intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả vi phẫu thuật bệnh nhân túi phình động mạch não

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

59
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài với mục đích nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng, hình ảnh CT scanner, DSA trước mổ và đánh giá kết quả vi phẫu thuật điều trị túi phình động mạch não. Nghiên cứu tiến cứu 74 trường hợp túi phình động mạch não được điều trị vi phẫu thuật tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định từ tháng 5‐2012 đến tháng 5‐2014.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và kết quả vi phẫu thuật bệnh nhân túi phình động mạch não

Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH HỌC VÀ KẾT QUẢ  <br /> VI PHẪU THUẬT BỆNH NHÂN TÚI PHÌNH ĐỘNG MẠCH NÃO <br /> Đào Văn Nhân*, Nguyễn Văn Trung*, Đỗ Anh Vũ*, Nguyễn Phúc Tài* <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Mục  đích: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh CT scanner, DSA trước mổ và đánh giá kết quả vi <br /> phẫu thuật điều trị túi phình động mạch não. <br /> Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 74 trường hợp túi phình động mạch não được điều trị vi phẫu thuật tại <br /> Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định từ tháng 5‐2012 đến tháng 5‐2014. Các bệnh nhân được đánh giá lâm sàng <br /> trước mổ theo WFNS, chụp CT‐scanner trước mổ phân độ theo Fisher và chụp DSA trước và sau mổ. Kết quả <br /> phẫu thuật đánh giá bằng thang điểm GOS, thời gian theo dõi 3‐ 6 tháng. <br /> Kết  quả: Theo dõi lâm sàng và cận lâm sàng 74 bệnh nhân trước và sau mổ, 93,2% số trường hợp được <br /> phẫu thuật bằng  đường  mổ  Pterion:  trán‐bướm‐thái dương  (frontosphenotemporal) và  6,8% phẫu  thuật bằng <br /> đường mổ trên hốc mắt. Nam 33 (44,6%), nữ 41 (55,4%). Tuổi trung bình 48,2 ± 10,3. Tuổi thấp nhất 20, cao <br /> nhất 73, độ tuổi thường gặp nhất 40 – 60 tuổi (64,3%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp: đau đầu 87,8%, cứng <br /> gáy 94,6%. Vị trí túi phình: động mạch thông trước 37 ca (44%), động mạch thông sau 23 ca (27,4%), não giữa <br /> 15 (15,8%), ĐM cảnh đoạn mấu giường trước 5 (5,9%), đỉnh thân nền 3 (3,6%), ĐM đốt sống 1 (1,2%). Thời <br /> điểm can thiệp từ 3‐7 ngày chiếm phần lớn 49 ca (66,2%), biến chứng gặp trong nghiên cứu là viêm phổi 1 ca <br /> (1,3%); máu tụ dưới màng cứng 1 ca (1,3%), ngoài màng cứng 1ca (1,3); liệt ½ người 1 ca (1,3%). Kết quả điều <br /> trị: nhóm phẫu thuật tốt (GOS 4+5) 92,3%, tử vong 4 ca (4,05%). <br /> Kết luận: Phình mạch não là một bệnh nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao. Vi phẫu thuật túi phình mạch não <br /> tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, cho đến nay vẫn là một phương pháp điều trị hiệu quả loại bệnh lý này với <br /> tỉ lệ thành công cao, tử vong và di chứng thấp. <br /> Từ khóa: Phình mạch máu não, chảy máu dưới màng nhện, Fisher, WFNS, GOS. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> CLINICAL FEATURES, RADIOGRAPHY AND OUTCOMES OF PATIENTS  <br /> WITH CEREBRAL ANEURYSMS TREATED BY MICROSURGERY <br /> Dao Van Nhan, Nguyen Van Trung, Do Anh Vu, Nguyen Phuc Tai  <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 192 – 197 <br /> Object:  To  analyze  the  Clinical  features,  images  of  CT‐scanner,  DSA  and  evaluate  the  results  of <br /> microsurgical treatment of ruptured cerebral aneurysms.  <br /> Methods: A prospective study of 74 cases of cerebral aneurysms treated by microsurgery at the Binh Dinh <br /> General Hospital from May 2012 to May 2014. The patients were evaluated clinical characteristics before surgery <br /> according to the WFNS, preoperative CT‐scanner according to Fisher grades and image of DSA before and after <br /> surgery. Microsurgical outcomes were evaluated by GOS scale after surgerys, follow up from 3 to 6 months. <br /> Results:  A  total  of  74  patients  were  analyzed  the  clinical  and  paraclinical  features  before  and  after <br /> microsurgery, 93.2% of cases with Pterion approach: frontotemporal and 6.8% by supraorbital approach. Male <br /> patients  33  (44.6%),  41  female  patients  (55.4%).  The  average  age  of  the  patients  was  48.2  ±  10.3  years.  The <br /> youngest patient was 20, the oldest patient was 73, the common age group was from 40 to 60 years old (64.3%). <br /> * Khoa Ngoại Thần kinh và cột sống BVĐK tỉnh Bình Định<br /> Tác giả liên lạc: ThS. Đào Văn Nhân; ĐT:<br /> <br /> 192<br /> <br /> 0903587795; Email: daovannhan2004@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> Common clinical symptoms: 87.8% of headache, 94.6% of neck stiffness. Location aneurysms: 37 cases of AcomA <br /> (44%),  23  cases  of  PcomA  (27.4%),  15  cases  of  MCA  (15.8%),  5  cases  of  ICA  of  anterior  clinoid  segments <br /> (5,9%), 3 cases of BA (3.6%), 1 case of vertebral artery (1.2%). Intervention time from 3 to 7 days for most 49 <br /> cases (66,2%), the common complications were 1 case of pneumonia (1.3%); 1 case of subdural hematoma (1.3%); <br /> 1case of epidural (1.3); 1 case of hemiplegia (1.3%). Results of treatment: surgery group had good result (GOS 4 + <br /> 5) 92.3%, 4 patients died and mortality was 4.05%. <br /> Conclusions: Intracranial aneurysm is a dangerous diseases and high mortality Microsurgery of aneurysm <br /> at the Hospital of Binh Dinh province is an effective method of treatment with a high success rate, low mortality <br /> and sequelae <br /> Keywords: Aneurysm, SAH, Fisher, WFNS, GOS. <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Phình động mạch não là hiện tượng giãn, lồi <br /> hoặc  tạo  thành  túi  ở  thành  động  mạch  não <br /> (ĐMN)  mà  nguyên  nhân  là  do  khiếm  khuyết, <br /> bệnh  lý  hoặc  vết  thương  ở  thành  động  mạch. <br /> Bệnh  tương  đối  phổ  biến  chiếm  2‐8%  dân  số. <br /> Nguy cơ vỡ túi phình hàng năm theo thống kê là <br /> từ  0,5‐3%  trong  số  người  mắc.  