TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH NỘI SOI CỦA VIÊM<br />
TRÀO NGƢỢC DẠ DÀY - THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN KHÔNG CÓ ĐÁI<br />
THÁO ĐƢỜNG TÝP 2 VÀ CÓ ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TÝP 2<br />
Lê Đình Tuân*; Nguyễn Thị Phi Nga**; Nguyễn Mạnh Hùng***<br />
TÓM TẮT<br />
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản (DD - TQ) ở bệnh nhân (BN) ĐTĐ týp 2 phổ biến<br />
hơn ở người không có đái tháo đường (ĐTĐ). Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, so sánh<br />
với nhóm chứng trên 170 BN điều trị nội trú tại Khoa Nội tiết, Bệnh viện 103. Chia BN làm 2<br />
nhóm: 120 BN ĐTĐ týp 2 và 50 BN không bị ĐTĐ týp 2, nhằm xác định tỷ lệ triệu chứng lâm<br />
sàng, hình ảnh nội soi của tình trạng viêm trào ngược DD - TQ và mối liên quan với một số đặc<br />
điểm ở BN ĐTĐ týp 2. Kết quả nghiên cứu cho thấy:<br />
- Triệu chứng lâm sàng ở BN ĐTĐ týp 2: đau bụng 62,5%, nóng rát sau xương ức 56,7%,<br />
khó tiêu 45,8%, ợ chua 43,3%; ở BN không bị ĐTĐ týp 2 lần lượt là 92,0%; 46,0%; 34,0%; 38,0%.<br />
- Hình ảnh nội soi: ở BN ĐTĐ týp 2, 50% bị viêm trào ngược DD - TQ cao hơn so với ở nhóm<br />
chứng (22,0%; p < 0,05).<br />
- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mức độ, tỷ lệ triệu chứng của viêm trào ngược<br />
DD - TQ với các mức kiểm soát HbA1c, BMI, thời gian phát hiện ĐTĐ ở BN ĐTĐ týp 2.<br />
* Từ khóa: Viêm trào ngược; dạ dày - thực quản; Đái tháo đường týp 2; §Æc ®iÓm l©m sµng;<br />
H×nh ¶nh néi soi.<br />
<br />
THE SYMPTOMS AND GASTROSCOPIC IMAGES OF InFLAMMATION OF<br />
GASTRO - ESOPHAGEAL REFLUX IN PATIENTS WITH AND WITHOUT TYPE 2<br />
DIABETES MELLITUS<br />
SUMMARY<br />
Gastro - esophageal reflux is more common in patients with type 2 diabetes than patients<br />
without type 2 diabetes. A cross - sectional descriptive study and comparative control group was<br />
conducted on 170 patients divided into 2 groups: 120 patients with type 2 diabetes and 50 patients<br />
without diabetes were treated at 103 Hospital. To identify the prevalence of clinical symptoms,<br />
endoscopic images of inflammation of gastro - esophageal reflux and association with some other<br />
relevant factors in patients with type 2 diabetes. The results were as followed:<br />
* Đại học Y-Dược Thái Bình<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
*** Học viện Quân y<br />
Người phản hồi (Corresponding): Lª §×nh Tu©n (letuan985@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/05/2013; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 20/08/2013<br />
Ngày bài báo được đăng: 12/02/2014<br />
<br />
69<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
<br />
- Some symptoms in patients with type 2 diabetes: abdominal pain in 62.5%, pyrosis in 56.7%,<br />
dyspepsia in 45.8%, heartburn in 43.3% and in patients without type 2 diabetes, the corresponding<br />
to 92.0%; 46.0%; 34.0%; 38.0%, respectively.<br />
- Gastroscopic images: in patients with type 2 diabetes the prevalence of inflammation of<br />
gastro - oesophageal reflux was 50% higher than the control group (22.0%, p < 0.05).<br />
