T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN HỆ THẦN KINH TỰ ĐỘNG<br />
(THỰC VẬT) Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN LO ÂU LAN TỎA<br />
Vũ Sơn Tùng*; Nguy n Văn Tu n*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
<br />
Mục tiêu: nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn hệ thần kinh tự trị cơ quan tiêu hóa và<br />
tiết niệu trên bệnh nhân (BN) rối loạn lo âu lan tỏa (RLLALT). Đối tượng và phương pháp<br />
nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên 44 BN RLLALT điều trị nội trú tại Viện Sức khỏe Tâm thần từ<br />
tháng 3 đến 9 - 2013. Kết quả: rối loạn thần kinh tự trị xuất hiện đa dạng, tần suất biểu hiện ở<br />
mức độ cao trên hệ thống tiêu hóa (86,4%) với các biểu hiện như khô đắng miệng (75%), nóng<br />
rát dạ dày (43,2%)… Trên hệ thống thận-tiết niệu cũng hay gặp (31,8%) với biểu hiện hay gặp<br />
nhất là tiểu nhiều (24,4%). Kết luận: rối loạn thần kinh tự trị thường gặp và biểu hiện đa dạng<br />
trên hệ thống tiêu hóa và tiết niệu.<br />
* Từ khóa: Rối loạn thần kinh tự trị; Rối loạn lo âu lan tỏa; Đặc điểm lâm sàng.<br />
<br />
Clinical Features of Autonomic Nervous Dysfunction Related to<br />
Gastrointestinal Symptoms among Anxiety Disorder Patients<br />
Summary<br />
Objectives: To describe clinical features of autonomic nervous system related to gastrointestinal<br />
and urinary function on the patients with anxiety disorder. Subjects and methods: A cross-sectional<br />
study on 44 patients with anxiety disturbance treated at National Institute of Mental Health<br />
during 3 - 2013 to 9 - 2013. Results: The symptoms of autonomic nervous dysfunction appeared<br />
abundantly with high frequency in gastrointestinal symptoms (86.4%) such as dry mouth or bad<br />
taste in mouth (75%), burning stomach (43.2%) and urinary symptoms were popular in 31.8%,<br />
of which an increased frequency was seen in micturition (24.4%). Conclusions: Autonomic<br />
nervous dysfunctions are common among patients with anxiety disorder and its gastrointestinal<br />
and urinary symptoms are diverse.<br />
* Key words: Autonomic nervous dysfunction; Anxiety disorder; Clinical features.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Rối loạn lo âu có từ thời xa xưa và là<br />
rối loạn thường gặp [5]. Tại Mỹ, RLLALT<br />
chiếm 5 - 8% dân số [6]. Tại Việt Nam,<br />
rối loạn này chiếm 50% trong số các rối<br />
loạn lo âu điều trị nội trú tại bệnh viện<br />
tâm thần [1].<br />
Trên lâm sàng, triệu chứng cơ bản của<br />
RLLALT là lo âu không có chủ đề rõ ràng,<br />
không khu trú vào một hoàn cảnh sự kiện<br />
<br />
xung quanh nào. BN lo sợ bản thân hoặc<br />
người ruột thịt sẽ sớm mắc một bệnh,<br />
hoặc tai nạn, hoặc lo lắng về một tương<br />
lai bất hạnh, đói kém, cô đơn mà không<br />
hề có căn cứ thực tế nào. Lo âu thường<br />
kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều<br />
tháng đến nỗi BN mất ăn mất ngủ và biểu<br />
hiện trên cơ thể là sự hưng phấn quá<br />
mức của hệ thần kinh tự trị thông qua các<br />
cơ quan tiêu hóa, thận-tiết niệu... [2].<br />
<br />
* Trường Đại học Y Hà Nội<br />
Ng i ph n h i (Corresponding): Nguy n Văn Tu n (nvtuannimhvn@hmu.edu.vn)<br />
Ngày nh n bài: 26/10/2016; Ngày ph n bi n đánh giá bài báo: 13/12/2016<br />
Ngày bài báo đ c đăng: 21/12/2016<br />
<br />
78<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
RLLALT có biểu hiện đa dạng ở triệu<br />