Biểu  hiện  lâm <br /> sàng của vỡ túi phình là đau đầu đột ngột, dấu <br /> hiệu kích thích màng não và giảm tri giác. <br /> Chụp  cắt  lớp  vi  tính  (CLVT)  không  thuốc <br /> cản quang, chọc dò dịch não tuỷ cho phép chẩn <br /> đoán  xác  định  chảy  máu  dưới  màng  nhện <br /> (CMDMN) và chụp động mạch não số hóa xóa <br /> nền (DSA) là “tiêu chuẩn vàng’’để chẩn đoán và <br /> định  hướng  điều  trị  túi  phình  ĐMN  vỡ.  Mục <br /> đích chính của điều trị vỡ túi phình ĐMN là làm <br /> giảm áp lực nội sọ, phòng ngừa các biến chứng <br /> của  CMDMN  và  cuối  cùng  phải  loại  bỏ  túi <br /> phình  ra  khỏi  vòng  tuần  hoàn,  đảm  bảo  không <br /> làm hẹp mạch mang túi phình. <br /> Tuy  nhiên  việc  chẩn  đoán  sớm  và  điều  trị <br /> kịp thời vẫn còn nhiều hạn chế: do sự hiểu biết <br /> về  bệnh  lý  này  của  các  bệnh  viện  tuyến  trước <br /> còn  chưa  cao;  sự  phối  hợp  điều  trị  giữa  các <br /> chuyên  khoa  hồi  sức,  chẩn  đoán  hình  ảnh  và <br /> phẫu  thuật  thần  kinh  chưa  thành  hệ  thống. <br /> Phương  pháp  điều  trị  nút  mạch  (colling)  túi <br /> phình còn đắt tiền, chưa phù hợp với điều kiện <br /> kinh  tế  ở  các  tỉnh  duyên  hải  miền  trung  nói <br /> chung và Bình Định nói riêng, kết quả theo dõi <br /> lâu dài tỷ lệ tồn dư, tái thông túi phình còn cao. <br /> Vi  phẫu  thuật  kẹp  cổ  túi  phình  đã  được  ứng <br /> <br /> Bệnh Lý Sọ Não <br /> <br /> dụng tại bệnh viện Bình Định từ năm 2010 đến <br /> nay  và  đã  thu  được  những  kết  quả  khích  lệ, <br /> giảm  tỉ  lệ  tử  vong  cũng  như  di  chứng  của  loại <br /> bệnh lý này. Tuy nhiên kết quả chưa được đánh <br /> gia  đầy  đủ,  do  đó  chúng  tôi  tiến  hành  nghiên <br /> cứu này. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Đối tượng   <br /> Tại  BVĐK  tỉnh  Bình  Định,  từ  tháng  5‐  2012 <br /> đến tháng 5 năm 2014 chúng tôi điều trị vi phẫu <br /> thuật 74 bệnh nhân với 84 túi phình động mạch <br /> não,  trong  đó  có  74  túi  phình  đã  vỡ  và  10  túi <br /> phình chưa vỡ.  <br /> Phương pháp <br /> Nghiên cứu tiến cứu can thiệp lâm sàng <br /> Bảng 1. Phân loại lâm sàng WFNS trong xuất huyết <br /> dưới nhện (World Federation of Neurological <br /> Surgeons Scale) <br /> ĐỘ<br /> I<br /> II<br /> III<br /> IV<br /> V<br /> <br /> TRIÊU CHỨNG<br /> GCS= 15, không có dấu hiệu TKKT<br /> GCS= 13-14, không có dấu hiệu TKKT<br /> GCS= 13-14, có dấu hiệu TKKT<br /> GCS= 7-12, có hoặc không có dấu hiệu TKKT<br /> GCS= 3-6, có hoặc không có dấu hiệu TKKT<br /> <br /> Bảng 2. Phân loại Fisher trên CLVT trong xuất <br /> huyết dưới nhện <br /> ĐỘ<br /> I<br /> II<br /> III<br /> IV<br /> <br /> TỔN THƯƠNG<br /> Không thấy máu<br /> Máu lan toả hoặc lớp mỏng tại khe liên bán<br /> cầu, bể đáy, bề ngoài dày ≤ 1mm<br /> Máu tụ khu trú và/ hoặc có lớp máu dày ≥ 1mm<br /> Máu lan toả hoặc không có máu khoang dưới<br /> nhện, nhưng có máu trong nhu mô não hoặc<br /> não thất<br /> <br /> 193<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> Bảng 3.Đánh giá kết quả điều trị theo thang điểm <br /> GOS (Glasgow Coma Scale) <br /> GOS<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> BIỂU HIỆN<br /> Tử vong<br /> Sống thực vật<br /> Tàn phế nặng cần người chăm sóc<br /> Mất khả năng làm việc, học tập nhưng có thể<br /> tự chăm sóc bản thân<br /> Hồi phục tốt trở lại công việc cũ<br /> <br /> KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN <br /> Đặc điểm chung <br /> Tuổi  trung  bình  48,2  ±  10,3.  