There were statistically significant relationships between inflammation of gastro - esophageal reflux<br />
and HbA1c, BMI (body mass index) and duration of diabetes (p < 0.05).<br />
* Key words: Inflammation of gastro - esophageal reflux; Type 2 diabetes; Clipical features;<br />
Gastroscopic images<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh lý viêm trào ngược DD - TQ tiến<br />
triển mạn tính và tái phát, nếu không được<br />
chẩn đoán, điều trị tích cực có thể dẫn đến<br />
viêm trợt, loét, chít hẹp, thủng, Barrett,<br />
ung thư hóa thực quản… ĐTĐ là một<br />
bệnh rối loạn chuyển hóa gây nhiều biến<br />
chứng ở hệ thống các cơ quan. Nhiều<br />
nghiên cứu đã chỉ ra khoảng 50% BN ĐTĐ<br />
có biến chứng tiêu hóa, trong đó, những<br />
rối loạn về cảm giác, vận động thực quản,<br />
dạ dày khá phổ biến. 40% BN ĐTĐ có tổn<br />
thương viêm trào ngược DD - TQ [2, 7],<br />
ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc<br />
sống của BN ĐTĐ. Vì vậy, chúng tôi tiến<br />
hành nghiên cứu đề tài này nhằm:<br />
- Nhận xét tỷ lệ đặc điểm lâm sàng, hình<br />
ảnh nội soi của viêm trào ngược DD - TQ<br />
ở BN ĐTĐ týp 2 và không có ĐTĐ týp 2.<br />
- Tìm hiểu mối liên quan giữa tình trạng<br />
viêm trào ngược DD - TQ với một số đặc<br />
điểm ở BN ĐTĐ týp 2.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
<br />
170 BN khám và điều trị tại Bệnh viện<br />
Qu©n y 103 từ 6 - 2012 đến 6 - 2013.<br />
* Tiêu chuẩn lựa chọn:<br />
- Nhóm BN có ĐTĐ týp 2: 120 BN ĐTĐ<br />
týp 2 đã được điều trị, có thời gian phát hiện<br />
ĐTĐ > 1 năm, có ít nhất một trong các<br />
triệu chứng lâm sàng của đường tiêu hóa<br />
trên, BN được nội soi thực quản - dạ dày.<br />
- Nhóm chứng bệnh: 50 BN có triệu<br />
chứng đường tiêu hóa trên, không mắc<br />
bệnh ĐTĐ týp 2, được chỉ định làm nội<br />
soi thực quản - dạ dày tại Phòng Nội soi<br />
Tiêu hóa, có độ tuổi, giới tính, BMI tương<br />
đương với nhóm BN ĐTĐ týp 2 nghiên cứu.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ:<br />
+ Hôn mê, tiền hôn mê, đột quỵ não,<br />
tăng huyết áp kịch phát, viêm gan, xơ gan,<br />
suy tim, suy thận, thiếu máu, có thai 3<br />
tháng cuối, bị lao, nhiễm khuẩn khác.<br />
+ Phẫu thuật đường tiêu hóa trên (cắt<br />
dạ dày), đang chảy máu tiêu hóa, khối u.<br />
+ Đang dùng các thuốc ảnh hưởng<br />
đến nhu động thực quản - dạ dày - ruột,<br />
kháng sinh, muối bismuth, các thuốc chống<br />
viêm giảm đau non-steroid, corticoid.<br />
+ BN không hợp tác, không thu thập đủ<br />
số liệu nghiên cứu.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
70<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
<br />
- Thiết kế nghiên cứu: tiến cứu, mô tả<br />
cắt ngang, có so sánh đối chứng giữa các<br />
đối tượng BN ĐTĐ týp 2 với nhóm chứng.<br />
<br />
- Tiêu chuẩn đánh giá tổn thương viêm<br />
trào ngược DD - TQ qua nội soi theo phân<br />
loại của Los Angeles, gồm 4 độ [3]:<br />
<br />
* Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ: theo WHO<br />
2011, dựa vào 1 trong 3 tiêu chuẩn [2]:<br />
<br />
+ Độ A: tổn thương một hay nhiều trợt,<br />
nhưng không kết nối với nhau, nằm trên<br />
đường Z.<br />
<br />
- Glucose huyết lúc đói (ít nhất 8 giờ<br />
sau ăn) ≥ 7,0 mmol/l, làm ít nhất 2 lần.<br />
- Glucose huyết ngẫu nhiên ≥ 11,1 mmol/l.<br />
- Glucose huyết 2 giê sau nghiệm pháp<br />
dung nạp glucose đường uống ≥ 11,1 mmol/l.<br />
* Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ týp 2:<br />
theo Thái Hồng Quang [2]:<br />
- Khởi phát sau 30 tuổi, BN thường béo.<br />
- Bệnh diễn biến từ từ, biến chứng mạch<br />
máu sớm.<br />
- Ít có nhiễm toan ceton, insulin máu<br />
bình thường hoặc tăng, C peptid bình thường.<br />
- Giai đoạn đầu kiểm soát glucose máu<br />
bằng chế độ ăn, luyện tập, thuốc hạ glucose<br />
uống.<br />
<br />
+ Độ B: tổn thương trợt hay loét trợt<br />
chiếm 10% bề mặt niêm mạc, ở trên<br />
đường Z.<br />
+ Độ C: tổn thương trợt hay loét trợt<br />
chiếm 10 - 50% bề mặt niêm mạc, nằm<br />
trên đường Z khoảng 5 cm hoặc có tổn<br />
thương loét đường kính 3 - 5 cm.<br />
+ Độ D: loét trợt nông trên 50% bề mặt<br />
niêm mạc hoặc loét đường kính 5 mm.<br />
* Xử lý số liệu: theo thuật toán thống<br />
kê y học bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Đặc điểm nhân trắc đối tượng<br />
nghiên cứu.<br />
<br />
- Tất cả BN ĐTĐ nghiên cứu được hỏi<br />
và thăm khám lâm sàng tỷ mỷ, đăng ký<br />
theo mẫu nghiên cứu thống nhất.<br />
- Đánh giá triệu chứng cơ năng đường<br />
tiêu hóa trên theo bệnh học nội tiêu hóa<br />
(Học viện Quân y, 2012).<br />
- Đánh giá thừa cân béo phì theo<br />
WHO (2000) dành cho khu vực châu Á:<br />
BN thừa cân béo phì có BMI ≥ 23 kg/m2.<br />
- Tiêu chuẩn đánh giá hội chứng trào<br />
ngược DD - TQ trên lâm sàng theo tiêu<br />
chuẩn Roma III, các triệu chứng lâm sàng<br />
tồn tại 12 tuần trong vòng 6 tháng [8].<br />
<br />
Giới<br />
<br />
(n = 120);<br />
(%)<br />
<br />
(n = 50);<br />
(%)<br />
<br />
Nam<br />
<br />
62 (51,7)<br />
<br />
27 (54,0)<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
58 (48,3)<br />
<br />
23 (46,0)<br />
<br />
< 60 tuổi<br />
<br />
64 (53,3)<br />
<br />
31 (62,0)<br />
<br />
≥ 60 tuổi<br />
<br />
56 (46,7)<br />
<br />
11 ( 38,0)<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
57,9 ± 11,5<br />
<br />
55,4 ± 9,5<br />
<br />
BMI ≥ 23<br />
<br />
79 (65,8)<br />
<br />
31 (62,0)<br />
<br />
BMI < 23<br />
<br />
41 (34,2)<br />
<br />
19 (38,0)<br />
<br />
p<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nhóm<br />
tuổi<br />
BMI<br />
(kg/ m2)<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
23,9 ± 9,7 22,7 ± 10,5<br />
<br />
BN nam cao hơn BN nữ. Tuổi trung<br />
bình trong nghiên cứu này phù hợp với<br />
thực trạng tuổi của BN ĐTĐ týp 2 (thường<br />
72<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
<br />
khởi phát bệnh sau 30 tuổi) [2]. Không có<br />
sự khác biệt về tuổi, giới, BMI giữa nhóm<br />
ĐTĐ týp 2 và nhóm chứng (p > 0,05). Chỉ<br />
số BMI trong nghiên cứu của chúng tôi phù<br />
hợp với thể trạng trung bình của người<br />
Việt Nam và đặc điểm của BN ĐTĐ týp 2<br />
gặp ở người thừa cân và béo phì [2].<br />
Bảng 2: Mức kiểm soát HbA1c, thời<br />
gian phát hiện của BN ĐTĐ týp 2.<br />
SỐ<br />
LƯỢNG (n<br />
= 120)<br />
<br />
TỶ LỆ<br />
(%)<br />
<br />
≤ 7,5%<br />