chứng cơ thể, triệu chứng rối loạn thần<br />
kinh tự trị nên ít được chẩn đoán sớm và<br />
điều trị đúng. BN khám tại các khoa khác<br />
như tiêu hóa, hô hấp, đông y chiếm tỷ lệ<br />
từ 15,6 - 18,9% trước khi đến chuyên khoa<br />
tâm thần [1]. Tỷ lệ chẩn đoán đúng 28% [2].<br />
RLLALT ảnh hưởng lớn đến sức khỏe<br />
người bệnh, kinh tế và xã hội. Người bệnh<br />
bị suy giảm khả năng lao động, thu nhập<br />
kinh tế đi xuống, làm giảm chất lượng<br />
cuộc sống. Theo Hoge (2004), những BN<br />
RLLALT nghỉ việc trung bình 6 ngày/tháng,<br />
nhiều hơn so với 3,1 - 3,5 ngày/tháng ở<br />
BN hen, đái tháo đường, viêm khớp [7].<br />
Để góp phần chẩn đoán sớm, đúng bệnh,<br />
giảm chi phí điều trị, chúng tôi tiến hành<br />
đề tài nhằm: Mô tả đặc điểm lâm sàng<br />
của rối loạn thần kinh tự trị vùng bụng<br />
trên BN RLLALT điều trị nội trú tại Viện<br />
Sức khỏe Tâm thần.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu.<br />
44 BN RLLALT đáp ứng tiêu chuẩn lựa<br />
chọn, từ 18 - 45 tuổi, được chẩn đoán<br />
dựa theo tiêu chuẩn của Bảng Phân loại<br />
Bệnh Quốc tế lần thứ 10, điều trị nội trú<br />
tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện<br />
Bạch Mai tháng 3 đến 9 - 2013.<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN có bệnh thực<br />
tổn, nghiện chất, bệnh cơ thể nặng.<br />
2. Phương pháp nghiên cứu.<br />
Mô tả cắt ngang. Các công cụ nghiên<br />
cứu gồm bệnh án nghiên cứu, hồ sơ gốc,<br />
trắc nghiệm tâm lý. Phân tích và xử lý số<br />
liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm chung của nhóm đối<br />
tượng nghiên cứu.<br />
Bảng 1:<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
Nghề<br />
nghiệp<br />
<br />
Trình độ<br />
văn hóa<br />
<br />
Môi trường<br />
sống<br />
<br />
Tình trạng<br />
hôn nhân<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
18 - 25<br />
<br />
5<br />
<br />
5<br />
<br />
26 - 30<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
<br />
31 - 35<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
36 - 40<br />
<br />
5<br />
<br />
8<br />
<br />
41 - 45<br />
<br />
5<br />
<br />
5<br />
<br />
Học sinh, sinh viên<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
<br />
Nông dân<br />
<br />
8<br />
<br />
6<br />
<br />
Viên chức<br />
<br />
4<br />
<br />
8<br />
<br />
Kinh doanh<br />
<br />
2<br />
<br />
2<br />
<br />
Nghề khác, tự do<br />
<br />
2<br />
<br />
6<br />
<br />
Không biết chữ<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Tiểu học<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
Trung học cơ sở<br />
<br />
8<br />
<br />
6<br />
<br />
Phổ thông trung học<br />
<br />
5<br />
<br />
11<br />
<br />
Trung cấp, cao đẳng,<br />
đại học<br />
<br />
6<br />
<br />
3<br />
<br />
Nông thôn<br />
<br />
12<br />
<br />
10<br />
<br />
Thành thị<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
Ngoại thành, thị trấn<br />
<br />
6<br />
<br />
10<br />
<br />
Chưa kết hôn<br />
<br />
6<br />
<br />
5<br />
<br />
Có gia đình<br />
<br />
13<br />
<br />
19<br />
<br />
Ly hôn, ly thân<br />
<br />
1<br />
<br />
0<br />
<br />
Góa<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
79<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
2. Đặc điểm lâm sàng nhóm triệu chứng tiêu hóa của đối tượng nghiên cứu.<br />
Bảng 2:<br />
Triệu chứng<br />
<br />
Có triệu chứng<br />
<br />
Không có<br />
<br />
Nam (n = 20)<br />
<br />
Nữ (n = 24)<br />
<br />
(n)<br />