Tuổi  thấp  nhất <br /> 20, cao nhất 73, độ tuổi thường gặp nhất 40 – 60 <br /> tuổi (64,3%) <br /> Nam 33 (44,6%), nữ 41 (55,4%) <br /> <br /> ‐ Các bệnh nhân nặng WFNS độ V <br /> <br /> Trong nghiên  cứu  của  chúng  tôi, tuổi  trung <br /> bình 48,2 ± 10,3. Độ tuổi thường gặp nhất 40 – 60 <br /> tuổi  (64,3%).  Tuổi  trung  bình  của  tác  giả  khác <br /> như: Nguyễn phong 51,4; Ross(9) tuổi trung bình <br /> 54,3 và giới nữ chiếm 60,7%. Tuổi trung bình của <br /> chúng tôi thấp hơn các tác giả khác, tuy nhiên độ <br /> tuổi  thường  gặp  ở  bệnh  lý  này  cũng  tương  tự. <br /> Đây  là  độ  tuổi  lao  động,  do  đó  ảnh  hưởng  rất <br /> nhiều  đến  gia  đình  cũng  như  xã  hội.  Giới  nữ <br /> chúng tôi gặp nhiều hơn giới nam trong nghiên <br /> cứu chiếm 55,4%; Lin và cộng sự nữ 54,5%, nam <br /> 45,5%. <br /> <br /> ‐ Rối loạn đông, chảy máu <br /> <br /> Đặc điểm lâm sàng <br /> <br /> 5<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn bệnh <br /> Những bệnh nhân chẩn đoán vỡ phình mạch <br /> não,  được  điều  trị  vi  phẫu  thuật  kẹp  túi  phình <br /> mạch. Các bệnh nhân này thăm khám, đánh giá <br /> lâm  sàng  theo  thang  điểm  WFNS,  có  hình  ảnh: <br /> cắt  lớp  vi  tính  (CT  scanner)  và  mạch  máu  xóa <br /> nền  (DSA);  Kết  quả  được  đánh  giá  theo  thang <br /> điểm GOS. <br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ  <br /> <br /> ‐  Thể  trạng  suy  kiệt  không  đảm  bảo  cho <br /> phẫu thuật <br /> <br /> Triệu chứng lâm sàng <br /> <br /> ‐ Bệnh nhân vỡ túi phình động mạch não sau <br /> chấn thương <br /> <br /> Triệu chứng<br /> Đau đầu<br /> Buồn nôn, nôn<br /> Cứng gáy<br /> Dấu hiệu Kernig<br /> Co giật<br /> Tăng huyết áp<br /> Dấu thần kinh khu trú<br /> Mạch chậm < 50 lần/phút<br /> <br /> Các yếu tố nghiên cứu <br /> ‐  Tuổi  bệnh  nhân  chia  thành  3  nhóm:   60 tuổi <br /> ‐ Triệu chứng lâm sàng: đau đầu, nôn, cứng <br /> gáy, dấu thần kinh khu trú... <br /> ‐  Tình  trạng  lâm  sàng  của  bệnh  nhân  trước <br /> điều trị: dựa vào phân độ WFNS <br /> ‐  Vị  trí  túi  phình:  động  mạch  thông  trước, <br /> động  mạch  cảnh  đoạn  thông  sau,  động  mạch <br /> não  giữa,  động  mạch  quanh  thể  chai  và  vòng <br /> tuần hoàn sau... <br /> ‐ Kích thước, hình thái túi phình <br /> ‐ Thời điểm phẫu thuật <br /> ‐  Kết  quả  điều  trị:  dựa  vào  bảng  phân  độ <br /> GOS <br />   + Tốt: GOS 4‐5 <br />   + Trung bình: GOS 3 <br />   + Xấu: GOS 1‐ 2 <br /> <br /> 194<br /> <br /> Bảng 4. Triệu chứng lâm sàng <br /> Số lượng<br /> 65<br /> 29<br /> 70<br /> 62<br /> 5<br /> 19<br /> 10<br /> 1<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 87,8<br /> 39,2<br /> 94,6<br /> 83,4<br /> 7,4<br /> 25,7<br /> 13,5<br /> 1,3<br /> <br /> Đau  đầu  87,8%  và  cứng  gáy  94,6%  là  hai <br /> triệu  chứng  thường  gặp  trong  nghiên  cứu  này, <br /> chúng  tôi  chưa  gặp  trường  hợp  nào  phát  hiện <br /> phình  mạch  khi  chưa  vỡ.  