng để chẩn đoán bệnh. 2.2 Bệnh căn bệnh sinh của viêm nướu Các bệnh viêm nướu và viêm quanh răng đều do tác nhân vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra, quá trình bệnh lí là do sự tương tác giữa các tác nhân tấn công vào hệ thống miễn dịch của cơ thể. Trong các tác nhân gây bệnh thì vi khuẩn ở mảng bám răng là căn nguyên thường gặp. 2.3 Viêm nướu ở phụ nữ mang thai Trong khi có thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi lớn, toàn bộ cơ thể tham gia vào quá trình thai nghén. Những thay đổi về giải phẫu thể hiện rõ ở tất cả các cơ quan trên cơ thể người mẹ như: cơ quan sinh dục, hệ thống xương, răng, thay đổi về chuyển hóa, huyết học và hormone. Trong đó liên quan đến yếu tố răng miệng phụ nữ mang thai dễ bị viêm lợi, sâu răng. Hugoson (1971) cho rằng viêm nướu thai nghén là một đáp ứng viêm quá mức với mảng bám răng. Đặc trưng lâm sàng: nướu viêm đỏ, phù nề tăng sinh và dễ chảy máu. Đó là sự thay đổi về nồng độ hormone giới tính, thành phần mảng bám dưới nướu và đáp ứng miễn dịch của phụ nữ mang thai. IV. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu * Tiêu chuẩn lựa chọn: - Tất cả phụ nữ mang thai đến khám thai có sức khỏe bình thường. - Tự nguyện và đồng ý tham gia nghiên cứu. * Tiêu chuẩn loại trừ: - Đối tượng có bệnh lý nguy cơ trong thai kỳ cao: bệnh tiểu đường, cao huyết áp thai kỳ, tiền sử sảy thai nhiều lần, có bệnh toàn thân khác đi kèm, đa thai. - Không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu: - Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang - Cỡ mẫu: 2 Tác giả liên lạc: BS. Trương Thị Lan Phương và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 n= Z2 x P(1-P) d2 Tính được n=195, với P=0,523 theo Nguyễn Toại và cs (2014) là 52,3% Đây là cỡ mẫu tối thiểu, nghiên cứu chúng tôi có số PNMT được khảo sát là 310 người. - Các bệnh nhân mang thai đến khám tại Khoa Sản Bệnh viện Vũng Tàu được khám và tư vấn về tình trạng nha chu theo mẫu. 3. Các bước tiến hành nghiên cứu: - Dụng cụ thu thập số liệu gồm: Bộ đồ khám Nha khoa, Sonde nha chu.. - Phương pháp thu thập số liệu: Phỏng vấn bệnh nhân, đánh giá và ghi nhận các thông tin về lâm sàng mô lợi, chỉ số mảng bám PI (Plaque Index). - Tư vấn và hướng dẫn chăm sóc răng miệng. - Xử lý số liệu: Nhập dữ liệu bằng phần mềm Epi-data. Xử lý, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 và một số thuật toán thống kê y học khác. - Biện pháp hạn chế sai số: Đối tượng nghiên cứu được chọn theo đúng tiêu chuẩn. Phiếu khám được xây dựng theo mục tiêu, dễ thu thập thông tin. Nhập số liệu và xử lý số liệu được tiến hành hai lần để đối chiếu kết quả. - Đạo đức trong nghiên cứu: Mọi thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu được giữ bí mật. Đối tượng tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện sau khi được thông báo về mục đích của nghiên cứu. Quá trình khám đảm bảo vô khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo. Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được tư vấn vệ sinh răng miệng. V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Phân bố mức độ viêm nướu theo tuổi của phụ nữ mang thai (PNMT): Bảng 5.1 Phân bố mức độ viêm nướu theo tuổi của phụ nữ mang thai: Tuổi của PNMT Số bệnh nhân Tỷ lệ (%) 18 - 25 123 39,7 26 - 35 98 31,6 31 - 35 53 17,1 36 – 40 36 11,6 3 Tác giả liên lạc: BS. Trương Thị Lan Phương và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Phân bố viêm nướu theo nhóm tuổi của PNMT 36-40 11.6% 31-35 18-25 17.1% 39.7% 26-30 31.6% Nhận xét: Mức độ viêm nướu theo nhóm tuổi của phụ nữ mang thai chiếm tỷ lệ cao nhất ở độ tuổi 18-25 tuổi 39,8%, tiếp theo là nhóm 26-30 tuổi chiếm 31,6%. Hai nhóm tuổi chiếm tỷ lệ thấp 31-35 tuổi, 36-40 tuổi chiếm 17,1% và 11,6%. 