<br />
(%)<br />
<br />
(n)<br />
<br />
(%)<br />
<br />
(n)<br />
<br />
(%)<br />
<br />
Nuốt vướng<br />
<br />
6<br />
<br />
13,6<br />
<br />
3<br />
<br />
6,8<br />
<br />
35<br />
<br />
79,6<br />
<br />
Co thắt dạ dày<br />
<br />
3<br />
<br />
6,8<br />
<br />
9<br />
<br />
20,5<br />
<br />
32<br />
<br />
72,7<br />
<br />
Nóng rát dạ dày<br />
<br />
6<br />
<br />
13,6<br />
<br />
13<br />
<br />
29,6<br />
<br />
25<br />
<br />
56,8<br />
<br />
Buồn nôn, nôn khan<br />
<br />
5<br />
<br />
11,3<br />
<br />
13<br />
<br />
29,6<br />
<br />
26<br />
<br />
59,1<br />
<br />
Khô đắng miệng<br />
<br />
14<br />
<br />
31,8<br />
<br />
19<br />
<br />
43,2<br />
<br />
11<br />
<br />
25,0<br />
<br />
Đầy bụng, khó tiêu<br />
<br />
7<br />
<br />
15,9<br />
<br />
11<br />
<br />
25,0<br />
<br />
26<br />
<br />
59,1<br />
<br />
Nhóm tiêu hóa<br />
<br />
Sôi bụng<br />
<br />
3<br />
<br />
6,8<br />
<br />
6<br />
<br />
13,6<br />
<br />
35<br />
<br />
79,6<br />
<br />
Táo bón<br />
<br />
4<br />
<br />
9,1<br />
<br />
6<br />
<br />
13,6<br />
<br />
34<br />
<br />
77,3<br />
<br />
Triệu chứng trên nhóm tiêu hóa chiếm<br />
tỷ lệ khá cao (86,4%). Triệu chứng khô<br />
đắng miệng xuất hiện nhiều nhất (75%);<br />
sôi bụng, nuốt vướng ít gặp nhất (20,4%);<br />
triệu chứng nhóm tiêu hóa ở BN nữ cao<br />
hơn nam với tỷ lệ nữ/nam: 3/1 ở nhóm có<br />
triệu chứng co thắt dạ dày và triệu chứng<br />
nuốt vướng có tỷ lệ nam/nữ là 2/1.<br />
Tangen Haug (2002) nghiên cứu mối<br />
liên quan rối loạn lo âu và triệu chứng tiêu<br />
hóa trên cộng đồng, tác giả nhận thấy<br />
48% BN lo âu có biểu hiện táo bón, buồn<br />
nôn, ợ hơi [10]. Kết quả này khác biệt với<br />
nghiên cứu của chúng tôi, có lẽ do Haug<br />
thực hiện tại cộng đồng, còn chúng tôi chỉ<br />
thực hiện trên BN RLLALT và triệu chứng<br />
<br />
trong nhóm tiêu hóa là biểu hiện chính.<br />
Trong nghiên cứu này, triệu chứng khô<br />
miệng chiếm tỷ lệ cao nhất (75%), phù<br />
hợp với nhận định của David Semple: BN<br />
khô miệng là do lo lắng (dưới tác động hệ<br />
thần kinh tự trị) và thở bằng miệng khi<br />
khó thở. Triệu chứng đầy bụng khó tiêu,<br />
buồn nôn nôn khan cùng có tỷ lệ cao<br />
(40,9%); phù hợp nhận định của Michael<br />
H. Ebert (2008): khô miệng, đầy bụng,<br />
buồn nôn là những triệu chứng hay gặp<br />
[5]. Ở nhóm tiêu hóa, hầu hết nữ cao hơn<br />
nam với tỷ lệ nóng rát dạ dày nam: 6,8%;<br />
nữ: 20,9%; khô miệng: nam 31,8%, nữ 43,2%;<br />
buồn nôn: nam 11,3%, nữ 29,6%; khác<br />
biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
<br />
3. Đặc điểm lâm sàng nhóm triệu chứng thận-tiết niệu.<br />
Bảng 3:<br />
Triệu chứng<br />
<br />
Có triệu chứng<br />
Nam<br />
<br />
Nhóm thận tiết niệu<br />
<br />
Không có<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
(n)<br />
<br />
(%)<br />
<br />
(n)<br />
<br />
(%)<br />
<br />
(n)<br />
<br />
(%)<br />
<br />
Đi tiểu nhiều lần<br />
<br />
5<br />
<br />
11,4<br />
<br />
6<br />
<br />
13,6<br />
<br />
33<br />
<br />
75,0<br />
<br />
Khó đi tiểu<br />
<br />
2<br />
<br />
4,5<br />
<br />
1<br />
<br />
2,3<br />
<br />
41<br />
<br />
93,2<br />
<br />
80<br />
<br />
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 1-2017<br />
Triệu chứng đi tiểu gặp nhiều (24,4%),<br />
xuất hiện nhiều hơn triệu chứng khó đi<br />
tiểu (6,8%).<br />
Triệu chứng trên nhóm thận-tiết niệu<br />
thấp nhất (31,8%), kết quả này cao hơn<br />
so với nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà<br />
(2012) là 8,6%. Tỷ lệ xuất hiện đi tiểu<br />
nhiều (25%), khó đi tiểu (6,8%) đều cao<br />
hơn nghiên cứu của Trần Thị Thu Hà<br />
với 8,6% BN có rối loạn tiểu tiện [4].<br />
Nguyễn Thị Phước Bình (2010) không<br />
gặp tiểu tiện nhiều lần ở BN < 35 tuổi [1].<br />
Qua đó cho thấy triệu chứng của lo âu<br />
biểu hiện ngày càng đa dạng và phức tạp.<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ<br />
nam nữ tương đương nhau với đi tiểu<br />
nhiều (nam: 11,4%; nữ: 13,6%); khó đi tiểu<br />
(nam 4,5%; nữ 2,3%). Kết quả trên phù hợp<br />
với nhận xét của Gopal (2008): phụ nữ<br />
mắc rối loạn lo âu sẽ rối loạn tiểu tiện cao<br />
hơn bình thường. Một điểm nổi bật là các<br />
triệu chứng này thường xuất hiện vào tối<br />
(90,9%). Điều này được giải thích: BN<br />
RLLALT thường trằn trọc, khó đi vào giấc<br />
ngủ, căng thẳng, bồn chồn, nằm không yên,<br />
do đó nhu cầu đi tiểu cao mặc dù tiểu<br />
rất ít.<br />
KẾT LUẬN<br />
Qua nghiên cứu 44 BN RLLALT,<br />
chúng tôi nhận thấy: rối loạn thần kinh tự<br />
trị vùng bụng xuất hiện đa dạng, phong<br />
phú trên tất cả các bộ phận thuộc cơ quan<br />
tiêu hóa và thận-tiết niệu. Triệu chứng<br />
nhóm tiêu hóa hay gặp là khô đắng miệng,<br />
đầy bụng khó tiêu, nóng rát dạ dày, nữ<br />
gặp nhiều hơn nam và thường xuất hiện<br />
vào buổi sáng. Triệu chứng nhóm thậntiết niệu chủ yếu đi tiểu nhiều với tỷ lệ<br />
nam/nữ tương đương nhau, chủ yếu xuất<br />
hiện ban đêm.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Nguyễn Thị Phước Bình. Nghiên cứu<br />
đặc điểm lâm sàng của RLLALT. Luận văn<br />
Tốt nghiệp Bác sỹ Chuyên khoa Cấp 2. Trường<br />
Đại học Y Hà Nội. 2010, tr.52-66.<br />
2. Nguyễn Viết Thiêm. Rối loạn lo âu. Các<br />
rối loạn liên quan đến stress và điều trị trong<br />
tâm thần học. Trường Đại học Y Hà Nội. 2003,<br />
tr.11-12.<br />
3. La Đức Cương. Nghiên cứu đặc điểm<br />
lâm sàng rối loạn hỗn hợp lo âu trầm cảm ở<br />
BN điều trị nội trú. Luận văn Tốt nghiệp Bác sỹ<br />
Chuyên khoa Cấp 2. Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
2009, tr.63-64.<br />
4. Trần Thị Hà An. Nghiên cứu đặc điểm<br />
lâm sàng rối loạn cơ thể hóa. Luận văn Tốt<br />
nghiệp Bác sỹ nội trú. Trường Đại học Y Hà Nội.<br />
2006, tr.62<br />
5. Dan J.Stein. Generalized axiety disorders.<br />
Textbook of anxiety. American Psychiatric<br />
Publishing, Inc. 2009, pp.3-17, 87-147, 159-219.<br />
6. Richar G. Heimberg. Generalized anxiety<br />
disorder - Advances in reseach and practice.<br />
The Guilford Press, New York. 2004, pp.3-51,<br />
77-109, 164-187, 248-293.<br />
7. Elizabeth A. Hoge. Generalized anxiety<br />
disorder. Focus. American Psychiatric Association.<br />
Focus 2. 2004, pp.346-359.<br />
8. Sally McManus et al. Adult psychiatric<br />
morbidity in England 2007 results of a<br />
household survey. The Health & Social Care<br />
Information Centre. Social Care Statistics. 2007,<br />
pp.38-51.<br />
9. Murat Ozcan et al. The prevalence of<br />
generalized anxiety disorder and comorbidity<br />
among psychiatric outpatients. Turkish Journal<br />
of Psychiatry. 2006, 17 (4), pp.1-9.<br />
10. T .Tangen Haug et al. Are anxiety and<br />
depression related to gastrointestinal symptoms<br />
in the general population?. Scandinavian<br />
Journal of Gastroenterology. 2002, 37 (3),<br />
pp.294-298.<br />
<br />
81<br />
<br />