Điều  đó  nói  lên  rằng <br /> việc theo dõi cũng như phát hiện bệnh lý này ở <br /> nước ta còn hạn chế. <br /> <br /> Phân độ WFSN trước phẫu thuật <br /> Nhóm WFSN gặp nhiều nhất 36 trường hợp <br /> (48,6%).  Chúng  tôi  sử  dụng  bảng  điểm  WFSN <br /> thay  cho  Hunt‐hess  trong  nghiên  cứu  này  vì <br /> WFSN gần gũi với các phẫu thuật viên thần kinh <br /> cũng như các điều dưỡng ngoại thần kinh hơn. <br /> Ngoài ra, WFSN lượng giá tình trạng bệnh nhân <br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br />  <br /> dựa theo thang điểm Glasgow nên đánh giá một <br /> cách chính xác hơn. <br /> <br /> Biểu đồ 1. Phân độ WFSN trước phẫu thuật <br /> Đặc điểm cận lâm sàng <br /> Bảng 5. Đặc điểm cận lâm sàng <br /> Đặc điểm<br /> <br /> Số lượng<br /> <br /> Tỉ lệ %<br /> <br /> Số trường hợp<br /> Fisher trước can thiệp<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> Vị trí túi phình<br /> ĐM thông trước<br /> ĐM thông sau<br /> ĐM não giữa<br /> ĐM cảnh đoạn mấu giường<br /> Đỉnh thân nền<br /> ĐM đốt sống<br /> Kích thước túi phình<br /> < 5 mm<br /> 5 – 10 mm<br /> > 10 mm<br /> Kích thước cổ<br /> ≤ 4mm<br /> > 4 mm<br /> Hình dạng túi<br /> Hình túi<br /> Hình thoi<br /> Số lượng túi phình/BN<br /> 1 túi<br /> 2 túi<br /> 3 túi<br /> <br /> 74BN/84 túi phình<br /> <br /> 100%<br /> <br /> 2<br /> 33<br /> 27<br /> 12<br /> <br /> 2,7%<br /> 44,6%<br /> 36,5%<br /> 16,2%<br /> <br /> 37<br /> 23<br /> 15<br /> 5<br /> 3<br /> 1<br /> <br /> 44%<br /> 27,4%<br /> 17,8%<br /> 5,9%<br /> 3,6%<br /> 1,2%<br /> <br /> 15<br /> 48<br /> 21<br /> <br /> 17,9%<br /> 57,1%<br /> 25%<br /> <br /> 51<br /> 33<br /> <br /> 60,7%<br /> 39,3%<br /> <br /> 81<br /> 3<br /> <br /> 96,4%<br /> 3,6%<br /> <br /> 65<br /> 8<br /> 1<br /> <br /> 87,8%<br /> 10,8%<br /> 1,4%<br /> <br /> Tình  trạng  xuất  huyết  dưới  nhện  chúng  tôi <br /> gặp  nhiều  nhất  ở  nhóm  Fisher  II  44,6%  và  III <br /> 36,5%.  Chỉ  có  2,7%  là  Fisher  I,  đây  là  2  trường <br /> hợp  đau  đầu  vào  điều  trị  ở  bệnh  viện  tuyến <br /> trước  >  10  ngày,  đến  với  chúng  tôi  chụp  CT <br /> <br /> Bệnh Lý Sọ Não <br /> <br /> scanner không thấy hình ảnh XHDN, khám lâm <br /> sàng thấy bệnh nhân cổ gượng chọc dò dịch não <br /> tủy có máu không đông và chúng tôi quyết định <br /> chụp  DSA,  kết  quả  1  trường  hợp  phình  ĐM <br /> thông  trước  và  1  phình  ĐM  não  giữa.  Theo <br /> Tanno (2007) cho rằng lâm sàng lúc vào viện ảnh <br /> hưởng  nhiều  đến  kết  quả  điều  trị,  hình  ảnh <br /> CLVT thấy có chảy máu dưới màng nhện Fisher <br /> độ II 53,8% và Fisher độ III 20,5%. <br /> Trong  74  bệnh  nhân  nghiên  cứu  có  84  túi <br /> phình,  vị  trí  túi  phình  chúng  tôi  thường  gặp  là <br /> ĐM thông trước 44% và thông sau 24,3%. Vòng <br /> tuần  hoàn  sau  (ĐM  thân  nền  và  ĐM  đốt  sống) <br /> chiếm  4,8%.  Phần  lớn  phình  mạch  xuất  hiện  ở <br /> chỗ các động mạch lớn chẻ đôi và điều này cũng <br /> đúng đối với mạch máu não. Khoảng 85% phình <br /> mạch  não  bắt  nguồn  từ  tuần  hoàn  trước.  