<br />
49<br />
<br />
40,8<br />
<br />
> 7,5%<br />
<br />
71<br />
<br />
59,2<br />
<br />
5 năm (65,8%). Đa số nghiên cứu nhận<br />
thấy, việc kiểm soát HbA1c kém ở BN<br />
ĐTĐ, tại Hoa Kỳ, 64% BN có HbA1c > 7,5<br />
ở châu Á là 79% [2]. Nghiên cứu của chúng<br />
tôi cũng không ngoại lệ, HbA1c trung bình<br />
của BN là 8,7 ± 2,4%, với 61,4% BN có<br />
kiểm soát HbA1c kém. Bên cạnh đó, thời<br />
gian bị ĐTĐ là một trong những yếu tố liên<br />
quan đến tiến triển của bệnh. Do đó, ở BN<br />
ĐTĐ týp 2 càng về sau càng khó kiểm soát<br />
glucose huyết. Chính chỉ số glucose huyết,<br />
HbA1c cao và biến chứng xuất hiện là lý do<br />
khiến BN vào viện [2].<br />
Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng liên quan<br />
đến tổn thương đường tiêu hóa trên.<br />
<br />
NHÓM ĐTĐ<br />
<br />
NHÓM CHỨNG<br />
<br />
(n = 120); (%))<br />
<br />
(n = 50); (%)<br />
<br />
Đau thượng vị<br />
<br />
75 (62,5)<br />
<br />
46 (92,0)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Khó tiêu<br />
<br />
55 (45,8)<br />
<br />
17 (34,0)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Buồn nôn<br />
<br />
17 (14,2)<br />
<br />
11 (22,0)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nóng rát sau xương ức<br />
<br />
68 (56,7)<br />
<br />
23 (46,0)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Ợ chua<br />
<br />
52 (43,3)<br />
<br />
19 (38,0)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Nóng rát sau xương ức<br />
32 (26,7)<br />
+ ợ chua<br />
<br />
31(62,0)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Nuốt khó hoặc đau<br />
<br />
9 (18,5)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
TRIỆU CHỨNG<br />
<br />
18 (15,0)<br />
<br />
p<br />
<br />
Triệu chứng đau thượng vị (92,0%),<br />
nóng rát sau xương ức + ợ chua (62,0%)<br />
ở nhóm chứng cao hơn so với ở nhóm<br />
BN ĐTĐ týp 2 (p < 0,05). Theo các tài liệu<br />
nước ngoài, đây là những triệu chứng<br />
điển hình ở BN viêm trào ngược DD - TQ<br />
từ 77 - 88% và là hai triệu chứng quan<br />
trọng có giá trị chẩn đoán hơn cả nội soi<br />
[6]. Tuy nhiên, trên BN ĐTĐ, nhận cảm<br />
của thực quản trong cơ chế tổn thương<br />
thần kinh tự động tiêu hóa giảm [2].<br />
Do vậy, trên thực tế nhiều BN có biểu<br />
hiện lâm sàng rất kín đáo hoặc không có,<br />
nhưng lại có tổn thương viêm trào ngược<br />
DD - TQ, thậm chí ở mức độ nặng. Để<br />
chẩn đoán những trường hợp này, cần<br />
phải nội soi thực quản, dạ dày.<br />
Theo nhiều nghiên cứu, ĐTĐ chiếm<br />
1/3 trong nguyên nhân gây liệt dạ dày,<br />
làm chậm vận chuyển thức ăn xuống ruột<br />
non, gây tăng áp lực trong dạ dày, đây<br />
cũng là một nguyên nhân quan trọng của<br />
viêm trào ngược DD - TQ [2]. Đầy bụng,<br />
chậm tiêu là triệu chứng quan trọng của<br />
tình trạng chậm làm rỗng dạ dày. Ở các<br />
nước phương Tây, 50% BN bị viªm trµo<br />
73<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 3-2014<br />
<br />
ng-îc DD - TQ có triệu chứng này [9]. Trong<br />
nghiên cứu này, chúng tôi gặp 45,8% BN<br />
có triệu chứng khó tiêu. Bên cạnh đó, triệu<br />
chứng đau bụng vùng thượng vị liên quan<br />
chặt chẽ với tình trạng rối loạn nhu động<br />