2. Phân bố mức độ viêm nướu theo tuổi thai: Bảng 5.2 Phân bố mức độ viêm nướu theo tuổi thai Mức độ Viêm nướu độ 1 Viêm nướu độ 2 Viêm nướu độ 3 Tuổi thai SL % SL % SL % 6 tháng 0 0 96 31,0 13 4,2 Tổng 26 8,4 271 87,4 13 4,2 Nhận xét: Viêm nướu mức độ 1 chỉ có ở phụ nữ mang thai dưới 3 tháng, mức độ 2 tập trung ở cả 3 nhóm tuổi thai, nhưng cao nhất ở 3 tháng giữa thai kì (41,6%), mức độ 3 chỉ có ở nhóm tuổi thai 3 tháng cuối. Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi thai có ý nghĩa thống kê với p
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 và nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn là trung học cơ sở, phổ thông bị viêm nướu độ 3 nhiều nhất (32 bệnh nhân chiếm 25%). 4. Tỷ lệ mức độ viêm nướu theo nghề nghiệp Bảng 5.4 Tỷ lệ mức độ viêm nướu theo nghề nghiệp: Viêm nướu p Độ 0 Độ 1 Độ 2 Độ 3 (fisher’s Nghề nghiệp n % n % n % n % exact) Cán bộ, tri thức 12 7,8 32 20,9 86 56,2 23 15,1 Khác 3 1,9 12 7,6 94 59,9 48 30,6 0,03 Tổng 15 4,8 44 14,2 180 58,1 71 22,9 100% Tỷ lệ viêm nướu ở PNMT theo trình độ học vấn 1.9 7.6 59.9 30.6 7.8 20.9 56.2 15.1 0% độ 0 độ 1 độ 2 độ 3 cán bộ,tri thức Khác Nhận xét: Theo bảng 5.4, tỷ lệ không viêm nướu và viêm nướu độ 1 ở các bệnh nhân là cán bộ, tri thức là nhiều nhất, (không viêm nướu có 12 bệnh nhân chiếm 7,8%, độ 1 có 32 bệnh nhân chiếm 20,9%). Tỷ lệ viêm nướu độ 2, độ 3 ở bệnh nhân có nghề nghiệp khác là nhiều nhất (độ 2 có 94 bệnh nhân chiếm 59,9%, độ 3 có 48 bệnh nhân chiếm 30,6%). 5. Phân bố chỉ số mảng bám ( PI) theo tuổi của PNMT: Mức độ PI độ 0 PI độ 1 PI độ 2 PI độ 3 Số Số Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tuổi lượng lượng lượng lượng 18 - 25 tuổi 0 0 17 5,4 97 31,4 14 4,5 25 - 30 tuổi 0 0 13 4,2 56 18,2 27 8,7 30- 35 tuổi 0 0 4 1,2 34 10,9 3 0,9 35-40 tuổi 0 0 12 3,8 25 8,2 8 2,5 Tổng 0 0 46 14,6 212 68,8 52 16,6 Nhận xét: Tất cả phụ nữ mang thai đều có mảng bám răng và chủ yếu ở mức độ 2 (68,8%). Mảng bám ở mức độ 1 và 3 có tỷ lệ tương đương nhau (14,6% và 16,6%). Ở 5 Tác giả liên lạc: BS. Trương Thị Lan Phương và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 mức độ 2, nhóm phụ nữ mang thai có độ tuổi 18-25 chiếm tỷ lệ cao nhất (31,4%), tiếp theo là nhóm 25- 30 tuổi (18,2,%), thấp nhất là nhóm 35-40 tuổi (8,2%). 6. Phân bố mức độ mảng bám (PI) theo tuổi thai: PI độ 0 PI độ 1 PI độ 2 PI độ 3 Mức độ Số Số Số Số Tuổi thai Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng lượng lượng 6 tháng 0 0,0 0 0,0 88 28,4 19 6,1 Tổng 0 0,0 33 10,7 243 78,4 34 10,9 Mức độ mảng bám theo tuổi thai 47.1 0 5.2 2.9 0 0 5.5 4.8 0 0 28.4 6.1 6 THÁNG PI độ 0 PI độ 1 PI độ 2 PI độ 3 Nhận xét : Nhóm phụ nữ mang thai < 3 tháng không có mảng bám mức độ 0 và độ 3. Nhóm phụ nữ mang thai 3-6 tháng không có mảng bám mức độ 0. Nhóm phụ nữ mang thai > 6 tháng chỉ có mảng bám mức độ 2 và độ 3. 