Vị  trí <br /> thường gặp nhất (30%‐35%) là động mạch thông <br /> trước  (AcomA).  Tuy  nhiên  nhiều  động  mạch <br /> thông  trước  không  bắt  nguồn  từ  giao  điểm <br /> A1/A2  của  động  mạch  não  trước  và  không  bao <br /> gồm động mạch thông trước. Các phình mạch ở <br /> động mạch cảnh trong và thông sau chiếm 30% <br /> và  phình  mạch  ở  nhánh  động  mạch  não  giữa <br /> chiếm  20%.  Khoảng  10‐  15%  phình  mạch  não <br /> xuất hiện ở hệ tuần hoàn đốt sống ‐ thân nền(5,8), <br /> Greenberg (2010) 85‐ 95% phình mạch xuất hiện <br /> ở  vòng  tuần  hoàn  trước  bao  gồm:  đoạn  thông <br /> trước 30%, thông sau 25%, não giữa 20% và 5‐ 15 <br /> % phình mạch ở vòng tuần hoàn sau.  <br /> Kích thước túi phình 5‐ 10mm chiếm 58,1%. <br /> chưa  có  trường  hợp  túi  phình  ≥  20mm  trong <br /> nghiên cứu của chúng tôi. Cổ túi phình ≤ 4mm <br /> chiếm  phần  lớn  60,7%  và  chủ  yếu  là  túi  phình <br /> dạng hình túi 87,8%. Albuquerque (2005) phình <br /> mạch  dạng  túi  chiếm  tỷ  lệ  cao  nhất  94,8%  (66‐<br /> 98%)  sau  đó  là  phình  mạch  hình  thoi  và  phình <br /> động mạch bóc tách(4). <br /> Có 74 bệnh nhân trong nghiên cứu nhưng có <br /> 84  túi  phình  và  tất  cả  bệnh  nhân  này  khi  nhập <br /> viện  đều  bị  vỡ,  không  có  trường  hợp  nào  đến <br /> với chúng tôi khảo sát khi chưa vỡ. Do đó 10 túi <br /> phình chưa vỡ do lúc chụp mạch xóa nền (DSA) <br /> <br /> 195<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014<br /> <br />  <br /> phát  hiện  kèm  theo  các  túi  phình  đã  vỡ.  Tất  cả <br /> các  trường  hợp  này  khi  phẫu  thuật  chúng  tôi <br /> kẹp 1 thì nếu túi phình chưa vỡ cùng bán cầu với <br /> túi  phình  đã  vỡ,  ngược  lại  chúng  tôi  tiến  hành <br /> phẫu thuật lần 2 sau 5‐ 10 ngày. <br /> <br /> Biến chứng sau mổ <br /> Bảng 7. Biến chứng sau mổ <br /> Biến chứng<br /> Liệt nửa người<br /> Máu tụ ngoài màng cứng<br /> Viêm phổi<br /> Máu tụ dưới màng cứng<br /> <br /> Thời điểm từ khi nhập viện đến khi phẫu thuật <br /> Bảng 6. Thời điểm phẫu thuật <br /> Thời điểm phẫu thuật<br /> 3 ngày<br /> 4 – 7 ngày<br /> > 7 ngày<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Số lượng<br /> 23<br /> 49<br /> 2<br /> 74<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 31,1<br /> 66,2<br /> 2,7<br /> 100%<br /> <br /> Thời  điểm  phẫu  thuật  chúng  tôi  hay  gặp <br /> nhất  từ  4‐  7  ngày  chiếm  66,2%  và  31,1  %  phẫu <br /> thuật trong 3 ngày đầu sau khi từ khi nhập viện. <br /> Nguyên  nhân  gây  tử  vong  hàng  đầu  của  túi <br /> phình  mạch  não  là  tái  vỡ,  cao  nhất  trong  ngày <br /> đầu  tiên  là  4%  những  ngày  tiếp  theo  1,5%  cho <br /> đến khi 2 tuần. Do đó việc phẫu thuật sớm giúp <br /> tránh  được  tái  vỡ.  Gans(5)  trong  một  phân  tích <br /> của  11  nghiên  cứu  của  các  tác  giả  đưa  ra  kết <br /> luận: nếu lâm sàng bệnh nhân tốt khi nhập viện, <br /> thì  kết  quả  tốt  hơn  ở  nhóm  phẫu  thuật  sớm  (3 <br /> ngày)  hoặc  nhóm  trung  gian  (4‐  7  ngày)  so  với <br /> nhóm phẫu thuật muộn (> 7 ngày). Còn đối với <br /> lâm  sàng  bệnh  nhân  lúc  nhập  viện  xấu  thì  sự <br /> khác biệt về kết quả phẫu thuật sớm hoặc muộn <br /> không có ý nghĩa thống kê. <br /> Ross(9)  phẫu  thuật  sớm  với  các  trường  hợp <br /> chảy  máu  dưới  nhện  do  vỡ  phình  ĐM  não  ở <br /> vòng  tuần  hoàn  trước.  Kết  quả  phẫu  thuật  ảnh <br /> hưởng bởi tuổi bệnh nhân và lâm sàng khi nhập <br /> viện.  Thời  điểm  phẫu  thuật  không  ảnh  hưởng <br /> đến kết quả điều trị, phẫu thuật sớm nhằm tránh <br /> chảy  máu  thứ  phát  và  giảm  số  ngày  nằm  viện. <br /> Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tôi  phẫu  thuật <br /> muộn hơn các tác giả khác có thể có 2 lý do: thứ <br /> nhất,  do  sự  hiểu  biết  về  bệnh  lý  này  của  các <br /> tuyến  trước  còn  ít;  Thứ  hai  là  chẩn  đoán  muộn <br /> từ các khoa bệnh nhân được đưa vào ban đầu tại <br /> bệnh  viện  đa  khoa  tỉnh  như:  hồi  sức  nội,  nội <br /> tổng hợp, tim mạch... <br /> <br /> 196<br /> <br /> Số lượng<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 1,3<br /> 1,3<br /> 1,3<br /> 1,3<br /> <br /> Các biến chứng chúng tôi gặp trong nghiên <br /> cứu  như  liệt  nửa  người,  máu  tụ  NMC,  máu  tụ <br /> DMC  và  viêm  phổi,  mỗi  biến  chứng  chỉ  có  1 <br /> trường  hợp  1,3%.  Những  trường  hợp  lâm  sàng <br /> trước  mổ  xấu  (WFSN  4)  có  nhiều  biến  chứng <br /> hơn các trường hợp khác. <br /> Kết quả phẫu thuật theo GOS <br /> Bảng 8. Kết quả phẫu thuật <br /> GOS<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> Tổng cộng<br /> <br /> Số lượng<br /> 4<br /> 0<br /> 2<br /> 11<br /> 57<br /> 74<br /> <br /> Tỷ lệ %<br /> 5,4<br /> 2,7<br /> 14,9<br /> 77<br /> 100%<br /> <br /> Kết quả điều trị tốt (GOS 4‐5) khi bệnh nhân <br /> ra  viện  là  91,9%.  Tử  vong  4  trường  hợp  (5,4%). <br /> Kết quả này tương đồng với các tác giả của một <br /> số trung tâm phẫu thuật lớn như bệnh viện Chợ <br /> Rẫy, Bệnh viện Viêt Đức(1,2). <br /> <br /> KẾT LUẬN <br /> Phình  mạch  não  là  một  bệnh  nguy  hiểm, <br /> nguy  cơ  tử  vong  cao.  Vi  phẫu  thuật  túi  phình <br /> mạch não tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, <br /> cho  đến  nay  vẫn  là  một  phương  pháp  điều  trị <br /> hiệu  quả  loại  bệnh  lý  này  với  tỉ  lệ  thành  công <br /> cao, tử vong và di chứng thấp <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO <br /> 1.<br /> <br /> Albuquerque FC, Fiorella DJ, Han PP, Deshmukh VR, Kim LJ, <br /> McDougall  CG  (2005)  Endovascular  management  of <br /> intracranial  vertebral  artery  dissecting  aneurysms.  Neurosurg <br /> Focus 18(2):E3 <br /> <br /> 2.<br /> <br /> Gans K, Dennis J, Gabriël (2002) Timing of Aneurysm Surgery <br /> in  Subarachnoid  Hemorrhage:A  Systematic  Review  of  the <br /> Literature. Neurosurgery 50:336–342 <br /> <br /> 3.<br /> <br /> Greenberg  MS.  (2010)  Cerebral  aneurysms.  Handbook  of <br /> Neurosurgery 1055‐1078 <br /> <br /> Chuyên Đề Phẫu Thuật Thần Kinh  <br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1