và tăng tiết dịch vị trong viêm dạ dày, tình<br />
trạng này cũng làm xuất hiện và nặng<br />
thêm bệnh lý viêm trào ngược DD - TQ.<br />
Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy,<br />
có mối liên quan rõ rệt giữa triệu chứng<br />
lâm sàng của viêm trào ngược DD - TQ<br />
với mức kiểm soát HbA1c. Ở nhóm BN,<br />
mức kiểm soát HbA1c kém, tỷ lệ các triệu<br />
chứng có xu hướng cao hơn nhóm BN có<br />
kiểm soát HbA1c tốt chấp nhận. Trong<br />
đó, triệu chứng đau bụng vùng thượng vị,<br />
khó tiêu, nóng rát sau xương ức, ợ chua<br />
chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm BN có kiểm<br />
soát HbA1c kém (p < 0,05). Maev IV và<br />
CS nghiên cứu trên 75 BN ĐTĐ viêm<br />
trào ngược DD - TQ thấy mối tương quan<br />
nghịch giữa tỷ lệ triệu chứng lâm sàng<br />
với các mức kiểm soát HbA1c, có thể coi<br />
viêm trào ngược DD - TQ là một trong<br />
những biến chứng tiêu hóa của BN ĐTĐ.<br />
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Vinh trên<br />
103 BN ĐTĐ cũng thấy triệu chứng đầy<br />
bụng chậm tiêu cao hơn ở nhóm có kiểm<br />
soát HbA1c > 7% so với nhóm có KS ≤ 7%<br />
có ý nghĩa thống kê [4].<br />
Bảng 4: Tỷ lệ viêm trào ngược DD - TQ<br />
qua nội soi.<br />
<br />
ĐẶC<br />
ĐIỂM<br />
<br />
NHÓM<br />
NHÓM<br />
ĐTĐ<br />
CHỨNG<br />
(n = 120);(%) (n = 50);(%)<br />
<br />
p<br />
<br />
Có viêm Độ A<br />
trào ngược<br />
DD - TQ Độ B<br />
<br />
33 (27,5)<br />
<br />
4 (8,0)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
17 (14,2)<br />
<br />
4 (8,0)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Độ C<br />
<br />
10 (8,3)<br />
<br />
2 (4,0)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Độ D<br />
<br />
0 (0,0)<br />
<br />
1 (2,0)<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
60 (50,0)<br />
<br />
11 (22,0)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Không viêm trào<br />
ngược DD - TQ<br />
<br />
60 (50,0)<br />
<br />
39 (78,0)<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Ở BN ĐTĐ týp 2, tỷ lệ bị viêm trào<br />
ngược DD - TQ chiếm 50%, trong đó mức<br />
độ A chiếm tỷ lệ cao nhất (27,5%), cao hơn<br />
có ý nghĩa thống kê so với ở nhóm chứng<br />
(p < 0,05). Trong nghiên cứu của Horikawa<br />
A và CS trên 859 BN ĐTĐ điều trị Ngoại<br />
trú tại Nhật Bản, 29% BN bị viêm trào<br />
ngược DD - TQ [7], thấp hơn nghiên cứu<br />
của chúng tôi. Tuy nhiên, đối tượng lựa<br />
chọn nghiên cứu này là BN ĐTĐ đang<br />
điều trị nội trú tại bệnh viện và ở thời<br />
điểm nghiên cứu có ≥ 1 triệu chứng tiêu<br />
hóa, nên BN có tổn thương viêm trào<br />
ngược DD - TQ nhiều hơn BN ĐTĐ đang<br />
điều trị ngoại trú. Mặt khác, phong tục ăn<br />
uống ở các nước khác nhau cũng có thể<br />
làm giảm trương lực cơ thắt dưới thực<br />
quản, làm tăng trào ngược DD - TQ như<br />
thức ăn giàu mỡ, sôcôla, cà phê, rượu. Một<br />
nghiên cứu tương tự tại Hàn Quốc thấy,<br />
ở BN ĐTĐ có biến chứng thần kinh tự<br />
động, 66,7% BN bị viêm trào ngược<br />
DD - TQ, trong khi đó, ở BN ĐTĐ không<br />
có biến chứng thần kinh tự động, ty 33%.<br />
Tổn thương thần kinh tự động là một trong<br />
74<br />
<br />