7. Kiến thức, thái độ, thực hành vệ sinh răng miệng ở PNMT: Bảng 5.7. Thái độ chăm sóc sức khoẻ răng miệng của PNMT: Kiến thức,thái độ chăm sóc Số lượng Tỷ lệ Tốt 248 80% Trung bình 62 20% Kém 0 0 6 Tác giả liên lạc: BS. Trương Thị Lan Phương và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 THÁI ĐỘ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ RĂNG MIỆNG kém trung bình0% 20% tốt 80% Nhận xét: Đa số bệnh nhân có thái độ chăm sóc SKRM tốt chiếm 80% (248 bệnh nhân), thái độ trung bình là 20% (62 bệnh nhân) và thái độ kém không có bệnh nhân nào. VI. BÀN LUẬN - Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân bố mức độ viêm nướu theo tuổi của phụ nữ mang thai, kết quả tại bảng 5.1 cho thấy ở độ tuổi 18-25 phụ nữ mang thai chiếm tỷ lệ cao nhất 39,7%; độ tuổi 26 - 30, tỷ lệ mắc viêm nướu là 31,6% và độ tuổi 31-35 chiếm tỷ lệ viêm nướu 17,1%, 36-40 tuổi chiếm tỷ lệ 11,6%. Theo nghiên cứu của Burt, tuổi tác con người tăng lên làm tăng khả năng tích tụ mảng bám và cao răng, qua đó những người phụ nữ mang thai lớn tuổi hơn có hiện tượng tiêu xương và nướu mất bám dính nhiều hơn so với người trẻ tuổi. - Theo tuổi thai, kết quả tại bảng 5.2 cho thấy viêm nướu mức độ 2 là chủ yếu và tập trung ở cả 3 nhóm tuổi thai, nhưng cao nhất ở 3 tháng giữa thai kì (43,6%). Ở PNMT khi bắt đầu bước vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kì, nồng độ hormone progesterone và estrogen bắt đầu tăng cao hơn so với 3 tháng đầu. Ở phụ nữ mang thai nồng độ hormone estrogen và progesterone dần dần tăng cao do hoàng thể tiết ra từ lúc bắt đầu có thai và sau đó là do nhau thai tiết ra. Tới 3 tháng cuối thai kỳ, progesterone và estrogen đạt đỉnh với nồng độ 100 và 6ng/ml, tăng gấp 10-30 lần so với thời kỳ kinh nguyệt. 2 hormone này là yếu tố tăng trưởng, tạo thuận lợi cho sự phát triển vi khuẩn Prevotella Intermedia gây viêm nướu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của Diawara O tại Mali. Trong nghiên cứu này, nhóm phụ nữ mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ có tỷ lệ viêm nướu mức độ 2 cao nhất (73,2% và 77,3%), các mức độ viêm nướu còn lại chiếm tỷ lệ thấp. - Nhóm đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn sau đại học viêm nướu độ 1 và độ 2 nhiều nhất (độ 1 có 11 bệnh nhân chiếm 20,7% độ 2 có 28 bệnh nhân chiếm 52,8%) nhưng viêm nướu độ 3 ít nhất (độ 3 có 5 bệnh nhân chiếm 9,5%) và nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn là trung học cơ sở, phổ thông bị viêm nướu độ 3 nhiều 7 Tác giả liên lạc: BS. Trương Thị Lan Phương và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 nhất (32 bệnh nhân chiếm 25%). Đây có thể là yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức, thái độ cũng như thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng của PNMT. - Theo nghề nghiệp, PNMT có tỷ lệ không viêm nướu và viêm nướu độ 1 ở các bệnh nhân là cán bộ, tri thức là nhiều nhất, (không viêm nướu có 12 bệnh nhân chiếm 7,8%, độ 1 có 32 bệnh nhân chiếm 20,9%). Tỷ lệ viêm nướu độ 2, độ 3 ở bệnh nhân có nghề nghiệp khác là nhiều nhất (độ 2 có 94 bệnh nhân chiếm 59,9%, độ 3 có 48 bệnh nhân chiếm 30,6%). Điều này cùng với trình độ học vấn có lẽ ảnh hưởng nhiều tới điều kiện chăm sóc sức khỏe răng miệng của PNMT. - Có thể giải thích cho mối liên quan giữa mức độ viêm nướu với trình độ học vấn và nghề nghiệp rằng: tình trạng văn hóa - xã hội thấp, nghề nghiệp xã hội thấp, không tiếp cận dịch vụ nha khoa và không có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng là những yếu tố làm bệnh viêm nướu nặng lên. - Đối với chỉ số mảng bám, trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ số mảng bám tăng dần theo tuổi thai (biểu đồ 5.6). Mặc dù không có sự khác biệt về mức độ mảng bám theo tuổi của phụ nữ mang thai, nhưng theo tuổi thai mức độ mảng bám ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kì cao hơn so với 3 tháng đầu (bảng 5.6). Vì vậy chỉ số mảng bám sẽ tăng dần theo tuổi thai. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Gonzalez – Jaranay M tiến hành nghiên cứu trên 96 phụ nữ mang thai. * Từ các kết quả nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng trên cho thấy: - Đa số PNMT đã có kiến thức về bệnh viêm nướu tốt và thái độ chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt, tuy nhiên hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng lại chưa tương xứng khi chủ yếu ở mức độ trung bình. - Kết quả thu được cho thấy có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa thái độ với tình trạng viêm nướu và thái độ với tình trạng vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó chúng ta thấy cũng có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa hành vi với tình trạng viêm nướu và hành vi với tình trạng vệ sinh răng miệng. - Từ đó chúng ta thấy được vấn đề giáo dục thay đổi hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng là vấn đề cần được quan tâm và có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng viêm nướu và tình trạng vệ sinh răng miệng cho phụ nữ mang thai. VII. KẾT LUẬN Qua kết quả nghiên cứu về thực trạng viêm nướu ở phụ nữ mang thai tại phòng khám Sản của Bệnh viện Vũng Tàu từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2022, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận sau 8 Tác giả liên lạc: BS. Trương Thị Lan Phương và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 1. Thực trạng viêm nướu của phụ nữ mang thai: - Viêm nướu gặp ở tất cả các độ tuổi của phụ nữ mang thai trong đó lứa tuổỉ chiếm tỷ lệ cao nhất 18-25 tuổi. - Mức độ viêm tăng dần theo tuổi thai và nặng nhất vào 3 tháng cuối của thai kì. - Phụ nữ mang thai có trình độ học vấn cao mức độ viêm nướu nhẹ hơn so với nhóm có trình độ học vấn thấp. - Tình trạng vệ sinh răng miệng của Phụ nữ mang thai càng kém thì tình trạng viêm nướu càng nặng và ngược lại 2. Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng với thực trạng viêm lợi của phụ nữ mang thai: - Phần lớn PNMT có kiến thức thái độ chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt (80%). PNMT có thái độ chăm sóc sức khỏe răng miệng càng tốt thì tình trạng viêm nướu càng nhẹ và tình trạng vệ sinh răng miệng càng tốt. - Đa số PNMT có hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng trung bình. Hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng của PNMT càng tốt thì tình trạng viêm nướu càng nhẹ và tình trạng vệ sinh răng miệng càng tốt. VIII. KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu này chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: - Nên kết hợp các biện pháp chăm sóc nha khoa với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của phụ nữ khi mang thai. - Tăng cường giáo dục cho PNMT về kiến thức, thái độ, hành vi chăm sóc sức khỏe răng miệng trước và trong suốt cả thai kì. - Khuyến cáo phụ nữ mang thai đi kiểm tra và điều trị các bệnh răng miệng (nếu có) trong thời gian mang thai mà không sợ ảnh hưởng đến thai nhi. - Cần thêm những nghiên cứu đánh giá tác động lâu dài của các chương trình giáo dục sức khỏe răng miệng ở các cơ sở thực hiện chăm sóc sức khỏe sinh sản về kiến thức, thái độ và hành vi sức khỏe răng miệng của phụ nữ mang thai và sau khi sinh. - Cần có thêm những nghiên cứu với quy mô lớn hơn, thời gian dài hơn và sâu hơn về tình trạng răng miệng giữa phụ nữ mang thai và phụ nữ không mang thai, mối liên quan giữa bệnh quanh răng và sinh non - nhẹ cân. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe răng miệng và sức khỏe sinh sản cho nhóm đối tượng đặc biệt này./. 9 Tác giả liên lạc: BS. Trương Thị Lan Phương và cộng sự
- Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lunardelli A.N., Peres M.A (2005). Is there an association between periodontal disease, premature and low birth weight? A population- based study. J.Clin.Periodontal, 32(9):938-946. 2. Ide M, Papapanou PN. (2013). Epidemiology of association between maternal periodontal disease and adverse pregnancy outcomes–systematic review. J Periodontol, 84(4 Suppl):S181-S194. 3. Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh Đình Hải và cộng sự (2001). Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc, Nhà xuất bản Y học - Hà Nội. 4. Marta Silveira da Mota Krüger, Renata Picanço Casarin, et al (2017). Periodontal Health Status and Associated Factors: Findings of a Prenatal Oral Health Program in South Brazil. International Journal of Dentistry. 2017:3534048. 5. Nguyễn Đức Thiền, Trần Tấn Tài (2018). Thực trạng bệnh nha chu, kiến thức, thái độ, thực hành và nhu cầu điều trị ở phụ nữ mang thai. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6. 10 Tác giả liên lạc: BS. Trương Thị Lan Phương và cộng sự
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm ruột thừa cấp điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2018
6 p | 37 | 8
-
Nhận xét đặc điểm lâm sàng của bệnh Zona và một số yếu tố liên quan đến đau trong bệnh Zona tại khoa Thần kinh Bệnh viện Thanh Nhàn
7 p | 30 | 4
-
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch não
4 p | 25 | 4
-
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân thủy đậu tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Cần Thơ năm 2020-2022
7 p | 13 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng của Parkinson có tăng huyết áp
8 p | 12 | 3
-
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi mắc phải tại cộng đồng điều trị ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn
5 p | 21 | 3
-
Nồng độ Interleukin-12 trong huyết thanh và mối liên quan với đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân vảy nến
6 p | 39 | 2
-
Đánh giá đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân ung thư biểu mô khoang miệng
5 p | 86 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng của dị ứng Allopurinol trên bệnh nhân gout
6 p | 69 | 2
-
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng của u mi
9 p | 67 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân bệnh động mạch ngoại vi chi dưới mạn tính
4 p | 81 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nấm thân tại Bệnh viện Da liễu Trung ương
4 p | 12 | 2
-
Nhận xét đặc điểm lâm sàng của bệnh Coats
4 p | 10 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân viêm amiđan mạn tính có chỉ định phẫu thuật tại Bệnh viện Quân y 175
5 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng trong bệnh Zona
4 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân bệnh động mạch ngoại vi chi dưới mạn tính
4 p | 109 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng của hội chứng chữ cái trong bệnh cảnh có rối loạn vận nhãn cơ chéo
8 p | 33 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng của bệnh thoái hóa giác mạc dải băng
4 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn